Xu Hướng 9/2023 # Cách Tính Giá Vốn Trong Nhà Hàng Ăn Uống Chính Xác # Top 17 Xem Nhiều | Bgxq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Tính Giá Vốn Trong Nhà Hàng Ăn Uống Chính Xác # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Tính Giá Vốn Trong Nhà Hàng Ăn Uống Chính Xác được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phương pháp tính giá vốn cho thực phẩm đồ ăn uống (CoGS : Cost of Goods Sold) trong nhà hàng, cửa hàng bán đồ ăn uống. Hiện nay có 2 cách xác định giá vốn hàng bán được sử dụng, mỗi cách đều có ưu & nhược điểm riêng trong kế toán quản trị nhà hàng.

Tính giá vốn món ăn theo định lượng

Thông thường các nhà hàng thường xây dựng bảng định mức để quản lý nội bộ, bảng định mức thể hiện lượng nguyên liệu thực phẩm được chế biến tạo thành món ăn. Từ bảng định mức này bạn có thể truy ngược tính được giá vốn món ăn và đây cũng là cách tính cost món ăn cho từng món.

Như ví dụ hình trên, ta có định lượng của món ăn Cá ba sa chiên xù với các nguyên liệu thực phẩm tương ứng. Từ đây dựa trên giá nguyên liệu mua vào, chúng ta sẽ tính ra được giá vốn món ăn. Công thức tính giá món ăn theo phương pháp này = tổng giá mua nguyên liệu

Ưu điểm: dựa vào bảng định lượng bạn có cách tính giá thành cho từng món ăn, từ đó bạn có thể tính được lợi nhuận trên từng món ăn cụ thể.

Nhược điểm:

Giá nguyên liệu giao động sau mỗi lần mua vào, do vậy giá vốn theo định mức không phản ánh đúng thực tế.

Số lượng món ăn nhiều, món ăn thay đổi, định lượng định mức thay đổi,…khiến cho kế toán rất khó kiểm soát.

Tính giá vốn món ăn theo tồn kho

Cách tính cost đồ ăn khác đó là dựa vào phương pháp tồn kho. Về cơ bản chúng ta sẽ xác định số lượng nguyên liệu được sử dụng trong kỳ kế toán, từ đó tính ra giá vốn. Công thức:

CoGS = Tồn đầu kỳ + Nhập mua – Tồn cuối kỳ

CoGS trong trường hợp này là giá vốn của tất cả các món ăn bán ra trong kỳ, không phải theo từng món như định lượng.

Ưu điểm:

Đơn giản dễ áp dụng

Phản ánh đúng, chính xác giá vốn trong kỳ (không bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu lên xuống như phương pháp định lượng phía trên)

Nhược điểm: Không phản ánh thể hiện cụ thể theo từng món ăn

Phương pháp tính giá vốn tốt nhất

Trước tiên chúng ta cần sự chính xác của giá vốn trong kỳ để tính được lợi nhuận chính xác thì phải áp dụng phương pháp tồn kho.

Tiếp theo, để tính toán kiểm soát được trên từng món ăn chúng ta sẽ kết hợp với phương pháp định lượng.

Như vậy phương pháp tốt nhất chính là sự kết hợp của cả 2 phương pháp trên: PP Tồn kho + PP Định lượng.

5

/

5

(

7

bình chọn

)

Ce Trong Chứng Khoán Là Gì? Cách Tính Ce Chính Xác Nhất

Tổng quan về Ce Ce trong chứng khoán là gì?

Ce trong chứng khoán là gì?

Chúng ta thường thấy Ce xuất hiện trên bảng điện tử chứng khoán. Đây chính là từ viết tắt của Ceiling – có nghĩa là Giá trần (thường ghi kèm với giá). Trong mỗi phiên giao dịch đều sẽ giới hạn biên độ về giá, khi giá của cổ phiếu tăng đến hết biên độ trong phiên hôm đó thì được gọi là tăng trần. Hay nói cách khác thì Ce chính là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán trong một ngày giao dịch.

Ví dụ là: Trên sàn HOSE, giá đóng cửa phiên giao dịch vào thứ 5 ngày 1/1 của cổ phiếu ngân hàng Vietcombank sẽ là 40,200 VNĐ/ cổ phiếu.

– Giá tham chiếu vào ngày thứ 6 tiếp theo là 40,200 đồng

– Giá trần của Vietcombank của thứ 6  sẽ là 40,100 đồng (+7%)

– Giá sàn của Vietcombank tại thứ 6 là 37,300 đồng (-7%)

Như vậy trên sàn giao dịch HOSE vào ngày thứ 6 mua bán sẽ dao động từ 37,300 đồng/ cổ phiếu – 43,100 đồng/ cổ phiếu.

CE xuất hiện trong bảng giá chứng khoán – chính là bảng thống kê và chốt lại giá của các loại cổ phiếu. Trên bảng giá chứng khoán sẽ xuất hiện các thông số cụ thể như sau:

+ Đầu tiên là mã chứng khoán hay còn gọi là cổ phiếu, là những sản phẩm mà nhà đầu tư dùng để giao dịch, trao đổi mua và bán

+ Tiếp theo là mã tham chiếu

+ Giá trần – chính là Ce

+ Và giá sàn

+ Thêm nữa là tổng khối lượng của cổ phiếu

+ Ngoài ra có bên mua và bên bán

+ Khớp lệnh và giá khớp

+ Cuối cùng là các mức giá

Tóm lại Ce chính là giá trần và được viết tắt của thuật ngữ Cell. Màu sắc biểu hiện của giá trần này sẽ là màu tím. Khi các nhà đầu tư nhìn vào bảng giá chứng khoán thì cột nào các chỉ số hiện lên màu tím thì đó chính là Ce – giá trần.

Đồng thời thì Ce sẽ là mức giá cổ phiếu cao nhất mà các nhà đầu tư đặt lệnh mua, bán chứng khoán ở trong mỗi ngày giao dịch.

Cách tính Ce trong chứng khoán

CE (hay giá trần) được tính = Giá tham chiếu + Biên độ dao động

Trong đó:

– Giá tham chiếu: Chính là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt) và nó sẽ được hiển thị bằng màu vàng trên bảng giá chứng khoán

– Biên độ dao động: Đây là số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch bất kỳ. Mức biên độ dao động này sẽ do bên sàn giao dịch quy định như là sàn Hose có biên độ là 7% còn những sàn khác như sàn HNX là 10% và Upcom thường là 15%

Quy tắc làm tròn giá trần Ce

– Giá trị của biên độ phải phù hợp với quy định của các bước giá chia hết

– Giá trị biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với tỷ lệ % biên độ theo quy định của từng sàn giao dịch

Ý nghĩa của Ce trong chứng khoán

Giá Ce sẽ có quyết định trực tiếp đến thời điểm mua hay là bán cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch. Nhờ vào những biến động này của giá cổ phiếu và giá trần mà nhà đầu tư có thể biết được nên mua hay nên bán loại cổ phiếu nào, điều này cũng quyết định khả năng thắng thua trong suốt quá trình giao dịch cổ phiếu. Thêm một ý nghĩa quan trọng hơn của nó là đặt ra một giới hạn về giá của cổ phiếu, không để nó chịu ảnh hưởng bởi các tác động của thị trường mà có sự thay đổi quá nhiều.

Phân tích và vận dụng Ce trong chứng khoán

Phân tích và vận dụng Ce trong chứng khoán

Ngoài việc nắm được khái niệm cũng như cách tính Ce ra thì các nhà đầu tư cũng phải nắm được việc phân tích giá trần vì Ce rất quan trọng trong chứng khoán, do nó giúp đưa ra các quyến định mua bán đúng thời điểm hơn cho nhà đầu tư.

Căn cứ vào sự so sánh giá trần so với giá tham chiếu bạn có thể đặt các lệnh mua bán trong ngày thích hợp tránh những trường hợp bị cháy tài khoản chỉ trong một ngày. Bên cạnh đó dựa vào Ce người mua có thể biết được mình có nên mua cổ phiếu này hay không, hay hôm nay có phải là thời điểm thích hợp để mua không. Còn nếu là bán thì sẽ dựa trên giá trần so với giá tham chiếu xem giá lúc này đang lên hay xuống để có thể bán đúng thời điểm, cơ hội thu về lợi nhuận cao trong ngày.

Trong mỗi phiên giao dịch đều sẽ có giới hạn biên độ về giá, khi giá của cổ phiếu tăng đến hết biên độ trong phiên hôm đó thì được gọi là tăng trần.

Cụ thể:

– Sàn HOSE thường có mức biên độ dao động khi đạt đến tối đa 7% thì được gọi là tăng trần và với tất cả các phiên giao dịch đều vậy duy nhất có phiên giao dịch đầu tiên là có mức biên độ dao động tối đa là 20%

– Còn với sàn HNX thì biên độ giao động tối đa đạt là 10%, khi chạm đến mức 10% thì gọi là quá trình tăng trần, với phiên giao dịch đầu tiên thì biên độ giao dịch tối đa sẽ là 30%

– Ngược lại với sàn Upcom thì biên độ dao động tối đa bình thường chỉ là 15% và phiên đầu tiên là 40%

Các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về giá trần để có thể biết được bản thân có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không, đây là một trong những kiến thức cơ bản cho những người mới đang học đầu tư chứng khoản. Đồng thời bạn phải hiểu mỗi ngày mình giao dịch như thế nào để có lợi nhất.

Ví dụ cụ thể:

Tại sàn chứng khoán HOSE có biên độ dao động đạt tối đa là 7% thì lúc này được gọi là tăng trần. Theo các chuyên gia phân tích thì các phiên giao dịch đều có biên độ xấp xỉ con số này, ngoài ra có một trường hợp ngoại lệ đó là với phiên giao dịch đầu tiên ở HOSE thì biên độ dao động có thể đạt tới ngưỡng 20%.

Tiếp theo là sàn chứng khoán HNX có biên độ dao động tối đa là 10%, phiên giao dịch đầu tiên ở HNX thì biên độ dao động có thể đạt tới mức kịch trần là 30%.

Sàn chứng khoán Upcom có biên độ giao động trung bình là 15% và trong phiên giao dịch đầu tiên thì kịch trần đạt 40%.

Nếu tìm hiểu kỹ về giá trần Ce sẽ giúp cho nhà đầu tư biết cách lựa chọn cổ phiếu phù hợp ở thời điểm hiện tại. Đối với nhiều nhà đầu tư mới, đang thực hành việc mua bán cổ phiếu thì cần phải tìm hiểu kỹ các chỉ số cơ bản trên bảng chứng khoán. Những tỷ lệ mua cổ phiếu thành công sẽ tỷ lệ thuận với sự hiểu biết của nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán nên bạn tuyệt đối không nên bỏ qua, dù chỉ là một vài những chi tiết nhỏ nhất.

Tổng kết

Những thông tin tin về giá trần này Unica mong rằng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể nắm được để có thể đạt hiệu quả cao trong mỗi lần giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cũng như những hiện tượng về giá thông thường khác trong chứng khoán, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao dịch mua bán chứng khoán của mỗi người. Do vậy mà mọi người cần hiểu Ce trong chứng khoán là gì cũng như cách tính chính xác để có thể dễ dàng thực hiện phân tích một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hoàng Quân Nguyễn

Từ khoá: Ce trong chứng khoán là gì? Cách tính Ce chính xác nhất

Hướng Dẫn Cách Tính Điểm Ulis Chính Xác Nhất

Đối tượng xét tuyển là người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trong nước. Hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận với trình độ tương đương.

Các điều kiện đối tượng dự tuyển phải đáp ứng:

Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Theo quy định của Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)

Các bạn thí sinh có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.

Thí sinh có đủ thông tin cá nhân và hồ sơ dự tuyển theo quy định đề ra.

Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó. Trường sẽ không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển.

Tổ hợp xét tuyển: 

D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh) 

D02 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga) 

D03 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Pháp)

D04 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung)

D05 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Đức)

D06 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nhật) 

DD2 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Hàn) 

D78 (Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh) 

D90 (Toán, KHTN, Tiếng Anh)

Điểm môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2. Riêng với các chương trình đào tạo trình độ đại học theo đề án của trường bao gồm: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Hàn Quốc thì kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi THPT đạt tối thiểu điểm 6.0.

Thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp ĐHQGHN trong các năm học ở bậc THPT. Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh được đăng ký xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành học của Trường. Thí sinh có chứng chỉ năng lực các ngoại ngữ ngoài Tiếng Anh xét tuyển thẳng vào ngành học tương ứng. Các chứng chỉ phải còn hiệu lực trong khoảng thời gian 2 năm.

Điều kiện đăng ký xét tuyển điểm trung bình chung 5 học kỳ môn Ngoại ngữ tối thiểu 7.0 và điểm bài ĐGNL phải đạt từ 80 trở lên. Thí sinh được đăng ký xét tuyển 1 nguyện vọng cho phương thức này. Về kỳ thi này sẽ có phổ điểm:

Thang điểm: 150

Phần tư duy định lượng: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 70 phút làm bài)

Phần tư duy định tính: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

Phần khoa học (tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội): 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

Bài thi thực hiện trên máy tính, mỗi câu đúng sẽ được 1 điểm, câu sai không được điểm.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Tư duy định lượng + Điểm thi Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH

Với trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi (thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150

Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi THPT đã công bố. Trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi theo thang điểm 10 đối với từng môn thi của tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên theo quy định. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là như nhau. Công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học (thang điểm 40) = Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + Điểm Môn 3 x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

Điểm môn 1, môn 2 và môn 3 lần lượt là điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển đại học của học sinh.

Điểm ưu tiên thì được tính theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường Đại học.

Hội đồng tuyển sinh Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) sẽ quy định ngưỡng chất lượng đầu vào.

Trong trường hợp số lượng thí sinh đạt điểm trúng tuyển vượt số lượng dự kiến thí sinh nhập học theo chỉ tiêu cho từng ngành đào tạo. Nhà trường áp dụng ưu tiên thí sinh có điểm môn theo quy định cao hơn, thứ tự nguyện vọng cao hơn.

Advertisement

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành và  sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. 

Thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.

Tùy vào tình hình thực tế và số lượng hồ sơ dự tuyển theo từng phương thức. Nhà trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển giữa các phương thức, chỉ tiêu các ngành trong cùng nhóm ngành. Trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển cho từng phương thức để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho thí sinh.

Thí sinh được công bố trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển của Trường. Công nhận trúng tuyển chính thức khi đã có bằng (hay quyết định) tốt nghiệp THPT hợp lệ.

Tìm Hiểu Cách Tính Phần Trăm (%) Nhanh Và Chính Xác Nhất

I. Ý nghĩa tỷ lệ phần trăm

Nhìn chung, % được sử dụng để biểu thị mức độ chiếm, hay độ lớn của một lượng này so với một lượng khác. Ví dụ như khi muốn diễn đạt có 50 viên kẹo màu đỏ trong túi kẹo 100 viên, ta có thể rằng số kẹo màu đỏ chiếm tỉ lệ 50% trên tổng số viên kẹo có trong đó.

Ý nghĩa tỷ lệ phần trăm

II. Công thức tính phần trăm cơ bản

Về cơ bản, cách tính số phần trăm có thể khái quát như sau: lấy lượng cần so sánh chia cho tổng lượng đã có rồi nhân với 100. Chẳng hạn, nếu bạn muốn tìm tính phần trăm của x so với tổng (x + y)

Để bạn có thể dễ hình dung, chúng mình sẽ cùng tưởng tượng rằng một khu vườn có tổng cộng 50 cây các loại, trong đó có 10 cây táo. Vậy phần trăm cây táo (% cây táo) trong vườn là = (10/50)*100 = 20%

III. Ứng dụng tính phần trăm

1. Tính phần trăm tăng trưởng

Phần trăm tăng trưởng là một khái niệm quen thuộc trong kinh tế. Khi nhìn vào phần trăm tăng trưởng chúng ta sẽ biết mức độ phát triển của doanh nghiệp hay nền kinh tế đó là nhanh hay chậm, tăng hay giảm so với các kỳ trước.

Tính phần trăm tăng trưởng

Công thức tính phần trăm tăng trưởng là: % tăng trưởng = (năm cần tính – năm trước)/năm trước*100

Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm trong trường hợp này cũng có thể mang giá trị âm. Lý do là vì doanh thu tháng này có thể thấp hơn so với kỳ cần so sánh, và giá trị âm sẽ mang ý nghĩa mức tăng trưởng giảm hay thấp hơn.

2. Tính phần trăm của một tổng

Trong số các cách tính phần trăm thì đây có lẽ là cách phổ biến nhất. Thông qua việc tính phần trăm của một tổng, ta sẽ biết một đại lượng đã cho chiếm bao nhiêu so với tổng số chung.

Ví dụ: Cửa hàng quần áo có 20 quần jeans và 25 áo thun. Vậy thì phần trăm áo thun trong cửa hàng là: [25/(20+25)]*100 = 55.6%.

3. Tính phần trăm hoàn thành công việc

Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, đôi khi người ta cũng dùng đến cách tính phần trăm. Ngoài ra, người ta còn ứng dụng và nâng cấp công thức để tính các tỷ lệ hoàn thành công việc dự kiến giúp hoạch định kế hoạch, chuẩn bị nhân công và nguyên vật liệu cho từng công việc một cách hợp lý nhất.

Tính phần trăm hoàn thành công việc

Công thức tính phần trăm hoàn thành công việc: (số công việc đã hoàn thành x/ số công việc phải hoàn thành y)*100

RINH NGAY LAPTOP VĂN PHÒNG GIÁ TỐT

4. Tính phần trăm khuyến mãi

Để trở thành một người mua hàng thông minh với những sự lựa chọn phù hợp, bạn có thế áp dụng phần trăm cho việc tính số tiền được khuyến mãi.

Ví dụ: Một chiếc điện thoại Samsung có giá ban đầu là 7.000.000 VND và đang được giảm 20%. Từ đó suy ra, số tiền được giảm khi mua chiếc điện thoại đó là: (7.000.000*20)/100 = 1.400.000 VND.

Trường hợp 2: Tính phần trăm tăng giá

Công thức tính phần trăm tăng giá: Số tiền tăng thêm: % tăng*giá ban đầu/100

Ví dụ: Một kg gạo Tám thơm có giá là 15.000 VND. Vì dịch Covid kéo dài nên giá gạo tăng lên 12%. Số tiền tăng thêm là: (15.000*12)/100= 1.800 VND.

5. Tính lãi suất gửi ngân hàng

Tính lãi suất gửi ngân hàng

Ví dụ: Bạn Ngân gửi 100.000.000 VND ở ngân hàng A với mức lãi suất là 5%/năm. Từ đây suy ra, lãi suất gửi hàng tháng sẽ là 5%/12 tháng. Tiền lãi mỗi tháng của Ngân là: 100.000.000 * 5% / 12 = 416.666,7 VND.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là công thức đơn giản nhất khi tính lãi suất tiền gửi ngân hàng. Về số tiền lãi thực nhận sẽ tùy thuộc vào mức lãi suất của từng ngân hàng cũng như hình thức lĩnh tiền (có gộp tiền lãi hàng tháng vào tiền gốc để tính lãi; lĩnh tiền lãi cuối kỳ hay theo tháng, theo quý,…) mà có cách tính khác nhau. Song, chúng vẫn sẽ dựa trên công thức chung ban đầu.

6. Tính lãi suất vay ngân hàng

Tính lãi suất vay ngân hàng

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 50.000.000 VND với mức lãi suất là 9%/năm. Từ đó suy ra, lãi suất vay ngân hàng phải chi trả mỗi tháng là 9%/12 tháng. Vậy tiền lãi mỗi tháng mà bạn phải trả ngân hàng sẽ là: 50.000.000 * 9% / 12 = 375.000 VND.

IV. Tính phần trăm trên Excel, Google Sheet

1. Đề bài ví dụ

Với sự phát triển của ngành công nghệ máy tính, bạn có thể tính các tỷ lệ phần trăm thông qua các ứng dụng như Excel hoặc Google Sheet. Với các làm này, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, đồng thời hạn chế được sai sót và xử lý được các file dữ liệu lớn.

Ví dụ: KPI đầu tháng của mỗi nhân viên là bán ra được 50 chiếc điện thoại. Sau một tháng, hãy tính phần trăm hoàn thành KPI của từng nhân viên.

2. Hướng dẫn nhanh 3. Hướng dẫn chi tiết

Bảng tổng hợp số lượng điện thoại đã bán của một số nhân viên

Ở ô tính phần trăm hoàn thành, chọn ô đã bán được / ô KPI

Nhấn Enter để ra kết quả

Muốn kết quả ở dạng %, bôi đen toàn bộ ô % hoàn thành và nhấn chuột phải chọn Format Cells.

Hộp thoại Format Cells hiện ra, chọn Percentage trong phần Number.

Bạn có thể tùy chỉnh làm tròn bằng cách chọn số chữ số muốn làm tròn thông qua ô Decimal Places.

Nhấn OK

Kết quả sau khi hoàn thành

Hướng Dẫn Cách Tính Điểm Đánh Giá Năng Lực Chính Xác Nhất Dành Cho Các Sĩ Tử

Kỳ thi đánh giá năng lực chính là bài thi để kiểm tra năng lực của các thí sinh trước khi bước vào Đại học. Bài thi này gồm có 120 câu hỏi và thời gian làm bài 150 phút.

Bài thi đánh giá năng lực được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Bài thi đánh giá năng lực kết hợp kiến thức và tư duy với một số hình thức khác. Gồm có: cung cấp số liệu, dữ liệu, các công thức, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.

Kỳ thi đánh giá năng lực được xây dựng cấu trúc tương tự như kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) hay kỳ thi TSA (Thinking Skills Assessment).

Bài thi đánh giá năng lực giúp kiểm tra, đánh giá một số trình độ cơ bản của thí sinh. Ví dụ như: tư duy logic, sử dụng ngôn ngữ, xử lý dữ liệu, giải quyết vấn đề.

Mục đích của việc các thí sinh tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực này là:

Xét tuyển vào các trường Đại học.

Đánh giá năng lực của học sinh bậc THPT dựa theo chuẩn đầu ra.

Hướng nghiệp cho các bạn học sinh trên nền tảng kiến thức, năng lực cá nhân.

Kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, tư duy và kỹ năng của học sinh.

Trình giấy báo dự thi, các giấy tờ tùy thân cho cán bộ coi thi kiểm tra.

Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng bút mực, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi không được có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ. Ngoài ra còn có Atlat Địa lí Việt Nam (do phía Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành).

Thí sinh không được mang vào phòng thi các loại vũ khí, chất gây nổ, đồ uống có cồn, gây cháy. 

Thí sinh không được gian lận qua thiết bị truyền tin trong quá trình làm bài thi.

kỳ thi đánh giá năng lực là một phương thức tuyển sinh tương đối mới, do đó thí sinh tham gia kỳ thi này sẽ có nhiều cơ hội hơn để xét tuyển vào các trường Đại học mong muốn. Vậy nên, PREP khuyên bạn nên ôn luyện và tham gia kỳ thi ĐGNL để tăng cơ hội trúng tuyển. Bên cạnh đó, khi tham gia kỳ thi bạn sẽ có cơ hội cọ sát, hiểu chính xác năng lực hiện tại của bản thân để tự tin hơn khi tham gia kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. 

Thang điểm: 150

Phần tư duy định lượng: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 70 phút làm bài)

Phần tư duy định tính: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

Phần khoa học (tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội): 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

Bài thi thực hiện trên máy tính, mỗi câu đúng sẽ được 1 điểm, câu sai không được điểm.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Tư duy định lượng + Điểm thi Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH

Với trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi (thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150

Thang điểm: 1200

Phần sử dụng ngôn ngữ: 400 điểm (40 câu)

Phần toán học, phân tích số liệu và tư duy logic: 300 điểm (30 câu)

Phần giải quyết vấn đề: 500 điểm (50 câu)

Điểm từng câu hỏi sẽ khác sau, tùy thuộc vào độ khó và độ phân hóa của mỗi câu hỏi.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần + Điểm ưu tiên (theo quy định từng trường)

Với trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQG TPHCM sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi (thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200

Các bài thi đánh giá năng lực sẽ được quy điểm về thang điểm 10. Điểm bài thi được tính đến 0.1 điểm.

Kết quả bài thi đánh giá năng lực sẽ được sử dụng để xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của Trường. Xét theo phương thức kết hợp, cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tường ứng với ngành học đó. 

Kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt có thể được bảo lưu để xét tuyển tối đa trong 2 năm. Vì vậy, các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi trước để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau.

Cách Tính Điểm Xét Tốt Nghiệp Dành Cho Học Sinh Chính Xác Nhất

Sau khi thi THPT xong tính điểm tốt nghiệp là việc vô cùng quan trọng. Tính điểm xét tốt nghiệp sẽ giúp bạn biết được tổng điểm các bài thi là bao nhiêu sau khi áp dụng công thức tính của Bộ GD&ĐT. Căn cứ vào kết quả sau khi tính điểm, bạn sẽ biết được cơ hội đỗ tốt nghiệp THPT và Đại học với tỉ lệ là bao nhiêu. 

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, kết quả bài thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia sẽ chiếm 70% tổng số điểm xét tốt nghiệp. Còn lại 30% sẽ là điểm trung bình năm lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp THPT gồm có tổng điểm của tất cả các bài thi. Bao gồm bài thi bắt buộc và bài thi tổ hợp. Và điểm ưu tiên, điểm khuyến khích ( nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12. Điểm của từng bài sẽ được quy về thang điểm 10. Điểm xét tốt nghiệp sẽ được lấy làm tròn 2 chữ số thập phân do phần mềm máy tính thực hiện. Đem lại sự chính xác và công bằng cho tất cả các thí sinh

Khi bước vào kì thi THPT Quốc gia thí sinh bắt buộc phải làm bài thi chung bắt buộc và bài thi tự chọn. Thí sinh cần lưu ý một số yếu tố là điều kiện cần để công nhận tốt nghiệp. Và để có kế hoạch ôn luyện thật tốt. Để đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 thí sinh dự thi phải cần có một số điều kiện sau:

Thí sinh đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia, không bị kỷ luật, gian lận hay hủy kết quả bài thi

Thí sinh phải đảm bảo tất cả các bài thi của từng môn thi kể các phần thi chung và tổ hợp. Kết quả bài thì phải đều đạt trên 1.0 theo thang điểm 10 mới đủ xét công nghiệp tốt nghiệp

Thí sinh phải đảm bảo có điểm xét tốt nghiệp từ 5.0 trở lên. 

Để có thể đủ điều kiện công nhận Tốt nghiệp THPT. Tất cả các thí sinh phải tham dự đầy đủ 3 bài độc lập (Toán, Văn, Anh). Và một tổ hợp KHTN( Lý, Hóa, Sinh). Hoặc tổ hợp KHXH (Sử, Địa, Công dân). Riêng đối với các bạn học sinh ở giáo dục thường xuyên thì tham dự hai bài thi độc lập Toán và Ngữ văn và một bài tổ hợp. Các bạn ở giáo dục thường xuyên có thể đăng ký thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả tuyển sinh. 

Vì vậy số bài thi khác nhau nên công thức tính điểm cho học sinh giáo dục thường xuyên và học sinh THPT sẽ khác nhau. Theo khoản 1 điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định như sau:

Trong đó, điểm xét tốt nghiệp gồm điểm bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Điểm ưu tiên, khuyến khích và điểm trung bình của năm lớp 12. Đểm của từng bài thi THPT theo thang 10. 

Đối với hệ THPT, cách tính điểm xét tốt nghiệp bằng cách lấy tổng điểm 4 bài thi cộng với điểm khuyến khích( nếu có) chi cho 4. Sau đó nhân với 7 và tiếp tục cộng điểm trung bình năm lớp 12 nhân với hệ số 3. Rồi tất cả chia cho 10 cộng điểm ưu tiên nếu có

Ví dụ: Nguyễn Văn A có điểm thi tốt nghiệp THPT là: Toán 7 điểm, Ngữ Văn 8 điểm, Tiếng Anh 8,5 điểm. Và bài thi tổ hợp khoa học xã hội là  7,6 điểm (Địa lý 7,5 điểm, Lịch sử 6.5 điểm, GDCD 9 điểm). Điểm trung bình cả năm lớp 12 là 7.5 và không có điểm ưu tiên, điểm khuyến khích. Điểm xét tốt nghiệp của Nguyễn Văn A được tính như sau:

Điểm xét tốt nghiệp = ((31,1 : 4) x 7 + (7.5 x 3)): 10 = 7.693 điểm

Đối với hệ giáo dục thường xuyên, điểm tốt nghiệp sẽ tính bằng cách lấy tổng điểm 3 bài thi chia cho hệ số 3. Cộng cho tổng điểm khuyến khích nếu có chia cho 4. Sau đó tất cả nhân với 7 cộng với điểm trung bình năm lớp 12 nhân 3. Sau đó tất cả chi cho 10 và cộng điểm ưu tiên nếu có. 

Ví dụ: Nguyễn Văn B có điểm thi tốt nghiệp THPT là: Toán 7 điểm, Ngữ Văn 8 điểm. Và bài thi tổ hợp khoa học xã hội là  7,6 điểm (Địa lý 7,5 điểm, Lịch sử 6.5 điểm, GDCD 9 điểm). Và điểm trung bình cả năm lớp 12 là 7.5 và không có điểm ưu tiên, điểm khuyến khích. Điểm xét tốt nghiệp của Nguyễn Văn B được tính như sau:

Điểm xét tốt nghiệp = ((22,6 : 3) x 7 + (7.5 x 3)): 10 = 7.523 điểm

Để công nhận xét tốt nghiệp thí sinh phải cần làm đủ bài thi bắt buộc và bài thi tự chọn. Tất cả các thí sinh phải đảm bảo không có bài nào bị điểm liệt ( dưới 1 điểm) và tổng điểm để xét tốt nghiệp phải từ 5.0 trở lên. Vì thế tất cả các thí sinh lưu ý những điều sau đây để có kết quả xét tốt nghiệp tốt nhất.

Advertisement

Thí sinh vi phạm quy chế thi, nhìn bài hoặc trao đổi với thí sinh khác sẽ bị khiển trách lần 1. Nếu cứ tiếp tục trao đổi thì sẽ bị cảnh cáo. Có thể dừng thi nên các thí sinh cần lưu ý trong quá trình làm bài. 

Khi vi phạm quy chế thi, thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả của bài thi trong năm thi đó. Và sẽ không được công nhận tốt nghiệp

Thí sinh bị khiển trách giám thị sẽ trừ 25% tổng điểm bài thi. Mức trừ tối đa là 50% đối với các thí sinh bị cảnh báo

Các bài thi phát hiện chép từ các tài liệu trên mạng đem vào phòng thi. Phát hiện có 2 bài làm trở lên đối với 1 bài thi. Hoặc bài thì có chữ viết của 2 người trở lên. Hay bài thi viết trên giấy không đúng quy định. Đều sẽ bị 0 điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT 

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tính Giá Vốn Trong Nhà Hàng Ăn Uống Chính Xác trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!