Bạn đang xem bài viết Cho Trẻ Đi Xe Hơi: Bạn Cần Phải Lưu Ý Điều Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cho trẻ đi xe hơi ghế ngồi riêng trên ô tô dàn riêng cho con bạn có thể cứu sống trẻ khi gặp va chạm. Việc kiểm tra dây đai an toàn và ghế xe hơi là rất quan trọng. Nếu bạn coi việc đeo dây an toàn là một thói quen cần thiết, trẻ sẽ học hỏi điều này. Đó cũng là cách khiến trẻ dễ dàng chấp nhận việc ngồi trên xe với dây an toàn.
Để giữ cho con bạn được an toàn, bạn hãy tham khảo một số hướng dẫn sau đây từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ:
Luôn sử dụng ghế an toàn dành riêng cho trẻ. Hãy chắc chắn rằng ghế xe được lắp đặt đúng vị trí trong xe theo hướng dẫn.
Tất cả mọi người trong xe hơi đều phải đeo dây an toàn. Xe sẽ không khởi động cho đến khi mọi người đều đảm bảo được sự an toàn. Nếu bạn không cần sự bảo vệ từ dây an toàn, trẻ sẽ cho rằng an toàn chỉ cần thiết đối với trẻ em.
Bạn có thể nhắc nhở mọi người trong xe với khẩu hiệu: “Mọi người cùng giơ lên nào!”. Điều này với mục đích mọi người sẽ không bị kẹt tay trước khi đóng cửa xe.
Trẻ có thể quậy phá vì quá buồn chán khi phải ngồi yên một chỗ trên xe. Vậy nên, bạn hãy chuẩn bị sẵn đồ chơi yêu thích cho trẻ. Nên hạn chế cho trẻ ăn uống trên xe, ngay cả đồ ăn vặt. Đây là thói quen không lành mạnh và cũng có thể gây ra nguy cơ nghẹt thở.
KHÔNG BAO GIỜ đưa trẻ ra khỏi ghế hoặc dây an toàn vì quấy khóc trong lúc xe đang chạy. Nếu bạn muốn ôm và dỗ dành trẻ, bạn nên cho xe DỪNG LẠI.
KHÔNG BAO GIỜ tháo dây an toàn, đưa tay vào ghế sau để chăm sóc trẻ trong khi xe đang chuyển động. Nhiều trường hợp bị thương nghiêm trọng vì tai nạn đã xảy ra chỉ trong vài giây.
Đối với những chuyến đi đường dài, hãy lên kế hoạch cho những điểm dừng. Bạn nên dừng xe lại trước khi trẻ cảm thấy khó chịu vì giới hạn cử động.
Không để vật nặng hoặc sắc nhọn trong xe. Khi xe dừng đột ngột có thể khiến chúng di chuyển và làm bị thương mọi người. Bạn nên đặt chúng trong thùng khóa an toàn và để phía sau cốp xe.
Nếu con bạn cố gắng trèo ra khỏi chỗ ngồi, hãy dừng xe và kiên trì giải thích rằng bạn sẽ không khởi động xe cho đến khi trẻ ngồi yên và tự cài dây an toàn. Ngồi đúng vị trí và tư thế ngay ngắn, không tự ấn bất cứ nút gì nếu chưa có sự cho phép của người lớn.
Dạy trẻ không được ném bất cứ thứ gì vào xe, không chơi với tay cầm khóa cửa hoặc cửa sổ. Ngoải ra, trẻ cũng không được nắm lấy vô lăng hoặc chìa khóa xe.
Luôn nhắc nhở trẻ về những quy tắc này trước mỗi chuyến đi. Hãy khen ngợi trẻ thường xuyên cho các hành động đúng của con bạn khi ở trong xe hơi.
Chuyến đi đầu tiên của bạn nên bắt đầu với một địa điểm gần nhà. Dạy cho trẻ những điều thú vị mà bạn và trẻ nhìn thấy trên đường. Điều này giúp trẻ cảm thấy hứng khởi cho những chuyến đi tiếp theo.
Hãy nói chuyện với trẻ trong khi bạn lái xe vì có thể giúp trẻ đỡ buồn chán, như “Bữa trưa hôm nay chắc sẽ ngon lắm nhỉ, con có thích không?”. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm tốt để dạy con bạn về thế giới xung quanh. Ví dụ: “Xem chiếc xe màu đỏ với đèn đang phát sáng, đó gọi là xe cứu hỏa đấy con.”
Khi đi du lịch trong thời tiết nóng, bạn nên chuẩn bị thức uống mát cho trẻ. Đôi khi, trẻ có thể bị bỏng do dây an toàn quá nóng. Vậy nên, bạn có thể quấn khăn vải các bộ phận kim loại để tránh điều này.
Thỉnh thoảng dừng xe lại, cho trẻ ra ngoài và duỗi chân trong những chuyến đi dài.
Nếu con bạn đi chung xe với những người thân khác, hãy chắc chắn rằng trẻ được ngồi ở ghế an toàn dành riêng cho trẻ em và ghế đã được gắn an toàn.
Luôn chuẩn bị hộp thuốc sơ cứu và bình chữa cháy trong xe của bạn.
Đỗ xe với một khoảng cách an toàn trước khi đưa trẻ ra khỏi xe như ở vỉa hè cách xa đường xe đang giao thông.
Không bao giờ để trẻ một mình ở trong xe khi bạn đã đỗ xe dù chỉ là một phút.
Để xe ở nơi có bóng râm để bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng mũ trùm đầu để che nắng cho trẻ, cần theo dõi trẻ sát vì nó có thể làm giảm luồng không khí xung quanh trẻ.
Tạo thói quen luôn tắt động cơ xe và rút chìa khóa mỗi khi bạn đỗ xe.
Quan sát liệu có trẻ em xung quanh xe ô tô, đặc biệt là khi bạn mở cửa xe hoặc vận chuyển hàng hóa vào xe.
Không bao giờ là quá sớm để dạy con bạn về việc tôn trọng các quy tắc của an toàn khi giao thông. Hãy làm những gì tốt nhất cho con bạn, hãy sử dụng ghế an toàn trong mỗi chuyến đi. Hãy để chuyến đi là một hành trình khám phá nhiều điều thú vị và kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, bạn nhé.
Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Cách Sang Líp Xe Đạp Thể Thao. Những Điều Cần Lưu Ý
Những điều cần nắm rõ khi sang líp xe đạp thể thao Sự phối hợp giữa dĩa và líp xe
Tùy vào từng địa hình mà bạn chọn dĩa và líp xe phù hợp, khi di chuyển lực chân của bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nếu bạn muốn di chuyển trên địa hình leo dốc, ngược gió thì việc chuyển líp lớn và dĩa nhỏ sẽ cho bạn lực đạp nhẹ, dễ dàng vượt qua những đoạn đường này.
Khi bạn cần một tốc độ vượt trội thì có chuyển sang líp nhỏ và dĩa lớn, bạn phải chuyển líp cho đến khi đạt được tốc độ mong muốn, không nên chuyển líp đột ngột.
Trong quá trình chuyển líp, chân phải của bạn phải đạp tới, không đạp lùi, không đạp mạnh, đạp nhấn nếu không sẽ dễ dẫn đến tuột hay đứt dây xích.
Vị trí bộ chuyển tốcBộ chuyển tốc của xe đạp thể thao bao gồm 2 bộ chuyển tốc, bộ đề chuyển tốc trước (cho dĩa trước) và bộ đề chuyển tốc sau (cho dĩa sau). Nếu bạn sử dụng các bánh răng ở đĩa trước kết hợp với các bánh răng của líp sau sẽ được các tốc độ khác nhau. Trong đó, bộ chuyển tốc trước nằm ở vị trí bên tay trái của tay lái xe đạp. Bộ chuyển tốc sau nằm bên tay phải của tay lái xe đạp.
Bộ đề chuyển tốc trước và sau xe đạp thể thao
Khi nào cần chuyển líp?
Bạn cần chuyển líp khi bắt đầu vào địa hình mới.
Khi bạn đang di chuyển trên địa hình bằng phẳng và đoạn đường phía trước cần leo dốc, bạn cần phải chuyển líp lớn hơn và chuyển từng líp một, không nên vào dốc rồi mới chuyển líp.
Hoặc trong trường hợp bạn kết thúc đoạn leo dốc, thì cũng nên chuyển sang líp nhỏ và thực hiện chuyển từng líp một tương tự để chuẩn bị tăng tốc khi xuống dốc.
Bạn cũng nên luyện tập kỹ thuật chuyển líp, điều này sẽ giúp ích cho bạn khi di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau.
Không nên để chéo sên xeChéo sên xe là tình trạng sên bị căng do thiết lập xích tải không thích hợp ở dĩa nhỏ với líp nhỏ hay dĩa lớn với líp lớn, rất dễ làm hỏng bộ nhông sên dĩa.
Chuyển líp sai dẫn đến sên bị chéo
Bạn có thể tối ưu bộ sên, dĩa, líp với xe đạp thể thao của mình như:
Dĩa giữa đi với tất cả các líp, trừ líp lớn nhất và líp nhỏ nhất.
Dĩa lớn nhất: Bỏ 2 líp lớn nhất.
Dĩa nhỏ nhất: Bỏ 2 líp nhỏ nhất.
Thiết lập dĩa và líp đúng cách
Hướng dẫn cách sang líp xe đạp ở một số địa hình Xe đi đường bằngCách sang líp và dĩa xe đi trên đường bằng có thể kết hợp:
Dĩa số 2.
Líp số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Phần lớn, bạn di chuyển trên địa hình bằng phẳng, thì đây là cách sang líp và dĩa xe được sử dụng thường xuyên nhất. Đối với dĩa số 2, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi kết hợp với líp nào cũng được, chỉ cần bạn cảm thấy thoải mái, nhưng hạn chế kết hợp với líp lớn hoặc nhỏ hơn.
Xe muốn tăng tốcKhi xe muốn tăng tốc, bạn có thể sang líp và dĩa xe bằng cách kết hợp:
Dĩa xe số 3.
Líp số 4, 5, 6, 7 (xe 7 líp).
Líp số 5, 6, 7, 8, 9 (xe 9 líp).
Đối với cách sang líp này thường dùng khi bạn muốn tăng tốc độ hay dùng trong việc tập luyện. Bạn cần đạp chậm để lấy đà, sau đó bắt đầu tăng tốc độ đạp. Theo cách này, bạn sẽ không cảm thấy nặng khi đạp và quãng đường di chuyển cũng xa hơn.
Xe leo dốcCách sang líp khi xe đang leo dốc bằng cách kết hợp:
Dĩa số 1.
Líp số 1, 2, 3 (xe 7 líp).
Líp số 1, 2, 3, 4 (xe 9 líp).
Cách sang líp và dĩa này sẽ giúp bạn di chuyển nhẹ nhàng hơn khi lên dốc mà không cần tốn nhiều sức. Hoặc nếu nếu bạn muốn đạp xe chậm thì cách kết hợp này cũng rất tiện lợi, nhưng bù lại quãng đường đi được sẽ ngắn hơn.
Một số lưu ý trong quá trình sang líp xe đạp Nên sang đĩa và líp trước khi vào địa hình mớiBạn cần lưu ý, khi sang líp xe cần sang vào thời điểm thích hợp. Trong trường hợp, bạn đang leo dốc nhưng đạp xe quá nặng và sang líp sẽ dẫn đến tình trạng bộ nhông sên đĩa của bạn bị hư hỏng. Vì thế, bạn cần sang líp trước khi đi vào địa hình mới để đảm bảo được an toàn.
Advertisement
Không chuyển nhanh một lần nhiều líp xe
Trong quá trình chuyển líp, bạn nên chuyển nhẹ nhàng từng líp một, khi sên đã hoàn toàn sang líp thì bạn hãy tiếp tục chuyển líp. Vì khi bạn chuyển quá nhanh các líp, các mắt xích sẽ rất dễ bị rời khỏi răng và dẫn đến sự cố nguy hiểm.
Không cố đạp mạnh khi sang líp bị kẹtKhi chuyển líp, bạn có thể gặp sự cố líp bị kẹt. Lúc này, bạn tuyệt đối không được đạp mạnh. Bạn nên ngừng quay bàn đạp, nhả ngược bàn đạp lại và chuyển nấc đề về vị trí cũ, rồi kiểm tra dây sên đã hoạt động lại bình thường hay không. Nếu xe đạp của bạn thường xuyên bị kẹt líp thì bạn cần nhanh chóng xuống xe và chỉnh lại bộ đề.
Những Điều Lưu Ý Khi Du Lịch Đài Loan Bạn Cần Biết
1. Lưu Ý Về Văn Hóa Và Luật Lệ Ở Đài Loan – Những Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Đài Loan
Luật Lệ Ở Đài Loan
Đài Loan là nơi rất tôn trọng tôn giáo và tín ngưỡng. Vậy nên bạn cần ăn mặc lịch sử khi đến tham quan đền, chùa hoặc các nơi thờ cúng kể cả khi bạn không theo đạo.
Hút thuốc nơi công cộng, phòng máy lạnh hoặc trong thang máy sẽ bị phạt hành chính 10.000 Đài Tệ.
Xả rác nơi công cộng có thể bị phạt hành chính lên đến 10.000 Đài Tệ (khoảng 7,5 triệu đồng).
Nên mang theo tiền lẻ khi đi chợ. Và nhớ trả giá khi mua hàng vì nhiều tiểu thương sẽ thách giá khi thấy khách du lịch.
Tiếng Anh cũng không quá phổ biến tại Đài Loan. Nếu đi du lịch tự túc, bạn nên biết một vài câu giao tiếp đơn giản.
Bạn không nên chỉ tay thẳng lên mặt trăng khi ở Đài Loan.
2. Lưu Ý Khi Xuất Nhập Cảnh Ở Đài Loan – Đi Du Lịch Đài Loan Cần Những Thủ Tục GìĐể đến được Đài Loan, bạn cần có visa để nhập cảnh hợp pháp vào đất nước này. Để được cấp visa bạn phải đến Đại sứ quán nộp hồ sơ làm việc trực tiếp. Hoặc xin visa thông qua các công ty du lịch.
visa khi du lịch Đài Loan
Những yêu cầu cần phải có để việc làm thủ tục xin visa khi du lịch Đài Loan được diễn ra thuận lợi bao gồm:
Hộ chiếu bản gốc (hộ chiếu phải còn hiệu lực trên 6 tháng)
1 bản mẫu đơn xin visa
Giấy chứng nhận đang đi làm
Hồ sơ chứng nhận năng lực tài chính.
Thủ tục xin visa khi du lịch Đài Loan
Tất nhiên nếu bạn đã từng đi các nước phát triển như Hàn, Nhật hay đi Châu Âu thì việc xin visa sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việc du lịch Đài Loan đã không còn khó khăn như trước, kể từ khi Đài Loan mở cửa cho khách du lịch nước ngoài vào nhiều hơn. Nhất là Đông Nam á.
3. Phương Tiện Giao Thông Tại Đài Loan – Những Điều Lưu Ý Khi Du Lịch Đài LoanCùng với một nền kinh tế phát triển vượt bậc thì cơ sở hạ tầng tại Đài Loan cũng rất hiện đại. Nhiều phương tiện giao thông, dễ dàng di chuyển đến các điểm vui chơi, các trung tâm thương mại như tàu điện ngầm, hệ thống xe bus, tàu cao tốc… Nếu bạn là người thích khám phá, thích ngắm phong cảnh đất trời xứ Đài thì bạn có thể thuê xe máy hoặc xe đạp để rong ruổi khắp các con phố, ngõ hẻm của Đài Loan.
Phương Tiện Giao Thông Tại Đài Loan
Tuy nhiên, để thuận tiện bạn nên thuê xe đạp để tham quan hơn là xe máy. Vì bằng lái xe Việt Nam không phù hợp ở Đài Loan. Thêm nữa luật lệ cũng khác, tiền phạt cũng khá cao nếu sai luật. Trong khi đó dịch vụ cho thuê xe đạp lại cực kỳ phát triển và dễ dàng sử dụng. Việc thuê xe đạp vừa an toàn vừa có những trải nghiệm như người dân bản địa.
Bãi Thuê Xe Đạp Tại Đài loan
Tại Đài Loan có những bãi xe công cộng với dịch vụ cho thuê xe đạp. Bạn chỉ cần đến các điểm đậu xe, hỏi cách thuê. Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn và phí chi trả bằng thẻ tín dụng hoặc EasyCard. Giá thuê xe vào khoảng 10 Đài tệ cho 30 phút trong 4 giờ đầu (7,500 VND). Khá rẻ và đặc biệt thuận lợi vì bạn có thể thuê được xe ở bất kỳ đâu cũng như khi trả xe hết sức dễ dàng, chỉ cần trả vào bãi có ở khắp nơi của dịch vụ này.
4. Tiền Và Mệnh Giá Của Đồng Tân Đài Tệ – Du Lịch Đài Loan Đổi Tiền Ở ĐâuMệnh Giá Của Đồng Tân Đài Tệ
Tiền Và Mệnh Giá Của Đồng Tân Đài Tệ
5. Sử Dụng Điện Thoại Và Wifi Tại Đài Loan – Các Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Đài LoanLà một quốc gia phát triển, Đài Loan là một trong những nước đầu tiên cung cấp dịch vụ wifi miễn phí. Đối tượng cung cấp là cho người dân địa phương và cả những khách du lịch gần xa. Tuy nhiên, để chủ động về mọi mặt, bạn có thể sử dụng dịch vụ cho thuê thiết bị wifi ngay tại Việt Nam để mang theo trong balo. Không chỉ tiện dụng mà chi phí cũng khá rẻ khi bạn đi theo nhóm. Tha hồ cho bạn lướt web, luôn sẵn sàng để truy cập facebook đăng ảnh về chuyến hành trình của mình mất cứ khi nào.
Bộ phát Wifi khi du lịch
Nếu bạn muốn sử dụng điện thoại bên Đài Loan, hãy mua ngay một chiếc sim du lịch tại sân bay. Giá của nó là 300 Đài Tệ, sử dụng trong vòng 5 ngày. Hoặc tùy theo nhu cầu sử dụng bạn có thể mua sim với mức giá cao hơn và dùng được lâu hơn. Bên Đài Loan sử dụng toàn bộ là sim 4G, trong khách sạn hoặc nhà hàng cũng đều có wifi. Nhưng cũng không nên trông đợi nhiều vì nó khá yếu.
Sim 4G ở Đài Loan
6. Sử Dụng Ổ Cắm – Du Lịch Đài LoanỞ các khách sạn Đài Loan, ổ cắm điện được sử dụng là chân cắm dẹt, điện sử dụng là 110V. Vậy nên nếu có nhu cầu sử dụng hãy chuẩn bị cho mình một chiếc giắc cắm nối.
Đăng bởi: Mãi Mãi
Từ khoá: Những Điều Lưu Ý Khi Du Lịch Đài Loan Bạn Cần Biết
5 Cách Điều Trị Sốt Rét Tại Nhà Bạn Cần Lưu Ý
Tìm hiểu chung về sốt rét
Sốt rét hay còn gọi với tên gọi khác (Malaria) bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa, lây truyền qua đường muỗi đốt, cấy ghép nội tạng, sử dụng chung bơm tiêm có chứa sẵn ký sinh trùng gây bệnh, truyền máu hoặc lây từ người mẹ sang con.
Bệnh nhân mắc bệnh thời gian đầu có thể chỉ xuất hiện các triệu chứng sốt rét thông thường như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức xương khớp, tiêu chảy,… nhưng đôi khi lại có những dấu hiệu của thể sốt rét ác tính rất nguy hiểm. Đặc biệt, các triệu chứng này còn tùy thuộc vào các tác nhân gây bệnh.
Bài viết cung cấp những phương pháp hỗ trợ tại nhà khi điều trị các triệu chứng khó chịu của bệnh sốt rét. Tuy nhiên để diệt ký sinh trùng, bạn cần đến trung tâm y tế gần nhất để được sử dụng thuốc đặc trị càng sớm càng tốt.
Sốt rét là một loại bệnh hết sức nguy hiểm
Đây là một mẹo chữa triệu chứng sốt rét tại nhà. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một quả chanh tươi thái thành những lát mỏng rồi chà nhẹ lên các vùng khuỷu tay, trán và dọc xuống sống lưng. Lưu ý tránh những vùng da bị xước gây xót da và viêm da.
Chưa kể, chanh còn cung cấp thêm hàm lượng vitamin C cao, tăng sức đề kháng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe hơn. Người bệnh có thể vắt chanh lấy ít nước cốt tươi hòa pha loãng với nước uống 2 lần/ngày.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần nên chú ý chỉ uống một lượng ít nước chanh hoặc không đường và không áp dụng phương pháp này cho những người bị các vấn đề về dạ dày.
Chanh chứa hàm lượng vitamin C cao
Nước ấm góp phần hỗ trợ chữa triệu chứng sốt rét tại nhà. Người nhà có thể thực hiện bằng cách cởi bỏ quần áo, sau đó dùng một chiếc khăn ngâm nước ấm, vắt khô rồi lau nhẹ trực tiếp lên người bệnh nhân. Khi khăn lạnh thì thay lại nước ấm khác.
Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân hạ nhiệt, giảm sốt cho cơ thể nhanh chóng. Ngoài ra, uống 6 – 8 ly nước ấm mỗi ngày còn giúp bù nước, điều chỉnh nhu động ruột giảm các nguy cơ gây viêm nhiễm.
Nước ấm giúp hạ nhiệt, bù nước điều chỉnh nhu động ruột giảm các tình trạng viêm nhiễm
Theo một vài nghiên cứu, tỏi có tính kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch và thường được sử dụng trong điều trị các bệnh cảm cúm thông thường.[1]
Nhờ vậy, nên tỏi còn rất hiệu quả khi được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét tại nhà. Do tỏi có tính nóng nên phương pháp này chỉ được áp dụng cho người bệnh từ 11 tuổi trở lên.
Tỏi có tính kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch
Các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh,… là nguồn cung cấp vitamin C, một hoạt chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể.
Ngoài ra các loại trái cây này còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác mà cơ thể người bệnh cần thiết như các nhóm vitamin B, kali, phospho, magie,… chúng cũng rất giàu các hợp chất tự nhiên giúp chống viêm.
Các loại trái cây có múi chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể hồi phục
Người bệnh có thể pha bột quế với mật ong uống trong thời gian điều trị sốt rét tại nhà. Theo một báo cao năm 2023, vỏ quế có tác dụng chống ký sinh trùng hiệu quả do có tác dụng ức chế Plasmodium thuộc các chi họ muỗi gây bệnh.[2]
Ngoài ra, mật ong còn được biết đến như một kháng sinh tự nhiên có tính kháng khuẩn cao giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm viêm, nhiễm trùng, cảm lạnh đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm lạnh.
Uống quế và mật ong có tác dụng hỗ trợ điều trị sốt rét tại nhà
Những người bị sốt rét có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc đau nhức viêm khớp. Một số nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng gừng có thể có hiệu quả chống lại các triệu chứng này.[3]
Người bệnh có thể pha 1 ly nước gừng ấm bằng cách cắt nhỏ một ít lát gừng tươi nghiền nát với 200ml nước ấm. Hoặc nếu người bệnh cảm thấy hỏi khó uống có thể kết hợp với nước chanh hay mật ong chúng còn tăng thêm tác dụng điều trị bệnh.
Gừng có tác dụng giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn và đau nhức viêm khớp khi bệnh nhân bị sốt rét
Người ta tìm thấy bưởi chứa hoạt chất Quinine, chúng có tác dụng tăng sinh khả dụng hỗ trợ tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh và tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch cơ thể.[4]
Ngoài ra, quả bưởi còn bao gồm các loại vitamin như vitamin A giúp bảo vệ và chống lại các triệu chứng viêm hay một số bệnh truyền nhiễm, vitamin C và một lượng ít carbohydrate, bổ sung năng lượng cần thiết cho người bệnh trong lúc cơ thể suy nhược.
Bưởi có thể sử dụng ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.
Bưởi chứa hoạt chất Quinine có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh
Húng quế có tác dụng hạ sốt, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn. Trong các trường hợp bệnh nhân bị sốt rét, có thể nhai trực tiếp lá húng quế hoặc nấu nước uống hàng ngày để điều trị bệnh.
Cây húng quế có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng sốt rét
Trong giấm táo có chứa các acid malic là một chất chống virus mạnh mẽ. Đây cũng chính là lý do vì sao người uống giấm táo khi bị sốt, cảm lạnh nhanh khỏi hơn.
Nhờ chứa enzyme và các lợi khuẩn có lợi mà giấm táo còn cải thiện hệ tiêu hóa của người bệnh giúp họ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn trong giai đoạn cơ thể đang bị suy nhược.
Giấm táo giúp chống các virus
Theo các nghiên cứu trên động vật curcumin, thành phần chính của nghệ đã cho thấy hoạt tính chống sốt rét do khả năng chống lại mầm bệnh gây bệnh sốt rét.[5],[6]
Do đó, nghệ có thể giúp những người bị sốt rét phục hồi nhanh chóng. Có rất nhiều cách để sử dụng nghệ điều trị bệnh. Bạn có thể cho bột nghệ vào một ly sữa ấm để nhận được những lợi ích. Bạn cũng có thể cho nghệ vào thức ăn và món ăn của mình.
Thành phần curcumin trong nghệ cho thấy hiệu quả chống sốt rét
Bài thuốc: Sài hồ 10g, mạch môn 10g, thanh hao 10g, ý dĩ 10g tri mẫu 20g, xạ can 6g, hoàng đằng 10g, trần bì 10g, bán hạ chế 10g, cam thảo nam 10g, hoàng cầm 10g.
Bài thuốc: Cây cam thìa 100g (thanh hoa), thảo quả 80g, hà thủ ô trắng 50g, lá thường sơn 100g, hạt cau 30g, miết giáp 20g, vỏ chanh 30g, cam thảo nam 30g.
Bài thuốc thanh tỳ ẩm: Thanh bì 8g, thảo quả 8g, bán hạ chế 8g, sài hồ 8g, chích cam thảo 6g, bạch truật 8g, hậu phác 8g, hoàng cầm 8g, sinh khương 5 lát, hậu phác 8g.
Bài thuốc: Bán hạ 12g, nhân sâm 8g, thảo quả 8g, bạch truật 8g, ô mai 8g, trần bì 8g, bạch linh 8g, sinh khương 8g, chích thảo 4g, đại táo 8g.
4 bài thuốc Đông y chữa sốt rét
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩThời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng trung bình từ 9 đến 14 ngày, nếu nhận thấy các dấu hiệu bạn hay người thân trong gia đình như:
Sốt cao, liên tục, ớn lạnh.
Da khô, nóng.
Mạch nhanh, khó thở.
Người đổ mồ hôi.
Đau đầu.
Có thể xuất hiện đau ở gan, lá lách.
Rối loạn ý thức, mê sảng.
Buồn nôn, nôn ra chất lỏng màu vàng.
Advertisement
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Chẩn đoán/xét nghiệm sốt rét
Soi qua kính hiển vi.
Xét nghiệm PCR.
Xét nghiệm kháng thể.
Xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDT).
Xét nghiệm máu.
Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh
Tham khảo một số bệnh viện uy tínNếu có các triệu chứng trên, bạn nên đến chuyên khoa Truyền nhiễm tại các bệnh viện uy tín sau:
TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, bệnh viện Quân Y 108,…
Chu kì phát triển của ký sinh trùng sốt rét
Ngộ độc vì uống thuốc trị sốt rét để phòng Covid-19
Các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh
Sốt xuất huyết
Nguồn: Pubmed, Ncbi
Nguồn tham khảo
Black Garlic and Its Bioactive Compounds on Human Health Diseases: A Review
The Effect of Aqueous Extract of Cinnamon on the Metabolome of Plasmodium falciparum Using 1HNMR Spectroscopy
Ginger (Zingiber officinale Roscoe) as a nutraceutical: Focus on the metabolic, analgesic, and antiinflammatory effects
Effect of the grapefruit flavonoid naringin on pharmacokinetics of quinine in rats
Nanotized curcumin-benzothiophene conjugate: A potential combination for treatment of cerebral malaria
Nanoformulation of curcumin-loaded eudragit-nutriosomes to counteract malaria infection by a dual strategy: Improving antioxidant intestinal activity and systemic efficacy
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Ăn Cam
1. Thành phần dưỡng chất có trong cam
Là loại trái cây cung cấp nhiều nguồn chất xơ và các loại vitamin rất tốt cho cơ thể, cam luôn được chọn lựa làm món trái cây quen thuộc ở nhiều gia đình. Trong 100g cam (nước cam) thì ngoài nước, cam còn có thêm vitamin C, các loại khoáng chất như kali, canxi, natri, sắt… carotene, tinh bột giúp chống oxy hóa phytochemical hiệu quả.
Với lượng vitamin C dồi dào mang lại vị chua đặc trưng cho cam, khi ăn nhiều cam, cơ thể hấp thu một lượng lớn vitamin C để tăng thêm sức đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn và làm cho làn da tươi sáng, rực rỡ hơn.
2. Công dụng của cam
Những công dụng sau đây sẽ cho ta thấy sự kì diệu khi ăn cam thường xuyên:
– Giúp tái tại tế bào da, thanh lọc cơ thể, mang lại làn da tươi sáng, rạng rỡ. Vitamin C có trong cam kích thích khả năng hoạt động của các mô trên da, đẩy mạnh tế bào chết và tái tạo tế bào mới cho da.
– Dùng cam có thể ngăn ngừa ung thư bởi hợp chất D-limonene, ngăn chặn được các loại ung thư phổi, ung thu da, ung thư vú…
– Tự động đẩy lùi độc tố trong cơ thể do khả năng chống oxy hóa từ các dưỡng chất có trong cam, thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy hóa trong cơ thể hiệu quả, hỗ trợ chức năng hoạt động của các bộ máy trong cơ thể. Nhờ đó, quá trình lão hóa da cũng chậm hơn, giảm thiểu nguy cơ lão hóa da tốt hơn.
– Vitamin C có trong cam cũng sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả hơn. Các loại vitamin khác có trong cam cũng sẽ giúp ngăn chặn phát triển và trung hòa các gốc tự do có thể gây ra ung thư.
– Tăng sức đề kháng là tăng thể lực cho cơ thể hơn. Bởi lượng đường fructozo có trong cam và lượng nước dồi dào sẽ hỗ trợ giúp bồi bổ thể lực người mới chơi thể thao, người ốm mới lành để tăng thêm năng lượng.
– Cam còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thận ở người có dấu hiệu suy giảm chức năng thận, giảm nguy cơ sỏi thận.
– Hỗ trợ tốt cho thị lực hơn, giảm bớt độ cân và ngăn ngừa mắt yếu đi bởi các hợp chất carotenoid, sắc tố hữu cơ…
3. Lưu ý khi ăn cam
Tuy vậy khi ăn cam cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hấp thu vừa đủ lượng cần thiết cho cơ thể:
– Không ăn quá nhiều cam với lượng lớn mỗi ngày bởi khả năng hấp thu quá tải vitamin C cũng như tăng acid oxalic nhanh chóng có nguy cơ gây sỏi thận, sỏi đường tiết niệu nguy hiểm hơn.
– Dùng quá nhiều cam cũng không tốt cho phần răng, miệng bởi axit mạnh có thể gây mài mòn và sâu răng. Tối đa 3 quả cam/ngày là mức vừa đủ để tăng dưỡng chất cho cơ thể, cũng như không gây ra những yếu tố bất ổn.
– Không uống sữa trước và sau khi ăn cam bởi các axit tartaic và vitamin C có thể phản ứng mạnh mẽ với protein có trong sữa, khiến hỗn hợp dưỡng chất khi hấp thu vào bên trong cơ thể bị vón cục, ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng , tiểu chảy.
– Tuyệt đối không ép nước cam chung cùng củ cải. Hỗn hợp nước ép này khi hấp thu vào cơ thể sẽ sản sinh ra sulfate là hợp chất sẽ tạo ra chất chống tuyến giáp thioxianic axit. Bên cạnh đó, flavonoid có trong cam cũng sẽ phân hủy trong đường ruột, chuyển hóa thành axit ferulic, kết hợp cùng sulfate chống tuyến giáp, tạo khả năng bướu cổ.
– Thời gian uống nước cam tốt nhất là từ sau khi ăn no 1-2 giờ sau. Cũng như không nên uống nước cam quá nhiều vào buổi tối bởi nước cam có tác dụng tân dịch và lợi tiểu, dễ gây buồn tiểu tron lúc ngủ.
Lưu ý khi ăn cam, đặc biệt là ở trẻ nhỏ để bảo vệ sức khỏe cũng như tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho cam một cách tốt nhất. Tuy vậy cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt là cam chua có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Ở người lớn, đặc biệt là người mắc các chứng bệnh về dạ dày nên hạn chế ăn cam quá chua, thay vào đó ta có thể uống nước ép cam để hạn chế bớt vị chua và an toàn hơn. Ngược lại ở người tiểu đường, chỉ nên ăn cam tươi, không nên uống nước cam ép pha nhiều đường để hạn chế lượng đường trong máu. Người bị sốt nên uống 1 ly nước cam mỗi ngày để bù điện giải, bù nước và thanh lọc cơ thể để khỏe mạnh hơn.
Theo dinhduong.online tổng hợp
7 Điều Mẹ Cần Lưu Ý Khi Cho Trẻ Ngủ Phòng Máy Lạnh
2. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt của bé
Trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, do cơ quan điều khiển thân nhiệt và hệ thần kinh giao cảm chưa hoàn thiện, trẻ rất khó thích nghi với những thay đổi đột ngột của khí hậu và nhiệt độ ngoài trời nên dễ bị các bệnh ngoài da, cảm cúm và hô hấp. Vì thế khi cho trẻ nằm điều hòa, cha mẹ phải chú ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt của bé. Theo đó, nhiệt độ điều hòa thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi ở mức từ 27-29 độ C.
3. Giữ vệ sinh phòng sạch sẽ
Thường xuyên lau dọn phòng ngủ của bé sạch sẽ
Phòng đặt điều hòa phải được thường xuyên lau dọn và vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc có thể gây bệnh cho bé. Thế nên mỗi ngày mẹ phải làm vệ sinh phòng ngủ của bé, mở hết cửa sổ và cho nắng lọt vào phòng để chống ấm mốc và vi khuẩn gây bệnh.
4. Đặt máy phun sương để tạo độ ẩm
Máy điều hòa thường làm khô không khí vì thế nếu trẻ nằm điều hòa quá lâu dễ bị mất nước, khó thở và mệt mỏi. Để tạo độ ẩm cho không khí, bạn có thể đặt máy phun sương trong phòng hoặc một chậu nước lạnh ở góc phòng. Khi không khí có độ ẩm cần thiết trẻ sẽ ngủ ngon hơn tránh được các bệnh viêm họng và viêm đường hô hấp khác.
5. Tuân thủ quy tắc 3 phút
Không nên cho trẻ ra khỏi phòng điều hòa đột ngột
Trẻ em do thân nhiệt chưa ổn định và sức đề kháng yếu nên khi nhiệt độ thay đổi đột ngột trẻ dễ bị sốt, cảm cúm và ho. Do vậy khi cho bé dùng điều hòa, mẹ phải tuân thủ đúng quy tắc 3 phút. Tức là nếu em bé ở trong phòng điều hòa muốn đi ra ngoài thì mẹ cần tắt máy lạnh, mở cửa sổ và chờ 3 phút sau mới cho bé ra ngoài. Và tương tự nếu bé đi ra ngoài vào, trước khi vào phòng điều hòa mẹ nên lau khô mồ hôi và chờ 3 phút mới bật điều hòa.
6. Cho bé uống nhiều nước
Máy điều hòa làm khô không khí nên khi nằm điều hòa trẻ sẽ bị mất nhiều nước. Do vậy mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước. Vì khi thiếu nước trẻ không chỉ mệt mỏi, suy nhược cơ thể mà em bé dễ bị táo bón ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Mẹ có thể bổ sung nước bằng cách cho bé uống sữa, nước trái cây, súp…. để bù mất nước cho bé. Bên cạnh đó, mẹ nên xây dựng lại chế độ ăn của trẻ, tăng cường rau xanh và trái cây.
7. Không để quạt điều hòa chĩa thẳng vào mặt bé
Không được để điều hòa chĩa thẳng vào mặt bé
Do hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện, vì thế nếu cha mẹ để quạt điều hòa chĩa thẳng vào mặt bé trẻ sẽ dễ bị viêm đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng và viêm phổi. Đi kèm các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sổ mũi…
chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Cho Trẻ Đi Xe Hơi: Bạn Cần Phải Lưu Ý Điều Gì? trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!