Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Cây Dương Xỉ, Đặc Biệt Lưu Ý Về Vị Trí Trồng Cây được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chào các bạn, cây dương xỉ hiện đang là loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Loại cây này dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây luôn xanh tốt thì bạn vẫn nên biết về điều kiện sống của cây để có cách trồng và chăm sóc phù hợp nhất. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây dương xỉ để cây luôn phát triển tốt và xanh tốt quanh năm.
Cách trồng cây dương xỉ tại nhàĐể trồng cây dương xỉ các bạn cần biết về môi trường sống phù hợp với cây dương xỉ. Loại cây này ưa bóng, không cần nắng chiếu trực tiếp và chỉ cần có đủ nước thì có thể phát triển tốt mà không cần nhiều dinh dưỡng từ đất. Với điều kiện sống như vậy, cách trồng cây dương xỉ phù hợp đó là cần chọn vị trí trồng cây thích hợp và tưới đủ nước cho cây.
Về vị trí đặt cây: các bạn nên chọn vị trí trồng có ánh sáng là được. Có thể dặt cây ở vị trí có nắng buổi sáng chiếu vào nhưng phải tránh được nắng buổi trưa và buổi chiều. Tuyệt đối không để cây ở vị trí có nắng gắt chiếu vào cây sẽ không phát triển tốt thậm chí có thể chết. Ngoài điều kiện về ánh sáng thì vị trí đặt cây cũng cần thoáng khí và nhiệt độ không quá cao (dưới 30 độ C là tốt nhất).
Về vấn đề nước tưới: dương xỉ là cây ưa ẩm nên bạn hãy tưới cho cây 2 lần 1 ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Sau khi tưới dùng thêm bình xịt để xịt cho cây ướt lá giúp cây phát triển tốt hơn. Đối với cây dương xỉ thân gỗ, khi tưới cây các bạn nên tưới từ ngọn cây xuống để cả thân cây đều có nước giúp tạo ẩm cho cây tốt hơn. Cách tưới cây đó là các bạn tưới chậm để đất ngấm nước đều. Khi thấy có nước thoát ra từ lỗ thoát nước dưới đáy chậu thì dừng không tưới nữa.
Lưu ý là khi đất không thấm hút nước tốt thì cũng là lúc bạn nên thay đất cho cây dương xỉ để đất thoát nước tốt hơn. Thay đất cho cây dương xỉ các bạn có thể mua đất ở ngoài tiệm cây cảnh hoặc tự trộn đất cũng được. Nếu trộn đất thì các bạn hãy trộn thêm tro trấu ủ hoai mục (ủ 1 tháng), phân hữu cơ ủ hoai mục, xơ dừa và một chút phân NPK tổng hợp. Nếu bạn không dùng phân NPK thì cũng có thể dùng các loại khác như phân trùn quế, phân vi sinh hay phân chuồng đều được.
Phòng trừ sâu bệnh: cây dương xỉ là cây gần như không có sâu bệnh hại. Tuy nhiên để cây phát triển tốt thì bạn nên cắt tỉa các lá già, dọn sạch gốc để cho thoáng đất và thường xuyên kiểm tra xem cây có các loại côn trùng trú ngụ hay không. Nếu gặp phải một số loại côn trùng hay rệp thì bạn có thể dùng bình xịt côn trùng (bình xịt gián, kiến) để xịt cho cây là có thể diệt sạch các loại côn trùng này.
Như vậy, có thể thấy cách trồng cây dương xỉ rất đơn giản, khi trồng dương xỉ các bạn chỉ cần đặc biệt lưu ý vị trí trồng cây thích hợp và tưới đủ nước cho cây. Khi tưới nước bạn có thể dùng thêm bình xịt để xịt vào lá giúp cây tăng độ ẩm và phát triển tốt hơn.
Đặc Điểm, Cách Trồng Và Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Hoa Hồng Anh
Hoa hồng anh có nguồn gốc xuất xứ từ Brazil và có tên khoa học là Mandevilla sanderi. Đây là cây hoa có dạng thân leo, mềm mại với lá màu xanh đậm và có dạng hình trứng.
Cánh hoa hồng anh gồm hai loại là cánh hoa đơn và hoa kép, dạng hình phễu và có màu hồng tươi. Bên cạnh đó, cây hoa hồng anh còn có quả nhưng ít hạt và có gai bao quanh.
Mỗi loài hoa đều mang cho mình một ý nghĩa riêng và hoa hồng anh cũng vậy, không chỉ có ý nghĩa về phong thủy mà còn là ý nghĩa về đời sống.
Đối với phong thủyVề phong thủy, hoa hồng anh đem đến cho gia chủ nhiều vận may, hút nhiều vượng khí và lan tỏa năng lượng tích cực.
Ngoài ra, nếu bạn là người mệnh Thổ thì việc trồng hồng anh trong nhà cũng đem đến nhiều điều may mắn vì màu hồng của hoa thì rất hợp với người mệnh này.
Đối với đời sốngHoa hồng anh mang hình ảnh dáng vẻ của một người con gái dịu dàng, mong manh nhưng bên trong luôn có một sức sống mạnh mẽ, vươn lên và chấp nhận mọi khó khăn thử thách.
Ngoài những ý nghĩa về phong thủy và đời sống thì hoa hồng anh còn được trồng để trang trí giàn leo trong vườn, cổng,…. Bên cạnh đó, những chậu hoa hồng anh còn được đặt ở tại những văn phòng, trước cổng và hành lang trong nhà.
Thêm vào đó, việc trồng hồng anh trong nhà còn giúp thanh lọc không khí, đem lại bóng mát cho sân vườn và giúp thư giãn tinh thần mỗi khi mệt mỏi.
Cách trồngVới hồng anh, bạn có thể trồng bằng cách giâm cành với cành giâm có độ dài khoảng từ 10 – 15cm. Sau khi giâm thì bạn tìm nơi có đất giàu mùn, xốp và nhiều chất dinh dưỡng rồi cắm vào, bón thêm phân NPK.
Cách chăm sócSau khi trồng, bạn cần thường xuyên tưới nước và tưới đều đặn mỗi ngày. Nếu hôm nào trời mưa thì ngưng tươi và kiểm tra tình trạng đất, khi nào khô thì mới được tưới tiếp.
Lưu ý: Không được tưới nước quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng ngập úng.
Phân bón dùng để trồng hoa là phân NPK và cần bón với tỷ lệ 15:15:15 pha loãng 20 ngày 1 lần. Để cho cây phát triển tươi tốt thì sau mỗi 3 tháng phải xới nhẹ bề mặt đất lên và bón phân hữu cơ vào.
Để cây không bị nấm thì bạn cần phải dọn các lá hỏng ở dưới gốc và rải thuốc diệt kiến để phòng rệp. Bên cạnh đó là nên loại bỏ những lá héo, úa trên cây để tránh lây sang các lá khác.
Mặc dù đây là loài cây chịu hạn tốt nhưng cây lại không thể chịu rét, vì vậy khi trồng, bạn nên đặt ở những nơi có nhiều ánh nắng.
Advertisement
Để mua hoa hồng anh, bạn có thể đến các cửa hàng bán cây cảnh xung quanh khu vực mình sống hoặc lên các trang bán hoa như Green Life hoặc Thế giới cây và hoa để tìm mua. Giá của một chậu hoa hồng anh thường dao động trong khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng.
Cây Lồng Mức Là Cây Gì? Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc, ý nghĩa cây lồng mức
Cây lồng mức hay còn gọi với cái tên quen thuộc là sapoche được nhìn thấy ở vùng nhiệt đới ở đông Châu Phi và các nước thuộc vùng nhiệt đới ở Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào,… Tuy nhiên, cây lồng mức được trồng rất nhiều ở trong vườn ở Châu Phi, các đảo ở Ấn Độ Dương, Đài Loan,…
Người ta thường sử dụng thân cây lồng mức trong ngành nghề điêu khắc, chế tác các loại bàn, ghế, tủ,… hoặc được dùng để ghép phôi cho cây cảnh, chế biến thuốc trị rắn cắn, côn trùng đốt, ngoài ra quả của cây lồng mức cũng được là một loại trái cây phổ biến có hàm lượng vitamin cao.
Đặc điểm, phân loại cây lồng mứcCây lồng mức thuộc loài cây tiểu mộc, có chiều cao trung bình khoảng 3 – 12m, đường kính của thân cây khoảng 20cm. Khi còn non cây có màu xanh nhạt và có màu nâu nhạt, nứt tróc vỏ theo chiều dọc của thân khi cây về già.
Lá của cây thuộc loại lá đơn, thường mọc theo chiều hướng đối với nhau, lá có chiều dài khoảng 5 – 12cm, có một lớp lông bao phủ lên lá, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới có màu xanh nhạt.
Hoa màu trắng, quả mọng, vỏ màu nâu vàng nhạt, bên trong là lớp thịt màu nâu ánh đỏ, hạt màu đen. Quả của cây lồng mức có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp được nhiều vitamin cho cơ thể. Mỗi năm cây sẽ ra qua 2 lần và hoa có thể mọc quanh năm.
Táo bón, tiêu chảy: Quả của cây lồng mức có hàm lượng chất xơ rất cao làm giảm táo bón cực kì hiệu quả, đồng thời hỗ trợ các tế bào ruột già giảm khả năng nhiễm trùng
Điều trị ho: Hàm lượng vitamin C cao có trong quả của cây lồng mức giúp điều trị bệnh ho và các bệnh nhiễm lạnh mãn tính.
Tẩy lông chân và tay: Nhựa từ cây lồng mức kết hợp 1 muỗng nhỏ gelatin, 1 muỗng nhỏ sữa tươi không đường sẽ tạo thành một hỗn hợp kết dính có thể dùng để tẩy lông.
Cách trồng cây lồng mức tại nhàCây lồng mức thường được trồng bằng cách chiết cành, đây là phương pháp phổ biến được nhiều người thực hiện. Khi thực hiện phương pháp chiết cành nên lựa chọn những cành cho trái khỏe, không quá già và đường kính dao động khoảng 1 – 3cm. Vì nhánh tốt và được chiết đúng phương pháp sẽ cho rễ khỏe mạnh sau 4 – 6 tháng.
Advertisement
Cách chăm sóc cây lồng mức
Trong quá trình chăm sóc cây bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Tưới nước: Khi cây còn non nên tưới khoảng 2 ngày/lần và số lần sẽ giảm dần lại khi cây trưởng thành, tuy nhiên cần tối thiểu tưới 1 – 2 lần trong mùa khô.
Bón phân: Hợp với các loại phân bánh dầu, phân chuồng đã xử lý, NPK 20-20-15. Khi cây trong 1 – 3 năm đầu cần được bón phân khoảng 3 – 5 lần/4 tháng. Khi cây trưởng thành thì cần bón phân 2 – 4 lần vào các tháng 2, tháng 4 và tháng 7.
Cắt tỉa: Cây lồng mức cho tán dày và đều nên không cần cắt tỉa nhiều, chỉ cần cắt bỏ các nhánh thấp xòa trên mặt đất và cắt bỏ ngọn cành tược là đủ. Đối với cây lớn chỉ cần xén bỏ những cành yếu ớt hoặc bị sâu bệnh phá hại.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lồng mứcBạn cần lưu ý một số vấn đề khi trồng và chăm sóc cây lồng mức để cây phát triển tốt sau đây:
Sâu bệnh: thường bị rầy trắng hại cây. Bạn có thể dùng nước rửa chén tưới lên cây sau đó tưới lại nhằm đẩy rầy ra khỏi cây. Hoặc dùng hỗn hợp tiêu, rượu, gừng, ớt để trị các loại sâu bệnh cho cây mà không dùng thuốc.
Khi trái lớn cỡ ngón tay rất dễ bị ruồi đục trái. Bạn nên dùng bao đã cắt đuôi bọc lại trái. Vì là giống rất sai trái cho nên nếu cây ra quá nhiều trái nên cắt bỏ bớt để tránh tình trạng cây không đủ sức nuôi và trái sẽ bị nhỏ khi thu hoạch.
Cây Kim Ngân: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Kim Ngân được biết đến là 1 trong số những loài cây mang lại điều tốt lành, may mắn và có nhiều ý nghĩa phong thủy đối với gia chủ. Chính vì vậy mà đây là loài cây rất được ưa chuộng ở nước ta. Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân ngay nha.
Khu vực sinh trưởng chủ yếu của cây là ở đầm lầy. Do hình dạng thân cây xoắn lại độc đáo mà dân gian còn gọi cây là cây bím tóc hay cây thắt bím. Kim Ngân là loài cây bóng râm, ưa ánh sáng yếu vì vậy khi trồng trong nhà vẫn có thể phát triển tốt. Cây Kim Ngân có 2 dạng:
Cây cảnh: Cây trồng trong chậu nhỏ hoặc bình thủy sinh. Thân cây xoắn vào nhau, lá xanh và mọc xum xuê khoảng 5 – 7 lá một cành.
Cây ngoài tự nhiên: Cây có thể cao tới 18m, cây có thể ra hoa và kết trái.
Cây kim ngân sẽ ra hoa khi được trồng trong tự nhiên, với điều kiện thời tiết phù hợp. Hoa kim ngân khá to, mọc đơn, có màu trắng hoặc đỏ. Cây kim ngân nở hoa nghĩa là tài lộc may mắn, nở rộ. Quả hình trứng, hơi giống trái bơ, chuyển màu nâu khi chín. Bên trong quả có thể chứa 10-20 hạt.
Cây Kim Ngân có dáng vững trãi hiên ngang, thân bện xoắn vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, vững vàng trước sóng gió. Lá cây xum xuê xanh tốt vượng phong thủy tiền bạc, hàm chứa sức sống mãnh liệt.
Số cây Kim Ngân trồng trong chậu cũng mang nhiều ý nghĩa:
Thế “trụ thiên”: Chậu trồng 1 cây duy nhất, thân cây phải to và mập mạp. Đó là thế đứng vững vàng, kiên định.
Thế “phúc – lộc – thọ”: Chậu trồng 3 cây, tết lại với nhau mang ý nghĩa bền chặt song hành của phúc – lộc – thọ.
Thế “phúc – lộc – thọ – an – khang”: Chậu trồng 5 cây, biểu tượng 5 yếu tố trên hòa hợp, song hành.
Lá cây xòe 5 nhánh là biểu tượng của sự cân bằng 5 yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vì vậy mà cây Kim Ngân hầu như không tương khắc với các mệnh trong phong thủy. Thế nhưng khi có những sự kết hợp này thì tiền tài sẽ càng phát triển hơn:
Thân cây màu nâu, kích thước chiếm 50% diện tích cả cây nên hợp mệnh thổ và kim.
Tán cây rộng, lá xanh mướt hợp mệnh mộc, mệnh hỏa.
Mệnh hỏa và thủy đều tương sinh với đặc điểm cây.
Kim Ngân hợp với hầu hết các tuổi. Kim Ngân khắc phục những nhược điểm về tính cách của người tuổi tuất, thân, tý. Đa số những người tuổi này chân thành, tốt bụng nhưng cũng vì vậy mà họ hay bị lợi dụng lòng tốt. Cây Kim Ngân sẽ mang lại sự hài hòa, chỉ đường công việc của họ đi đúng hướng để đạt thành công.
Người tuổi Tuất thông minh, nhạy bén, nhiệt tình, hay giúp đỡ người khác. Kim ngân giúp họ củng cố vị thế, thuận buồm xuôi gió trong công việc.
Người tuổi Tý lại biết cách kiếm tiền, có ý thức tích góp nhưng thiếu sự nhanh nhạy trong đầu tư. Cây kim ngân sẽ mang lại cho họ vận may và cơ hội tốt.
Những người tuổi còn lại thì cây tôn lên những nét tính cách nhạy bén, linh hoạt nơi họ, giúp đường đời rộng mở hơn.
Đất trồng: Nên dùng đất vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng, đất tơi xốp trộn mùn gỗ ủ hoai mục. Hoặc bạn có thể sử dụng đất TS2 có thành phần kích thích rễ lớn nhanh, giúp cây hút nước và dinh dưỡng nhanh chóng.
Phương pháp trồng: Cây kim ngân có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Thời gian giâm cành tốt nhất là mùa hè.
Kỹ thuật trồng: Đầu tiên, bạn rải 1 ít sỏi vào đáy chậu để cây thoát nước tốt rồi cho đất vào ½ chậu. Sau đó bạn bỏ cây vào, cho nốt phần đất còn lại rồi ấn chặt để định vị cây thẳng đứng. Bạn tưới đẫm nước cho cây rồi đặt cây ở bóng mát tới khi cây ra rễ thì mới chuyển qua nơi nắng phù hợp.
Nước tưới: Cây Kim Ngân không cần tưới nước quá nhiều. Nếu để trong nhà thì có thể tưới nước mỗi tuần 1 lần theo kiểu phun sương. Cây ngoài tự nhiên thì 1,5 tuần tưới 1 lần theo kiểu tươi ngập gốc.
Dinh dưỡng: Bạn bón phân NPK cho cây. Bạn hòa phân vào nước rồi tưới quanh gốc, mỗi 1-2 tháng bón 1 lần là đủ.
Nhiệt độ: Cây tự nhiên sống tốt ở nhiệt độ 10-40 độ C. Cây trồng trong nhà sẽ phù hợp nhiệt độ 15-25 độ C. Cây Kim Ngân dễ bị sốc nhiệt khi đột ngột bị chuyển từ nơi quá nóng sang nơi quá lạnh và ngược lại. Vì vậy bạn hãy đặt cây vào phòng bình thường để cây quen nhiệt độ rồi sau đó bật điều hòa cây vẫn có thể sống tốt.
Ánh sáng: Cây Kim Ngân không cần nơi nắng quá gắt vì vậy hãy để cây nơi có lượng ánh nắng vừa phải.
Cây Kim Ngân có giá dao động khoảng 120.000 đồng tới 320.000 đồng tùy kích thước.
Bạn có thể mua Kim Ngân ở những cửa hàng chuyên bán cây cảnh và hoa, những trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada hoặc những website bán cây online uy tín. Tuy nhiên, bạn nên tới tận nơi mua để đảm bảo nhìn tận mắt và chọn những cây thực sự đẹp và phù hợp.
Cây Lát Hoa Là Cây Gì? Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết
Cây lát hoa là cây gỗ rừng, được trồng phổ biến ở miền Trung và miền Bắc nước ta. Cùng tìm hiểu cây lát hoa, cách trồng và cách chăm sóc chi tiết.
Cây lát hoa còn có tên là Chukrasia Tabularis, thuộc họ Meliaceae. Cây lát hoa xuất hiện từ rất lâu, chủ yếu ở các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam,… và ở các quốc gia như Nam Phi, Hoa Kỳ, Costa Rica,…
Tại Việt Nam, cây lát hoa được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, dọc từ Hà Tĩnh đến Lạng Sơn.
Cây lát hoa được trồng phổ biến ở khu rừng kinh tế hay cây cho bóng mát ở đường phố lớn, ở khuôn viên trường học,…
Cây lát hoa thuộc loài thân gỗ, sống lâu năm, có chiều cao khoảng 25-30 mét, đường kính tới 120-130 cm. Thân cây mọc thẳng đứng, nhiều tán lá, vỏ màu nâu nhạt nứt dọc.
Lá cây lát hoa thuộc loại lá kép hình lông chim, nhẵn bóng, có màu đỏ nhạt khi non, khi cây lớn thì lá chuyển sang màu xanh. Lá cây mọc đối xứng nhau qua chiếc cuống dài khoảng 30 cm. Lá chét mọc ở đầu cuống, có hình mũi mác và đầu nhọn.
Hoa của cây lát hoa mọc ở phần đầu cành, màu vàng nhạt, đài bên trong có lông, hình trùy. Hoa mọc thẳng và rũ xuống khi trưởng thành.
Loài cây này có nhiều loại như: cây lát hoa trái nhỏ, cây lát hoa Đồng Nai, cây lát hoa lá lông…
Lá non của cây lát hoa có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, vỏ cây còn được dùng để hạ sốt ở mọi lứa tuổi.
Cây lát hoa là loài cây có thân gỗ đẹp, từ vân gỗ, thịt gỗ đến màu sắc nên được nhiều người chọn làm đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất trong nhà và nhiều vật dụng thường ngày khác.
Hoa của cây lát hoa được sử dụng để chế tạo chất tạo màu cho thực phẩm.
Cây lát hoa giúp làm đẹp cho đường phố, khuôn viên khách sạn, trường học,…
Cây lát hoa thích hợp sống ở vùng đất cao khoảng 300 mét từ mực nước biển và chịu được nhiệt độ từ 8-40 độ C. Bạn nên trồng cây lát hoa vào mùa xuân, mùa thu và chọn những ngày mưa ẩm, mát.
Cây lát hoa có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, tuy nhiên bạn cần chọn đất tốt, sâu ẩm, tránh đất nhiều sỏi đá.
Trước khi trồng, bạn nên dọn sạch cây bụi, dây leo ở vùng đất đó. Nếu trồng kết hợp cây nông nghiệp thì bạn nên đốt. Mật độ trồng thích hợp khoảng 700-800 cây/ha, cự ly trồng trên băng là 3x3m.
Bạn nên cung cấp đủ lượng nước cho cây lát hoa mỗi ngày, đặc biệt là khi mới trồng cây để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Vào năm đầu trồng cây, bạn cần xới vun gốc, cắt bỏ dây leo, cây bụi. Năm thứ hai, bạn vẫn chăm sóc như năm đầu, nhưng cần vặt bỏ các chồi bên trong khoảng độ cao ngang tầm với. Năm thứ ba, bạn vẫn chăm sóc như năm hai và cần tỉa cành tạo trục chính.
Để cây lát hoa phát triển tốt nhất, bạn cần trồng ở những nơi khô ráo, không bị úng nước nhưng vẫn cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày.
Bạn cần phòng trừ sâu bệnh cho cây lát hoa bằng thuốc diệt trừ sâu ăn lá như với cây lá rộng khác.
Cây Xoài Rễ Gì – Cẩm Nang Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc Cây Xoài
Cây Xoài được biết đến là loại cây trồng ăn quả khá phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế cao tại Việt Nam. Hầu như, mọi người đều biết đây là cây dùng để tạo bóng mát và cũng là loại cây ăn quả. Nhưng rất nhiều người vẫn không biết cây xoài có nguồn gốc từ đâu hay cách chăm sóc cây như thế nào là đúng cách,…
Tìm hiểu giống cây xoài
Đây là cây vừa dùng làm cây cảnh, vừa được trồng để lấy quả hoặc tạo bóng mát. Hiện tại, xoài có rất nhiều loại như xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu, xoài Xiêm,… Do cây mang lại nhiều lợi ích cho con người, vì vậy chúng được trồng rất nhiều nơi, từ những vùng nông thôn cho đến thành phố tại một số công trình.
Cây xoài là loại cây thuộc họ Anacardiacae, với tên khoa học là Mangifera Indica L. Hiện tại, xoài có 2 loại giống cơ bản, đó là xoài Ấn Độ có hạt đơn phôi và xoài Đông Nam Á với hạt đa phôi. Đặc biệt, đối với loại xoài hạt đơn phôi thường ra trái hàng năm.
Nguồn gốc của cây xoài
Loại cây này, được bắt nguồn từ những nước nhiệt đới châu Á và hiện nay đã được trồng khắp nơi trên thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, cây xoài được trồng rất nhiều tại miền Nam, với nhiều loại giống rất đa dạng.
Hình thái và đặc điểm của cây xoài
Cây xoài: Thông thường, cây xoài thường có chiều cao khoảng 15 đến 20m và đây là cây thân gỗ lớn. Tuy nhiên, cây lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào từng loại giống. Đối với rễ cây, thường được phân bố cách mặt đất cỡ 0,5m và tập trung chủ yếu cách gốc khoảng 2m. Công dụng của rễ cây xoài cũng tương tự các loại rễ cây khác, với nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng, hút nước dễ nuôi cây và cố định cây.
Cây xoài rễ gì – Hình cây xoài xum xuê trái
Lá xoài: có dạng lá đơn, thuôn dài, với chiều dài khoảng 15 đến 30cm, chiều rộng 5 đến 7cm và mặt trên thường nhẵn bóng màu xanh đậm, phía dưới lá có xanh nhạt hơn. Hằng năm, mỗi loại xoài thường ra chồi từ 3-4 lần, điều này còn phụ thuộc vào tuổi thọ cây. Cũng như thời tiết hay chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ được. Đối với, những cây non thường ra chồi nhiều lần hơn các cây đang ra quả và cây già thì rất ít khi ra chồi.
Hoa xoài: luôn mọc thành chùm tại ngọn cành, với rất nhiều hoa nhỏ có màu vàng nhạt. Đặc biệt, mỗi chùm hoa thường dài khoảng 0,3m và thường chứa 2 loại hoa như hoa lưỡng tính, hoa đực. Do đó, đây là loại cây thụ phấn chéo, chủ yếu nhờ côn trùng.
Quả xoài: là loại quả có dạng hạch dẹt, khá cứng và khi nảy mầm hạt thường hở ra. Đối với các quả xoài sống, thường có màu xanh ngọc, xanh lá và khi quả chín sẽ có màu vàng.
Khả năng thích nghi của cây xoài
Hầu hết các giống xoài, thường có khả năng thích nghi với nhiệt độ từ 10 đến 46 độ C, thích hợp nhất từ 24 đến 27 độ C. Đây là loại cây không kén đất, nên có thể trồng cây trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng phải trồng cây thật sâu, vì cây xoài là cây có rễ cọc.
Một số giống cây xoài ăn quả hiện nay
Những cây xoài ăn quả cũng có những đặc tính và hình thái tương tự các giống xoài khác. Tuy nhiên, các giống xoài ăn quả, thường ra trái có vị và hình dáng, trọng lượng khác nhau. Cụ thể:
Cây xoài Cát Hòa Lộc
Được trồng nhiều nhất tại Cái Bè – Tiền Giang. Đây là loại cây có giá trị thương phẩm cao, vì có quả ăn ngon và hình dáng quả khá đẹp. Mỗi trái thường có trọng lượng từ 0,45 đến 0,5kg. Nếu cây được chăm sóc tốt, tuổi thọ của cây xoài có thể hơn 20 năm.
Cây xoài Cát Chu
Cây xoài ăn quả này, thường được trồng tập trung tại một số nơi thuộc tỉnh Đồng Tháp. Đối với, cây có tuổi thọ từ 30 năm có thể cho năng suất từ 800 đến 1,2 nghìn kg mỗi năm. Với trọng lượng mỗi trái cỡ 0,25 đến 0,35kg. Đặc biệt, đây là loại cây sinh trưởng tốt. Do đó thường được nhân giống bằng cách ghép cành hay ghép mắt.
Cây xoài Xiêm
Mặc dù, loại cây xoài ăn quả này không được nhiều người biết đến. Nhưng cây vẫn có chất lượng quả rất ngon tương tự xoài Cát Hòa Lộc. Đồng thời, cây xoài Xiêm là cây có tuổi thọ và sức sinh trưởng cao hơn các loại xoài còn lại.
Cây Xoài Bưởi
Vì đây là cây được nhân giống bằng cách gieo hạt, nên giá thường khá rẻ và cây có thể ra quả sau 3 năm chăm sóc. Đối với, cây xoài Bưởi có tuổi thọ từ 7 đến 8 năm, thường cho năng suất khoảng 70-80kg.
Điểm khác biệt so với những loại giống xoài khác, đó là vỏ quả dày nên rất dễ bảo quản và vận chuyển. Bên cạnh đó, vỏ quả có mùi hôi gây cảm giác khó chịu, đây có thể là nhược điểm lớn nhất, khiến cây không được mọi người ưa chuộng.
Cây xoài công trình, tạo bóng mát
Bạn đã biết, cây xoài là một trong những loại cây có lá xanh quanh năm, dễ trồng và dễ chăm sóc. Do đó, cây rất thích hợp được trồng làm những cây công trình. Cây tạo bóng mát hoặc cây sân vườn tại các khu đô thị, khu biệt thự.
Cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cây xoài
Để cây xoài sinh trưởng tốt hơn, người trồng cần biết được những cách trồng, cũng như kỹ thuật chăm sóc cây đúng cách. Vì vậy, bạn nên xem thật kỹ một số cách sau.
Trồng cây xoài thế nào là đúng
Cần đắp mô trên mặt liếp: Với chiều cao khoảng 0,3m và đường kính từ 0,8-1m. Thành phần đất để đắp mô bao gồm 30% phân chuồng, 70% đất mặt. Nếu muốn cây phát triển tốt hơn, cần thêm một ít phân hữu cơ, 0,2-0,3kg DAP và 3-5kg tro trấu.
Sau đó, trộn đều tất cả tạo thành mô và phủ rơm rạ trên bề mặt. Ngoài ra, để chống mối mọt hay phòng tránh kiến làm tổ dưới gốc. Nên trộn thêm 5-10 gr thuốc Furadan hoặc Basudin vào thành phần mô đất.
Lưu ý, mô cần được chuẩn bị trước khi trồng cây khoảng 2 đến 4 tuần.
Chăm sóc cây xoài đạt năng suất cao
Tưới nước: Khi cây còn nhỏ, người trồng cần tưới quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho cây, giúp cây ra chồi cũng như phát triển tốt hơn. Đối với những cây vừa trồng, cần bổ sung nước mỗi lần cách nhau 3 đến 4 ngày.
Phòng trừ sâu bệnh: Đây là cây có khá nhiều loại sâu bệnh, tương tự các loại cây khác. Người trồng cần kiểm tra thường xuyên nhằm có thể phát hiện bệnh sớm hơn. Ngoài ra, nên đưa ra một số phương pháp phòng trừ cụ thể, rõ ràng.
Bón phân: Mỗi năm, cần bóm thêm 0,2 đến 0,4kg phân NPK 16-16-8 và cỡ 0,2kg phân Urê. Lượng phân bón này, được chia thành 2 lần bón, lần thứ nhất vào đầu mùa mưa và lần thứ 2 vào cuối mùa mưa.
Lời kết
Tóm lại, cây xoài có rất nhiều loại giống khác nhau, mỗi loại có những công dụng khác nhau. Tùy vào mục đích, cũng như nhu cầu hay điều kiện bên ngoài mà chọn loại xoài phù hợp. Hy vọng, sau khi đọc bài viết, bạn đã có được những thông tin thật bổ ích.
2.9
/
5
(
51
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Cây Dương Xỉ, Đặc Biệt Lưu Ý Về Vị Trí Trồng Cây trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!