Bạn đang xem bài viết Chùa Ngọc Hoàng – Chốn Cầu Duyên, Cầu Con Linh Thiêng Bậc Nhất Sài Gòn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa cổ ở Sài Gòn, nổi tiếng là chốn tâm linh cầu con, cầu duyên, cầu bình an linh thiêng bậc nhất. Không chỉ vậy, đây là địa điểm du lịch Sài Gòn sở hữu lối kiến trúc Trung Hoa độc đáo, mỹ lệ.
Tác giả: Lisa Ngày đăng: 21/03/2023
Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa cổ ở Sài Gòn, nổi tiếng là chốn tâm linh cầu con, cầu duyên, cầu bình an linh thiêng bậc nhất. Không chỉ vậy, đây là địa điểm du lịch Sài Gòn sở hữu lối kiến trúc Trung Hoa độc đáo, mỹ lệ.
Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?
Địa chỉ chùa Ngọc Hoàng nằm tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn còn có tên gọi khác là Điện Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự. Do nằm ở quận trung tâm thành phố nên đường di chuyển tới chùa khá thuận lợi. Cùng với đó, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp yên tĩnh hiếm có giữa lòng đô thị nhộn nhịp.
Thời gian mở của của chùa Ngọc Hoàng là mấy giờ, đây cũng là câu hỏi của khách du lịch khi có ý định tới đây. Theo đó, chùa mở cửa mỗi ngày từ 7h – 18h để nhà nhà có thể tới tham quan, chiêm bái, cầu phúc bất cứ lúc nào. Riêng ngày Rằm và mùng 1, chùa mở cửa từ 5h sáng tới 19h tối.
Lịch sử xây dựng chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn
Chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn, theo những ghi chép còn lại cho biết, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX do một người Trung Quốc tên là Lưu Minh, tự Lưu Đạo Nguyên. Mục đích xây dựng ngôi điện là để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế. Sau này, vào năm 1982, hòa thượng Thích Vĩnh Khương đã tiếp quản chùa và từ đó, chùa chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984 thì điện thờ Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải Tự. Người dân Sài Gòn quen thuộc gọi bằng tên chùa Ngọc Hoàng Mai Thị Lựu hoặc Phước Hải Tự.
Là chốn linh thiêng bậc nhất cầu con, cầu duyên và có vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa độc đáo, chùa Ngọc Hoàng Mai Thị Lựu hiện nay đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng gần sông Sài Gòn, thu hút đông du khách tới mỗi ngày.
Kiến trúc chùa Ngọc Hoàng có gì đặc biệt?
Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn được xây dựng bởi một người gốc Trung Quốc nên kiến trúc chùa mang nhiều nét của quốc gia này. Vật liệu xây dựng chùa là gạch nung. Điểm nổi bật nhất trong kiến trúc của điện Phước Hải Tự là mái lợp ngói âm dương, bờ nóc và góc mái đều có tượng màu trang trí.
Bên ngoài chùa vẫn mang dáng vẻ cổ kính. Bên trong, các điện đã được trùng tu, xen kẽ có sự xuất hiện của các họa tiết rực rỡ khiến vẻ đẹp của chùa vô cùng thu hút. Đó cũng là điểm gây ấn tượng đặc biệt cho du khách khi du lịch Sài Gòn ghé tham quan chùa.
Chùa Ngọc Hoàng Mai Thị Lưu có 3 tòa là Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chùa thờ Đạo giáo, hướng về Ngọc Hoàng Đại đế. Tại khu vực Chánh điện là tượng thờ Ngọc Hoàng cùng Huyền Thiên Bắc Đến và các thiên binh, thiên tướng.
Trong chùa có thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh con đẻ cái. Đó là lý do chùa nổi tiếng cầu tự, cầu con rất linh nghiệm. Tại các điện, chùa cũng thờ những vị thần linh khác nổi tiếng trong đời sống tâm linh để mang tới bình an, sức khỏe cho gia đình.
Với các bạn trẻ chưa lập gia đình, chùa Ngọc Hoàng là nơi cầu tình duyên với tượng thờ Thánh Mẫu và ông Tơ, bà Nguyệt.
Nghi lễ cầu con ở chùa Ngọc Hoàng
Nghi lễ đơn giản, lại được hướng dẫn tận tình và nổi tiếng linh nghiệm với người thành tâm và sống thiện lành nên nhiều người sẵn lòng tới đây thành kính dâng lễ nguyện vọng.
Chùa cầu tinh duyên viên mãn
Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn từ lâu nổi tiếng linh nghiệm với nguyện vọng cầu duyên viên mãn. Các cặp đôi nếu có mong muốn kết duyên vợ chồng có thể đến đây thắp hương, đọc tên mình và tên người ấy, rồi thành tâm cầu nguyện. Sau đó, nhớ sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt để xin tình duyên viên mãn.
Hằng năm, một lễ hội lớn được tổ chức tại chùa vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch. Đó là lễ vía Ngọc Hoàng, được cho là dịp ban phúc lành lớn. Những ngày diễn ra lễ hội, lượng khách viếng chùa rất đông, du khách trải nghiệm du lịch Sài Gòn đúng thời điểm này có thể đến chùa để cầu nguyện, chiêm bái, tham quan và tận hưởng không khí lễ hội ở đây.
Chùa Hà: Ngôi Chùa Cầu Duyên Linh Thiêng Cho Dân Fa
Nội dung chính
1. Đi Chùa Hà cầu duyên ở đâu?Chùa Hà nằm tại con phố nhỏ cùng tên “Chùa Hà” dọc đường Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngôi chùa được công đức xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Đây chính là nơi nổi tiếng linh ứng những lời sở nguyện cầu duyên của dân chúng bốn phương.
Ảnh: Kênh 14
2. Chùa Hà cầu duyên có thiêng không?Đến chùa Hà, bạn sẽ thấy ngôi chùa được kết cấu thành từng khu riêng biệt với những ban thờ Phật và ban thờ Thánh Mẫu. Người dân tới đây thường thể hiện tín ngưỡng tâm linh cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, duyên tình trọn vẹn.
Khi bước sang Đình Bối Hà, bạn sẽ thấy ban thờ thành hoàng làng Triệu Chí Thành, vị tướng thời Triệu Việt Vương (năm 550 thế kỷ thứ VI), người đã có công đánh đuổi giặc Lương bảo toàn lãnh thổ của dân tộc.
Ảnh: sưu tầm
Khám phá thêm:
3. Đi Chùa Hà cầu duyên như thế nào? 3.1 Thời gian mở cửa
Bạn nên đi lễ chùa vào ban ngày. Với ngày thường, chùa sẽ đóng cửa từ 6h tối. Nhưng với những ngày rằm hay mùng 1, chùa sẽ mở cửa với thời gian muộn hơn để người dân có thể kịp tới hành lễ.
Ảnh: sưu tầm
3.2 Cách cầu duyên ở chùa Hà Bước 1: Sắm lễ cầu duyên gồm những gì?Chuẩn bị đồ lễ gồm 3 mâm (bắt buộc)
Lễ Ban Tam Bảo (để cầu an) – gồm hương hoa, nến (bắt buộc), bánh kẹo hoa quả tuỳ tâm, phẩm oản, lưu ý ban Tam Bảo kính Phật không cúng đồ mặn, tiền vàng.
Lễ Ban Đức Chúa Ông (cầu công danh tài lộc) gồm tiền vàng, rượu thuốc chè, đồ mặn tuỳ ý (trước cúng sau ăn, muốn ăn gì thì cúng nấy, có thể là xôi, giò, bánh chưng thịt) (chai rượu phải mở ra khi dâng mâm lễ).
Lễ Ban Mẫu (rất quan trọng, để cầu duyên) gồm tiền vàng, hoa, trầu cau (phải có) bánh kẹo, tiền lẻ (để sau đó công đức).
Bước 2: Hướng dẫn đi lễ chùa Hà
Chọn ngày đi lễ rất quan trọng, ngoài ngày mồng 1 và 15 thì nên là ngày đẹp, tốt cho việc cầu cúng. Nên nhớ là khi lễ cầu duyên cần quỳ trước Ban Mẫu, tốt nhất nên đi vào ngày đẹp, vắng vẻ, thanh tịnh.
Đầu tiên trước khi vào chùa bạn nên viết sớ, lễ lần đầu thì cần 3 sớ: 1 sớ ban Tam Bảo, 1 sớ ban Đức Chúa Ông, 1 sớ ban Mẫu
Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban
Sau khi đã dâng đồ lễ chỉ thắp 5 nén hương (nên thắp ngoài sân gần chỗ hoá vàng – cạnh hồ nước).
Từ hồ nước vào trong có 5 bát hương lớn, đi 1 vòng cắm mỗi bát 1 nén, vái 3 vái.
Sau khi đã cắm hương xong vào khấn đầu tiên từ Ban Đức Chúa Ông qua (xin công danh tài lộc), rồi qua Ban Tam Bảo (xin cầu an), vái 3 vái bên Ban Đức Thánh Hiền (hoặc có thể khấn xin khai tâm khai sáng, kết quả học tập tốt nếu bạn đang đi học).
Rồi vái 3 vái mỗi Đức Hộ Pháp trái phải, vái cả Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.
Công đức tuỳ tâm
Bước 3: Xuống nhà Mẫu
Nhà Mẫu ở bên dưới, ban chính giữa nhà. Đầu tiên xuống nhà Mẫu bạn phải quỳ, chắp tay mặt hướng lên, sau đấy khấn.
Sau khi xin mẫu xong tiếp tục quỳ, mặt hướng xuống, vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu.
Sau đấy đứng lên vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải, rồi vái nốt ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái.
Xong lễ nhà Mẫu thì đi lên Đình Bối Hà nhà trên bên tay phải (nhà đầu tiên đập vào mắt lúc bạn vào chùa)
Sau đấy bạn đi ra khỏi chùa vái 3 vái 2 Ngài trông coi cửa chùa 2 bên.
Tìm hiểu về chùa Phổ Quang – Ngôi chùa thanh tịnh ngay gần Hà Nội
Văn khấn cầu duyên ở chùa HàNam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải
Con tên là:… Sinh ngày:… (Âm lịch) Trú tại:…
Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến Thánh Đức Tự thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ). Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho (sám hối). Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác (hứa).
Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng (hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn, vui trong cuộc sống này). Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Cẩn cáo! (vái 3 vái)
Sau khi khấn thì đợi cháy đến 2/3 nén nhang thì tiến hành hóa vàng. Sau khi về nhà thì trong ngày hôm đó tập niệm chú của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật
Nam mô bạc già phạt đế, bệ xái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hát đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.
Ảnh: Sưu tầm
4. Những lưu ý khi đi chùa Hà cầu duyên
Khi làm lễ, khấn xin, hãy thành tâm mong gặp được người trong mệnh của mình, cầu gặp được người tâm đầu ý hợp, chung thủy, tài đức, vị tha, thấu hiểu.
Khi đi lễ cầu ở chùa Hà, tốt nhất, bạn nên đi một mình, soạn lễ đơn giản, không cần quá cầu kỳ, nhưng thành tâm. Hãy ăn mặc nghiêm túc áo kín cổ, quần dài khi bước chân vào làm lễ tại chốn linh thiêng.
Hãy chọn ngày lành để đi lễ cầu duyên. Nếu bạn làm lễ vào mùng 1 hoặc ngày rằm thì tốt nhất nhưng những ngày này chùa Hà thường rất đông, sẽ hơi khó để bạn làm lễ.
Đi lễ cầu duyên tại chùa Hà sẽ không khác đi lễ cầu duyên tại những ngôi chùa khác. Nhưng điều quan trọng là sự “tín tâm, thành tâm và tin tưởng”. Khi các bạn gửi gắm ước nguyện của mình tới Phật Thánh, các ngài chứng giám cho tâm thành của bạn sẽ ban may mắn mà se duyên cho người cầu.
Ảnh: Sưu tầm
Bài viết bạn quan tâm:
Đăng bởi: Uyên Uyên
Từ khoá: Chùa Hà: Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng cho dân FA
Top 7 Chùa Cầu Tình Duyên Ở Hà Nội Cực Kỳ Linh Thiêng
1. Chùa Hà – Cầu Tình Duyên Như Thế Nào Khi Đi Chùa Ở Hà Nội
Đối với các bạn nam thanh nữ tú tại Hà Nội thì chắc hẳn chùa hà không còn là một cái tên xa lạ. Một ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng se sợi chỉ hồng cho nhân duyên đôi lứa. Người có đôi thì tình thêm bền, người độc thân sẽ nhanh chóng tìm được một nữa của mình. Người lớn tuổi thì cầu duyên cho con cháu hay cầu bình an.
Cổng Chùa Hà
Để đi lễ Chùa Hà, bạn nên tới chùa vào ban ngày. Với những ngày thường, chùa sẽ đóng cửa từ 6h tối. Nhưng với những ngày rằm hay mùng 1, chùa sẽ mở cửa với thời gian muộn hơn để người dân có thể kịp tới hành lễ. Để cầu duyên, bạn sẽ chỉ làm sớ lễ tại ban thờ tam tòa Thánh Mẫu. Nhưng tốt hơn bạn nên đến làm lễ ở những bàn thờ các vị khác để cầu bình an, sức khỏe, tài lộc.
Nam thanh nữ tú đi Chùa Hà Cầu duyên
Thông tin liên hệ:
2. Am Mị Nương – Đền Cổ LoaGóc nghiêng am thờ Công chúa Mỵ Nương
Truyền thuyết về pho tượng không đầu được cho là của Mỵ Nương quay trở về hầu cha trong đền Cổ Loa. Và câu chuyện tình sắt son, chung thủy của Mỵ Nương và Trọng Thủy đã khiến bao người cảm động.
Vì lẽ đó mà người dân nơi đây càng tin tưởng về sự linh thiêng của nơi đây . Cho rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được được như ý nguyện. Nhất là mỗi độ xuân về để mong điều may mắn, tốt đẹp và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
Am Mỵ Nương
Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội
3. Chùa Phúc Khánh – Đi Chùa Cầu Tình Duyên Ở Hà NộiChùa Phúc Khánh nổi tiếng với các khóa lễ cầu an và cầu duyên trong dịp đầu năm mới. Vào đêm 30 Tết hằng năm, sau khi chuông giao thừa điểm 12 tiếng. Là lúc người dân đến chùa Phúc Khánh hái lộc đầu năm. Ngoài cầu tài lộc, chùa Phúc Khánh còn nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu tình duyên.
Bên trong Chùa Phúc Khánh
Ghé thăm Chùa Phúc Khánh vào bất kỳ ngày nào trong năm ngôi chùa này vẫn rất đông khách. Đặc biệt các bạn trẻ tìm đến cửa chùa để cầu duyên, cầu bình an hay tìm về một góc bình yên nơi Hà Thành để tìm đưuọc cảm giác thanh thản trong tâm hồn.
Dòng người đến Chùa Phúc Khánh để nghe giảng
Thông tin liên hệ:Địa chỉ: 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội
4. Phủ Tây Hồ – Cầu Tình Duyên Ở Chùa Nào Hà NộiPhủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một người phụ nữ tài hoa giỏi cầm ca, thơ phú và đức độ. Là một trong bốn vị thánh bất trong tín ngưỡng của người Việt.
Cổng Phủ Tây Hồ
Cũng theo như truyền thuyết Phủ Tây Hồ được dựng lên do trạng nguyên Phùng Khắc Khoan lập nên để tưởng nhớ về người tri âm. Chính vì điều này mà ngày nay người ta đi Phủ Tây Hồ không chỉ để cầu tài lộc mà còn để cầu duyên.
Bàn thờ Liễu Hạnh Thánh Mẫu
Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Đặng Thai Mai, Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
5. Chùa Quán Sứ – Làm Lễ Cầu Tình Duyên Ở Đâu Hà NộiHiện nay Chùa Quán Sứ không chỉ là không gian tâm linh linh thiêng, thanh tịnh mà còn là trụ sở của Trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hàng năm có tới hàng nghìn tăng ni phật tử và khách thập phương đến thăm chùa không chỉ vào các dịp lễ tết, mùng một ngày rằm mà cả những khi muốn nương náu tâm hồn nơi cửa Phật. Nơi đây còn là một địa điểm quen thuộc với những bạn trẻ đến để cầu duyên.
Cổng chùa Quán Sứ
Thông tin liên hệ:Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
6. Chùa Láng – Cầu Tình Duyên Ở Đâu Hà NộiCổng Chùa Láng
Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông, còn gọi là Chiêu Thiền Tự. Chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ kính, còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ cùng các hiện vật khác. Vì vậy mà người dân Hà Nội luôn tin tưởng rằng đây là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất đất Thăng Long. Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa để cầu duyên trong dịp đầu xuân năm mới, và cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia đình.
Lầu Bát Giác hay còn gọi là nhà Bảo Cái trong Chùa Láng
Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
7. Chùa Trấn Quốc – Chùa Nào Cầu Tình Duyên Ở Hà NộiChùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân Hà thành. Vì vậy mà không có gì lạ khi chùa Trấn Quốc là một trong những nơi được nhiều người tìm đến để cầu duyên.
Chùa Trấn Quốc
Lối vào Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc còn nổi tiếng là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam. Đầu xuân mà vừa đi cầu bình an, tài lộc còn được ngắm cảnh đẹp đầu xuân thì còn gì bằng. Vậy nên người kéo đến đây rất đông vào ngày đầu xuân. Đặc biệt là những bạn trẻ thường tìm vừa đến chùa để cầu duyên đầu năm vừa tạo cho mình những bức ảnh đẹp nhất.
Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đăng bởi: Tuấn Dũng
Từ khoá: TOP 7 Chùa Cầu Tình Duyên Ở Hà Nội Cực Kỳ Linh Thiêng
Thoát Ế Với 5 Ngôi Chùa Cầu Duyên Linh Thiêng Ở Hà Nội
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Ưu điểm: Có lịch sử lâu đời, được nhiều người tín ngưỡng đến cầu an, cầu duyên.
Nhược điểm: Diện tích nhỏ, mất nét cổ vì tu sửa nhiều lần.
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự, cùng với Đình Bối Hà lập thành cụm di tích Đình-Chùa Hà. Đây là nơi linh ứng được các Phật tử thường xuyên lui tới để cầu duyên, cầu an, cầu phúc cho bản thân và gia đình.
Ngôi chùa này được khởi lập vào thời vua Lý Thánh Thông nên chùa mang đậm kiến trúc thời nhà Lý. Hiện tại chùa đang được quản lý bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, chùa Hà là nơi không có sư trụ trì mà được trong coi bởi người dân trong phường.
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Ưu điểm: Cảnh vật linh thiêng, thanh tịnh. Mang nhiều giá trị lịch sử Việt Nam.
Nhược điểm: Thường rất đông người vào các dịp lễ.
Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là Chùa Sở. Đây là một ngôi chùa linh thiêng lâu đời của Thủ đô Hà Nội, được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988.
Đây là ngôi chùa được khởi lập vào thời Hậu Lê. Hiện tại, chùa đang được Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý và trông coi bởi trụ trì Thích Thanh Quyết. Chùa được các Phật tử đến cầu duyên, cầu bình an, cầu phúc nên thường rất đông vào khoảng thời gian 16h đến 19h mỗi ngày.
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 52 P. Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
Ưu điểm: Cảnh vật trang nghiêm được nhiều người tôn kính và dâng lễ.
Nhược điểm: Thường rất đông và không gian hơi nhỏ.
Phủ Tây Hồ là đền thờ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Đây là nơi thờ công chúa Liễu Hạnh hay được biết đến là công chúa Quỳnh Hoa – con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng bị đày xuống trần do tội làm bể ly ngọc quý.
Nơi đây được Bộ Văn hóa cấp bằng di tích Lịch sử – Văn hóa vào ngày 13/02/1996. Phủ Tây Hồ thu hút đông đảo người dân vào khoảng thời gian từ 13h-19h hằng ngày để cầu duyên và cầu tài lộc.
Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Số 46 Thanh Niên, P. Yên Phụ, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Ưu điểm: Giữ gìn được nhiều nét cổ xưa, nằm ở vị trí phía Đông Hồ Tây diễm lệ.
Nhược điểm: Giao thông lên chùa hay bị tắt nghẽn.
Ngôi chùa Trấn Quốc đã tồn tại khoảng 1500 năm , nằm trên hòn đảo phía Đông Hồ Tây (Thăng Long-Hà Nội). Kiến trúc chùa vẫn còn giữ được nhiều nét cổ kính mang nét đẹp và giá trị lịch sử Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc khai dựng vào vua Lý Nam Đế theo hệ phái Bắc Tông. Chùa còn được mệnh danh là Ngôi chùa cổ thiêng liêng đẹp nhất Việt Nam. Ngày nay, chùa được trong coi bởi trụ trì Thượng tọa Thích Thanh Nhã.
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 116 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Ưu điểm: Phong cảnh thanh tịnh, mang nhiều nét cổ xưa.
Nhược điểm: chùa thường xuyên đông đúc nên an ninh không tốt lắm.
Advertisement
Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự (có ý nghĩa là: “Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền”.)
Chùa được khởi lập vào thời vua Lý Anh Tông, dùng để thờ phụng thiền sư Từ Đạo Thạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Ngày nay, chùa được quản lý bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đến Thăm Chùa Suối Đổ Linh Thiêng Bậc Nhất Ở Nha Trang
Chùa Suối Đổ Khánh Hòa là một trong những điểm check-in nổi tiếng nhất ở gần thành phố Nha Trang. Đến thăm chùa Suối Đổ, du khách vừa có thể thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên đẹp đến diệu kỳ, vừa tìm được chốn tâm linh bình yên cho tâm hồn, cầu nguyện những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
1. Địa chỉ chùa Suối Đổ Nha Trang
Địa chỉ: Ngôi chùa tọa lạc trên một ngọn núi cao 200m ở phía Tây dãy Hoàng Ngưu, thuộc xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Giá vé: Miễn phí
Giờ mở cửa: Cả ngày
Du lịch Nha Trang không chỉ nổi tiếng bởi các bãi biển, hòn đảo xinh đẹp, mà còn được biết đến với nhiều địa điểm du lịch tâm linh ấn tượng, nổi bật như chùa Suối Đổ Diên Khánh.
Nguồn gốc cái tên “Suối Đổ” của ngôi chùa, theo lời người dân kể lại, có lẽ là do suối bắt nguồn từ trên núi cao, chảy băng qua vô vàn những triền núi nhấp nhô, qua đa dạng các phiến đá hoa cương nhiều kích cỡ, màu sắc… chảy xuống dưới, tạo thành dòng thác và hồ nước với phong cảnh thơ mộng, trữ tình.
2. Những truyền thuyết ly kỳ ở chùa Suối Đổ Diên KhánhĐịa điểm du lịch Nha Trang hấp dẫn – chùa Suối Đổ suối Hiệp Diên Khánh Khánh Hòa còn nổi tiếng bởi những truyền thuyết ly kỳ, hấp dẫn du khách tham quan, khám phá:
2.1. Truyền thuyết về động MaHa – chùa Suối Đổ ở Nha TrangĐộng MaHa có hình ảnh như một túp lều đá thiên nhiên, dựng lên từ 2 vách đá, là địa danh linh thiêng nằm ở trên Suối Đổ. Truyền thuyết dân gian xưa kể lại ở chính tại động có cây kỳ nam vô cùng to lớn, 4 người ôm không xuể. Có một cặp rắn đen rất lớn sống trong cây, bảo vệ không cho ai lấy cây kỳ nam đi.
2.2. Truyền thuyết chữa bách bệnh ở chùa Suối ĐổChùa Suối Đổ còn nổi danh khắp nơi bởi lời đồn có thể giúp chữa khỏi được bách bệnh cho mọi người. Cho đến nay vẫn chưa có gì chứng minh được lời đồn đúng 100% hay không nhưng chắc chắn ở chùa có rất nhiều cây thảo mộc quý hiếm, giúp chữa các bệnh nan y như: tiểu đường, thấp khớp, gan thận…
3. Chùa Suối Đổ ở Nha Trang có gì hấp dẫn? 3.1. Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng quanh chùa Suối ĐổTrong lịch trình tour Nha Trang, chùa Suối Đổ là điểm đến được nhiều du khách đánh giá cao, bình chọn là điểm đến hấp dẫn. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên của núi rừng, cùng các hồ và thác nước đẹp tuyệt mỹ, gây mê hoặc.
Vẻ đẹp núi rừng: Chùa Suối Đổ ẩn mình giữa khung cảnh núi rừng xanh ngát, với những dòng suối chảy róc rách qua từng khe đá, tiếng suối reo hòa cùng tiếng chim giữa đại ngàn, cho cảm nhận sự êm đềm, bình yên như ở chốn bồng lai tiên cảnh khi du khách dừng chân khám phá tại Suối Đổ.
2 hồ và thác nước: Có 2 hồ ở chùa Suối Đổ, một hồ nằm ở dưới một thác nước đổ ngay lưng chừng núi, còn hồ thứ hai ở phía dưới có đền thờ Bà. Dưới đáy hồ có các hòn đá với đủ màu sắc trắng, xanh… nằm chồng lên nhau, xen lẫn vẻ đẹp của cỏ cây tạo ra khung cảnh thơ mộng.
3.2. Kiến trúc đầy tinh tế và duy mỹ ở chùa Suối Đổ Nha TrangNgoài việc thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, du khách đến chùa Suối Đổ còn có thể thắp hương nguyện cầu những điều tốt lành cho gia đình, người thân tại 2 địa điểm tâm linh có lối kiến trúc đầy tinh tế, duy mỹ sau:
3.2.1. Chùa Quan ÂmChùa Quan Âm tọa lạc trên khoảng đất chỉ vài trăm mét vuông. Chính điện chùa Quan Âm được sơn son thiếp vàng lộng lẫy và trang nghiêm. Bên trái chùa là miếu thờ tự Thánh Mẫu Thiên Y A Na, cạnh là đến thờ Ngũ mẫu đẹp và uy nghi. Trước sân là tượng Phật Quan Âm mặc áo gấm màu trắng hướng nhìn xung quanh như thể đang theo dõi và mang đến bình yên cho xóm làng.
3.2.2. Phổ Đà Sơn TựPhổ Đà Sơn Tự là nơi thờ Phật Bổn Sư Di Đà, có quy mô nhỏ hơn chùa Quan Âm nhưng cảnh sắc thiên nhiên và kiến trúc đẹp không kém phần, với phía trước là hồ sen và núi đá bao quanh. Phía sau có con đường nhỏ dẫn đến giếng Tiên ở trên đỉnh núi.
3.3. Lễ Hội Suối ĐổTrong số các lễ hội ở Nha Trang nổi tiếng, diễn ra hàng năm, lễ hội Suối Đổ không kém phần thu hút. Hàng năm vào khoảng thời gian các ngày mùng 8, 18, 28 tháng Giêng Âm lịch (còn được gọi là ngày vía Bà), dân địa phương và du khách thập phương sẽ nô nức đến chùa Bà Suối Đổ làm lễ cầu may mắn, bình an.
4. Kinh nghiệm tham quan chùa Suối Đổ 4.1. Thời điểm tham quan và đường lên chùa Suối ĐổDu lịch Nha Trang tháng mấy đẹp nhất? Thời điểm khám phá, tham quan chùa Suối Đổ tốt nhất là:
Khoảng tháng 7- 9 Âm lịch: Đây là thời gian có nhiều lễ hội, nghi lễ Phật Giáo.
Khoảng tháng 9,10: Lúc này là mùa mưa nên nước suối ở Suối Đổ chảy trắng xóa, có nhiều hơi nước tạo nên khung cảnh đẹp hùng vĩ, hiếm thấy.
Có 2 cách di chuyển đến Suối Đổ:
Cách 1: Từ trung tâm thành phố Nha Trang, bạn di chuyển khoảng 10km đến ngã ba Thành, tiếp tục đi theo hướng nam đến ngã ba Chất Đốt. Bạn đi thêm 700m, sau đó rẽ phải, di chuyển theo đường lớn đi hướng về ngọn núi, mất khoảng 20 phút để tới suối.
Cách 2: Từ thành phố Nha Trang bạn đi theo hướng Diên Khánh, sau khi đi được khoảng 9km sẽ đến chỗ quán cà phê Hình Như, có một con đường lớn ở đó, bạn rẽ trái. Di chuyển khoảng 500m đến ngã tư gần chùa Thiên Quang. Lúc này bạn sẽ rẽ phải, di chuyển khoảng 500m sẽ nhìn thấy sân lớn của xã Diên Toàn, bạn rẽ trái theo hướng núi sẽ tới nơi.
4.2. Một số lưu ý khi đến chùa Suối Đổ Nha Trang
Không nên tắm suối vào mùa nước lớn bởi lúc này các con suối sẽ chảy mạnh, xoáy, gây nguy hiểm.
Lựa chọn trang phục phù hợp, kín đáo bởi dù sao đây cũng là địa điểm du lịch tâm linh, nên giữ sự tôn nghiêm cho nhà chùa.
Chọn loại giày phù hợp, thoải mái di chuyển trên đường đi chùa Suối Đổ, bởi bạn sẽ phải leo đến hàng trăm bậc đá cheo leo từ suối lên đến đồi.
Chuẩn bị đồ dùng cơ bản mũ nón, áo chống nắng, kem chống nắng đầy đủ.
4.3. Kinh nghiệm chọn điểm lưu trú khi đi chùa Suối ĐổĐể hành trình khám phá ngôi chùa linh thiêng được trọn vẹn, bạn nên lựa chọn khách sạn Nha Trang ở khu vực trung tâm thành phố, vừa thuận tiện di chuyển, vừa dễ dàng kết hợp lịch trình tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Nha Trang như chùa Long Sơn, vịnh Vân Phong, Hòn Tre Nha Trang, Hòn Tằm Nha Trang, danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ, di tích Am Chúa, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà…
Các tín đồ xê dịch gợi ý hệ thống khách sạn/resort cao cấp Vinpearl Nha Trang là địa điểm du lịch an toàn, nghỉ dưỡng trọn vẹn, với các khách sạn, resort tọa lạc ở các trục đường giao thông chính ở trung tâm thành phố, view hướng biển thơ mộng, cung cấp đầy đủ dịch vụ tiện nghi, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi của du khách.
Đặc biệt, Vinpearl đang áp dụng chương trình hội viên Pearl Club với các ưu đãi có 1-0-2 dành riêng cho chủ thẻ và người thân:
Miễn phí 02 đêm nghỉ tại khách sạn/resort trên toàn hệ thống
Giảm thêm tới 10% GIÁ PHÒNG, 5% giá tour và trải nghiệm
Giảm tới 50% đối với dịch vụ ẩm thực và phí sân cỏ
Miễn phí mở thẻ, không phí duy trì thẻ
Đến thăm chùa Suối Đổ, du khách có thể được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn, dễ dàng chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ xung quanh chùa từ trên cao, thả hồn vào sự bình yên, thanh tịnh, hoặc phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn những địa điểm du lịch cực “hot” ở Nha Trang.
Đăng bởi: Hằng Trần
Từ khoá: Đến thăm chùa Suối Đổ LINH THIÊNG bậc nhất ở Nha Trang
Hồ Bán Nguyệt Và Cầu Ánh Sao Sài Gòn – Điểm Hẹn Lung Linh Cho Một Đêm Đáng Nhớ
Nội dung chính
Đến với thành phố náo nức và nhộn nhịp như Hồ Chí Minh, bạn có thể trải nghiệm rất nhiều địa điểm ăn chơi thú vị và đậm chất tuổi trẻ. Khi màn đêm buông xuống, thành phố lên đèn, những địa điểm hẹn hò lung linh, lãng mạn luôn đông đúc người qua lại. Hồ Bán Nguyệt và cầu Ánh Sao cũng là địa điểm lí tưởng mà các bạn trẻ lựa chọn cho những buổi hẹn hò lãng mạn, cho những ngày tụ họp bạn bè hóng gió nói chuyện,…
Công viên hồ Bán Nguyệt rực rỡ trong đêm ở Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)
Hồ Bán Nguyệt và cầu Ánh Sao nằm ở đâu?Hồ Bán Nguyệt tọa lạc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình được lấy cảm hứng từ nước, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim của người dân Sài Gòn, một biểu tượng đẹp đẽ và thơ mộng, một chốn hẹn hò lí tưởng cho những đôi trai tài gái sắc, cho những nhóm bạn, hay cho gia đình trong một buổi tối yên bình.
Con đường đi bên Hồ Bán Nguyệt sáng lấp lánh (Ảnh: Sưu tầm)
Nằm vắt ngang qua hồ Bán Nguyệt là cầu Ánh Sao, một dải ánh sáng đẹp đẽ ở lòng Sài Gòn. Tên gọi Ánh Sao cũng là bởi về đêm, khi cầu lên đèn, trông không khác nào một dải ánh sáng, tựa như những vì sao sáng lấp lánh nơi lưng chừng bầu trời, tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn và huyền ảo.
Hồ Bán Nguyệt và cầu Ánh Sao lung linh trong đêmHiện nay, hồ Bán Nguyệt là một trong những tâm điểm của Sài Gòn với khung cảnh lung linh, lấp lánh và những dịch vụ, trung tâm thương mại không ngừng phát triển, là thiên đường cho những vị khách muốn tìm đến sự thoải mái, rộng lớn, yên bình bởi không gian rộng và thoáng đãng của nó.
Hồ Bán Nguyệt rộng lớn, thoáng đãng (Ảnh: Sưu tầm)
Cầu Ánh Sao dài 154m, hình dáng cong cong như mặt trăng, dọc chiều dài cầu được gắn đèn led đổi màu liên tục khiến cho những người đi trên cầu có cảm giác mình đang sải bước trên những vì sao.
Hồ Bán Nguyệt – cầu Ánh Sao sáng lấp lánh (Ảnh: Sưu tầm)
Phía bên hai đầu cầu có quảng trường rộng, mỗi đầu mô phỏng một hình tượng riêng. Phía bên bờ Tây là quảng trường hình nửa mặt trăng còn phía bên bờ Đông là quảng trường với biểu tượng hình mặt trời.
Cầu Ánh Sao với hai bên quảng trường Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)
Hồ Bán Nguyệt Cầu Ánh Sao có gì chơi? 1. Đi dạo quanh bờ hồSau một ngày làm việc vô cùng vất vả, cuối tuần là lúc mọi người muốn xả hơi, trút hết mọi âu lo, muộn phiền trong cuộc sống. Cùng bạn bè đi dạo quanh vòng hồ Bán Nguyện, trò chuyện, ngồi ghế đá bên hồ hóng gió, tìm thấy vẻ đẹp và sự bình yên trong cuộc sống chắc chắn sẽ là một lựa chọn không tồi cho bạn và những người thân yêu của bạn.
Người dân đến chơi đông đúc bên hồ Bán Nguyệt Phú Mỹ Hưng quận 7 (Ảnh: Sưu tầm)
Vào những ngày lễ tết như Giáng sinh, tết Nguyên đán,…, xung quanh hồ cũng được trang trí vô cùng đẹp mắt, tạo nên những cung đường ngập tràn ánh sáng và không khí lễ hội, tất nhiên sẽ làm bạn háo hức không thôi!
Bên hồ Bán Nguyệt lung linh ánh đèn trong dịp Giáng Sinh (Ảnh: Sưu tầm)
2. Đi dạo trên cầu Ánh SaoThật lãng mạn nếu có thể cùng người yêu đi dạo trên cầu Ánh Sao trong một buổi tối đẹp trời. Từ cầu nhìn xuống, ta có thể thu vào tầm mắt hết cả không gian rộng lớn của hồ Bán Nguyệt, những ánh đèn hắt xuống mặt hồ sáng lấp lánh mới thật kì ảo làm sao.
Không những thế, trên mặt cầu được gắn những bóng đèn tròn nhỏ, khiến người đi bộ cảm nhận không khác gì như đang được dạo chơi trên một bầu trời đầy sao. Cùng người yêu đứng trên cầu, cảm nhận khung cảnh, cảm nhận làn gió lùa qua mái tóc tạo nên một không gian thực sự lãng mạn đó!
Cầu Ánh Sao quận 7 được gắn đèn lấp lánh (Ảnh: Sưu tầm)
3. Nghỉ chân ở quảng trườngNếu bạn đi bộ đã mệt rồi có thể dừng lại nghỉ chân ở các quảng trường nằm ở hai bên cầu Ánh Sao, nơi có những bậc thang để tránh xe cộ qua lại. Hoặc bạn có thể dạo chơi trong các công viên ở ven bờ hồ Bán Nguyệt, nơi có những thảm cỏ xanh mát, những hồ sen mộc mạc, hay những ghế đá đầy lãng mạn.
Công viên xanh mát bên hồ Bán Nguyệt quận 7 (Ảnh: Sưu tầm)
4. Ngắm cảnh phun nước nhiều màu sắc ở cầu Ánh SaoCầu Ánh sao quả thật là thiên đường của ánh sáng khi không chỉ có những “ngôi sao nhỏ” trải dọc khắp lối đi mà vào buổi tối còn có cảnh tượng phun nước từ trên cầu xuống. Những làn nước nhẹ nhàng được chiếu ánh đèn đủ màu sắc làm cho cảnh tượng càng thêm phần lung linh, lấp lánh hơn bao giờ hết. Đừng ở đây, bạn cũng có thể sở hữu cho mình một bức ảnh check-in cực chất cho chuyến đi của mình đó!
Cầu Ánh Sao phun nước nhiều màu sắc (Ảnh: Sưu tầm)
Đăng bởi: Hiếu Vương
Từ khoá: Hồ Bán Nguyệt và cầu Ánh Sao Sài Gòn – Điểm hẹn lung linh cho một đêm đáng nhớ
Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Ngọc Hoàng – Chốn Cầu Duyên, Cầu Con Linh Thiêng Bậc Nhất Sài Gòn trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!