Bạn đang xem bài viết Bìm Bìm Biếc: Vị Thuốc Chữa Phù Thũng, Trừ Giun được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bìm bìm biếc là một loại dây leo cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim, xẻ 3 thùy, mặt trên nhẵn và xanh, mặt dưới có lông, màu xanh nhạt. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt.
Dược liệu là hạt phơi hay sấy khô của cây Bìm bìm biếc. Hạt gần giống một phần năm khối cẩu, dài 4 – 7 mm, rộng 3 – 4,5 mm, mặt ngoài hơi lồi lõm, màu nâu đen, vỏ cứng. Ngâm hạt vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra.
Hạt màu đen là Hắc sửu, hạt màu trắng là Bạch sửu.
Cây Bìm bìm biếc mọc hoang nhiều nơi ở nước ta. Khoảng tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, lúc quả chín nhưng chưa nứt, người ta hái về, phơi khô, đập tách vỏ, sàng lấy hạt và loại bỏ tạp chất.
Khiên ngưu tử sống: loại bỏ tạp chất, đập vỡ trước khi dùng.
Khiên ngưu tử sao: sao Khiên ngưu tử sạch, nhỏ lửa đến khi hạt hơi phồng, đập vỡ hạt trước khi dùng.
Hạt Khiên ngưu mùi nồng, vị chát, khó chịu. Trong đó có chừng 2% chất glucosid gọi là phacbitin, ngoài ra có 11% chất béo.
Theo các nghiên cứu dược lý, pharbitin trong Khiên ngưu có tác dụng tẩy xổ, tăng sức co bóp của ruột. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy pharbitin có tác dụng chống động kinh, diệt trừ một số loài giun, sán.
Theo y học cổ truyền, Khiên ngưu vị đắng, tính lạnh, có ít độc, quy vào các kinh phế, thận, đại trường. Vị thuốc Khiên ngưu có tác dụng công trục thủy ẩm, tức là giúp thải phần nước tích tụ không đúng chỗ (gây phù thũng, báng bụng…) ra ngoài. Bên cạnh đó, Khiên ngưu còn giúp sát trùng, thông đại tiểu tiện, trừ giun.
Theo Tuệ Tĩnh, Hắc sửu công hiệu nhanh, Bạch sửu công hiệu chậm.
Khiên ngưu có tác dụng tả phế khí, trục đàm ẩm nên lúc dùng trị hen nên phối hợp Đại hoàng, Binh lang. Còn khi dùng để trừ giun sán nên phối hợp Binh lang.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 8 g dạng thuốc sắc (đạp nát cho vào sắc) hoặc 1,5 – 3 g dạng hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Cần sử dụng liều vừa phải. Khiên ngưu dùng liều cao ngoài việc kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày ruột gây nôn, còn gây đau bụng tiêu chảy, tiêu ra máu. Bên cạnh đó, nó còn có thể gây tiểu máu, nặng hơn có thể làm tổn thương hệ thần kinh.
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai, người già yếu, tỳ vị hư nhược. Ngoài ra, không dùng chung với Ba đậu.
6.1. Trị phù thũng, bí đại tiểu tiện, nằm ngồi không được
Bài thuốc 1: Khiên ngưu 10 g, nước 300 ml, sắc còn 150 ml, chia thành 2 lần uống trong ngày. Tùy vào tình trạng người bệnh có thể tăng liều Khiên ngưu.
Bài thuốc 2: Khiên ngưu tán bột, mỗi lần uống 3 g.
6.2. Trị xơ gan thể thủy khí tương kết
Trong thể bệnh này, người bệnh báng bụng (cổ trướng) phát triển nhanh, kèm phũ thũng, làm bệnh nhân khó thở.
Dùng bài thuốc Thiên kim đại phúc thủy: Khương hoàng 4 g, Khiên ngưu 10 g, Côn bố 12 g, Hải tảo 10 g, Quế tâm 6 g, Đình lịch 12 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đây là bài thuốc công hạ trục thủy mạnh, nên theo dõi tình trạng lâm sàng phù, báng bụng, lượng nước tiểu và xét nghiệm kiểm tra ion đồ.
6.3. Trị giun đũa, giun kim
Bài thuốc 1: Khiên ngưu, Binh lang, Đại hoàng, 3 vị trên lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Uống sớm và tối lúc bụng đói, mỗi lần 2 – 3 g với nước ấm.
Bài thuốc 2: Khiên ngưu và Lôi hoàng, mỗi vị 10 g. Sinh đại hoàng 3 g, tán bột mịn, chia thành 2 lần uống với nước ấm (1 lần uống trước ngủ).
6.4. Một phối hợp thuốc có Khiên ngưu điều trị tâm thần phân liệt
Theo tạp chí Y học thực hành (1968), phối hợp các vị thuốc gồm Đại hoàng 12 g, Hùng hoàng 12 g, Khiên ngưu 24 g, Mạch nha 16 g điều trị tâm thần phân liệt. Các vị thuốc trên tán bột, làm thành viên 2g. Mỗi ngày uống 4 viên, dùng 1 đợt 15 ngày, nghỉ 7 ngày rồi dùng tiếp.
Lưu ý: Có nhiều cây cùng họ Bìm bìm, có đặc điểm gần giống với cây Bìm bìm biếc như Bìm bìm lam, Bìm bìm nước, Bìm bìm ba thùy… Nên trong thu hái cần chú ý để tránh nhầm dược liệu.
Hạt Bìm bìm biếc trong y học cổ truyền gọi là Khiên ngưu. Đây là một vị thuốc tác dụng lợi đại tiểu tiện và trừ giun, thường dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn, tán. Khi dùng cần tuân thủ liều lượng cho phép và theo dõi kỹ tình trạng người bệnh để tránh tác dụng không mong muốn.
Hạ Khô Thảo: Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Dân Gian
Là một loài thảo dược mọc hoang, hạ khô thảo được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian vì có các công dụng như lợi tiểu, điều trị bệnh da liễu, huyết áp,…
Cây hạ khô thảo là gì?Hạ khô thảo là một loài thảo dược rất nổi tiếng trong nền y học cổ truyền phương Đông, thuộc họ hoa môi, tên khoa học là prunella vulgaris và còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: hạ khô thảo bắc, thiết sắc thảo, nãi đông,…
Đặc điểm của cây hạ khô thảoLà một loài cây thân thảo, hạ khô thảo có thể sống được nhiều năm, dáng cây nhỏ, cao khoảng 70cm, thân mềm; lá mọc thưa thớt, đối nhau, có phiến nhìn giống mũi mác, gốc lá hình tù, dài thon về phía đầu, không có rãnh và cũng không xẻ cưa, đồng thời thân non còn được một lớp lông mịn bao phủ.
Bên cạnh đó, hoa hạ khô thảo sẽ thường mọc ở đầu cành cây thành từng cụm hoa dài 5 – 7cm, mỗi cụm có khoảng 6 – 8 bông hoa nhỏ, màu tím biếc và thường ra hoa vào tháng 4 – 6 mỗi năm. Đồng thời, khoảng từ tháng 7 – 8 hằng năm, cây hạ khô thảo sẽ đậu quả với những trái cứng, có kích thước nhỏ.
Ngoài ra, hạ khô thảo còn phân bố ở nhiều nước tại châu u và một số vùng có khí hậu ôn đới ở châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ hay các tỉnh An Huy, Hà Nam, Triết Giang, Giang Tô,… thuộc Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, cây sẽ được thấy nhiều nhất ở cái tỉnh miền núi phía Bắc điển hình như Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Giang, Sapa (Lào Cai),…
Bộ phận sử dụng làm dược liệuKhông giống như các loại thảo dược khác, bộ phận được sử dụng để điều trị các triệu chứng sức khỏe từ hạ khô thảo chính là quả và các cụm hoa. Do đó, loại thảo dược này chỉ có thể khai thác vào mùa hạ và khoảng từ tháng 5 – 8 hằng năm.
Sau khi thu hoạch, hạ khô thảo sẽ được đem đi sấy hay phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Đến lúc các bộ phận của cây đã khô hoàn toàn, bạn có thể sử dụng thảo dược của cây hoặc bảo quản thật kỹ trong các lọ, túi kính… nhằm tránh việc côn trùng gây hại cho cây cũng như hiệu quả sử dụng của thuốc sẽ được giữ trọn vẹn.
Theo quan niệm Đông y, hạ khô thảo là loại dược liệu có tính hàn, vị đắng, chủ yếu được quy vào 2 kinh là can và đởm, từ đó giúp điều trị một số triệu chứng như tán uất kết, minh mục, tiêu ứ; thanh can hóa, trừ độc ở tử cung, âm hộ, chữa vết sưng, loa lịch; trị bệnh cao huyết áp, viêm tuyến vú, bướu cổ, đau mắt, viêm tuyến lệ,…
Ngoài ra, theo các nghiên cứu đã được công bố tại website của bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hạ khô thảo là một loại cây chứa rất nhiều hoạt chất đặc biệt như chất đắng, tinh dầu, muối vô cơ, prunella, alkaloid, tannin, saponin, glucoside,… và đặc biệt có hiệu quả trong việc chữa trị một số tình trạng sau đây:
Giúp thanh nhiệt, suy giảm mụn nhọt, giải độc cũng như hỗ trợ điều trị viêm tuyến lệ, đau mắt đỏ.
Duy trì khí huyết được lưu thông đều đặn trong cơ thể và từ đó giúp điều hòa huyết áp.
Kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, ngoài ra cũng hỗ trợ ức chế sự sinh sôi, phát triển của một số vi khuẩn, virus gây bệnh như phẩy hắc loạn, trực khuẩn lỵ, thương hàn, trực khuẩn lao, trực khuẩn biến dạng, khuẩn cầu chùm,…
Giảm thiểu nguy cơ gây ung thư, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Lưu ý: Đây là các bài thuốc dân gian được đúc kết từ kiến thức của nền y học cổ truyền, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
Bài thuốc chữa cao huyết ápĐể điều trị triệu chứng cao huyết áp, bệnh nhân có thể thực hiện một trong số các bài thuốc dân gian sau đây:
Bài thuốc 1: Từ các nguyên liệu gồm hạ khô thảo, bồ công anh, thảo quyết minh với 20g mỗi vị và cúc hoa, cây mã đề với 12g mỗi vị, bạn đem tất cả đi sắc kĩ, chắt lấy nước và uống thuốc hằng ngày.
Bài thuốc 2: Sau khi chuẩn bị 30g hạ khô thảo, 20g đường kính trắng và 50g đậu đen, bạn sắc kĩ hỗn hợp này để đường tan hoàn toàn và đậu được mềm nhừ ra, kế đó có thể chia để ăn nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 3: Từ những nguyên liệu gồm tang diệp, cúc hoa, hạ khô thảo với 9g mỗi vị cùng 12g câu đằng, bạn đem hỗn hợp dược liệu đi sắc để lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc 4: Khi đã chuẩn bị 80mg mỗi nguyên liệu gồm táo nhân, cao đằng, huyền sâm, địa long, hà thủ ô, hạ khô thảo, bạn đem hỗn hợp trộn đều với nhau, chế thành viên nang, đồng thời uống 3 – 4 viên và 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong khoảng 1 – 2 tháng nhằm giúp tối ưu hiệu quả.
Bài thuốc hỗ trợ giải độc, giúp mát gan và trị mụn nhọtNhằm giúp giải độc, mát gan và trị mụn nhọt, bạn có thể chuẩn bị hạ khô thảo và sinh địa để đun thành trà, sau đó uống thay nước lọc nhằm giúp hỗn hợp dược liệu có thể phát huy hiệu quả tối ưu hóa nhất.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan BNhằm giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm gan B, bạn có thể chuẩn bị các dược liệu gồm hạ khô thảo, nhân trần, sài hồ với 12g mỗi vị, 8g chi tử và 30g chó đẻ răng cưa để sắc thành nước uống trong ngày
Đồng thời bệnh nhân cần uống liên tục trong 10 ngày với mỗi ngày một thang để thuốc phát huy hiệu quả, sau đó nếu bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm thì bạn có thể tiếp tục liệu trình thuốc thứ 2.
Bài thuốc điều trị đau mắt đỏ và giúp bổ, sáng mắtĐể hỗ trợ điều mắt đỏ cũng như giúp bổ, sáng mắt, bạn có thể tiến hành bài thuốc bằng cách chuẩn bị các dược liệu gồm lá dâu, hạ khô thảo với 10g mỗi vị, 12g hoa cúc trắng, 50g gạo tẻ cùng lượng đường phèn cân xứng với hỗn hợp trên.
Sau đó, bạn đem dược liệu đi rửa với nước sạch, đun kỹ để chắt lấy nước, bỏ bã rồi dùng phần nước này nấu với gạo tẻ thành cháo, đến khi cháo hơi sôi thì bạn cho thêm vào đường phèn, khuấy tan rồi chia phần cháo này để ăn 2 lần trong ngày.
Ngoài ra, mặc dù bài thuốc này có thể được sử dụng trong một khoảng thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, các bệnh nhân đang bị tiêu chảy mãn tính hay tỳ vị hư hàn cần tránh dùng bài thuốc này vì có thể khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn.
Bài thuốc hỗ trợ an thầnĐể giúp an thần cho bản thân hoặc bệnh nhân, bạn có thể tiến hành bài thuốc này bằng cách chuẩn bị hạ khô thảo, thảo quyết minh, hoa cúc với 20g mỗi vị, dạ giao đằng, tang ký sinh, hoa hòe với 25g mỗi vị, toan táo nhân, địa long, xuyên khung, sao khô với 15g mỗi vị, sau đó đem dược liệu đi sắc thành thuốc và sử dụng mỗi ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị lao phổiNhằm giúp hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi cho bệnh nhân, bạn có thể thực hiện bài thuốc này bằng cách chuẩn hạ khô thảo, huyền sâm, sài hồ với 16g mỗi vị, chỉ xác, tang bạch bì với 8g mỗi vị, sau đó đem dược liệu đi sắc thành thuốc, đồng thời cần uống mỗi ngày để tình trạng bệnh có thể thuyên giảm nhanh hơn.
Vì là một loại thảo dược có tính dược lý khá mạnh, bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng hạ khô thảo:
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng phụ của hạ khô thảo, tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng bài thuốc cũng như nếu thấy có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào cũng đều cần phải đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được thăm khám ngay.
Bệnh nhân cần phân biệt 2 loại hạ khô thảo là hạ khô thảo bắc (loài hoa có màu tím đỏ) và hạ khô thảo nam (loài hoa có màu vàng, thấy nhiều ở vùng Thừa Thiên – Huế trở vào Nam, còn được gọi cải trời hay cải ma, thuộc họ cúc cũng như có đặc tính, công dụng khác hoàn toàn với cải bắc).
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, cho con bú hoặc có vị âm hư thì không nên sử dụng loài thảo dược này.
Ngày nay, một trong những nơi uy tín nhất để mua hạ khô thảo đó là tại Vietfarm – nơi nhập thảo dược chính gốc được nuôi trồng khép kín ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc, đạt chuẩn theo GACP – WHO cũng như tuyệt đối không nhập các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, hạ khô thảo ở Vietfarm còn được bán với một mức giá ưu đãi rất dễ chịu khi chỉ khoảng 145.000 đồng/0.5 kg, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình cũng như từ đó giúp bệnh nhân có thể dễ dàng mua để điều trị bệnh của mình tốt hơn.
Nguồn: Trung tâm dược liệu VietFarm
7-Dayslim
Ô Dược: Vị Thuốc Giúp Hệ Tiêu Hóa Khỏe Mạnh
Tên khoa học
Còn gọi là Thiên thai ô dược, Phòng hoa, Thai ô dược, Bàng tỵ, Bàng kỳ, Thổ mộc hương, Tức ngư khương, Kê cốt hương, Bạch diệp sài, cây dầu đắng, ô dược nam.
Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr. (Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetranthera trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees.). Thuộc họ Long não Lauraceae. Ô dược (Radix Linderae) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây dầu đắng. Mô tả thực vậtÔ dược nam là một loài cây nhỏ, cao độ từ 1.3 đến 1.4m, cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, dạng hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm, mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới lá có lông, hai gân phụ bắt đầu từ điểm cách cuống lá 2mm, dài khảng ⅔ lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi lên. Cuống gầy, dài từ 7 đến 10 mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh.
Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3 – 4mm. Quả mọng dạng hình trứng, khi quả chín có màu đỏ, một hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng. Rễ dạng hình thoi, hơi cong, 2 đầu hơi tù, phần giữa phình to thành hình chuỗi dài từ 10 đến 13cm, đường kính ở chỗ phình to có thể tới 2cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hoặc màu nâu nhạt vàng, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc. Cứng, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang màu nâu nhạt, hồng nhạt, hơi bột, ở giữa màu đậm hơn, có vằn tròn, hoa cúc. Phân bố, thu háiMọc hoang ở nhiều tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Bắc Bộ, còn có ở Hòa Bình, Hà Tây.
Có thể thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông hay đầu xuân. Thành phần hóa học
Alkaloid linderan, linderen, rượu linderola, axit linderic, linderazulen, coclorin, cocculine, cetone, tinh dầu.
Tác dụng dược lý theo Y học hiện đạiÔ dược có thể làm tăng nhu động ruột và giảm trương lực đối với ruột của thỏ cô lập, tăng tiết dịch ở đường ruột, cải thiện triệu chứng đầy hơi.
Ngoài ra, ô dược làm giảm thời gian đông máu thông qua tác động lên ion Canxi, từ đó, giúp cầm máu. Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyềnVị cay, hơi đắng, tính ôn. Quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận.
Lý khí, hành khí, khai uất, tán hàn, chỉ thống, ôn Thận. Trị ngực bụng trướng đau, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện đi nhiều, đái dầm, tiểu són. Ô dược còn là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, trẻ em có giun, sung huyết, đầu nhức, hay tiểu đêm.Rễ giống như đùi gà, khô, mập, chỗ to, chỗ nhỏ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt có màu vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hương thơm là tốt. Loại cứng già không làm thuốc được.
Đào rễ, cắt bỏ rễ phụ, rửa sạch, phơi khô.
Nếu cắt miếng thì rễ tươi lấy về, cạo sạch vỏ ngoài (có khi không cạo) ngâm vào nước rồi thái thành từng miếng mỏng phơi khô.
Ô dược dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, thoáng mát.
Ngày dùng 2 – 6 gram, dạng thuốc hay thuốc bột.
Ô hương tán: Ô dược, Hương phụ, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 6 – 8 gram bột này. Có thể sắc uống. Nếu ăn uống không ngon thì thêm nước sắc gừng tươi. Nếu có giun sán thì thêm nước sắc hạt cau.
Viên ô dược: Ô dược tán nhỏ, thêm nước hồ vo viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 – 20 viên chữa lỵ, sốt, tiêu chảy.
Ô dược thang: Ô dược, Cam thảo, Đương quy, Hương phụ tử (sao), Mộc hương. Có tác dụng lý khí, hành huyết, trị phụ nữ đau bụng kinh.
Những người có thể trạng khí hư mà có nội nhiệt thì không dùng.
Ô dược sử dụng rộng rãi trong điều trị một số vấn đề ở đường tiêu hóa. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến bác sĩ và chuyên gia để sử dụng dược liệu hiệu quả, phù hợp với tình trạng bệnh.
Cây Đơn Lá Đỏ: Vị Thuốc Nam Trong Vườn Cây Cảnh
Đơn lá đỏ hay còn có tên khác là Đơn tía, Mặt quỷ, Hồng bối quế hoa, Đơn mặt trời, cây Lá liễu, Liễu đỏ, Liễu hai da. Tên khoa học là Excoecaria cochichinensis Lour, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
1.1. Cây Đơn lá đỏCây nhỏ, cao 0,7 – 1,5m. Cành nhỏ, dài, gầy, màu tía. Lá mọc đối, hình bầu dục ngược thuôn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu tía, mép có răng cưa, cuống ngắn. Hoa mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn, cùng gốc hoặc khác gốc. Quả nang 3 mảnh. Hạt hình cầu, màu nâu nhạt.
Cây ra hoa vào mùa hè.
1.2. Phân bố
Cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi để làm cây cảnh và lấy lá, cành non làm thuốc. Những cây mọc hoang thường cao to hơn, lá có ít màu đỏ tía hơn, có khi mặt dưới có màu xanh, phiến lá hình thuôn dài hơn.
Có thể thu hái Đơn lá đỏ quanh năm để làm thuốc. Song chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6, đặc biệt vào tháng 5 âm lịch, khi tiết trời thường xuyên có nắng to, cây phát triển tốt, lá to, dày, nhiều nhựa, màu lá đỏ tía. Đây cũng là lúc cây cho hàm lượng hoạt chất cao.
Lá được hái về, thái nhỏ sau đó phơi khô hoặc sao vàng.
Lá chứa flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tanin, đường khử. Sơ bộ xác định flavonoid có 6 chất, trong đó có một chất thuốc nhóm flavonol.
Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu về cây Đơn lá đỏ này.
Đơn lá đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, giảm đau.
Chủ trị: mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, tiêu lỏng lâu ngày. Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Liều dùng: ngày dùng 10 – 20g, sắc uống độc vị hoặc phối hợp trong các phương thuốc tiêu độc.
6.1. Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
Dùng 20 – 30g cành lá Đơn mặt trời, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với lá Thài lài tía, Bầu đất tía, Đậu ván tía.
6.2. Chữa zona và mẩn ngứa, mất ngủLá Đơn tía tươi 20 – 30g, sao vàng, hạ thổ. Cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc lấy khoảng 400 – 500ml. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
6.3. Chữa đi tiêu lỏng lâu ngàyLá Đơn đỏ sao vàng 15g, Gừng nướng 1 miếng, nước 600ml, sắc còn 1 bát (200ml). Chia 3 lần uống trong ngày (kinh nghiệm dân gian ở vùng Huế).
6.4. Chữa đại tiện ra máu và trẻ em đi lỵLá Đơn mặt trời 1 nắm sắc uống.
Tránh nhầm lẫn Đơn lá đỏ với một số cây cũng mang tên “đơn” khác như: đơn đỏ, đơn hoa đỏ (Ixora coccinea L.), thuộc họ cà phê (Rubiaceae).
Khác với cây Đơn lá đỏ, các cây này có lá to và xanh cả hai mặt, hoa rất nhiều ở đầu cành thành xim dày đặc, màu đỏ, người ta thường thu lấy hoa để làm đồ cúng lễ ở đình chùa. Ngoài ra, lá và rễ được dùng làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, kiết lỵ tiêu chảy.
Đơn tướng quân (Syzygium sp.), thuộc họ sim (Myrtaceae), có lá to, mọc đối, thường mọc vòng 3, rất sít nhau ở ngọn. Bộ phận thường dùng làm thuốc là lá, dùng dưới dạng nước sắc để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, viêm họng.
Đơn lá đỏ là vị thuốc phổ biến, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng trong các bệnh viêm da, ngứa lở, mụn nhọt, đi tiêu lỏng lâu này. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Hồng Hoa: Vị Thuốc Từ Loài Hoa Giúp Lưu Thông Máu
1.1. Mô tả
Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii) là loại cây thảo mọc thẳng, chiều cao từ 0,6m đến hơn 1m. Thân cây nhẵn, không có lông, trên thân có vạch dọc, phía trên có phân cành.
Lá cây nhỏ mọc so le với nhau, hầu như không có cuống, bẹ. Đầu lá có chót nhọn, mép lá có răng cưa. Lá màu xanh sẫm, mặt lá trơn, gân chính giữa lồi cao.
Hoa màu đỏ cam mọc thành cụm. Cụm hoa chứa nhiều hoa nhỏ gộp thành gù hình cầu. Hoa thường mọc ở ngọn và chót cành. Hoa có ống dài hình tên, phần trên của hoa có 5 cánh đỏ, ở giữa là hoa cái có nhụy vàng. Khi mới nở, hoa có màu vàng cam, rồi chuyển dần sang đỏ. 2 sắc tố vàng đỏ quyết định thành phần hóa học để sử dụng làm dược liệu có chứa trong Hồng hoa.
Quả bế, hình trứng và có 4 cạnh lồi.
Mùa quả khoảng tháng 5 – 8, mùa quả tháng 7 – 9.
1.2. Phân bốGiống Hồng hoa quý và tốt nhất là Hồng hoa Tây Tạng. Hồng hoa còn được trồng ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Đức, Pháp, Nhật…
Tại Trung Quốc: Hồng hoa trồng ở vùng Tứ Xuyên, Hà Nam, An Huy là giống tốt nhất. Những thứ ở Vân Nam là nhì.
Ở Việt Nam, cây trước đây được trồng nhiều ở tỉnh Hà Giang.
2.1. Bộ phận dùng
Những cánh hoa phơi khô được dùng để làm thuốc.
2.2. Thu háiKhi cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ, lúc này hoạt chất trong hoa đang ở mức độ cao nhất.
2.3. Chế biếnTheo Trung y: Hái Hồng hoa về bỏ đài dùng cánh hoa, giã nát vắt thành miếng bánh phơi khô dùng, hoặc chỉ phơi khô dùng gọi là tán Hồng hoa.
Theo Việt Nam: Dùng sống cho vào thuốc thang hoặc tẩm rượu sao lên để dùng.
2.4. Bảo quảnVị thuốc này dễ hút ẩm, vón cục và mốc nên cần để nơi khô ráo, thoáng mát, để trong hũ kín có lót chất hút ẩm.
Theo nghiên cứu, trong Hồng hoa chứa:
Ethyl acetate, Benzene, Pent-1-en-3-ol, 3-Hexanol, 2-Hexanol, 2-Hexenal, 3-Methyl butyric acid, Methylbutyric acid, p-Xylene, O-Xylene, Phenyl acetaldehyde, Nonanal, Terpinen-4-ol, Verbenone, Decanal, Benzothiazole, E, E-2, 4, E, E-2, 4 Decadienal, Methyl cinnamate 1, 2, 3-Trimethoxy-5-Methylbenzene, a-Copaene, 1-Tetradecene, a-Cedrene (Koshi Saito và cộng sự Ca 1991, 115: 5139e).
Galatose (Từ Trung Tự, Trung Dược thông Báo 1982 9 (1): 31).
Nonacosane, b-Sitosterol, Palmitic acid, (Hoàng Giang, Trung Thảo Dược 1984, 15 (5): 123).
Chứa từ 0,3% đến 0,6% chất Glucid được gọi là Cartamin không tan trong nước và sắc tố vàng tan trong nước. Dung dịch nước cất dễ bị phân giải.
Hồng hoa có vị cay, tính ấm. Khi dùng liều thấp có tác dụng thúc đẩy máu lưu thông, nuôi dưỡng máu. Nhưng khi dùng liều cao, nó sẽ phá máu ứ khá mạnh. Trên lâm sàng thường dùng Hồng hoa trị một số bệnh, triệu chứng sau:
Giúp máu lưu thông, trục máu cũ để thay máu mới.
Kinh nguyệt ứ trệ, bế tắc không ra được, đau bụng kinh.
Bụng đau do máu xấu không ra hết.
Trục thai chết lưu.
Sau sinh còn máu ứ trong tử cung gây đau trướng.
Té ngã, chấn thương gây ứ huyết, đau nhức.
Giải độc, dùng khi mụn nhọt sưng đau.
Dùng 4 – 12g/ngày để trị bệnh.
Phụ nữ có thai không sử dụng. Một số trường hợp bị nóng trong người cần thận trọng khi sử dụng.
7.1. Phương thuốc chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông gây đau bụngHồng hoa, Duyên hồ sách, Đương quy, Sinh địa, Ngưu tất, Xích thược, Ích mẫu, Xuyên khung. Sắc nước uống. Hoặc tán ra luyện mật làm hồ để làm thành viên uống.
7.2. Phương thuốc chữa các chứng sưng đauDùng Hồng hoa tươi mà hoa đã chín đỏ, giã vắt lấy nước cốt uống (Ngoại đài bí yếu phương).
7.3. Phương thuốc trục thai chết lưuHồng hoa đun với rượu mà uống.
Hoặc dùng Hồng hoa, rễ Gấc, gỗ Vang, cỏ Nụ áo, vỏ cây Vông đồng, lá Đào, cỏ Xước, sắc rồi chế thêm đồng tiện vào mà uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
7.4. Phương thuốc chữa người bị chứng thối taiDùng Hồng hoa cùng với Bạc hà và nước cốt của lá Kim ty hà diệp cho vào một chút phèn phi, tán ra thành bột nhỏ để thổi vào trong lỗ tai.
7.5. Phương thuốc chữa đau bụng kinhDùng 6g Hồng hoa, 12g Đương quy, 4g Xuyên khung, 12g Diên hồ sách, 12g Hương phụ. Sau khi rửa sạch các vị thuốc, cho vào nồi và sắc lấy nước uống. Hoặc uống thuốc kết hợp với rượu Đương quy. Uống trước khi có kinh.
Hồng hoa là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, do tính chất thuốc rất mạnh mẽ nên mọi người cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Tốt nhất là nên có ý kiến của thầy thuốc. Không nên tự ý dùng và dùng liều lượng lớn, thời gian dài vì có thể gây một số tác dụng không mong muốn.
Ngưu Hoàng Vị Thuốc An Thần, Kháng Viêm Và Hơn Thế Nữa
Ngưu hoàng được công nhận trong nhiều thế kỷ trong hệ thống y học cổ truyền vì nhiều tác dụng dược lý của nó, bao gồm an thần, hạ sốt, kháng viêm và chống tăng huyết áp. Được sử dụng để điều trị thành công nhiều bệnh gan nặng, chẳng hạn như ung thư gan, viêm gan B và bệnh gan nhiễm mỡ. Một số bài thuốc nối tiếng trong điều trị tai biến có thành phần từ vị thuốc này như An cung ngưu hoàng hoàn, Ngưu hoàng thanh tâm hoàn
Ô kim hoàng, Đản hoàng, Can hoàng, Quản hoàng là những tên gọi khác nhau của vị thuốc ngưu hoàng. Vị thuốc là những viên sỏi có trong túi mật của trâu hoặc bò, tùy loài mà sẽ được gọi nhiều tên khác nhau. Do trâu hoặc bò bị nhiễm Bubalus bubalis L. Ngưu hoàng có tác động lên hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, hệ miễn dịch.
Mô tảCan hoàng là sỏi được kết tinh trong túi mật của trâu bò. Kích thước đa dạng to nhỏ không đều, đôi khi là một khối kết dính, đôi khi rời rạc như cát. Màu sắc vàng, vị đắng, thơm, xốp nhẹ, không nứt vỡ.
Phân bố
Can hoàng nhân tạo là tổng hợp từ mật bò hay mật heo. Can hoàng thiên nhiên nhân tạo, bằng phương pháp nuôi Can hoàng thiên nhiên ở những con bò sống. Bằng cách cấy Hoàng hạch và trực khuẩn E. Coli không gây bệnh vào túi mật.
Can hoàng tự nhiên đa số đều có quanh năm, do trâu bò đều có sỏi mật. Nếu có sỏi mật tươi sau khi rửa sạch, tiến hành phơi không có ánh nắng trực tiếp và không được có gió thổi. Không phơi nắng hay hong khô bằng lửa vì có thể làm cho thành phẩm nứt bể, đổi màu đều kém phẩm chất. Cần đóng gói kín thêm gạo rang hoặc vôi cục để hút ẩm.
Các thành phần hóa học
Hơn 44 thành phần hóa học đã được tìm thấy và định danh từ ngưu hoàng, bao gồm axit mật, sắc tố mật, cholesterol và axit amin.
Axit mật là hỗn hợp của các steroid, chủ yếu bao gồm acid deoxycholic, acid hyodeoxycholic, acid cholic và acid chenodeoxycholic.
Thành phần khoáng chất của đản hoàng là kẽm, sắt và mangan.
Thuốc có tác dụng an thần, chống co giật và hạ sốt.
Ngưu hoàng có tác dụng đối kháng với chất dẫn truyền trung khu thần kinh. Thuốc làm tăng tác dụng của hoạt chất barbiturate và chloral hydrate. Thuốc không gây tác dụng giảm đau hay dễ vào giấc ngủ.
Ngưu hoàng có tác dụng trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Nghiên cứu cho thấy can hoàng tăng cường tác dụng chống oxy hóa, cải thiện các rối loạn chuyển hóa và giảm quá trình chết theo chương trình của tế bào gan.
Thuốc có tác dụng lợi mật
Thuốc làm giãn cơ vòng của ống mật và thúc đẩy tăng tiết mật. Tác dụng chống co thắt cơ trơn của thuốc là do tác dụng tổng hợp của thành phần acid mật trong sỏi.
Thuốc có tác dụng làm giảm ho suyễn
Thuốc có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn phổi và giảm hàm lượng chất nền ngoại bào.
Tác dụng kháng viêm của Ngưu hoàng
Tác dụng thông qua các hoạt động chống oxy hóa và kháng viêm
Không dùng ngưu hoàng cho phụ nữ có thai ở bất kỳ giai đoạn nào.
Các bệnh viêm phổi và đường hô hấp
Dùng độc vị Can hoàng và các bài thuốc có Can hoàng: trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, cúm, viêm phế quản, viêm phổi 146 ca, trị có kết quả với tỷ lệ 75,2%.
Hỗ trợ điều trị sốt cao hôn mê co giật
Ngưu hoàng thanh tâm hoàn: Can hoàng 0,3g, Chi tử 10g, Uất kim 10g, Hoàng liên 5g, Hoàng cầm 10g, Chu sa 3g. Bào chế làm hoàn. Ngưu hoàng tán: Can hoàng 0,3g, Thiên trúc hoàng 10g, Yết vĩ 1,5g, Chu sa 3g, Xạ hương 0,1g, Câu đằng 15g sơ chế. Bào chế thành thuốc tán, mỗi lần uống 1.5 – 3g, uống với nước sôi để nguội.
Trị viêm họng và nhọt độc
Ngưu hoàng giải độc hoàn: Can hoàng 1,5g, Thất diệp nhất chi hoa 6g, Cam thảo 5g, Kim ngân hoa 30g tán bột mịn làm hoàn. Mỗi này uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3g.
Chữa tai biến co quắp, có khi hôn mê bằng ngưu hoàng
Can hoàng 1g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Hoàng liên 20g, Chu sa 6g, Uất kim 8g. Bào chế tán nhỏ, làm hoàn kích thước nhỏ như hạt gạo mỗi lần uống 8 – 10 viên.
Trị mụn đầu đinh
Can hoàng 4,8g, Nhi trà 7,2g, Thần sa 3,2g, Trân châu 0,8g. Tán bột mịn, trộn dầu Yên chỉ. Co thuốc vào đầu mụn đã lấy nhân.
Trị nóng trong người, họng nứu sưng đau, miệng lưỡi mụn nhọt
Can hoàng 5g, Hùng hoàng 50g, Cam thảo 50g, Thạch cao 200g, Đại hoàng 200g, Hoàng cầm 150g, Cát cánh 100g, Băng phiến 25g. Chế viên hoàn, mỗi ngày 4 – 6 viên.
Trị đau đầu, hoa mắt, miệng lưỡi có nhọt đại tiện táo kết
Can hoàng, cúc hoa, chi tử, hoàng liên, hoàng cầm tỉ lệ như nhau tán bột. Chế thêm mật ong làm hoàn, mỗi ngày uống vừa đủ 6g.
Ngưu hoàng có nhiều công dụng an thần, kháng viêm, hạ áp. Tuy nhiên, nạp một lượng đều đặng ngưu hoàng vào cơ thể là không cần thiết và nguy hiểm. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định hợp lý khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào có chứa ngưu hoàng
Cập nhật thông tin chi tiết về Bìm Bìm Biếc: Vị Thuốc Chữa Phù Thũng, Trừ Giun trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!