Bạn đang xem bài viết Các Món Ăn Cho Mâm Cỗ Tết Không Thể Thiếu! được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các món ăn cho mâm cỗ trong ngày Tết nào sẽ mang đến cho gia chủ một năm mới bình an, hạnh phúc, vạn sự hanh thông? chúng tôi sẽ chia sẻ tới chị em các món ăn cho mâm cỗ Tết không thể thiếu cùng những cách thực hiện đơn giản để chị em có thể rảnh rang làm đẹp đón Tết!
Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 16/01/2023
Các món ăn cho mâm cỗ trong ngày Tết nào sẽ mang đến cho gia chủ một năm mới bình an, hạnh phúc, vạn sự hanh thông? chúng tôi sẽ chia sẻ tới chị em các món ăn cho mâm cỗ Tết không thể thiếu cùng những cách thực hiện đơn giản để chị em có thể rảnh rang làm đẹp đón Tết!
1. Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là những món bánh đặc trưng của ba miền trong ngày Tết. Cách gói món bánh này tuy cầu kỳ nhưng đó là cơ hội để mọi người trong gia đình có thời gian thật vui vẻ và ấm cúng bên nhau, người rửa lá, người ngâm nếp, ngâm đỗ, người thì ướp thịt, chẻ lạt… rồi lại cùng nhau quây quần bên bếp chờ bánh chín… Ngày nay, bánh chưng, bánh tét cũng đã được biến tấu để phù hợp với xu thế như bánh tét mặn nhân đậu, bánh tét ba màu, bánh chưng ngũ sắc…
2. Giò, chả
3. Dưa món, dưa hành, củ kiệu muối
Bên cạnh đĩa bánh chưng thật khó có thể thiếu món dưa hành, củ kiệu muối hoặc dưa món. Những món này giúp bạn có thể chống ngán khi mâm cỗ quá nhiều đạm hoặc các món nếp.
4. Canh măng, canh bóng thả, canh khổ qua nhồi thịt
Ở miền Bắc, canh măng và canh bóng thả là hai món canh quen thuộc trong dịp Tết. Còn ở miền Nam, món canh khổ qua nhồi thịt lại được ưa chuộng hơn cả trong mâm tất niên với ý nghĩa, mọi buồn khổ của năm cũ sẽ qua hết.
5. Gà luộc
Trong các món ăn có mâm cố Tết, không thể thiếu gà luộc. Để luộc được gà ngon mắt và ngon miệng, bạn cần lưu ý về cách luộc, thời gian luộc và ngâm gà sao cho chuẩn.
6. Nem rán
Món nem được biến tấu rất nhiều tùy theo khẩu vị mỗi gia đình. Bạn có thể làm nem cua bể, nem hải sản, nem tôm thịt, nem thập cẩm, nem chay… Tất nhiên, món nem thường rất nhanh ngán nên hầu như ngày nay, các gia đình cũng chỉ thường cuốn nem đôi lần trong dịp Tết để làm mâm cỗ.
7. Xôi
Xôi gấc, xôi lạc, xôi đậu xanh… là những loại xôi thường thấy trong mâm cỗ Tết, cả xưa và nay. Mỗi loại xôi lại có một ý nghĩa khác nhau, như xôi gấc với mong muốn năm mới sẽ gặp nhiều “vận đỏ”, xôi lạc với mong muốn năm mới an lạc, xôi đậu xanh với mong muốn năm mới nhiều tài lộc…
Mọi thông tin về đặc sản, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 0901 486 486.
Lục Lại Ký Ức, Tìm Về Mâm Cỗ Ngày Tết Của Người Hà Nội
Ngày xưa, ông bà hay bố mẹ thường gọi “ăn Tết chứ không có khái niệm nghỉ tết, chơi tết hay thưởng tết như bây giờ. Tết cũng không phải đến trong cây mai cành đào, cũng không phải đến trong những bộ quần áo mới mà chính là thể hiện ở mâm cỗ ngày Tết. Và mâm cỗ ngày tết của người Hà Nội từ lâu đã trở thành nét văn hóa ở mảnh đất thủ đô
Trong ký ức của người Hà Nội nói riêng, người Việt nói chung, mâm cỗ Tết không đơn thuần chỉ là việc chuẩn bị các món ăn mà còn là nơi lưu giữ các tinh hoa văn hóa ẩm thực.
Với người Hà Nội xưa, mâm cỗ ngày Tết phải thịnh soạn, đủ đầy thì suốt năm mới no ấm, thịnh vượng. Vậy nên nhiều người đi làm ăn xa, vất vả quanh năm cũng chỉ mong có được “mâm cao cỗ đầy” trong ngày Tết Nguyên Đán.
Số lượng món ăn trong mâm cỗ ngày tết của người Hà Nội thường không cố định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện của gia chủ nhưng dù nhiều hay ít thì mâm cỗ nào cũng phải có đủ bánh chưng, dưa hành, giò lụa, thịt gà và xôi.
Dù đơn giản nhưng không hề qua loa, số lượng đĩa và bát trên mâm cỗ cũng phải đảm bảo số lượng nhất định, thường thì 4 đĩa 4 bát tượng trưng cho tứ trụ, 4 phương và 4 mùa. Bốn bát gồm chân giò lợn hầm măng, bóng thả, miến và một bát mọc nấm. Bốn đĩa gồm thịt gà, thịt lợn, giò lụa và xôi. Ngoài ra, có thể thay thế hoặc thêm một số món như nem rán, chả quế, thịt đông, vi cá, bào ngư…
Mỗi bữa cơm thường nhật cũng đầy đủ cả năm bảy món, không kể các món dưa, cà, và các món ‘mùa nào thức nấy’ như: cà bát, cà pháo (muối xổi, muối nén), dưa cải, dưa cần muối lẫn bắp cải và rau dăm, dưa góp (đu đủ, cà rốt hoặc su hào và cà rốt cắt tỉa thành những bông hoa, cái lá dầm với dấm tỏi và ớt quả, ăn vừa giòn, vừa chua chua, cay cay lại hơi mằn mặn).
Củ cải khô dầm với nước mắm ngon và gừng là các món ăn ghép rất hợp khẩu vị của mọi người. Mâm cỗ ngày Tết, ngoài những món thông thường như thịt gà, thịt lợn nấu đông, thịt kho tàu, cá kho riềng, giò, chả còn có long tu, bào ngư, vây, bóng cá thủ… tất cả là những đặc sản người Hà Nội dành cho ngày Tết.
Giò có mấy loại: giò hoa, giò lụa, giò thủ, giò nụ. Chả thì có chả quế, chả nạc, chả mỡ, chả chìa. Nem rán thì có nem Sài Gòn, nem chạo… Canh thì có canh bóng, canh miến, canh măng, canh mọc…
Canh măng được nấu bằng thịt chân giò và măng lưỡi lợn (măng khô). Giữa bát canh có một miếng thịt ba chỉ vuông, mỗi chiều khoảng 5 cm, khía làm tư để khi ninh nhừ thì nứt ra thành 4 góc. Hành tươi lấy cả củ và dọc thả vào nồi canh cho chín tái, vớt ra vắt lên trên miếng thịt trông như một cái hoa trong bát chúng tôi bóng thì chân tẩy bằng su hào, cà rốt, đậu Hà Lan. Su hào, cà rốt được cắt tỉa hoa, khi nấu lưu ý không để nát.
Giò lụa và trứng tráng mỏng thái chỉ, tôm bông, mỗi thứ để một góc, trên đặt mấy cọng rau mùi. Khi ăn gắp mỗi thứ một ít, bỏ vào bát. Phụ gia còn có tôm nõn và thịt thăn. Hai thứ này cho vào nước dùng nấu trước cho ngọt.
Không chỉ khắt khe trong khâu trình bày mà sự tỉ mỉ, cầu kì còn thể hiện qua việc chọn lựa nguyên liệu. Đã là cỗ thì các món đều phải trình bày đẹp mắt, bát đĩa phải đồng bộ.
Nguyên liệu làm mâm cỗ ngày tết của người Hà Nội phải được lựa chọn cực kì kĩ lưỡng, chẳng hạn như thịt gà phải là gà thiến 3 năm thì thịt mới chắc, ko bị bở và ngọt, măng nấu canh phải là măng gác bếp 1 năm, thịt lợn cũng phải chọn miếng tươi màu, dính dính ở tay thì mới chuẩn…
Xôi thì phải là xôi gấc mới đúng, bởi xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Để làm được một mâm cỗ cổ truyền đúng chuẩn cần rất nhiều công sức và thời gian, công phu và tỉ mỉ, chứa đựng tâm huyết của người làm với nhiều ước mong cho năm mới.
Ngày nay cuộc sống bận rộn nên mâm cỗ ngày tết của người Hà Nội cũng vì thế mà đơn giản hơn nhiều. Nhưng dẫu có sơn hào hải vị hay rau riêu đơn giản, thì trên mâm cỗ cúng gia tiên, ông bà của các gia đình ở Hà Nội vẫn không có gì thay thế được cặp bánh chưng xanh cùng với đĩa dưa hành muối, vài khoanh giò lụa…
Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Oanh
Từ khoá: Lục lại ký ức, tìm về Mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội
Những Vật Phẩm Trang Trí Không Thể Thiếu Ngày Tết Ở Trung Quốc
Theo truyền thống Trung Quốc, vào mỗi năm, con quái vật khủng khiếp tên Nian sẽ tấn công các ngôi làng. Nó ăn tất cả mọi thứ, từ muỗi đến con người. Thời gian trôi qua, dân làng nhận ra rằng, con quái vật cứ sau 365 ngày lại tàn phá và rồi lại biến mất trong khu rừng. Vì vậy, dân làng quyết định vào ngày đó, họ sẽ chuẩn bị một bữa tiệc và cúng tổ tiên để bảo vệ ngôi làng. Một thanh niên đã nảy ra ý tưởng sử dụng pháo và đã dọa được con quái vật tránh xa dân làng mãi mãi.
Câu đối xuân
Bắt nguồn từ thời đại Shu (hơn 1.000 năm trước), các câu đối cho Tết Nguyên Đán có một lịch sử lâu dài và phong phú. Vào thời cổ đại, những cặp câu đối này được chạm khắc thành những tấm thẻ làm từ thân cây đào.
Theo truyền thuyết, có một cây đào khổng lồ trong thế giới linh hồn. Mỗi buổi sáng, những linh hồn đến thăm thế giới loài người phải trở về đó. Lối vào được bảo vệ bởi hai vị thần. Những linh hồn gây hại trong đêm sẽ bị bắt và cho hổ ăn. Mọi người bắt đầu khắc tên của hai vị thần này vào gỗ đào để chống lại những linh hồn hung ác. Điều này chuyển thành những lời phước lành bằng văn bản, sau đó chúng thành những câu thơ trên giấy đỏ.
Ngày nay, khi đến Trung Quốc, du khách có thể thấy chúng dọc theo cánh cửa của hầu hết mọi gia đình trong mùa năm mới. Một dòng thứ ba ngắn hơn tùy ý được đặt phía trên khung cửa. Nhiều ý muốn được đưa vào những bài thơ này. Số lượng từ của mỗi dòng nên giống nhau; nếu du khách tự viết, hãy sử dụng bộ đếm từ để đảm bảo mỗi dòng chứa cùng số lượng từ.
Các định dạng và âm điệu nên đồng nhất hoặc bổ trợ cho nhau. Một số người viết thậm chí còn muốn sử dụng sự lặp âm đầu hoặc sử dụng các từ giống nhau cho hai bên. Có vô số phiên bản và phong cách khác nhau, nhưng mỗi cặp câu đối đều truyền đạt mong muốn của người viết cho năm mới.
Chữ “Phúc”
Tương tự, người Trung Quốc cũng trang trí ngày Tết bằng một số từ nhất định. Từ phổ biến nhất là từ “Phúc” – nghĩa là hạnh phúc và may mắn. Nó được viết bằng thư pháp trên một mảnh giấy đỏ vuông. Những thứ này có thể được dán lên tường, cửa ra vào hoặc cửa sổ.
Chữ “Phúc” thường được kết hợp vào các đồ trang trí khác, chẳng hạn như giấy cắt và tranh. Như một cách chơi chữ, nhiều người thích đặt chữ “Phúc” đảo ngược. Bởi chữ dán ngược nghĩa là “Phúc Đảo”, chữ “Đảo” trong tiếng Hán đồng âm với chữ “Đáo” (倒 – Dào), nó đồng âm với từ “ở đây”(到). Trò chơi chữ này thể hiện rằng vận may đang đến, hoặc đã ở đây.
Trò chơi chữ thông minh này bắt đầu từ một tai nạn. Câu chuyện kể rằng những người hầu của một hoàng tử đã trang trí trang viên cho ngày lễ bằng cách dán chữ “Phúc” lên tất cả các cánh cửa. Tuy nhiên, vì họ không biết chữ, một trong những chữ “Phúc” đó đã bị đảo lộn. Hoàng tử tức giận vì điều này, yêu cầu trả lời tại sao lại bất cẩn như vậy. Rất may, một người hầu đã nhanh trí đưa ra lời giải thích cho trò chơi chữ. “Thần luôn nghe mọi người nói rằng Hoàng thượng đầy may mắn. Và bây giờ, vận may thực sự ở đây.”- người hầu ấy nói.
Thần cửa
Theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần khác nhau, cũng như các nhân vật lịch sử được tôn kính (có thật hoặc huyền thoại) và trong đó có vị thần mang tên Thần Cửa. Đúng như tên gọi, tranh của những vị thần này được dán lên cửa chính của một ngôi nhà, vì lối vào chính theo truyền thống bao gồm hai cửa, nên các vị thần luôn xuất hiện theo cặp.
Theo truyền thuyết, thợ săn quỷ nổi tiếng nhất tên là Zhong Kui có khuôn mặt rất đáng sợ. Đây là lý do tại sao tất cả các vị thần Cửa đều có đôi mắt giận dữ, gương mặt nhiều nếp nhăn và giữ vũ khí truyền thống. Thần sẵn sàng bảo vệ gia đình trước bất kỳ con quỷ hay linh hồn nào.
Trong một câu chuyện khác, Hoàng đế nhà Đường là Đường Thái Tông (唐太宗 – Táng tài zōng) đã nghe thấy tiếng khóc của quỷ vào ban đêm. Ông đã ra lệnh cho hai vị tướng bảo vệ ông ngoài cửa. Từ đó tiếng khóc không bao giờ nghe thấy nữa và Hoàng đế quyết định dán chân dung của các vị tướng trên cửa.
Mặc dù những đồ trang trí này không phổ biến trong thời hiện đại, nhưng một số khu vực của Trung Quốc vẫn làm điều này để mang lại bình an và tài lộc cho gia đình.
Đèn lồng
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc kéo dài tổng cộng 15 ngày, với các hoạt động khác nhau cho mỗi ngày, đặc biệt là Lễ hội đèn lồng. Có rất nhiều kiểu đèn lồng, từ hình dạng cơ bản như hình cầu, đến hoa sen và thậm chí là rồng! Một số người viết chữ “Phúc”, thơ hoặc thư pháp lên đèn lồng trước khi thả chúng.
Đèn lồng Kongming, được đặt theo tên của Khổng Tử, nó đặc biệt quan trọng trong Lễ hội đèn lồng. Mọi người viết ra những điều ước ở mỗi bên của đèn lồng và thả chúng bay lên trời, với hy vọng điều ước của họ sẽ thành hiện thực trong năm mới.
Tranh cắt giấy nghệ thuật
Cắt giấy là một nghề thủ công dân gian, nó có thể được sử dụng quanh năm, nhưng được dùng đặc biệt trong Tết Nguyên Đán. Tranh cắt giấy nghệ thuật thường thấy trên các cửa sổ, theo đúng tên gọi của nó là “cửa sổ hoa”. Các nghệ nhân sẽ tỉ mỉ tạo ra những tác phẩm tuyệt đẹp này và dán chúng lên cửa sổ bằng keo dính từ cơm.
Tranh
Nghĩa đen của loại tranh cụ thể này là “bản vẽ của năm mới”. Chúng còn được gọi là “bản in Năm Mới”. Đây là một nghề thủ công có lịch sử ít nhất một nghìn năm. Chúng phù hợp với tất cả các đồ trang trí năm mới, những bức tranh này được người dân sử dụng để bày tỏ mong muốn cho năm tới.
Phong cách nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc đã quen được sử dụng, nhưng với sự phát minh của công nghệ in, phong cách và hình ảnh được mô tả đa dạng hơn. Một số người gọi những bức tranh này là bách khoa toàn thư về đời sống dân gian. Các khái niệm có thể xuất phát từ các sinh vật trên trời đến truyện dân gian hay các hoạt động hàng ngày.
Phần lớn các bản in mô tả một đứa trẻ như búp bê mũm mĩm hoặc một phụ nữ xinh đẹp. Những hình ảnh này thể hiện mong muốn về những đứa trẻ khỏe mạnh và một gia đình hạnh phúc. Có ba trường phái đặc biệt của tranh dân gian Trung Quốc: Táohuā wù (桃花坞) từ Tô Châu (苏州 -Sūzhōu), Yángliǔqīng (杨柳青) từ Thiên Tân (天津 -Tiānjīn) và Wéifāng (潍坊) từ Sơn Đông (山东 – Shāndōng).
Quả quất vàng
Tên tiếng Anh của loại quả vàng này xuất phát từ cách phát âm tiếng Quảng Đông – “Kumquats”, dịch theo nghĩa đen của nó là quất vàng. Như du khách có thể đoán, loại quả này phổ biến ở miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là Hồng Kông và các vùng nói tiếng Quảng Đông khác. Quảng Đông được biết đến là quê hương của cây quất.
Theo Trung Quốc, quất (桔 – jú) có nghĩa là may mắn (吉 – jí), đồng thời màu vàng cũng là màu lễ hội và đại diện cho sự giàu có và tài lộc. Thêm vào đó đây là trái cây có hương vị thơm ngon đặc trưng và có thể làm được các món tráng miệng khác nhau, thực sự không có gì lạ khi nhiều người đều mua một cây quất để trồng trong nhà nhân dịp Tết Nguyên Đán!
Các loại cây tốt lành khác bao gồm quýt, cam; chúng phổ biến vì những lý do tương tự như cây quất, hoa cúc và đào.
Văn hóa Trung Quốc có một lịch sử kéo dài hàng ngàn năm. Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất, nó thể hiện tinh hoa văn hóa dân tộc. Truyền thống cổ xưa được truyền lại và vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Mỗi món đồ trang trí năm mới đều mang một câu chuyện và giá trị đằng sau chúng. Bài viết này mong muốn mang lại cái nhìn khái quát để các du khách hiểu hơn về nguồn gốc ngày Tết, và ý nghĩa những điều tốt lành từ những món đồ trang trí năm mới.
Đăng bởi: Phương Nguyễn Minh
Từ khoá: Những vật phẩm trang trí không thể thiếu ngày Tết ở Trung Quốc
Những Món Ngon Ngày Tết Bạn Không Thể Không Biết
Chỉ còn mấy ngày nữa là Tết rồi. Bên cạnh nỗi niềm hân hoan được nghỉ học, nghỉ làm, được về làm con ngoan của bố mẹ, bạn cũng đừng quên chuẩn bị món ngon đón Tết nha. Nhất là những món ngon ngày Tết không thể thiếu này, không làm sớm thì không kịp ăn đâu.
Dưa hành
Trong những món ngon ngày Tết, dưa hành muối là một món ăn thật khó có thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam.
Dưa hành ăn cùng thịt kho, bánh chưng hay thịt quay đều rất ngon, và nó khiến những món ăn nhiều đạm của ngày Tết trở nên bớt ngán, hấp dẫn hơn.
Thịt hun khói
Cách xông khói rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy lót giấy bạc xuống đáy nồi cho những loại vỏ cây củ trên xuống đáy nồi sau đó trộn đều gạo, đường và chè khô. Đặt nồi lên bếp than tổ ong, đảo đều cho đường chảy ra.
Tiếp đó bạn đặt phần thứ 2 của chõ đồ xôi lên để các tảng thịt, lạp xườn cần xông khói lên ngay đó rồi đậy vung kín cho lửa cháy nhỏ nhất có thể và xông khói từ từ để miếng thịt thơm ngon như ý.
Ngày tết các anh xã thường mời nhau ly rượu hoặc chút bia, với món chân giò hun khói này bạn có thể chuẩn bị từ trước Tết, khi khách đến chơi chỉ việc thái ra là đã có món nhậu ngon để tiếp khách rồi!
Món này mua bên khoài giá thành không rẻ mà bạn không dám chắc về chất lượng toàn vệ sinh thực phẩm; nay bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm với món thịt hun khói thật ngon và vệ sinh.
Bắp bò ngâm giấm
Món thịt bò ngâm giấm rất dễ ăn và dễ làm, phù hợp với các thực đơn tiệc tùng bởi tuy là thịt nhưng lại có vị chua cay mặn ngọt hài hòa, ăn nhiều mà không gây ngán.
Với món bắp bò ngâm giấm, bạn không phải lo thực đơn những món ngon ngày Tết của mình sẽ gây cảm giác chán ngán cho người thưởng thức đâu. Ai cũng phải thích nó ngay thôi. Thêm nữa, đây là món giúp cho thực đơn của nhà bạn đặc biệt hơn với các gia đình khác đấy.
Dưa chuối xanh
Với những ai chưa ăn dưa chuối xanh này bao giờ, bạn có thể hình dung nó hơi giống món sung muối của người Hà Nội với vị giòn, chua ngọt và chỉ hơi chát nhẹ, rất dễ ăn. Món ngon ngày Tết này sẽ làm mâm cỗ nhà bạn thêm thú vị đó!
Dưa chuối xanh hay còn gọi là dưa chuối chát là một trong những món đặc sản của xứ Quảng, ăn chua chua ngọt ngọt lại có chút vị chát trên đầu lưỡi. Tết có hũ dưa chuối xanh ăn kèm với các món nhiều đạm, nhiều mỡ để bớt ngấy hay làm mồi nhắm rượu đều ngon!
Thịt heo ngâm mắm
Thịt heo ngâm mắm là một trong những những món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của nhiều gia đình.
Món thịt ngâm mắm này mình được học từ một người bạn miền Trung. Chỉ cần 1kg thịt ba chỉ hoặc thịt đùi, thịt chân giò, thịt đầu, cùng Nước mắ, Đường cát trắng, Đường phèn cùng Tỏi, củ kiệu (tùy ý), 2 cái cánh hoa hồi, hạt tiêu sọ, ớt tươi….
Bạn xếp thịt vào bình rồi lần lượt cho tỏi, củ kiệu, ớt, hoa hồi, hạt tiêu, đổ nước mắm vào sao cho ngập mặt thịt cách ít nhất 2 đốt ngón tay trỏ. Dùng vật nặng đè lên để thịt không bị nổi lên trên, nếu không thịt sẽ dễ bị nấm mốc. Bọc kín để bên ngoài 3 ngày là ăn được. Không để tủ lạnh vì bì và mỡ dễ bị đông, sẽ không trong bì.
Đăng bởi: Nguyễn Lê Thùy Trang
Từ khoá: Những món ngon ngày Tết bạn không thể không biết
Những Trò Chơi Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 17 Trò Chơi Cho Bé Ngày Tết Thiếu Nhi
Bộ trò chơi ngày 1/6 với 17 trò chơi vui nhộn, gần gũi với các em nhỏ Việt Nam, mỗi trò chơi chúng tôi gợi ý đều có hướng dẫn chơi rất cụ thể. Hi vọng rằng thông qua các trò chơi dân gian Việt Nam này các em nhỏ sẽ có một ngày lễ 1/6 vui vẻ, hạnh phúc nhất.
Trò chơi Kéo coTìm một bãi cỏ, an toàn và tạo một vạch ở giữa sân để tạo ranh giới.
Dùng một sợi dây thừng hoặc sợi dây vải dài và thắt nút ở mỗi đầu. Ngay chính giữa sợi dây bạn buộc một dải ruy băng.
Chia trẻ thành hai đội cân bằng nhau về số người, thậm chí cân bằng cả ở vóc dáng và trao cho mỗi đội một đầu dây, đoạn ruy băng cột trên dây sẽ nằm ở ngay vạch ranh giới.
Khi trọng tài hô “Kéo!”, cuộc chiến tranh sẽ bắt đầu. Hai đội sẽ dùng sức tập thể kéo sợi dây về phía mình
Khi sợi dây ruy băng lệch về phía nào so với vạch ranh giới mà đội kia không có khả năng kéo lại thì phía đội đó sẽ chiến thắng.
Trò chơi giờ ăn tối của SóiNgười quản trò sẽ chọn ra 1 bé làm sói, đứng gần ở những đứa trẻ khác. Những đứa trẻ khác đứng xung quanh theo vòng tròn vẽ trên sàn với các mốc thời gian mô phỏng mặt đồng hồ và hét to: “Sói muốn mấy giờ? “.
Con sói trả lời 04:00 (hoặc bất cứ giờ nào “con sói” muốn). Bé có số này bước về phía con sói 1 bước.
Con sói và bọn trẻ vẫn tiếp tục cho đến khi tất cả các bé đã bước đến gần và sau đó khi “con sói” cảm thấy lũ trẻ đã đến đủ gần, nó trả lời: “Đến giờ ăn tối rồi!”. Trả lời xong nó sẽ đuổi theo lũ trẻ và cố gắng để bắt một người nào đó.
Những đứa trẻ bị bắt được lại thay vai làm con sói. Cứ như thế trò chơi tiếp tục.
Lưu ý: Trò chơi này dành cho các bé lớn hơn một chút và đã có khái niệm về cách xem đồng hồ. Ngoài ra, trò chơi cũng có một phiên bản khác là trò Cá sấu lên bờ.
Trò chuyền quàChuẩn bị gói quà có chứa một món quà nhỏ như: Socola, đồ chơi…. Bạn nên chuẩn bị nhiều món quà nhỏ để đảm bảo bé nào cũng có cơ hội được nhận. Với các bé lớn hơn, bạn có thể chuẩn bị cả một hướng dẫn nhỏ để bé làm theo khi đến lượt mình. Ví dụ như “Sing Baa Baa Cừu đen” hay “Nhảy bằng một chân”…
Các bé sẽ ngồi thành một vòng tròn và chuyền bọc quà cho tới khi dừng nhạc. Thời điểm nhạc dừng bé nào đang cầm gói quà sẽ được mở một lớp giấy bọc.
Ban nhạc hòa tấuCác bé xếp vòng tròn, có thể được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống “Thùng thình”
Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc”
Nhóm 3: Thực hiện tiến đàn “Tưng tưng”
Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông “Keng keng”
Đầu tiên, người quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.
Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc 2 tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “Hùm hùm…” và trò chơi được tiếp tục.
Trao khăn đỏĐể bắt đầu, quản trò sẽ hướng dẫn các bé như sau:
Người chơi xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau mỗi hàng 10 người.
Khi lệnh chơi bắt đầu, hai hàng cùng tiến lên giơ tay chào kiểu Đội.
Sau đó, từng đôi tháo khăn quàng của mình, quàng vào cổ bạn, thắt đúng quy cách. Phân đội nào có nhiều người thắt nhanh, đẹp, đúng quy định là phân đội thắng cuộc.
Hướng dẫn luật chơi:
Nếu chào sai kiểu Đội thì bị trừ điểm.
Nếu thắt khăn sai cũng bị trừ điểm.
Trò chơi con thỏCác cháu có biết trò chơi con thỏ không? Xin mời các cháu giơ tay xung phong (chọn 6 bé). Sau đó Quản trò hướng dẫn cách chơi:
QT (hô): Thỏ đâu, thỏ đâu
Bé: Thỏ đây, thỏ đây
QT: (hô) con thỏ
Bé: Con thỏ
QT: (hô) ăn cỏ
Bé: Ăn cỏ và chụm các ngón tay phải để vào miệng
QT: (hô) uống nước
Bé: Uống nước và chụm các ngón tay phải ngước lên để vào miệng
QT: (hô) vô hang
Bé: Vô hang và chụm các ngón tay phải để vào lỗ tai
QT: (hô) đi chơi
Bé: Đi chơi và đưa 2 ngón tay phải nhút nhít đi phía trước ngực
Bé nào sai thì đứng kế bên còn 3 bé thì dừng lại phát quà.
Đập bóng bể bằng môngMời 2 bé lên tham gia. Sau khi quản trò ra lệnh bắt đầu, 2 bé dùng tay cầm bóng và để xuống đất lấy mông của mình ngồi lên để làm bể bóng bay. Bé nào làm bể 03 quả bóng trước sẽ thắng.
Cứ lần lượt như vậy khoảng 2-3 cặp chơi. Bé nào thắng sẽ phát quà cho bé đó.
Bé tập luyện nói nhanhChọn ra 5 bé ra tập đếm từ 1 đến 50 trong 1 hơi dài, bé nào đếm dài nhất sẽ thắng. Chọn bé hơi dài nhất sẽ phát quà.
Mẹ với bé cùng hátBé hát bài hát thiếu nhi có con vật trong bài hát. Chia làm 3 đội mỗi đội 1 mẹ và 1 bé, mẹ hát hoặc nhắc bài hát cho bé hát
Cô Ca Cô LaChia 4 nhóm, mỗi nhóm 2 bé:
Nhóm 1: tên là Cô.
Nhóm 2: tên là Ca.
Nhóm 3: tên là Cô
Nhóm 4: tên là La.
Quản trò gọi tên bất kỳ nhóm nào thì nhóm đó phải hô to lên tên của nhóm mình. Ví dụ: QT hô “nhóm 4” thì nhóm 4 hô “La”; QT hô “nhóm 1” thì nhóm 1 hô “Cô”. Nếu nhóm nào nói sai tên nhóm của mình thì bị thua hoặc nếu 1 trong 2 bé trong nhóm nói sai tên nhóm mình cũng bị thua.
Bé thử tập luyện nói nhanhLượm một hột vịt lộn, luộc, lột, lủm. (khoảng 3 bé tham gia). Cho các bé thời gian khoảng 1 phút để nhớ. Bé nào nói mà không bỏ sót chữ sẽ thắng.
Trời – Đất – NướcQuản trò (nói): “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” .
Quản trò (nói): “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”.
Quản trò (nói): “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”.
Ngược lại Quản trò (nói): “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”…
Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có bé nhầm.
Ong đốt, kiến cắn, đau bụngĐầu tiên các bé hãy chọn vị trí để mọi người cùng nhìn thấy và quản trò đọc to các câu “Ong đốt – Kiến cắn – Đau bụng”.
Khi nói “Ong đốt” đồng thời lấy hai tay xoa lên trên đầu – “Kiến cắn” đồng thời lấy lấy hai tay xoa lên mu bàn chân – “Đau bụng” đồng thời lấy hai tay ôm bụng.
Em nào ít chú ý sẽ làm nhầm, phải bước lên phía trước một bước hay đứng ra ngoài bàn. Trò chơi tiếp tục đến khi kết thúc. Ai là người bước lên nhiều nhất là người ít chú ý nhất trong cuộc chơi sẽ bị phạt.
Hướng dẫn luật chơi:
Tất cả người chơi phải nhìn lên người quản trò.
Làm sai theo quy định hoặc làm chậm khi đến lượt thì phạm luật.
Đi theo tín hiệu giao thôngĐầu tiên, các bé tập hợp vòng tròn quay mặt vào trong nghe phổ biến trò chơi.
Quản trò cho đơn vị quay phải hoặc trái. Hai tay của em đứng sau đưa lên hai vai em đứng trước làm thành một đoàn tàu. Lệnh bằng một hồi còi
Chúng ta hãy quy ước với các bé:
Tay đưa ngang (đèn xanh)
Tay đưa cao trên đầu (đèn đỏ)
Advertisement
Tay đưa chéo (đèn vàng)
Theo quy ước trên của quản trò mà tàu đi nhanh (đèn xanh), tàu đi chậm (đèn vàng), tàu dừng (đèn đỏ). Lệnh được phát ra liên tục sẽ có em nhầm chân.
Hướng dẫn luật chơi: Người bị nhầm theo qui ước là người phạm luật.
Giả làm tượng Thử tài nhanh nhẹn cùng âm nhạc và ghếBắt đầu bật nhạc khi các bé đã tập trung thành một vòng tròn quanh vị trí của ghế đã sắp xếp. Khi nhạc dừng, các bé sẽ phải tìm ra chỗ để ngồi. Bé cuối cùng không tìm được chỗ và phải đứng sẽ bị loại. Bỏ đi một chiếc ghế, gối sau mỗi vòng. Bé nào giành được chỗ ngồi cuối cùng sẽ thắng.
Cây senNgười quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen.
Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen.
Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái…
Khi tất cả các bé đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác).
Chú ý: Người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…
Du Lịch Sapa Cần Mang Gì? Bật Mí Những Món Đồ Nhất Định Không Thể Thiếu
Du lịch Sapa cần mang gì bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy để Chúng tôi bật mí cho bạn những món đồ nhất định không thể thiếu trong chuyến đi của mình. Chắc chắn bạn sẽ có được một chuyến vi vu vui nhất mà chẳng phải lo thiếu bất cứ món đồ nào.
1. Thời điểm lý tưởng để đến Sapa
Sapa từ lâu đã được biết đến là một trong những điểm hẹn du lịch được lòng du khách trong và ngoài nước nhất, nơi đây nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển nên khí hậu dường như mát mẻ quanh năm, vô cùng thích hợp cho những chuyến đi nghỉ dưỡng. Vậy du lịch Sapa mùa nào là lý tưởng nhất, bạn đã biết chưa?
Từ tháng 2 đến tháng 5: Là khoảng thời gian Sapa bước vào mùa xuân, lúc này tiết trời vô cùng dễ chịu, khắp mọi nơi dường như rực rỡ bởi những sắc hoa rừng Tây Bắc (hoa mai, hoa đào rừng,…). Cũng chính thời điểm này tại Sapa diễn ra rất nhiều lễ hội như Tết nhảy, lễ hội Roóng Poọc, lễ hội truyền thống của người Dao,… Đặc biệt bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp Sapa mùa nước đổ vào tầm tháng 4 đến tháng 5 trên những thửa ruộng bậc thang.
@Nguyễn Minh Hải
Từ tháng 9 đến tháng 11: Đến Sapa bạn sẽ được đắm chìm trong sắc vàng của những thửa ruộng bậc thang bước vào mùa lúa chín, khung cảnh có phần tất bật nhưng cũng thật bình yên, xứng đáng để bạn ghé đến một lần trong đời.
2. Du lịch Sapa cần mang gì?
2.1. Tiền và giấy tờ tùy thân
@phamythu
Du lịch Sapa cần mang gì? Tiền và giấy tờ tùy thân sẽ xuất hiện đầu tiên đấy. Bạn có thể không cần mang tiền mặc quá nhiều vì ở Sapa có khá nhiều cây ATM rút tiền, nhưng nhất định phải mang đầy đủ giấy tờ tùy thân như giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe,… vì sẽ giúp bạn thuận tiện trong việc nhận phòng khách sạn và thuê xe máy di chuyển trong những ngày vi vu tại Sapa.
2.2. Quần áo
@kimthanh3775
Đi Sapa vào mùa hạ: Mùa hè tiết trời Sapa mát mẻ, lý tưởng để bạn tránh nóng. Bạn có thể diện những bộ váy để khoe dáng hay đơn giản chỉ là chiếc quần short cùng áo phông đều được.
Đi Sapa vào mùa đông: Mùa đông ở Sapa thường hay xuất hiện tuyết rơi, thế nên tiết trời vô cùng lạnh. Bạn hãy chuẩn bị những bộ trang phục giúp giữ ấm cho cơ thể tốt. Đặc biệt đừng quên mang theo áo da hoặc áo gió nha.
2.3. Giày dép
@chinspeedy
2.4. Đồ dùng cá nhân
@aleahvo
2.5. Máy ảnh, máy quay
@thuyanhnguyenx
2.6. Bản đồ du lịch
@lynhlynh288
2.7. Đồ ăn nhẹ
Cập nhật bí kíp du lịch cùng Chíp Ú:
Đăng bởi: Nguyễn Đức Vinh
Từ khoá: Du lịch Sapa cần mang gì? Bật mí những món đồ nhất định không thể thiếu
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ăn Cho Mâm Cỗ Tết Không Thể Thiếu! trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!