Bạn đang xem bài viết Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường Là Bao Nhiêu Và Lời Giải Thích Từ Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đường có trong những bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Thức ăn được hệ tiêu hóa phân hủy thành những phần nhỏ nhờ các axit amin và enzyme. Quá trình này giải phóng đường. Sau đó, nó được ruột hấp thu và đi vào máu. Theo đó, đường huyết chính là lượng đường trong máu.
Đường di chuyển trong máu đến các cơ quan để cung cấp năng lượng. Sự di chuyển của đường trong máu nhờ vào một hoạt chất gọi là insulin. Insulin là một chất tiết ra từ tuyến tụy. Insulin sẽ giúp các tế bào hấp thụ glucose để duy trì hoạt động của các cơ quan. Chính vì vậy, có thể hiểu rằng glucose sau khi được chuyển hóa mới có thể tạo năng lượng cho cơ thể.
Đường huyết không cố định trong ngày. Những hoạt động sinh hoạt, lao động trí óc, vui chơi đều cần sử dụng năng lượng từ đường. Nhưng để dễ hiểu, người ta phân ra ba mức đường huyết chính:
Chỉ số đường huyết bình thườngMức chỉ số này là khảo sát trên người lớn mạnh khỏe, không mắc đái tháo đường. Chỉ số này trong khoảng từ 60 mg/dl đến dưới 140 mg/dl khi đo. Trước bữa ăn, tức khi bụng đói, đường huyết nằm trong khoảng 70 mg/dl đến 80 mg/dl. Ở một số người múc này thậm chí là 90 mg/dl.
Chỉ số đường huyết thấpTheo khuyến cáo, mức đường huyết thấp là khi dưới 60 mg/dl. Khi ở mức này, cơ thể bạn sẽ bị suy nhược và hoạt động kém hiệu quả. Một số người thậm chí ngất xỉu khi rơi vào tình trạng “tụt đường” này.
Chỉ số đường huyết caoCác tổ chức Đái Tháo Đường cho biết đường huyết lúc đói từ 100 mg/dl đến 125 mg/dl là mức đường huyết cao. Ngay cả sau khi ăn, đường huyết người khỏe mạnh cũng sẽ không vượt quá 125 mg/dl. Khi đạt mức cao hơn chỉ số đường huyết bình thường, có thể bạn đang có tình trạng tiền đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết là sự phản ánh tình trạng sử dụng năng lượng của các cơ quan. Mọi hoạt động của con người đều cần năng lượng. Do đó, những sinh hoạt thường ngày là yếu tố tác động trực tiếp lên chúng. Bao gồm:
Sự căng thẳng gây tăng chỉ số đường huyết bình thườngBạn có biết khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tăng đường huyết. Những cơ quan sẽ tăng tiết các hormon và chất dinh dưỡng bao gồm tăng đường. Điều này giúp cơ thể thích nghi với sự căng thẳng. Nhưng nó không tốt về lâu dài.
Rối loạn giấc ngủ thúc đẩy chỉ số đường huyết bình thường tăngThiếu ngủ hay mất ngủ, ngủ chập chờn đều làm tăng đường huyết. Suy giảm chất lượng giấc ngủ này đã được khảo sát ở những bệnh nhân đái tháo đường. Người ta thấy rằng có một mối tương quan giữa lượng đường trong máu cao và rối loạn giấc ngủ. Vì thế chất lượng giấc ngủ kém sẽ thúc đẩy đường huyết tăng lên đáng kể.
Nhiễm trùng làm giảm chỉ số đường huyết bình thườngTình trạng mắc bệnh cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm dễ khiến người ta hạ đường huyết. Bởi lẽ tình trạng mệt mỏi làm người bệnh chán ăn. Vì thế chỉ số đường huyết sẽ suy giảm do thiếu dinh dưỡng.
Thuốc làm tăng đường huyếtCó nhiều loại thuốc điều trị bệnh làm tăng đường huyết. Dù không phải điều trị đái tháo đường nhưng chúng vẫn làm tăng đường trong máu. Một số thuốc lợi tiểu điều trị bệnh tăng huyết áp có cơ chế bài xuất kali khi tiểu. Cũng vì thế mà nó làm tăng lượng đường huyết. Ngoài ra còn có một số thuốc gây tăng đường như: thuốc an thần, thuốc kháng histamin, corticosteroid,…
Hiểu được nhân tố ảnh hưởng đến đường huyết, chúng ta sẽ hình thành những thói quen tốt cho chỉ số đường huyết. Có thể kể đến như:
Thư giãnYouMed xin trích dẫn câu nói nổi tiếng của Giám đốc Viện nghiên cứu Đái tháo đường về kiểm soát đường huyết Linda M. Siminerio. Cô ấy đã nói: “ Hãy dành thời gian cho riêng bạn. Đi bộ, chạy xe đạp, nghỉ giải lao thường xuyên để thư giãn”.
Đồng thời, chúng ta cũng cần nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bằng cách duy trì nhịp sinh học đều đặn, đúng giờ, chúng ta có thể ngủ ngon hơn. Từ đó, tinh thần thoải mái hơn. Đường huyết cũng sẽ không tăng cao do những căng thẳng đã được đẩy lùi.
Tiêm vacxin phòng bệnhCó thể bạn sẽ bất ngờ về cách kiểm soát đường huyết này. Tuy nhiên chúng ta hãy phòng tránh bệnh tật ngay từ đầu, đặc biệt đối với người cao tuổi và béo phì. Nhiều bác sĩ trên thế giới khuyên rằng: “Nên tiêm vacxin phòng ngừa cho các bệnh cúm, viêm phổi, viêm gan B và bệnh zona.” Đây là cách hiệu quả phòng những bệnh truyền nhiễm. Cũng chính nhờ đó, chúng ta khỏe mạnh và duy trì đường huyết ổn định.
Cân bằng dinh dưỡngMột chế độ ăn khoa học sẽ duy trì chỉ số đường huyết bình thường hiệu quả. Cân bằng các nhóm dinh dưỡng: đạm, đường và béo đảm bảo năng lượng và vi chất cho cơ thế, hạn chế ăn khuya. Đồng thời hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, thức ăn nhanh, bánh kẹo,… Lượng đường tạo ra từ những thực phẩm nhân tạo này khó được kiểm soát khi vào cơ thể.
Chỉ số đường huyết bình thường là nhân tố góp phần cho một cơ thể khỏe mạnh. Những mức đường quá thấp hay quá cao đều không tốt cho cơ thể. Hiểu rõ nguyên nhân ảnh hưởng mức đường huyết, chúng ta sẽ có một phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.
Hà Nội Ninh Bình Bao Nhiêu Km? Chỉ Đường Đi Ninh Bình Từ Hà Nội Ngắn Nhất
Hơn 90k là quãng đường từ Hà Nội đến với địa phận Ninh Bình, trong bài viết sau đây chúng mình sẽ cung cấp cho bạn nhiều hơn về thông tin khoảng cách Hà Nội Ninh Bình bao nhiêu km cũng như các tuyến đường di chuyển phù hợp đạt tiêu chí ngắn – tiết kiệm thời gian và an toàn nhất.
Tìm hiểu khoảng cách đường đi
Với những bạn muốn lựa chọn phương tiện di chuyển để đo khoảng cách Hà Nội Ninh Bình bao nhiêu km còn phụ thuộc nhiều vào quãng đường mà bạn lựa chọn, nếu đi theo tuyến đường chỉ dẫn trên google map hẳn nhiên là google sẽ chỉ cho bạn đường đi ngắn nhất với số km ngắn nhất, tuy nhiên trên thực tế khoảng cách sẽ giao động nhiều hơn.
Hà Nội Ninh Bình bao nhiêu km?
Ninh Bình cách Hà Nội khoảng hơn 90km về phía Nam chính là khoảng các trung bình, tùy vào các địa điểm du lịch tại Ninh Bình mà quãng đường có thể giao động nhiều hơn. Vì giao thông từ Hà Nội đến Ninh Bình khá thuận lợi và đường đi thẳng nên rất tiện lợi trong việc di chuyển và hầu như với những chuyến đi phượt các bạn không lo gặp khó khăn hay nhiều trở ngại.
Ngoài ra ở trên google map cũng có đo khoảng cách từ Hà Nội đi Ninh Bình bao nhiêu km phụ thuộc vào phương tiện di chuyển của bạn, chẳng hạn như có tuyến đường dành riêng cho ô tô hay xe máy. Tất nhiên với việc lựa chọn phương tiện di chuyển bằng xe bus hay xe khách thì đường đi xa hơn để phù hợp với điểm dừng đón khách ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó thì nếu đi bằng phương tiện tàu hỏa, các bạn có thể tìm hiểu quãng đường Ninh Bình cách Hà Nội bao nhiêu km. câu trả lời là quãng đường đi sẽ dài hơn rất nhiều, trung bình từ khoảng 100km đến hơn 100km do đường tàu hỏa sẽ đi cung đường riêng.
Chỉ đường đi Ninh Bình từ Hà Nội ngắn nhất
Chỉ đường đi Ninh Bình bằng xe máy
Thông thường đi phượt Ninh Bình bằng xe máy cũng là trải nghiệm thực sự thú vị khi bạn có thể khám phá được rất nhiều các cung đường khác nhau, tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải mất công tìm hiểu chặng đi cho phù hợp.
cách 2: Các bạn có thể đi theo tuyến đường Cầu Giẽ Ninh Bình và đến với điểm giao quốc lộ 10 thì các bạn chú ý rẽ phải và tiếp tục đi thêm khoảng 5km nữa là đến với trung tâm thành phố Ninh Bình rồi!(thông thường đo khoảng cách Hà Nội Ninh Bình bao nhiêu km) thì mình thấy tuyến đường này di chuyển bằng xe máy nhanh hơn và cũng phần nào tiết kiệm được thời gian hơn nữa.
Chỉ dẫn đường đi khi di chuyển bằng ô tô
Nếu đi bằng xe ô tô riêng tự lái hoặc thuê xe, các bạn cũng có thể dễ dàng đo được khoảng cách cụ thể từ Hà Nội đến Ninh Bình bao nhiêu km thông qua nhiều tuyến đường khác nhau, khác với tuyến đường di chuyển bằng xe máy, các bạn có thể lựa chọn đoạn đường di chuyển riêng cho ô tô sau đây.
Chỉ dẫn đường đi: Với việc di chuyển bằng ô tô các bạn có thể lựa chọn tuyến đường qua DTC Hà Nội Ninh Bình, các bạn có thể đo khoảng cách Hà Nội Ninh Bình bao nhiêu km với cung đường này là khoảng hơn 95km dành cho xe ô tô. Hoặc các bạn cũng có thể lựa chọn theo hướng đi Cầu Giẽ Pháp Vân để đến với thành phố Ninh Bình
Một số lưu ý bạn cần biết khi lựa chọn hướng di chuyển
Đoạn đường ngắn nhất chưa chắc đã phù hợp nhất
Trên thực tế ai cũng mong muốn lựa chọn được hướng di chuyển nhanh và ngắn nhất cho hành trình du lịch của mình, tuy nhiên như mình đã nói thì khoảng cách Hà Nội Ninh Bình bao nhiêu km không phụ thuộc vào cung đường đi mà phụ thuộc vào điểm xuất phát của bạn, vì vậy các bạn nên tham khảo trước trên google map bắt đầu từ điểm xuất phát của mình để có những lịch trình thực sự phù hợp
Chọn đường đi theo phương tiện di chuyển
Sử dụng các công cụ đo khoảng cách bằng google map và bản đồ giấy
Hạn chế những cung đường xấu
Thật khó để thực hiện được điều này nhất là với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm du lịch phượt, tuy nhiên các bạn có thể quan sát và một số tuyến đường đang làm cũng có thể được khắc phục và thay thế bằng phương án đường đi khác tiện hơn.
Đăng bởi: Dự Văn
Từ khoá: Hà Nội Ninh Bình bao nhiêu km? Chỉ đường đi Ninh Bình từ Hà Nội ngắn nhất
Viêm Cổ Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ
Câu hỏi “Viêm cổ tử cung có nguy hiểm không?” luôn là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Biến chứng của bệnh là viêm vùng chậu hoặc có thể dẫn đến vô sinh và viêm phúc mạc – một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Hơn nữa, những vi sinh vật này cũng có thể lây truyền cho bạn tình khi quan hệ. Do đó, việc nắm rõ mức độ nguy hiểm của bệnh viêm cổ tử cung là vô cùng cần thiết.
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung. Nguyên nhân của bệnh lí này có thể là do nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus); hoặc không phải nhiễm trùng (sự kích ứng quá mức của tác động vật lý hoặc hóa học) làm tổn thương cổ tử cung.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhất là nhiễm vi khuẩn chlamydia và bệnh lậu, là những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm cổ tử cung.1
Một số phụ nữ có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào do viêm cổ tử cung. Trong khi những người khác có thể xuất hiện các triệu chứng phổ biến như:
Tiết dịch âm đạo bất thường (màu sắc giống mủ hay mùi hôi).
Đau vùng xương chậu hay dưới rốn, có thể kèm theo sốt.
Chảy máu giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Vấn đề tiết niệu như rối loạn đi tiểu (tiểu đau, tiểu khó, tiểu nhiều lần…).
Nhiễm trùng bên trong âm đạo dễ dàng lan đến cổ tử cung. Sau đó, các mô của cổ tử cung có thể bị viêm và tạo thành vết loét. Một trong những dấu hiệu ban đầu của tình trạng này là tiết dịch âm đạo giống như mủ.
Viêm vùng chậuCổ tử cung của bạn hoạt động như một rào cản để ngăn vi khuẩn và virus xâm nhập vào tử cung của bạn. Khi cổ tử cung bị nhiễm trùng, nguy cơ vi khuẩn hay virus di chuyển vào tử cung của bạn cao hơn. Nếu viêm cổ tử cung do nhiễm chlamydia hoặc bệnh lậu lây lan đến tử cung hoặc ống dẫn trứng sẽ có nguy cơ gây biến chứng viêm vùng chậu.
Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ viêm vùng chậu, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bệnh lí này thường có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh.
Ảnh hưởng đến thai kìPhụ nữ mới mang thai hoặc những người đang cố gắng mang thai nên được tầm soát viêm cổ tử cung càng sớm càng tốt. Khi bị viêm cổ tử cung do lây qua đường tình dục, phụ nữ đang mang thai có thể gặp những tình huống xấu như chuyển dạ sớm và sẩy thai.
Mắc các bệnh lây qua đường tình dụcViêm cổ tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều loại virus từ bạn tình bị nhiễm bệnh. Trong đó, đáng lo ngại nhất là HPV và HIV. Nhiễm HPV sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung nếu không điều trị sớm. Với bệnh lí suy giảm miễn dịch ở người do HIV, khi được chẩn đoán và điều trị sẽ giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Nguy cơ bị viêm cổ tử cung cao hơn nếu có những yếu tố sau:
Quan hệ tình dục trong thời gian gần đây mà không sử dụng bao cao su.
Có nhiều bạn tình.
Đã từng bị viêm cổ tử cung trước đây.
Quan hệ tình dục an toànPhụ nữ nên đề nghị bạn tình của bạn luôn sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách khi quan hệ tình dục. Bao cao su rất hiệu quả trong việc chống lại sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia. Chúng là những tác nhân thường gặp gây viêm cổ tử cung.
Tuy nhiên, điều quan trọng bạn nên nhớ là bao cao su không thể đảm bảo sự bảo vệ hoàn toàn cho bạn và cả bạn tình. Do đó, bạn nên có một mối quan hệ lâu dài với một bạn tình. Hạn chế số lượng bạn tình có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Tránh các nguyên nhân gây viêm cổ tử cung không do nhiễm trùngBạn nên tránh sử dụng những sản phẩm có hóa chất. Bao gồm thuốc diệt tinh trùng hoặc cao su latex trong bao cao su. Không thụt rửa nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên hạn chế sử dụng các dụng cụ tổn thương cổ tử cung. Ví dụ như màng ngăn, vòng tránh thai hay vòng nâng cổ tử cung…
Phụ nữ cũng không sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có chất độc hại. Những chất này có thể gây kích ứng âm đạo và cổ tử cung. Nếu thực hiện những phương pháp trên, bạn có thể giúp ngăn ngừa tái phát một số đợt viêm cổ tử cung.
Kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theoNếu bạn bị tiểu đường, hãy cố gắng tuân thủ điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lí để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Mỗi phụ nữ có thể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng của bệnh khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm cổ tử cung có thể giống như những bệnh lí phụ khoa khác. Vậy nên, bạn luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đó cũng là cách giúp bạn phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của viêm cổ tử cung như viêm vùng chậu, vô sinh hay sảy thai.
Người Trẻ Thường Bị Ngất Đột Ngột Vào Mùa Hè, Bác Sĩ Chỉ Ra Nguyên Nhân
Mùa hè thường là thời điểm dễ xảy ra hiện tượng ngất ở nhiều người, làm thế nào để đề phòng?
Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch – Thần kinh Phạm Thị Hằng từng thăm khám một trường hợp bệnh nhân nữ 36 tuổi, được người nhà phát hiện bất tỉnh trong nhà vệ sinh, sau 5 phút, bệnh nhân tự tỉnh. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng tỉnh táo, không nói ngọng, không yếu tay chân, không khó thở và đau ngực. Bệnh nhân kể đã từng bị ngất 2-3 lần trước đó.
Sau khi được làm các xét nghiệm cần thiết, đeo máy Holter điện tim, phát hiện nhịp tim chậm với tần số 40l/p và nhiều dạng rối loạn nhịp khác đi kèm. Sau đó, bệnh nhân được chuyển viện, xem xét đặt máy tạo nhịp.
Trên thực tế, nhiều người ở độ tuổi trẻ hơn bệnh nhân kể trên cũng có tình trạng thường ngất, nhất là vào mùa hè.
Ngất có nguy hiểm không?Ngất là hiện tượng mất ý thức ngắn và đột ngột, kèm theo mất trương lực tư thế và phục hồi ngay sau đó. Bệnh nhân thường có biều hiện không cử động được, đầu chi lạnh, mạch yếu, thở nông, không nghe thấy tiếng gọi hỏi xung quanh, khác với xỉu (ngất là còn ý thức).
Trong hầu hết trường hợp, ngất xảy ra do suy giảm lưu lượng máu lên não (rối loạn chức năng tim, rối loạn nhịp tim: nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, hạ huyết áp tư thế…) hoặc do thiếu dưỡng chất nuôi não như oxy, glucose (hạ đường huyết).
Hầu hết, ngất là lành tính như ngất sau căng thẳng hoặc sau đứng lâu, sau thay đổi tư thế đột ngột… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ngất có kèm các dấu hiệu cảnh báo sau cần lập tức nhập viện như:
– Ngất khi tập luyện, gắng sức phản ánh tình trạng cung lượng tim kém
– Ngất nhiều lần trong thời gian ngắn
– Ngất kèm dấu hiệu: Đau ngực, hồi hộp trống ngực…
– Chấn thương nặng khi ngất
– Tiền sử gia đình có người đột tử chưa rõ nguyên nhân, ngất tái diễn nhiều lần.
Xử trí thế nào khi gặp người ngất? Cách phòng tránhTheo bác sĩ Phạm Thị Hằng, để xử trí một cách tốt nhất, chúng ta nên đặt người bệnh nằm trên nền phẳng, nằm ngửa, nới lỏng quần áo, dây thắt lưng, nâng cao 2 chân, thường sau vài phút bệnh nhân sẽ tỉnh. Thường sau 5 phút, nếu bệnh nhân không có dấu hiệu tỉnh lại thì nên gọi ngay xe cấp cứu.
Đối với người thường xuyên ngất không rõ nguyên nhân, cần tránh lái xe và sử dụng máy móc. Đồng thời cũng có thể tạo dựng những thói quen sinh hoạt để hạn chế hiện tượng này như:
– Uống đủ nước hàng ngày, đặc biệt trong thời tiết nóng bức, rất dễ mất nước
– Không được nhịn đói: Nhịn đói sẽ gây thiếu nguyên liệu cho não hoạt động
– Khi có cảm giác muốn ngất nên nằm xuống ngay để máu kịp lên não
– Không đứng quá lâu dưới thời tiết khắc nghiệt
– Đeo tất áp lực với người có suy giãn tĩnh mạch chân
– Tập các bài tâp bắt chéo chân và căng cơ cánh tay.
Nguyên nhân gây ngất vào mùa hèMùa hè là khoảng thời gian thường xuyên xảy ra hiện tượng ngất, bác sĩ Phạm Thị Hằng cũng đã chỉ ra những nguyên nhân cho việc này:
1. Hạ huyết áp tư thế: Ngất xuất hiện khi người bệnh chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hoặc bất động do nằm lâu. Huyết áp tụt ( HA tâm thu < 90mmHg) khi dứng dậy kèm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng kéo dài vài phút trước đó.
2. Sau stress (cảm xúc mạnh như đau đớn, sợ hãi, hoảng loạn quá mức…) gây tình trạng cường phế vị, biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, đổ mồi hôi kéo dài 5-10 phút trước đó.
3. Đứng lâu gây ứ máu tại tĩnh mạch, dặc biệt ở người có suy giãn tĩnh mạch 2 chi dưới.
4. Mang thai: Gặp ở nữ giới khỏe mạnh, thường mang thai ở giai đoạn sớm hoặc chưa nhận ra mình mnag thái
5. Hạ đường huyết: Thường xảy ra khi cơ thể bị đói, hoặc thời điểm xa bữa ăn, gây thiếu ”nhiên liệu” cho não hoạt động, biều hiện cảm giác đói, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi lạnh.
6. Rối loạn nhịp tim: Thường gặp ở người hay có cơn hồi hội trống ngực hoặc cảm giác hẫng nhịp, đã từng ghi nhận nhiều cơn ngất trước đó. Đây là tình trang bệnh lý cần nhập viện sớm theo dõi và điều trị.
P/E Là Gì Trong Chứng Khoán? Chỉ Số P/E Bao Nhiêu Là Tốt?
Trong đầu tư chứng khoán có những thuật ngữ mà nhà đầu tư cần nắm kỹ. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về loại cổ phiếu mà mình quan tâm. Trong đó tỷ số P/E là một trong những chỉ số cơ bản nhất trong chứng khoán. Nó có vai trò quan trọng trong đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Vậy P/E là gì trong chứng khoán? Nó có ý nghĩa như thế nào trong việc đầu tư?
P/E hay PER là từ viết tắt của Price to Earning Ratio, nghĩa là tỷ số giá trên thu nhập của một cổ phiếu. Đây là một chỉ số rất quan trọng và nó có ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư. Có thể dễ dàng nhận thấy, thụ nhập trên cổ phiếu có ảnh hưởng quyết định đến giá của cổ phiếu đó trên thị trường. Hay còn gọi là giá thị trường của một loại cổ phiếu nào đó.
Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) đo lường tỷ suất đầu tư trên 1 đồng lợi nhuận. Nghĩa là nhà đầu tư muốn có được 1 đồng lợi nhuận thì cần bỏ ra P/E đồng để mua cổ phiếu. Ví dụ: Chỉ số P/E của Công ty X là 10. Như vậy bạn cần phải bỏ ra 10 đồng để nhận về 1 đồng lợi nhuận.
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price, ký hiệu là P). Và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share, ký hiệu là EPS). Theo đó tỷ số P/E được tính như sau:
P/E = P/EPS
EPS: là thu nhập của mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
Ví dụ: Giá cổ phiếu trên thị trường (P) của cổ phiếu X là 150.000 đồng/cổ phiếu. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của VNM là 15.000 đồng. Khi đó tỷ số giá trên thu nhập (P/E) của cổ phiếu X được tính như sau:
P/E = P/EPS = 150.000/15.000 = 10
Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ phải trả 10 đồng cho 1 đồng mà X kiếm được trong 1 năm. Hay để nhận được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu X thì nhà đầu tư phải bỏ ra 10 đồng.
Trường hợp nếu tỷ số P/E của X giảm xuống còn 8. Thì nhà đầu tư chỉ phải trả 8 đồng để nhận về 1 đồng lợi nhuận. Nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ hơn (8 đồng) nhưng lợi nhuận thì không đổi.
Trong trường hợp nếu lợi nhuận trên mỗi không đổi. Thì có thể hiểu tỷ số P/E chính là số năm hòa vốn.
Trong chứng khoán, nhà đầu tư cần phân biệt rõ 2 loại tỷ số P/E. Đó là P/E trailing và P/E forward . Tuy nhiên, khi người ta chỉ nói P/E mà không nói gì thêm. Thì tỷ số P/E lúc này thường được hiểu là trailing P/E.
P/E trailing hay còn gọi là P/E tra cứu. Đây là loại P/E được tính dựa trên thu nhập của 4 quý trước đó.
Đây là chỉ số P/E phổ biến và mang tính khách quan cao. Một số nhà đầu tư thích xem xét chỉ số P/E trailing bởi vì họ cho rằng nó đáng tin cậy hơn so với ước tính lợi nhuận trong tương lai của mỗi cổ phiếu (EPS forward).
Tuy nhiên, P/E trailing cũng có một số nhược điểm. Bởi vì hiệu suất trong quá khứ của công ty có thể không báo hiệu tốt hành vi của công ty đó trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu có một biến động lớn nào đó xảy ra. Và khiến giá của cổ phiếu có thể tăng lên hoặc giảm xuống đáng kể. Thì lúc này chỉ số P/E trailing không phản ánh rõ được những thay đổi đó.
P/E forward hay còn gọi là P/E kỳ vọng hay dự đoán. Đây là loại P/E được dự báo dựa trên thu nhập ước tính của 4 quý tiếp theo (EPS forward).
Mặc dù EPS kỳ vọng không đáng tin cậy bằng EPS hiện tại. Nhưng nó vẫn có ý nghĩa trong việc phân tích.
P/E forward của một công ty thường được dùng để so sánh thu nhập hiện tại với thu nhập trong tương lai của công ty đó. Nếu thu nhập trong tương lai tăng (EPS forward tăng). Thì P/E forward lúc này sẽ thấp hơn P/E hiện tại. Chỉ số này cũng có thể dùng để so sánh tương lai giữa các công ty với nhau (cùng ngành).
Có thể thấy chỉ số P/E forward có những lợi ích đáng kể nhưng song với đó chúng cũng có một số nhược điểm. Cụ thể khi báo cáo của quý tiếp theo được công bố, các công ty có thể đánh giá thấp EPS của họ để thay đổ chỉ số P/E forward.
Ví dụ: Trường hợp tỷ số giá trên thu nhập (P/E) của cổ phiếu X là 10 và được đánh giá là hợp lý. Nếu cổ phiếu X tăng trưởng 20% vào năm sau. Khi đó lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của X sẽ là 15.000 x 1.2 = 18.000 đồng. Và tỷ số giá trên thu nhập (P/E) của X sẽ là 150.000/18.000 = 8.33. Lúc này cổ phiếu X sẽ bị đánh giá thấp.
Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu ở hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần. Hay có thể hiểu là nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập từ cổ phiếu là bao nhiêu. Tỷ số giá trên thu nhập được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu. Bên cạnh đó hệ số này thường được các công ty công bố trên báo chí.
Chỉ số P/E rất có ích trong việc định giá của một cổ phiếu. Giả sử nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu X. Tuy nhiên X không được giao dịch sôi động trên thị trường. Vậy thì cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc này, ta cần nhìn vào chỉ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu X. Và sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu X.
Nếu chỉ số P/E cao, điều này có thể là sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.
Nhưng ngược lại, cũng có khả năng thị giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh, dẫn tới P tăng nhanh hơn E, đẩy tỷ lệ này lên cao. Trong trường hợp này, có thể giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức.
Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng được xét ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh. Và các điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước,…
Ví dụ: Chỉ số P/E của cổ phiếu X là 8 và chỉ số P/E của cổ phiếu Y là 10. Thì trong các điều kiện kinh doanh, tài chính cũng như điều kiện vĩ mô là như nhau. Thì khi đó nhà đầu tư chọn mua cổ phiếu X sẽ có lợi hơn. Bởi vì để kiếm được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu nhà đầu tư sẽ phải trả một mức giá thấp hơn so với việc mua cổ phiếu Y.
5/5 – (1 bình chọn)
Nhiệt Độ Cơ Thể Bình Thường Là Bao Nhiêu? Cách Đo Nhiệt Độ Cơ Thể Đúng
Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu?
Cơ thể của chúng ta có khả năng tự điều hòa thân nhiệt để phù hợp với môi trường sống và hoạt động cá nhân. Nhiệt độ cơ thể bình thường sẽ từ 36 độ C – 37,5 độ C và nhiệt độ trung bình là ở khoảng 36,8 độ C.
Người ta thường đo thân nhiệt ở 3 vị trí là trực tràng, miệng và nách:
Ở trực tràng: Nhiệt độ nằm trong khoảng từ 36,3 độ C – 37,1 độ C.
Ở miệng: Nhiệt độ ở đây sẽ thấp hơn ở trực tràng từ 0,2 – 0,6 độ C.
Ở nách: Nhiệt độ đo ở vị trí này sẽ thấp hơn ở trực tràng từ 0,5 – 1 độ C, là nơi thuận tiện nhất để đo nhiệt độ cơ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thểTuổi tác
Ở các bé nhỏ, nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn một chút so với người lớn, bởi vì trung khu điều hoà thân nhiệt ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh. Còn ở người già, thân nhiệt của họ lại thấp hơn so với những người trẻ do khả năng vận động, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu kém.
Ngoài ra, cứ sau khoảng 10 năm thì thân nhiệt con người sẽ có sự giảm nhẹ.
Nội tiết tố ở phụ nữ
Sự thay đổi hàm lượng nội tiết tố ở phụ nữ khi ở kỳ kinh nguyệt, kỳ rụng trứng hoặc giai đoạn mang thai sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, từ 0,3 đến 0,8 độ C tùy trường hợp.
Hoạt động nhiều
Việc vận động mạnh, sử dụng thể lực nhiều có thể khiến nhiệt độ ở trực tràng tăng.
Thời gian đo nhiệt độ cơ thể
Nhiệt độ cơ thể người sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày, từ 0,5°C – 1°C. Thông thường, thân nhiệt sẽ ở mức thấp nhất vào lúc sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.
Vị trí đo nhiệt độ cơ thể
Kết quả đo nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí mà bạn chọn để đo thân nhiệt.
Nhiệt độ như thế nào là bất thường cần đi khám? Khi cơ thể bị hạ thân nhiệtNếu bạn nhận thấy tình trạng nhiệt độ cơ thể thấp kèm theo các triệu chứng như ớn lạnh, run rẩy, khó thở thì bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt độ cơ thể thấp là do:
Thời tiết lạnh.
Sốc rượu bia hoặc các chất kích thích khác.
Cơ thể đang gặp một số rối loạn như bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp.
Cơ thể bị nhiễm trùng, thường gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi hoặc người có sức đề kháng kém.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng caoỞ người trưởng thành, nhiệt độ ở miệng trên 38 độ C hoặc ở trực tràng là 38,3 độ C chính là dấu hiệu của tình trạng sốt. Còn nhiệt độ sốt của trẻ em khi đo ở vị trí trực tràng là cao hơn 38 độ C.
Nếu cơ thể bạn đột nhiên không kiểm soát được nhiệt độ và thân nhiệt liên tục tăng thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để hạ sốt và được chăm sóc, theo dõi tình trạng.
Dụng cụ đo nhiệt độ cơ thể thường dùng
Nhiệt kế thủy ngân: Có độ chính xác cao, được các bác sĩ và y tá sử dụng rộng rãi.
Nhiệt kế điện tử: An toàn và phù hợp với mọi đối tượng, cho kết quả nhanh và chính xác.
Nhiệt kế hồng ngoại: Dễ sử dụng, thời gian đo thân nhiệt chỉ mất khoảng 3 – 5 giây.
Cách đo nhiệt độ cơ thể tại nhà Đo bằng nhiệt kế thủy ngânAdvertisement
Bước 1 Cầm chắc đuôi nhiệt kế, dùng lực vẩy mạnh để nhiệt độ trong nhiệt kế giảm xuống dưới mức 35 độ C.
Bước 2Kẹp nhiệt kế thủy ngân vào phần nách và giữ nguyên từ 5 – 7 phút.
Bước 3 Rút nhiệt kế ra và đọc kết quả đo thân nhiệt.
Đo bằng nhiệt kế điện tửBước 1 Khởi động nhiệt kế với phím On/Off, cài đặt nhiệt độ hiển thị là độ C.
Bước 2 Đưa đầu cảm biến của nhiệt kế theo hướng nghiêng 45 độ hoặc vuông góc với trán và cách trán khoảng từ 1 – 3cm. Sau đó, hãy bấm nút Start để tiến hành đo thân nhiệt.
Bước 3 Chờ khoảng 3 – 5 giây và đọc kết quả đo trên màn hình.
Đo bằng nhiệt kế hồng ngoạiBước 1 Mở nắp đậy đầu đo và ấn nút ON để khởi động máy.
Bước 2 Đưa đầu đo của nhiệt kế vào vị trí cần đo, khoảng cách là từ 1 đến 3 cm.
Bước 3 Ấn nút START, quá trình đo sẽ kết thúc trong 1 – 3 giây cùng với 1 tiếng bíp dài.
Bước 4 Bỏ nhiệt kế ra và kiểm tra kết quả đo thân nhiệt.
Nguồn: Vinmec
Cập nhật thông tin chi tiết về Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường Là Bao Nhiêu Và Lời Giải Thích Từ Bác Sĩ trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!