Xu Hướng 9/2023 # Cây Đơn Lá Đỏ: Vị Thuốc Nam Trong Vườn Cây Cảnh # Top 10 Xem Nhiều | Bgxq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Đơn Lá Đỏ: Vị Thuốc Nam Trong Vườn Cây Cảnh # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Đơn Lá Đỏ: Vị Thuốc Nam Trong Vườn Cây Cảnh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đơn lá đỏ hay còn có tên khác là Đơn tía, Mặt quỷ, Hồng bối quế hoa, Đơn mặt trời, cây Lá liễu, Liễu đỏ, Liễu hai da. Tên khoa học là Excoecaria cochichinensis Lour, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

1.1. Cây Đơn lá đỏ

Cây nhỏ, cao 0,7 – 1,5m. Cành nhỏ, dài, gầy, màu tía. Lá mọc đối, hình bầu dục ngược thuôn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu tía, mép có răng cưa, cuống ngắn. Hoa mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn, cùng gốc hoặc khác gốc. Quả nang 3 mảnh. Hạt hình cầu, màu nâu nhạt.

Cây ra hoa vào mùa hè.

1.2. Phân bố

Cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi để làm cây cảnh và lấy lá, cành non làm thuốc. Những cây mọc hoang thường cao to hơn, lá có ít màu đỏ tía hơn, có khi mặt dưới có màu xanh, phiến lá hình thuôn dài hơn.

Có thể thu hái Đơn lá đỏ quanh năm để làm thuốc. Song chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6, đặc biệt vào tháng 5 âm lịch, khi tiết trời thường xuyên có nắng to, cây phát triển tốt, lá to, dày, nhiều nhựa, màu lá đỏ tía. Đây cũng là lúc cây cho hàm lượng hoạt chất cao.

Lá được hái về, thái nhỏ sau đó phơi khô hoặc sao vàng.

Lá chứa flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tanin, đường khử. Sơ bộ xác định flavonoid có 6 chất, trong đó có một chất thuốc nhóm flavonol.

Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu về cây Đơn lá đỏ này.

Đơn lá đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, giảm đau.

Chủ trị: mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, tiêu lỏng lâu ngày. Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.

Liều dùng: ngày dùng 10 – 20g, sắc uống độc vị hoặc phối hợp trong các phương thuốc tiêu độc.

6.1. Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt

Dùng 20 – 30g cành lá Đơn mặt trời, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với lá Thài lài tía, Bầu đất tía, Đậu ván tía.

6.2. Chữa zona và mẩn ngứa, mất ngủ

Lá Đơn tía tươi 20 – 30g, sao vàng, hạ thổ. Cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc lấy khoảng 400 – 500ml. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

6.3. Chữa đi tiêu lỏng lâu ngày

Lá Đơn đỏ sao vàng 15g, Gừng nướng 1 miếng, nước 600ml, sắc còn 1 bát (200ml). Chia 3 lần uống trong ngày (kinh nghiệm dân gian ở vùng Huế).

6.4. Chữa đại tiện ra máu và trẻ em đi lỵ

Lá Đơn mặt trời 1 nắm sắc uống.

Tránh nhầm lẫn Đơn lá đỏ với một số cây cũng mang tên “đơn” khác như: đơn đỏ, đơn hoa đỏ (Ixora coccinea L.), thuộc họ cà phê (Rubiaceae).

Khác với cây Đơn lá đỏ, các cây này có lá to và xanh cả hai mặt, hoa rất nhiều ở đầu cành thành xim dày đặc, màu đỏ, người ta thường thu lấy hoa để làm đồ cúng lễ ở đình chùa. Ngoài ra, lá và rễ được dùng làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, kiết lỵ tiêu chảy.

Đơn tướng quân (Syzygium sp.), thuộc họ sim (Myrtaceae), có lá to, mọc đối, thường mọc vòng 3, rất sít nhau ở ngọn. Bộ phận thường dùng làm thuốc là lá, dùng dưới dạng nước sắc để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, viêm họng.

Đơn lá đỏ là vị thuốc phổ biến, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng trong các bệnh viêm da, ngứa lở, mụn nhọt, đi tiêu lỏng lâu này. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Cây Rau Tàu Bay: Hình Ảnh, Công Dụng Của Vị Thuốc Nam Quý

Tìm hiểu về cây rau tàu bay

Tên gọi khác

Rau tàu bay có tên gọi khác là kim thất, có tên khoa học là Crassocephalum crepidioides, thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Đây là một loại cây cỏ dại dễ mọc hoang hóa ở nhiều nơi.

Ở nước ta, cây rau tàu bay dễ bị nhầm lẫn với một loại rau tàu bay khác mọc nhiều ở miền Nam (thường được người dân địa phương gọi là kim thất tai, bầu đất, tam thất giả). Vì vậy để tránh bị nhầm lẫn các loại cây, mong người dùng hãy tìm hiểu kỹ hình ảnh và mô tả của cây rau tàu bay.

Mô tả về cây rau tàu bay

Rau tàu bay thuộc loại cây tính mát, thân thảo mập, thân có rãnh và khía rõ rệt. Cây hướng mọc đứng, chiều cao khoảng từ 0,4m – 0,5m. Một số loại cây phát triển tốt có thể cao tới 1m.

Lá rau tàu bay mỏng, bản lá to, hình trứng dài, mép lá có răng cưa to hoặc có khía, có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Rễ cây thường có màu trắng hoặc màu nâu.

Hoa rau tàu bay là hoa lưỡng tính, tự hình đầu, hợp thành ngù, mỗi ngù khoảng từ 1 – 3 bông hoa. Khi chưa nở, đầu nụ rau tàu bay có màu đỏ nâu và nhạt dần thành màu đỏ, màu hồng nhạt. Hoa nở thành chùm tỏa đều ra xung quanh, lông mịn, mềm và có màu trắng. Quả bé có mào lông.

Tính vị

Rau tàu bay có vị hơi đắt, tính mát, lá có mùi thơm nhẹ đặc trưng.

Đặc điểm phân bố

Rau tàu bay phát triển rất tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới như châu Á, châu Phi, một số đảo ở Địa Trung Hải… Rau tàu bay thường mọc hoang dại ở những nơi thoáng có nhiều ánh sáng, mọc ven các bờ suối hoặc bìa rừng. Rau tàu bay có thể mọc ở độ cao tới 2.500m và có thể tái tạo bằng hạt nảy mầm hoặc bằng thân cây. Ở Việt Nam, thường gặp nhiều cây này ở miền núi, vùng đồng bằng ít xuất hiện.

Mùa hoa nở vào khoảng tháng 9 đến tháng 2, ra quả từ tháng 10 đến tháng 3. Các đầu nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, bay theo gió và đem theo nhụy và hạt cây đến nơi khác để sinh sôi và phát triển.

Thu hái và bảo quản

Rau tàu bay chủ yếu dùng lá và ngọn làm thuốc. Cây cho thu hái quanh năm. Sau khi thu hái, rửa sạch và phơi khô. Nên bảo quản ở nhiệt độ 25 – 28 độ C, bao kín bằng túi nilon để tránh bị ẩm mốc, để nơi thoáng mát, khô ráo.

Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu cho thấy trong rau tàu bay ở dạng tươi chứa hơn 80% là nước. Bên cạnh đó cây còn chứa các hoạt chất khác như 2,3% – 2,5% protit, 1,7% – 1,9% gluxit, 1,6% xenluloza, 0,9% tro, 81mg% canxi, 25mg% p, 3,4% caroten, 10mg% vitamin C…, hàm lượng sắt chiếm một phần nhỏ.

Năm 2005,hai nhà nghiên cứu khoa học người Nhật Bản là Yoko Aniya và Tomoyuki Koyama cùng các cộng sự khác cũng cho biết cây rau tàu bay có một số hoạt chất giúp chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào gan quan việc thử nghiệm thành công trên chuột bạch.

Nhận biết hình ảnh cây ra tàu bay

Hình ảnh cây rau tàu bay khi còn nhỏ

Hình ảnh cây rau tàu bay khi trưởng thành

Hình ảnh hoa và quả cây rau tàu bay

Công dụng của cây rau tàu bay

Theo các kinh nghiệm dân gian, cây rau tàu bay là loại cây lành tính đồng thời là một vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Một số tác dụng chính của rau tàu bay có thể kể đến như:

Làm mát cơ thể, giải độc gan, hạ men gan và bảo vệ các tế bào gan.

Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới khi kết với các loại cây thuốc Nam khác như Náng hoa trắng, Hải trung kim.

Hỗ trợ điều trị các bướu lành, bướu cổ.

Chống oxy hóa, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể nhờ vào các thành phần có lợi.

Kháng viêm cầm máu vết thương.

Hỗ trợ điều trị vết thương do côn trùng cắn.

Điều trị chứng đau bụng, lỵ.

Giúp người dùng phòng ngừa ung thư.

Bài thuốc chữa trị bệnh từ cây rau tàu bay

Cách dùng: Nhặt rau tàu bay tươi nấu canh ăn hàng ngày hoặc sào nấu như những loại rau củ khác. Nên ăn 2 – 3 bữa rau tàu bay mỗi tuần.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt hay gặp ở nam giới

U xơ tuyến tiền liệt hay còn gọi là bệnh phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh hình thành do sự tăng sinh kích thước quá mức của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính. Đây là căn bệnh dễ gặp ở nam giới độ tuổi trung niên.

Rau tàu bay kết hợp với các loại cây thuốc Nam khác giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn đường tiểu như: đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, bí tiểu… do phì đại tuyến tiền liệt gây ra.

Nguyên liệu:

Rau tàu bay: 10g

Hải trung kim: 15g

Sài hồ nam: 8g

Náng hoa trắng: 20g

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng với 3 bát con nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát con thì chắt thuốc ra bát tô. Tiếp tục sắc thuốc với nước thứ 2 và nước thứ 3. Sau đó trộn đều 3 nước thuốc với nhau rồi chia uống làm 3 lần trong ngày, nên uống sau bữa ăn. Ngày uống 1 thang.

3. Cầm máu, kháng khuẩn kháng viêm vết thương, giảm chứng đau khớp

Lấy rau tàu bay tươi rửa sạch, rửa lại với nước muối pha loãng một lần nữa và vẩy sạch nước. Sau đó đem giã nát cây này rồi dùng đắp trực tiếp lên chỗ có vết thương, vùng xương khớp bị đau nhức. Thực hiện 2 lần/ngày.

4. Điều trị các bướu lành và bướu cổ

Nguyên liệu:  Rau tàu bay và cây xạ đen: mỗi vị 30g.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi đun với 1,5 lit nước sạch. Đun sôi và hạ nhỏ lửa đun tiếp tục khi còn khoảng 1lit nước thì tắt bếp. Dùng nước thuốc chia uống 3 lần/ngày.

5. Điều trị tiêu chảy, lỵ ở trẻ nhỏ

Cách dùng: Dùng lá tàu bay tươi rửa sạch (hoặc dạng khô) đem sắc lấy nước và cho trẻ uống mỗi ngày có thể giúp cải thiện chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

6. Trị vết thương do côn trùng cắn

Cách dùng: Chuẩn bị một nắm lá rau tàu bay đem tươi rửa sạch, rửa lại với nước muối pha loãng một lần nữa và vẩy sạch nước. Sau đó đem giã nát lá rau tàu bay rồi dùng đắp trực tiếp lên vết thương giúp kháng viêm, giảm sưng và giảm đau vùng vết thương.

7. Hạ sốt

Dùng 15g – 20g rau tàu bay khô sắc với nước uống. Uống liên tục 2 – 3 ngày giúp giảm các triệu chứng sốt đáng kể.

Vương Bảo sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Với nam giới mắc phì đại tuyến tiền liệt nhưng không có thời gian sắc thuốc uống điều trị bệnh có thể tham khảo một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh như sản phẩm Vương Bảo.

Viên nén Vương Bảo với 100% thành phần tự nhiên từ các loại thuốc Nam như: Rau tàu bay, Sài hồ nam, Náng hoa trắng, hải trung kim có công dụng:

Giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt ở nam giới.

Đồng thời  giúp cải thiện các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Vương Bảo thừa hưởng tất cả những ưu điểm của các bài thuốc Nam giúp người bệnh sử dụng tiện lợi, dễ dàng. Hơn nữa, do công nghệ bào chế hiện đại, Vương Bảo đã được loại bỏ các thành phần không cần thiết, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.

Vương Bảo là sản phẩm cao cấp của Công ty Dược Thái Minh – là công ty có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng như: Khương Thảo Đan, Bình Vị Thái Minh, Tràng Phục Linh uy tín trên thị trường

*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2023 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Vườn Cây Ăn Trái Lái Thiêu

Vườn cây ăn trái Lái Thiêu thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Từ hàng trăm năm nay Lái Thiêu đã nổi tiếng là một vườn cây trái tuyệt diệu với tổng diện tích trồng cây 1.230ha và trở thành điểm du lịch xanh thích hợp với các lứa tuổi.

Nằm ven sông Sài Gòn, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 10km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 20km về phía Bắc, Lái Thiêu từng được biết đến là một địa danh nổi tiếng từ hàng trăm năm với nhiều loại cây trái miền nhiệt đới thơm ngon như sầu riêng, măng cụt, bòn bon, mít tố nữ, chôm chôm, dâu… Từ phường Lái Thiêu đi về hướng thị xã Thủ Dầu Một, dọc theo con đường nhựa là các vườn cây nối vườn cây trải dài hàng cây số qua các phường Lái Thiêu, An Thạnh, Vĩnh Phú và các xã Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn… thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích trồng cây đến 1.230ha, trong đó nhiều và tập trung nhất là xã An Sơn với hơn 400ha.

Một hình ảnh đẹp và quen thuộc với làng quê Nam Bộ

Với một thổ nhưỡng thuận lợi, cây cối tốt tươi, vườn cây ăn trái Lái Thiêu trở thành điểm du lịch xanh thích hợp với nhiều lứa tuổi. Hàng năm cứ vào mùa mưa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa trái cây chín rộ, du khách ghé vườn Lái Thiêu dù tham quan hay nghỉ ngơi đều được tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và sẽ rất thú vị khi có dịp nhìn ngắm các loại trái cây lúc lỉu trên cành. Du khách đến đây có thể đi dạo dưới những vòm cây trỉu quả, mắc võng nghỉ ngơi trong vườn hoặc thưởng thức hương vị ngọt ngào từ các loại trái cây, khách cứ việc hái trái ăn thoải mái xong rồi mời chủ vườn ra đếm cuống tính tiền… Du khách thích cảnh sông nước cũng có thể ghé Cầu Ngang du thuyền dạo chơi ven vườn hoặc trên sông Sài Gòn, ngắm nhìn cảnh vườn cây xanh mượt soi bóng nước lặng lờ, tưởng đời mình như chiếc thuyền nan cứ nhẹ trôi, nhẹ trôi…

Từng cành cây chi chít quả ngọt thơm

Những điều “tưởng như đơn giản” ấy đã sớm trở thành cổ tích trong thời buổi “người khôn của khó”, nhất là trong những năm gần đây khi các vườn cây trái Lái Thiêu bị “triệt sản” cùng với việc hình thành những khu công nghiệp, chỉ còn lại vườn cây mà không có trái. Theo đề tài nghiên cứu của Sở Khoa học – Công nghệ Bình Dương, 40,59% cây chết do nước thải công nghiệp bên cạnh những nguyên nhân khác như ngập nước, ô nhiễm chất thải chăn nuôi, cây giống nhiều tuổi đã qua thời kỳ cho trái hoặc biện pháp canh tác lạc hậu… Để khắc phục tình trạng oái oăm này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương đã có nhiều biện pháp giúp nông dân Lái Thiêu cải thiện tình hình, trong đó có các dự án như đê bao An Sơn ngăn chặn nước mặn xâm nhập hoặc đề án cải tạo, nâng cao năng suất vườn cây Lái Thiêu đến năm 2008… Thực tế hệ thống đê bao An Sơn vẫn chưa hoàn thành do tiến độ thi công chậm, đang khi đề án cải tạo, nâng cao năng suất cây vẫn chưa thể bàn đến nếu không giải quyết được vấn đề căn cơ nước thải công nghiệp.

Măng cụt và sầu riêng là hai đặc sản của vùng

Trước tình trạng “dở khóc dở cười”, các chủ vườn cũng không còn “hứng thú” hay “nhiệt tình” đón khách đến thăm vườn, nhiều hộ đã phải phá vườn, bán đất hoặc cất nhà để lấy vốn chuyển sang ngành nghề khác. Lợi dụng “tiếng thơm” của vườn cây trái Lái Thiêu và nhu cầu tham quan nghỉ ngơi của khách vãng lai, một số chủ vườn hoặc người giả làm chủ vườn đã cho “người nhà” ra đón đường chèo kéo dẫn khách vào vườn và khi khách có nhu cầu thưởng thức trái cây, họ liền ra chợ mua và bán lại với giá “cắt cổ” (đắt gấp 4, 5 lần thậm chí đến 10 lần giá bán bên ngoài), đặc biệt họ viện đủ thứ lý do để khước từ yêu cầu thăm vườn của du khách. Với những biểu hiện tiêu cực và thiếu thân thiện như thế, không lạ gì khu du lịch Lái Thiêu – Cầu Ngang đang ngày càng vắng khách tham quan.

Đường vào vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Để giải quyết bài toán nan giải, giúp vực dậy tiềm năng của khu du lịch Lái Thiêu – Cầu Ngang, thiết tưởng các ngành chức năng cần phải vào cuộc. Trước mắt phải lành mạnh hóa hoạt động đón khách thăm vườn, dẹp bỏ nạn “cò” chèo kéo và chặt chém vô tội vạ nhằm tái tạo niềm tin nơi du khách. Hiện tỉnh Bình Dương đang có kế hoạch khôi phục lại vườn cây ăn trái xưa bằng cách hỗ trợ phân bón, cải tạo môi trường kênh, làm đường, tạo ra những vùng chuyên môn về du lịch và khuyến khích các hộ làm du lịch sinh thái. Hy vọng vườn sinh thái Lái Thiêu Cầu Ngang sẽ sớm trở lại thời hoàng kim, đáp ứng niềm mong mỏi chính đáng của mọi người.

Quả ngọt Lái Thiêu

Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa… Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây.

Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Thùy

Từ khoá: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Cách Trồng Cây Dương Xỉ, Đặc Biệt Lưu Ý Về Vị Trí Trồng Cây

Chào các bạn, cây dương xỉ hiện đang là loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Loại cây này dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây luôn xanh tốt thì bạn vẫn nên biết về điều kiện sống của cây để có cách trồng và chăm sóc phù hợp nhất. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây dương xỉ để cây luôn phát triển tốt và xanh tốt quanh năm.

Cách trồng cây dương xỉ tại nhà

Để trồng cây dương xỉ các bạn cần biết về môi trường sống phù hợp với cây dương xỉ. Loại cây này ưa bóng, không cần nắng chiếu trực tiếp và chỉ cần có đủ nước thì có thể phát triển tốt mà không cần nhiều dinh dưỡng từ đất. Với điều kiện sống như vậy, cách trồng cây dương xỉ phù hợp đó là cần chọn vị trí trồng cây thích hợp và tưới đủ nước cho cây.

Về vị trí đặt cây: các bạn nên chọn vị trí trồng có ánh sáng là được. Có thể dặt cây ở vị trí có nắng buổi sáng chiếu vào nhưng phải tránh được nắng buổi trưa và buổi chiều. Tuyệt đối không để cây ở vị trí có nắng gắt chiếu vào cây sẽ không phát triển tốt thậm chí có thể chết. Ngoài điều kiện về ánh sáng thì vị trí đặt cây cũng cần thoáng khí và nhiệt độ không quá cao (dưới 30 độ C là tốt nhất).

Về vấn đề nước tưới: dương xỉ là cây ưa ẩm nên bạn hãy tưới cho cây 2 lần 1 ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Sau khi tưới dùng thêm bình xịt để xịt cho cây ướt lá giúp cây phát triển tốt hơn. Đối với cây dương xỉ thân gỗ, khi tưới cây các bạn nên tưới từ ngọn cây xuống để cả thân cây đều có nước giúp tạo ẩm cho cây tốt hơn. Cách tưới cây đó là các bạn tưới chậm để đất ngấm nước đều. Khi thấy có nước thoát ra từ lỗ thoát nước dưới đáy chậu thì dừng không tưới nữa.

Lưu ý là khi đất không thấm hút nước tốt thì cũng là lúc bạn nên thay đất cho cây dương xỉ để đất thoát nước tốt hơn. Thay đất cho cây dương xỉ các bạn có thể mua đất ở ngoài tiệm cây cảnh hoặc tự trộn đất cũng được. Nếu trộn đất thì các bạn hãy trộn thêm tro trấu ủ hoai mục (ủ 1 tháng), phân hữu cơ ủ hoai mục, xơ dừa và một chút phân NPK tổng hợp. Nếu bạn không dùng phân NPK thì cũng có thể dùng các loại khác như phân trùn quế, phân vi sinh hay phân chuồng đều được.

Phòng trừ sâu bệnh: cây dương xỉ là cây gần như không có sâu bệnh hại. Tuy nhiên để cây phát triển tốt thì bạn nên cắt tỉa các lá già, dọn sạch gốc để cho thoáng đất và thường xuyên kiểm tra xem cây có các loại côn trùng trú ngụ hay không. Nếu gặp phải một số loại côn trùng hay rệp thì bạn có thể dùng bình xịt côn trùng (bình xịt gián, kiến) để xịt cho cây là có thể diệt sạch các loại côn trùng này.

Như vậy, có thể thấy cách trồng cây dương xỉ rất đơn giản, khi trồng dương xỉ các bạn chỉ cần đặc biệt lưu ý vị trí trồng cây thích hợp và tưới đủ nước cho cây. Khi tưới nước bạn có thể dùng thêm bình xịt để xịt vào lá giúp cây tăng độ ẩm và phát triển tốt hơn.

Khám Phá Những Công Dụng Thần Kỳ Của Cây Lá Lốt

1. Cây lá lốt

Cây lá lốt

Lá lốt là cây thân thảo còn có tên gọi khác là lá lốp, tên khoa học là, loài cây này thuộc họ hồ tiêu. Cây lá lốt thường sinh trưởng ở những nơi có bóng râm, mát hay những nơi có ánh nắng.

Cây lá lốt cao trung bình từ 30cm đến 40cm. Thân cây này rất yếu, có những đốt nhỏ li ti. Lá của cây là dạng đơn, có tán lá rộng, xòe to, ở phần trên của phiến có khoảng 5 hoặc 7 gân màu xanh nổi lên, ở phía bề mặt lá thường màu sẽ nhạt hơn.

Cây thường sinh sôi và phát triển ở các vùng thuộc phía bắc nước ta hoặc chúng ta cũng có thể tìm thấy được loài cây này mọc hoang ở rất nhiều nơi. Thời điểm thích hợp để có thể thu hoạch loài cây này thì hầu như là các mùa quanh năm.

2. Công dụng của cây lá lốt

Cây lá lốt được xem là vị thuốc quý trong Đông y vì giá thành rẻ, dễ kiếm nhưng lại có tác dụng thần kỳ có thể hỗ trợ và điều rất nhiều loại bệnh khác nhau. Nó còn có công dụng điều trị các chứng hàn, tê bại chân tay, phong, thấp.

Bạn có thể sử dụng cây lá lốt để đẩy lùi 1 số triệu chứng bệnh sau đây:

Điều trị đau nhức xương khớp

Chữa đau đầu, đau răng, nôn mửa

Điều trị tiêu chảy

Chữa đầy hơi, rối loạn tiêu hóa

Chữa phù thũng

Trị đổ mồ hôi trộm

Chữa viêm lợi, giúp chắc chân răng

3. Những bài thuốc từ lá lốt

Giảm viêm xoang

Bạn chuẩn bị một nắm lá lốt tươi (15 – 20 lá), rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.

Sau đó cho lá lốt vào nồi đun khoảng 10 phút đợi sôi, đậy nắp để tinh dầu trong lá lốt không bị bốc hơi đi. Khi nước đã sôi, tắt bếp và bắc nồi xuống, dùng chăn phủ kín người và nồi lá lốt, lúc này mở nắp nồi để xông hơi.

Tập trung hít thở sâu, chậm rãi để hơi lá lốt đi sâu vào trong các hốc xoang, làm loãng dịch mủ để thông thoáng và sạch các xoang mũi, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Chữa đau nhức xương khớp

Trong Đông Y sử dụng lá lốt có thể giảm đau nhức xương khớp, lưu thông khí huyết, giãn nở các mạch máu trong cơ thể, từ đó giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm các cảm giác đau nhức xương khớp, cơ.

Bạn chọn từ 5 – 10 cây lá lốt già, có đủ thân, lá và rễ. Sau đó rửa với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và để ráo nước rồi cho vào nồi đun sôi khoảng 10 phút.

Cho ra chậu, pha với nước để đủ ấm và ngâm chân vào từ lúc ấm đến nguội hẳn. Thực hiện liên tục khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc từ cây lá lốt

Chữa viêm khớp

Bạn chuẩn bị 1 nắm là lốt tươi cùng với 1 nắm muối biển. Rửa lá lốt cho sạch rồi phơi cho ráo nước.

Giã nhuyễn muối biển đã chuẩn bị và trộn các nguyên liệu lại rồi chùm trong khăn, vắt bớt nước ra rồi đắp lên vùng bị đau nhức ở khớp. Nếu trường hợp khớp của bạn bị đau nhức do lạnh thì ta có thể hơ cho nóng trước khi đắp lên.

Lá lốt ngâm rượu

Bạn chuẩn bị lá lốt và rượu trắng. Cho lá lốt vào bình ngâm rượu và đổ cho ngập rượu vào. Ngâm khoảng 10 đến 15 ngày là có thể mang ra sử dụng.

Mỗi lần dùng lấy một ít rượu rồi thoa lên các khớp, xoa bóp đều tay để các dược chất có trong rượu thuốc được thấm vào bên trong. ​​​​​​​Xoa bóp đều đặn mỗi ngày sáng và tối 2 lần để thấy các triệu chứng đau nhức xương khớp được cải thiện.

Giảm chứng ra mồ hôi tay, chân

Bạn nấu khoảng 30gam lá lốt đã được sao vàng cùng với 1 lít nước, còn khoảng 1 chén thì chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 1 tuần thì nghỉ 4 ngày, sau đó lại tiếp tục theo chu kỳ trên cho đến khi có hiệu quả.

4. Lưu ý khi sử dụng lá lốt để chữa bệnh

Lá lốt có tác dụng hỗ trợ điều trị khi bệnh lý đang trong giai đoạn ổn định, nếu bệnh nặng thì cần nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Nên kiên trì khi sử dụng các bài thuốc để thấy hiệu quả.

Tốt nhất nên tham khảo lời khuyên từ người có chuyên môn để việc sử dụng đạt hiệu quả.

Hiệu quả đến nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu quá trình sử dụng mà vẫn không thấy hiệu quả thì bạn nên xem xét dừng lại và đổi qua vị thuốc khác.

Topcachlam

Đăng bởi: Huệ Nguyễn Thúy

Từ khoá: Khám phá những công dụng thần kỳ của cây lá lốt

Vị Trí Đặt Cây Đại Phú Gia Giúp Cây Xanh Tốt Hút Tài Lộc Vào Nhà

Chào các bạn, trong số các cây cảnh trang trí thì cây đại phú gia được khá nhiều người yêu thích. Không chỉ vậy, cây đại phú còn là cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc vào nhà. Tuy nhiên, vị trí đặt cây đại phú gia như thế nào cho đúng, cho hợp phong thủy thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ đưa ra cho các bạn một vài gợi ý về về vị trí đặt cây đại phú gia giúp cây luôn xanh tốt và hút tài lộc vào nhà.

Vị trí đặt cây đại phú gia giúp cây xanh tốt

Cây đại phú gia là cây ưa bóng nên nếu đặt cây ở nơi bị nắng gắt chiếu vào sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy lá. Ngược lại, nếu đặt cây ở vị trí thiếu ánh sáng thì lá cây không quang hợp được và cũng chết dần. Do đó, vị trí đặt cây đại phú gia trong nhà để cây luôn xanh tốt các bạn cần đặt ở vị trí gần cửa số có nắng hắt vào buổi sáng và tránh được nắng gắt vào buổi trưa chiều. Vị trí như vậy cây sẽ luôn xanh tốt quanh năm.

Nếu bạn không chọn được vị trí đặt cây đại phú gia thích hợp như vừa kể trên, bạn có thể đặt cây ở một vị trí phù hợp đều được. Tuy nhiên, vị trí đó không nên tối quá và bạn nên cho cây đại phú gia ra ngoài trời 1 lần mỗi tuần để cây khôi phục khả năng quang hợp. Thời gian cho cây ra ngoài trời là khoảng 2 tiếng có nắng vào buổi sáng (từ 8h – 10h sáng). Sau khi phơi nắng cho cây xong mang cây vào lại trong nhà ngay. Làm như vậy thì cây sẽ luôn xanh tốt dù bạn đặt ở vị trí nào trong nhà cũng được.

Vị trí đặt cây đại phú gia giúp cây hút tài lộc vào nhà

Khác với cách đặt cây đại phú gia căn cứ theo đặc tính của cây, khi các bạn đặt cây đại phú gia cho hợp phong thủy thì cần phải tìm hiểu theo nhiều yếu tố phong thủy khác nhau. Nếu bạn thực sự muốn đặt cây đai phú gia cho hợp phong thủy thì nên mời một thầy phong thủy về nhà để xin tư vấn về vị trí đặt cây. Còn nếu bạn chỉ muốn đặt cây phong thủy một cách tương đối thì có thể xem vài gợi ý sau đây về vị trí đặt cây:

Đặt cây đại phú gia ở cung tài lộc

Nếu tìm hiểu về phong thủy các bạn sẽ biết trong phong thủy căn cứ theo các phương và hướng sẽ chia ra làm 9 cung khác nhau. Cây đại phú gia là cây mang lại tài lộc cho gia chủ nên cây này đặt ở cung tài lộc là phù hợp nhất vừa giúp gia chủ có thêm tài lộc vừa tăng vượng khí cho người trồng. Cung tài lộc là ở hướng Đông Nam và các bạn có thể đặt cây đại phú gia ở hướng này rất tốt cho phong thủy.

Đặt cây đại phú gia ở vị trí tài khí trong nhà

Theo phong thủy có một khái niệm về “khí” khá trừu tượng. Các bạn có thể hiểu khí luôn luân chuyển và theo bố cục của căn nhà sẽ có vị trí tụ khí và tán khí. Vị trí tụ khí cũng chính là vị trí tài khí trong nhà. Đây được coi là vị trí tốt có thể đặt các đồ vật phong thủy. Đương nhiên, vị trí này xét theo một cách tương đối thì cũng rất phù hợp để đặt cây đại phú gia. Để xác định vị trí tài khí (tụ khí) trong nhà rất đơn giản. Các bạn chỉ cần tìm vị trí góc chéo với cửa ra vào thì đó chính là góc tụ tài. Tất nhiên, góc đó phải là góc kín chứ không phải góc hở (nhìn hình để hiểu rõ hơn).

Đặt cây đại phú gia theo mệnh của người trồng

Như vậy, có thể thấy rằng cây đại phú gia là cây cảnh, cây phong thủy rất đẹp được nhiều người yêu thích. Khi đặt cây đại phú gia trong nhà, các bạn nên đặt cây ở vị trí gần cửa sổ có nắng vào buổi sáng nhưng tránh được nắng gắt buổi trưa, chiều. Nếu bạn đặt cây theo phong thủy thì có thể đặt ở cung tài lộc (Đông Nam) hoặc đặt ở góc tụ tài hay đặt theo hướng ứng với mệnh của gia chủ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Đơn Lá Đỏ: Vị Thuốc Nam Trong Vườn Cây Cảnh trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!