Bạn đang xem bài viết Đau Mắt Đỏ Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Hỗ Trợ Nhanh Khỏi Bệnh? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm màng trong suốt lót mí mắt và nhãn cầu. Màng này được gọi là kết mạc. Khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc sưng lên và bị kích thích, chúng sẽ dễ nhìn thấy hơn. Đây là nguyên nhân khiến lòng trắng mắt có màu đỏ hoặc hồng. Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm kết mạc, như: virus, vi khuẩn, dị ứng, hóa chất, dị vật trong mắt,… Các triệu chứng phổ biến của viêm kết mạc bao gồm:1
Đỏ ở một hoặc cả hai mắt.
Ngứa ở một hoặc cả hai mắt.
Cảm giác cộm ở một hoặc cả hai mắt.
Chảy dịch ở một hoặc cả hai mắt tạo thành lớp vảy trong đêm có thể khiến mắt hoặc mắt của bạn không thể mở vào buổi sáng.
Rách.
Nhạy cảm với ánh sáng, được gọi là chứng sợ ánh sáng.
Thông thường, đau mắt đỏ do tình trạng nhiễm khuẩn nên có thể bổ sung một số thực phẩm bổ trợ chống nhiễm khuẩn cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
1. Sữa chua2Sữa chua và các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn khác (thức uống lên men, sữa chua uống…) các sản phẩm này cung cấp nguồn lợi khuẩn probiotic. Probiotic không chỉ có lợi ở các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nói riêng mà còn có lợi trong các tình trạng nhiễm khuẩn nói chung.
2. Các thực phẩm bổ sung vitamin C và E3Người bệnh viêm kết mạc có thể bổ sung các thực phẩm giàu 2 loại vitamin trên, như: chanh, cam, ớt chuông,…
3. Các thực phẩm bổ sung vitamin A4Vitamin A cũng rất quan trọng đối với thị lực vì là thành phần thiết yếu của rhodopsin, protein nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc phản ứng với ánh sáng đi vào mắt và vì nó hỗ trợ sự biệt hóa và hoạt động bình thường của màng kết mạc và giác mạc.
Nồng độ vitamin A chiếm tỷ lệ cao trong gan, cá, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa. Vitamin A cũng có thể xuất phát từ các loại rau lá xanh, rau màu cam và vàng (cà rốt, ớt chuông, bí ngô,…), các sản phẩm cà chua, trái cây và một số loại dầu thực vật. Ngoài ra, vitamin A cũng có trong sữa, bơ thực vật, ngũ cốc ăn liền,….
4. Thực phẩm kháng viêm5Một số thực phẩm bố sung có đặc tính kháng viêm tự nhiên như nghệ, thì là, mật ong,… đã được nghiên cứu trong các trường hợp đau mắt đỏ.
1. Thực phẩm cay, nóngVị cay và nóng của thực phẩm có thể làm người bệnh dễ cay mắt, dễ chảy nước mắt, mắt khó chịu cũng làm người bệnh dễ đưa tay dụi mắt. Những việc này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
2. Thực phẩm có mùi tanhMùi tanh trong các thực phẩm như tôm, cá, mực, các loại hải sản khác có thể làm tăng sự khó chịu khi bị đau mắt đỏ.
Vì thế nếu bị đau mắt đỏ thì không nên ăn đồ tanh để giảm bớt sự khó chịu cũng như giúp bệnh nhanh khỏi.
3. Những chất kích thíchCác chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… là những sản phẩm có hại cho cơ thể. Khi bị bệnh, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy yếu, không thể chống lại ảnh hưởng của các chất kích thích này và có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh đau mắt đỏ nên hạn chế hoặc ngưng sử dụng các sản phẩm này.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng rau muống có thể làm sản sinh nhiều ghèn mắt hơn. Và tình trạng này có thể làm người bệnh đau mắt đỏ cảm thấy khó chịu và làm bệnh lâu khỏi. Tuy nhiên, chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh thông tin trên. Để chắc chắn hơn việc có nên dùng rau muống trong lúc bệnh viêm kết mạc hay không, người bệnh cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.
Ngoài một số lưu ý đau mắt đỏ kiêng gì hay ăn gì, người bị đau mắt đỏ nên lưu ý một số điều sau:6
Rửa sạch tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi chạm vào mắt.
Tránh chạm tay vào mắt hoặc dụi mắt để không lây bệnh từ mắt này qua mắt khác.
Lau rửa sạch ghèn quanh mắt bằng bông hoặc khăn.
Không sử dụng cùng một hộp/chai thuốc nhỏ mắt cho mắt bị nhiễm trùng và mắt không bị nhiễm trùng.
Giặt vỏ gối, khăn trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa.
Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ cho phép bắt đầu đeo lại.
Vệ sinh, bảo quản và thay thế kính áp tròng của bạn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như gối, khăn lau, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính đeo mắt.
Ngoài ra, nhiều người còn thắc mắc bị đau mắt đỏ có kiêng quan hệ không? Câu trả lời là khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên quan hệ tình dục. Do đau mắt đỏ bởi một số nguyên nhân như vi khuẩn, virus rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc gần. Quan hệ tình dục làm tăng khả năng lây nhiễm cho đối phương hoặc bản thân bị lây nhiễm.
Đau Đầu Migraine Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất, Bệnh Mau Khỏi?
Đau đầu migraine (đau đầu vận mạch) là tình trạng đau nửa đầu kèm triệu chứng buồn nôn, nhạy cảm tiếng ồn và ánh sáng. Để nhanh khỏi bệnh, song song với việc sử dụng thuốc người bệnh cần chú ý ăn uống điều độ nhằm giảm bớt triệu chứng, nguy cơ biến chứng của bệnh. Vậy đau đầu migraine nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết!
Đau đầu migraine nên ăn gì? Top thực phẩm nên bổ sungMột chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân đau nửa đầu nhanh chóng hồi phục, loại bỏ hết các triệu chứng khó chịu. Chính vì vậy, câu hỏi “đau đầu migraine nên ăn gì” luôn được rất nhiều người đặt ra.
1. Việt quất, các loại quả mọngViệt quất và các loại quả mọng nói chung không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân đau nửa đầu. Bởi trong việt quất có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, từ đó giúp giảm đáng kể nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp, bảo vệ tốt cho hệ thần kinh.
Theo đó, một số loại trái cây thuộc nhóm quả mọng tốt cho bệnh nhân đau đầu migraine gồm: Mâm xôi, câu kỷ tử, dâu tây, nam việt quất, nho…Tùy thuộc vào sở thích bạn có thể ăn trực tiếp các loại quả này hoặc đem làm sinh tố hay bánh để thưởng thức.
2. Sữa chua tốt cho bệnh nhân đau đầu migraineNếu chưa biết đau đầu migraine nên ăn gì, bạn nhất định không thể bỏ qua sữa chua. Bởi lẽ chứng đau nửa đầu có thể là lời cảnh báo cho tình trạng thiếu canxi của cơ thể, khi đó não bộ bị trục trặc, không thể hoạt động bình thường rồi dẫn đến chứng đau đầu.
Việc bổ sung sữa chua trong thực đơn hằng ngày sẽ cung cấp lượng lớn canxi cho người bệnh, đồng thời cung cấp probiotic hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B có trong sữa chua còn giúp tăng sức đề kháng, giúp người bệnh phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Qua đó, sữa chua giúp loại bỏ chứng đau đầu, mang lại cơ thể khỏe mạnh cho bệnh nhân. Bạn có thể bổ sung sữa chua bằng cách ăn trực tiếp, trộn cùng hoa quả hoặc thêm vào các loại nước ép hay sinh tố tùy ý.
3. Hạt hạnh nhânHạnh nhân là một trong những thực phẩm tốt cho trí não và luôn được chuyên gia khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân đau đầu, nhất là người bị đau đầu do thiếu hụt magie. Sở dĩ như vậy là vì trong hạt hạnh nhân chứa hàm lượng lớn magie, khi đi vào cơ thể chúng nhanh chóng chuyển hóa, giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, mệt mỏi do đau đầu gây nên.
Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích bạn có thể ăn trực tiếp hạt hạnh nhân, đem làm bánh, ăn cùng sữa tươi hay cà phê, dùng làm nhân socola,… Chỉ cần sử dụng hạnh nhân thường xuyên theo những cách này, cơn đau nửa đầu sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
4. Rau bina, cải bó xôiRau bina còn có tên gọi khác là rau chân vịt, thực phẩm này thường xuyên được các chuyên gia gợi ý cho bệnh nhân đau nửa đầu. Bởi lẽ trong loại rau này chứa hàm lượng lớn Riboflavin – hoạt chất có tác dụng giảm đau, hạ huyết áp, kiểm soát tình trạng nôn mửa hiệu quả.
Bên cạnh đó, cải bó xôi lại là loại rau rất giàu magnesium – hoạt chất quan trọng đối với cơ thể, nếu thiếu hụt sẽ làm phát sinh chứng đau nửa đầu. Do vậy, nếu thường xuyên bổ sung cải bó xôi thì sức khỏe được cải thiện, bệnh lý thần kinh nói chung và đau đầu nói riêng sẽ được đẩy lùi.
5. Hạt diêm mạch, hạt kê và hạt lanhHạt diêm mạch, hạt lanh và hạt kê chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, magie và carbohydrate tốt cho hệ thần kinh. Đặc biệt, những loại quả này còn chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất điều hòa huyết áp nên rất tốt cho người thường xuyên bị đau đầu vùng chẩm, đau nửa đầu…
Riêng trong hạt lanh còn chứa lượng axit béo omega 3 dồi dào. Đây được xem là nguồn dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi những cơn đau nửa đầu hiệu quả.
6. Đau đầu migraine nên ăn gì? – Các loại cá béoNhóm các loại chất béo chính là câu trả lời hữu ích cho câu hỏi “đau đầu migraine nên ăn gì”. Bởi trong cá hồi, cá bơn, cá thu,… có chứa hàm lượng lớn DHA, Omega 3 tốt cho tim mạch, mắt và trí não. Khi bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả chứng đau nửa đầu.
Để bảo vệ sức khỏe và tăng cường hiệu quả trị đau đầu migraine, người bệnh có thể sử dụng cá béo chế biến thành các món ăn như: Cá hồi phi lê, cá hấp xì dầu tẩm hành, cá chiên giòn, cá hấp đu đủ…
7. Củ gừng tốt cho bệnh nhân đau đầu migraineGừng là một trong những nguyên liệu rất phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày, đồng thời nó cũng được xem là dược liệu quý giúp điều trị cảm mạo, phong hàn, đau bụng và cả đau nửa đầu. Theo một số nghiên cứu khoa học hiện đại, gừng chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giúp làm giảm hiệu quả cơn đau đầu và ngăn chúng tái phát.
Để loại bỏ cơn đau đầu bằng gừng bạn có thể lựa chọn một số cách sau: Pha trà gừng, thêm gừng vào các món ăn hằng ngày, làm ô mai gừng,…
8. Cà rốtCủ cà rốt là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Không chỉ chứa hàm lượng lớn vitamin A, cà rốt còn có nhiều magie, beta-carotene, đây đều là các hoạt chất tốt cho việc giảm đau, kháng viêm, qua đó cải thiện đáng kể chứng đau nửa đầu.
Nếu băn khoăn chưa biết đau đầu migraine nên ăn gì thì bạn hoàn toàn có thể ăn sống cà rốt, làm nước ép cà rốt… đây đều là những gợi ý hữu ích cho sức khỏe cũng như tình trạng đau nửa đầu.
9. Hạt vừng và dầu ô liuHạt vừng chứa rất nhiều vitamin E có tác dụng chống lão hóa, ngăn chặn cơn đau nửa đầu. Đồng thời, trong thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn magie – khoáng chất có lợi cho hệ tuần hoàn.
Bên cạnh đó, dầu oliu là thực phẩm được khuyến khích cho bệnh nhân bị đau đầu giật dây thần kinh, đau đầu vận mạch. Bởi giống với hạt vừng, dầu oliu rất giàu vitamin E nên đem lại hiệu quả giảm viêm, tăng cường lưu thông máu và cân bằng lại nồng độ hormone trong cơ thể.
Đau đầu migraine kiêng ăn gì là tốt?Ngoài những thực phẩm nên tăng cường, các bệnh nhân đau đầu migraine cũng cần tránh xa một số thực phẩm có thể khiến triệu chứng thêm trầm trọng:
Nhóm thực phẩm chứa tyramine: Chuối, cà chua, nho… sẽ khiến cho cơn đau đầu bị kích hoạt và trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, hoạt chất này còn gây tăng huyết áp, khiến các triệu chứng ở bệnh nhân đau đầu thêm trầm trọng.
Các loại trái cây có múi: Cam, quýt, chanh, bưởi… có chứa hoạt chất phenylethylamine – Yếu tố khiến tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng. Do vậy, nếu đang bị đau nửa đầu bạn nên lựa chọn trái cây không múi, mọng nước để tăng cường sức khỏe não bộ.
Thực phẩm tạo ngọt: Tuy giúp tăng hương vị, kích thích vị giác nhưng chất tạo ngọt không tốt cho bệnh nhân đau đầu migraine. Đồng thời, người bệnh cũng không nên sử dụng thực phẩm, hoa quả sấy khô vì chúng cũng chứa lượng đường khá cao, có thể gây hại cho hệ thần kinh và não bộ.
Đồ ăn chế biến sẵn: Thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều natri nitrit – chất gây hại cho hệ thần kinh và não bộ, khiến chứng đau nửa đầu thêm trầm trọng. Vì thế, khi bị bệnh bạn hãy tránh xa thực phẩm này.
Socola và ngũ cốc nhiều gluten: Đây là các thực phẩm chứa chất giãn mạch, tác động xấu tới hệ tuần hoàn, tim mạch và gây nhiều bất lợi cho tình trạng đau nửa đầu.
Đồ lạnh: Kem, đá, nước ướp lạnh… có thể khiến cơn đau đầu trở nên trầm trọng.
Một số lưu ý giúp bệnh đau đầu migraine mau khỏiBên cạnh việc quan tâm tìm câu trả lời cho câu hỏi “đau đầu migraine nên ăn gì, kiêng gì”, để bệnh mau khỏi mỗi người cần lưu ý:
Tăng cường uống nước để loại bỏ cảm giác đau đầu, mệt mỏi nhất là khi thời tiết nắng nóng. Đồng thời, việc uống nhiều nước cũng giúp tăng cường đào thải độc tố, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê… bởi chúng có thể khiến tình trạng đau đầu thêm trầm trọng, thậm chí làm người bệnh mất nước và tác động xấu tới não bộ.
Duy trì tâm lý thoải mái, tránh xa áp lực căng thẳng để không gây áp lực cho hệ thần kinh.
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị đau đầu migraine.
Như vậy, đau đầu migraine nên ăn gì, kiêng gì rất quan trọng bởi điều này có tác động không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh. Hy vọng qua nội dung trên, bệnh nhân đã có được câu trả lời hữu ích và xây dựng thực đơn phù hợp cho mình. Bên cạnh đó, đừng quên nghỉ ngơi điều độ để cải thiện sức khỏe, nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng khó chịu.
Trẻ Bị Táo Bón Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Cải Thiện?
1. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến tình trạng táo bón không?
Trẻ nhỏ rất dễ bị tình trạng táo bón vì hệ tiêu hóa và đường ruột chưa hoàn thiện nên việc đào thải còn hạn chế. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn hàng của các bé lại chứa nhiều chất béo, chất đạm nhiều hơn chất xơ nên việc tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Với các em bé nhỏ tuổi, ba mẹ thường có xu hướng cho con dùng chất đạm và chất béo nhiều hơn là chất xơ vì sợ con thiếu chất. Tuy nhiên, chính vì thiếu chất xơ mà hệ tiêu hóa của bé ít sản xuất lợi khuẩn cho quá trình đại tiện nên vì thế mà bé dễ bị trường hợp táo bón.
Chất xơ là thành phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của các bé và cần thiết phải được bổ sung hàng ngày. Thiếu chất xơ cơ thể sẽ hạn chế khả năng đào thải độc tố ra ngoài và gây nên tình trạng táo bón lâu dài. Điều này xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Chính vì vậy cần phải được thay đổi để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé bằng cách cho bé dùng thêm nhiều rau củ quả, trái cây hay nước ép. Tuy nhiên, hầu hết các trẻ em lại đều dành sự thích thú cho các món ăn dầu mỡ, chiên giòn và ít dành sự quan tâm đến rau xanh nên vấn đề cho bé dùng nhiều rau xanh cũng khiến nhiều bà mẹ đau đầu.
Ngoài bổ sung thêm rau xanh trong bữa ăn hàng, mẹ cũng nên thường xuyên cho em bé nhà mình uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Uống ít nước cũng sẽ dẫn đến tình trạng táo bón cho bé và sẽ càng kéo dài hơn nếu mỗi ngày bé chỉ uống từ 1-2 ly nước. Mẹ nên tập cho bé dùng nước nhiều hơn mỗi ngày để kích thích hệ thống tiêu hóa cho bé. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang bị táo bón là rất quan trọng, mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn cho bé ngay khi thấy con có dấu hiệu bị táo bón.
2. Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Khi em bé nhà bạn bị táo bón, trẻ cũng sẽ có xu hướng biếng ăn hơn bình thường kèm theo các triệu chứng khác như khó chịu hay đau bụng. Vì vậy, trẻ em bị táo bón nên ăn những thực phẩm sau để cải thiện sức khỏe.
2.1. Thực phẩm nhiều chất xơ
Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa của trẻ em và người lớn. Chất xơ ở phần ruột già sẽ có tác dụng làm mềm phân hơn, giúp phân tạo hình khuôn để dễ dàng đào thải ra ngoài và sản sinh thêm nhiều lợi khuẩn kích thích hệ tiêu hóa phát triển. Tuy nhiên, khi cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ sẽ gây nên tình trạng phân khô cứng và khó đào thải ra ngoài.
Mẹ nên cho bé dùng nhiều rau xanh trong các bữa ăn mỗi ngày để được cung cấp đầy đủ hàm lượng chất xơ cần thiết. Vì hầu hết chất xơ đều nằm trong các loại rau xanh quen thuộc hàng ngày như rau cải, xà lách, cải thảo, cải thìa,… Các loại trái cây như táo, dưa hấu, cam, ổi, bưởi,..cũng chứa hàm lượng lớn chất xơ cần thiết. Mẹ cũng có thể lựa chọn các loại khoai hay củ cải đỏ để làm thành cháo dinh dưỡng bổ sung chất xơ cho bé.
2.2. Trẻ bị táo bón nên ăn nhiều thực phẩm chứa magie và kẽm
Một trong những loại hoa quả chứa nhiều thành phần magie và kẽm nhất, chính là chuối. Trong chuối hàm lượng vitamin C, magie và kẽm là rất phong phú và cần thiết cho các bé bị táo bón nghiêm trọng. Hai thành phần magie và kẽm được nghiên cứu là đóng góp lớn vào quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, dùng nhiều thực phẩm chứa nhóm thành phần sẽ còn giúp cải thiện trí não và chiều cao, điều hòa tim mạch, tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của đại tràng. Trẻ em dùng nhiều thực phẩm chứa kẽm sẽ còn giúp cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ bị tiêu chảy hay nhiễm khuẩn đường ruột. Các thực phẩm giàu magie có thể kể đến là chuối, các loại hạt, dưa hấu,… Trong khi đó, các thực phẩm giàu kẽm có thể nói đến là tôm, cua, mực, cá, hàu,..
2.3. Sữa chua rất tốt cho trẻ bị táo bón
Nếu như nói đến một sản phẩm lên men nhưng lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và thích thích hệ tiêu hóa hoạt động, thì không thể không nhắc đến sữa chua. Từ lâu, sữa chua luôn được coi là thực phẩm giúp phát triển đường ruột khi hỗ trợ sản sinh nhiều lợi khuẩn cũng như giúp thanh lọc và thải độc cho cơ thể. Tình trạng táo bón của bé nếu kéo dài mẹ có thể cho bé dùng sữa chua thường xuyên để kích thích tiêu hóa của bé phát triển.
Sữa chua còn rất giàu probiotic giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu, chướng bụng. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé dùng quá sữa chua mỗi ngày mà chỉ nên dùng 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày. Nếu dùng nhiều sữa chua, sẽ vô tình khiến sức khỏe bé kém hơn cũng như bị phản ứng ngược.
2.4. Uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng với việc cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em. Nhiều bà mẹ thường quan tâm đến con ăn uống chất dinh dưỡng gì, nhưng lại quên mất con cũng cần được uống nước mỗi ngày. Trẻ em cũng cần phải được uống đủ lượng nước hàng, tùy theo độ tuổi mà sẽ có mức độ dùng nhiều hay ít. Vì nếu uống quá nhiều nước cơ thể của bé cũng sẽ bị tổn thương.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các em bé dưới 6 tháng tuổi bú hoàn toàn sữa mẹ sẽ không cần dùng thêm nước. Tuy nhiên, nếu em bé đó bị tình trạng táo bón thì vẫn cho uống từ 100-200ml mỗi ngày. Với các em bé bắt đầu ăn dặm thì từ 200-300ml mỗi ngày. Từ 5 đến hơn 10 tuổi, các em bé sẽ cần phải uống hơn 1L mỗi ngày để đủ lượng nước cần thiết. Hãy tập cho trẻ uống nước mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và nhất là hạn chế tình trạng táo bón nguy hiểm.
2.5. Cho bé uống sữa khi bị táo bón
Nhiều bà mẹ thường nghĩ rằng, sữa có nhiều protein nên khi táo bón trẻ không nên uống thêm sữa nữa vì đã dư chất đạm. Trên thực tế, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Em bé tuổi còn nhỏ nên cần phải được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển toàn diện. Thế nên, dùng sữa cũng sẽ giúp bé có thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là trong tình trạng bị táo bón có khả năng hấp thu kém.
Mẹ có thể lựa chọn một số loại sữa công thức có thêm các thành phần chất xơ tự nhiên cho hệ thống đường ruột của bé. Với thành phần chất xơ hòa tan, em bé vẫn sẽ được đảm bảo có nhiều lợi khuẩn trong đường ruột, giúp kích thích hệ thống tiêu hóa phát triển và từ đó giảm tình trạng táo bón nguy hiểm. Mẹ nên chọn các sản phẩm sữa có nhiều chất xơ hòa tan sẽ giúp dễ hấp thụ dưỡng chất nhiều hơn.
3. Trẻ bị táo bón nên kiêng ăn gì?
Ngược lại với các món ăn cùng thực phẩm mà mẹ nên cho bé dùng khi bị táo bón, thì có rất nhiều thực phẩm cùng các món ăn mà trẻ bị táo bón nên kiêng ăn. Cụ thể đó là:
3.1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các món ăn chiên gà, nướng thịt luôn chứa rất nhiều dầu mỡ và tạo thành chất béo xấu trong cơ thể của trẻ nhỏ. Khi bé dùng nhiều gà rán hay các món chiên, nướng khác bé sẽ bị suy giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đồng thời, sẽ khiến bạn bị khó tiêu, chướng bụng, chán ăn, khó chịu rất nhiều. Thu nạp nhiều chất béo xấu sẽ còn ức chế khả năng lưu thông máu khiến cho bé dễ gặp các vấn đề về hô hấp và tim mạch. Chưa hết, dùng nhiều dầu mỡ không an toàn còn vô tình khiến tình trạng táo bón của bé nghiêm trọng hơn.
3.2. Thực phẩm cay nóng
Có nhiều em bé rất thích ăn cay khi chấm gà rán cùng với tương ớt. Tuy nhiên, khi dùng nhiều thực phẩm cay nóng sẽ vô tình làm tổn thương niêm mạc dạ dày và cổ họng của các em bé và ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của trẻ. Trẻ sẽ càng có nguy cơ táo bón nặng hơn, lâu dài hơn thậm chí có thể ra máu khi đi đại tiện. Vì thế, khi trẻ bị táo bón mẹ không nên cho bé dùng nhiều thực phẩm cay nóng như tương ớt, tiêu, hành,…
3.3. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng cũng chứa tinh bột rất nhiều. Tinh bột khi trẻ hấp thụ quá nhiều sẽ vô tình gây cản trở quá trình trao đổi chất ở hệ tiêu hóa. Với các em bé đang bị tình trạng táo bón thì cần phải dùng các thực phẩm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa nên khi dùng ngũ cốc với hàm lượng tinh bột nhiều sẽ cản trở sự đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
3.4. Mẹ nên cho bé dùng ít chất đạm hơn
Rất nhiều bà mẹ thường bổ sung cho con trẻ nhiều chất đạm trong các bữa ăn hàng ngày với mong muốn con sẽ khỏe mạnh và cao lớn hơn. Tuy nhiên, dùng quá nhiều thịt cho bé trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm lệch đi sự cân bằng dinh dưỡng cho bé, khiến bé thiếu chất xơ và vitamin nhiều hơn so với chất đạm. Vì vậy, khi bé bị táo bón, mẹ nên hạn chế dùng chất đạm và bổ sung nhiều chất xơ và vitamin nhiều hơn.
Lời kết
Top 11 loại thực phẩm nhuận tràng ngăn tình trạng táo bón
Top 6 loại thuốc nhuận tràng an toàn và hiệu quả
Bị Sẹo Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Tránh Sẹo Lồi Xấu Xí?
Advertisement
Để vết thương nhanh chóng được phục hồi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng mà bạn cần lưu ý. Vì thế, hầu hết mọi người đều băn khoăn không biết bị sẹo nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Sẹo là một trong những vấn đề khiến nhiều người cảm thấy đau đầu vì ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ, đặc biệt là vùng da dễ nhìn thấy. Nếu vết thương của bạn không được chăm sóc cẩn thận thì có thể sẽ phải sống chung với những vết sẹo lồi, sẹo lõm suốt đời. Do đó, ngay từ đầu bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc kỹ lưỡng để không để vết thương không bị nặng hơn.
Bị sẹo nên ăn gì?
Rau má, rau ngót
Đây là một trong những món ăn khá quen thuộc trong các bữa ă hàng ngày. Tất cả đều có công dụng trị sẹo lồi, sẹo lõm vô cùng hiệu quả. Nếu bạn đi thăm khám Bác sỹ chắc chắn sẽ được khuyến rằng nên bổ sung rau ngót, rau má vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Rau má, rau ngót
Để trị sẹo bằng rau má, rau ngót bạn có thể ép nước uống hàng ngày hoặc chế biến thành những món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Trong 2 loại thực phẩm này đều có tính mát, thanh nhiệt giúp tái tạo da mới, làn da sẽ trở nên mịn màng và hồng hào nhanh chóng.
Bổ sung Vitamin C
Đối với bất cứ ai, Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như làn da của con người. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị sẹo nên ăn gì thì Vitamin C chính là câu trả lời thỏa đáng nhất dành cho bạn.Bạn có thể tìm thấy Vitamin C trong các loại trái cây quen thuộc như bưởi, cam, quýt, dâu tây, kiwi…
Bổ sung Vitamin C
Những loại trái cây này không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang đến nhiều lợi ích trong việc điều trị sẹo lồi, sẹo lõm. Bạn hãy bổ sung các loại trái cây này bằng cách ăn trực tiếp hoặc ép nước, làm sinh tố hàng ngày. Chắc chắn sau một thời gian kiên trì sử dụng bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi đáng kể.
Nha đam
Với những chị em yêu thích phương pháp làm đẹp bằng các nguyên liệu tự nhiên thì có lẽ nha đam là một nguyên liệu đã quá đỗi quen thuộc. Ngoài những tác dụng trị mụn, làm trắng da, nha đam còn mang tới nhiều công dụng trong việc điều trị sẹo lồi, sẹo lõm. Chính vì thế, nha đam thường được sử dụng làm nguyên liệu chính trong các loại kem dưỡng da, kem trị sẹo.
Nha đam
Khi sử dụng nha đam để trị sẹo lồi, sẹo lõm, bạn có thể chế biến thành các món ăn hàng ngày, nấu chè hoặc đắp trực tiếp lên da mặt. Đặc biệt, để tăng thêm hiệu quả mang lại, bạn có thể kết hợp nha đam với sữa chua để sản sinh collagen, kích thích tái tạo da giúp vết sẹo nhanh mờ. Vậy nên, bị sẹo nên ăn gì thì nha đam chính là câu trả lời.
Mật ong, nghệ
Từ lâu mật ong và nghệ đã trở thành cặp “bài trùng” mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe cũng như làn da của phụ nữ. Trong nghệ có chứa hàm lượng Curcumin dồi dào, còn mật ong có khả năng kháng khuẩn chống viêm cực kỳ tốt. Sự kết hợp giữa nghệ và mật ong sẽ mang tới cho bạn một công thức trị sẹo vết thương vô cùng hiệu quả.
Mật ong, nghệ
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng song song vừa uống và bôi để mang lại hiệu quả cao nhất. Bạn hãy pha mật ong với tinh bột nghệ vào nước ấm để uống vào buổi sáng hàng ngày. Còn hỗn hợp nghệ mật ong dạng sền sệt dùng để bôi lên chỗ bị sẹo ở da mặt hoặc bất cứ vùng da nào trên cơ thể.
Cà chua
Cà chua sẽ là một gợi ý tuyệt vời mà bạn không nên bỏ quan nếu không biết bị sẹo nên ăn gì để nhanh lành vết thương. Lại quả này được xếp vào danh sách những thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho những ai đang phải đối mặt với tình trạng sẹo lồi, sẹo lõm mà chưa tìm ra cách xử lý.
Cà chua
Sở dĩ cà chua có khả năng giảm sẹo lồi sẹo lõm là nhờ vào hàm lượng Vitamin C dồi dào. Thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra collagen, kết nối các sợi collagen bị đứt gãy giúp làn da luôn mịn màng và trắng hồng tự nhiên. Bạn có thể sử dụng ép chua làm nước ép, chế biến thành các món ăn hàng ngày đều rất tốt.
Bị sẹo nên kiêng ăn gì?
Không chỉ quan tâm đến việc bị sẹo nên ăn gì, việc kiêng cữ các loại thực phẩm khiến tình trạng thêm nặng cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Những thực phẩm bị sẹo tuyệt đối không được “đụng đũa” phải kể đến các món sau:
Rau muống
Chắc chắn đây là một trong những thực phẩm bạn nên tránh xa càng nhanh càng tốt. Nó đứng đầu danh sách bị sẹo kiêng ăn gì, bởi rau muống có đặc điểm là kích thích niêm mạc dưới da khiến vết sẹo lồi trở nên tồi tệ hơn.
Rau muống
Tuy rau muống bình thường ăn vào rất mát, tuy nhiên nó không phù hợp với những người bị vết thương hở, đặc biệt là sẹo lồi sẹo lõm. Vậy nên, dù có thèm rau muống đến mấy thì bạn cũng không nên ăn cho đến khi vết thương lành hẳn.
Thịt gà
Thịt gà là món ăn khoái khẩu được rất nhiều người yêu thích. Nó không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng với hàm lượng Protein dồi dào và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế mà sau khi bị thương, nhiều người thường bổ sung thịt gà vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để nhanh phục hồi. Thế nhưng đây là một quan niệm sai lầm khiến vết thương lâu lành.
Thịt gà
Đây là một thực phẩm nằm trong danh sách cần được kiêng kỵ đối với những ai đang có vết thương hở, bị sẹo lồi, sẹo lõm. Nó sẽ là câu trả lời thỏa đáng cho bạn không biết bị sẹo kiêng ăn món gì. Nếu cố tình ăn thịt gà trong thời gian này bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng viêm nhiễm da, vùng da bị sẹo lồi sẹo lõm sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Thịt chó
Đối với nhiều người ở Việt Nam, thịt chó là một món ăn không thể thiếu và quen thuộc. Trong thịt chó có chứa một hàm lượng protein dồi dào giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Thịt gà
Thế nhưng cũng vì điều này mà thịt chó bị liệt vào danh sách cấm đối với những ai đang bị thương cũng như bị sẹo. Ăn thịt chó sẽ khiến làn da trở nên sần sùi, sẹo trở nên khô cứng khó điều trị.
Thịt bò
Như chúng ta đã biết, thịt bò thuộc loại thịt đỏ được nhiều người yêu thích bởi hàm lượng dinh dưỡng nó mang lại. Tuy nhiên, đối với làn da thì thịt bò lại không hề tốt một chút nào. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ràng, hàm lượng protein có trong loại thịt này sẽ khiến làn da của bạn bị thâm xỉn, không tươi tắn.
Việc dung nạp quá nhiều thịt bò trong quá trình điều trị sẹo có thể khiến làn da trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là bị mưng mủ.Vì thế, nếu bạn đang băn khoăn bị sẹo có nên ăn thịt bò không thì câu trả lời chắc chắn là không rồi.
Trứng gà
Trong giai đoạn bị sẹo lồi, sẹo lõm, bạn nên kiêng ăn trứng để tình trạng không nặng thêm. Loại thực phẩm này chứa thành phần khiến lượng collagen bị tăng lên quá mức, điều này sẽ khiến làn da bị sẹo lồi rất khó điều trị.
Việc kiêng ăn trứng trong thời gian bị sẹo là điều vô cùng cần thiết nếu bạn không muốn chung sống với những vết sẹo xấu xí suốt đời. Ngoài ra, trứng còn là món ăn không nên sử dụng cho những ai đang bị lang ben.
Hải sản, đồ tanh
Hầu hết các Bác sĩ đều đưa ra lời khuyên nên kiêng ăn hải sản, những món đồ ăn tanh trong thời gian đang điều trị vết thương cũng như đang bị sẹo lồi, sẹo lõm. Trong hải sản có chứa hàm lượng vitamin vô cùng dồi dào sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Bánh kẹo, thịt xông khói
Bị sẹo kiêng ăn gì? Chắc chắn phải kể đến các loại bánh kẹo cũng như những món đồ ăn nhanh như thịt xông khối rồi. Cũng bởi, tất cả những thực phẩm trên nếu ăn trong thời gian này sẽ khiến các dưỡng chất cần thiết trong quá trình tái tạo da bị biến mất một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến việc quá trình dưỡng thương bị chậm tạo cơ hội cho sẹo lồi, sẹo lõm phát triển.
Kiêng đồ nếp
Những món ăn từ đồ nếp chính là lưu ý cuối cùng trong danh sách người bị seo không nên ăn gì. Một số món đồ nếp quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày phải kể đến như Xôi, bánh chưng, bánh rán, bánh trôi….
Kiêng đồ nếp
Hầu hết các món ăn này đều rất nóng, khi ăn vào cơ thể sẽ khiến vết thương bị mưng mủ, lâu lành. Vậy nên, khi bị sẹo lồi sẹo lõm thì bạn không nên ăn những món ăn làm từ gạo nếp để tình trạng được cải thiện nhanh chóng.
5/5 – (1 bình chọn)
Advertisement
Đau Bụng Kinh Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? Phái Nữ Nên Biết
Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể xảy ra trong hoặc ngay trước chu kỳ kinh nguyệt từ 1-3 ngày.
Tùy theo cơ địa của từng người mà cơn đau bụng trong giai đoạn hành kinh sẽ diễn ra nhẹ nhàng hay dữ dội. Thông thường chỉ là cảm giác đau nhói, âm ỉ và khó chịu một chút ở bụng. Nhưng cũng có trường hợp cơn đau diễn ra dồn dập, quặn thắt gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
Phụ nữ thường đau bụng kinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt
Trái câyTrong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ bị mất máu và nước. Các loại trái cây chứa nhiều nước (như dưa hấu, dưa chuột, táo…) giúp cung cấp và duy trì lượng nước trong cơ thể trong những ngày đèn đỏ.
Bên cạnh đó, sự thay đổi của các hormone estrogen và progesteron trong chu kỳ kinh nguyệt gây ra cảm giác thèm ăn. Khi ấy, bổ sung các loại trái cây với hàm lượng đường tự nhiên cao có thể hạn chế cảm giác thèm ăn mà không ăn nhiều đường tinh luyện.
Trái cây với hàm lượng đường tự nhiên rất phù hợp với phụ nữ trong giai đoạn hành kinh
Rau xanhTrong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể mất một lượng máu lớn kèm theo đó là sắt và magie nên dễ dẫn đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Các loại rau xanh lá như cải xoăn, rau chân vịt giúp tăng cường lượng sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau chân vịt cũng rất giàu magie.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen tăng cao đồng thời lượng magie giảm xuống, lúc này chị em phụ nữ rất dễ bị stress, cáu gắt và một số triệu chứng tiền kinh nguyệt như: đau bụng, buồn nôn, nhức đầu… Khi ấy, bổ sung magie sẽ giúp ổn định thần kinh, giảm stress. Ngoài ra, magie còn có tác dụng giãn cơ nên giúp giảm đau.
Rau xanh giàu sắt và magie tốt cho phụ nữ đau bụng kinh
GừngGừng với tác dụng chống viêm có thể giúp làm dịu các cơn đau trong ngày đèn đỏ. Ngoài ra, gừng còn có có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả.
Theo một nghiên cứu y học được thực hiện năm 2023 cho thấy, gừng làm giảm tình trạng buồn nôn và nôn trong 3 tháng đầu ở phụ nữ mang thai. [1]
Tuy nhiên cần lưu ý không nên lạm dụng vì sử dụng quá 4 gam gừng trong ngày có thể gây ợ nóng và đau bụng.
Gừng có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả
GàĐược biết đến là thực phẩm giàu sắt và protein, khi bổ sung thịt gà vào thực đơn hàng ngày, cơ thể bạn sẽ được cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động, hạn chế cảm giác thèm ăn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ đau bụng kinh nên ăn thịt gà
CáVới hàm lượng cao sắt, protein, vitamin D và axit béo omega-3. Cá là loại thực phẩm rất phù hợp cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Những dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ làm giảm các cơn co bóp tử cung giúp chị em giảm cảm giác đau bụng và căng tức ngực khi đến tháng, bù lại lượng sắt mất đi do chu kỳ kinh nguyệt…
Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2012 trên nhóm phụ nữ từ 18-22 tuổi, kết quả cho thấy bổ sung omega-3 trong 3 tháng có thể làm giảm cường độ của các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.
Một nghiên cứu khác năm 2014 cũng cho thấy omega-3 có thể làm giảm chứng trầm cảm. Do đó, đối với những người có tâm trạng thất thường hay có dấu hiệu trầm cảm khi có kinh nguyệt thì omega 3 là một giải pháp hỗ trợ hữu ích. [2] [3]
Cá giàu omega-3 tốt trong chu kỳ kinh nguyệt
NghệHoạt chất curcumin trong nghệ với khả năng chống viêm, kháng khuẩn vượt trội đã là một vị thuốc dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh. Nhờ vào khả năng chống viêm và tác động đến chất dẫn truyền thần kinh, curcumin đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau bụng kinh cũng như các triệu chứng khác của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). [4]
Phụ nữ đau bụng kinh có thể dùng thêm nghệ
Sô cô la đenThành phần sắt và magie dồi dào trong socola đen không chỉ bù lại được lượng sắt đã mất, quá trình lưu thông máu thuận lợi mà còn giúp tâm trạng được thoải mái hơn. Nghiên cứu tác dụng của magie trên nhóm phụ nữ từ 15-45 tuổi trong 2 chu kỳ kinh nguyệt cũng cho thấy nó giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng PMS.
Trong một thanh sô cô la đen 100 gam với với hàm lượng cacao từ 70-85% có tới 67% sắt và 58% magie hàm lượng magie được khuyến cáo bổ sung mỗi ngày. [5] [6]
Sô cô la đen có hàm lượng cao sắt và magie
Quả hạchHầu hết các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt điều, hạt dẻ… đều giàu axit béo omega-3 và là một nguồn protein tuyệt vời. Chúng cũng chứa magie và các loại vitamin khác nhau giúp bổ sung dưỡng chất, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Quả hạch tốt cho phụ nữ đau bụng kinh
Dầu hạt lanhTrong 15 ml dầu hạt lanh có chứa 7.195 mg axit béo omega-3. Theo ODS (Văn phòng bổ sung chế độ ăn uống), trung bình một người cần 1100-1600 mg omega-3 mỗi ngày.
Nghiên cứu cho thấy, sử dụng tinh dầu hạt lanh sẽ làm giảm táo bón – một tình trạng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt. [7]
Dầu hạt lanh giàu omega-3 và có tác dụng giảm táo bón
Hạt diêm mạchHạt diêm mạch chứa hàm lượng cao các dưỡng chất: sắt, protein và magiê. Thêm vào đó, do có chỉ số đường huyết thấp nên chúng ta sẽ cảm thấy no và có năng lượng trong một thời gian dài sau khi ăn.
Hạt diêm mạch
Các loại đậuĐậu nành, đậu lăng, đậu đỏ,… là nguồn thực phẩm rất giàu protein cùng các khoáng chất như sắt, magie,… rất thích hợp cho chị em phụ nữ trong nhưng ngày đèn đỏ. Hơn thế, các loại đậu cũng là giải pháp thích hợp cho người ăn chay hay hay để đa dạng thực đơn khi không muốn nạp vào cơ thể quá nhiều thịt.
Bổ sung các loại đậu rất tốt cho những ngày đèn đỏ
Sữa chuaNhắc đến những thực phẩm nên ăn khi đau bụng kinh không thể bỏ qua sữa chua. Bởi lẽ có rất nhiều người bị nhiễm trùng nấm men trong và sau chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, sữa chua lại rất giàu probiotic giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh âm đạo tạo hàng rào bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
Sữa chua giàu probiotic rất tốt cho chị em phụ nữ
Đậu phụĐây là loại thực phẩm có nguồn gốc đậu nành. Trong đậu phụ rất giàu sắt, magie và canxi – những khoáng chất cần thiết cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đậu phụ
Trà bạc hàMột nghiên cứu được thực hiện trên 127 nữ sinh từng bị đau bụng kinh tại Đại học Khoa học Y khoa Hamadan cho thấy bạc hà làm giảm cường độ đau trung bình, thời gian ngắn hơn, các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy cũng cải thiện đáng kể.
[8]
Trà bạc hà
KombuchaKombucha là một loại trà được lên men từ các chủng vi khuẩn đặc biệt trong dung dịch nước trà đường. Và vì vậy, kombucha cũng là một loại thực phẩm rất giàu probiotic mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua.
Tuy nhiên, cần lưu ý tránh đồ uống kombucha chứa quá nhiều đường.
Kombucha là một trong những nguồn cung cấp probiotic
Bên cạnh việc tăng cường những thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ, chị em phụ nữ cũng cần phải lưu ý tránh xa một số thực phẩm khiến cho cơn đau trở nên dữ dội hơn hay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác.
MuốiKhi sử dụng muối quá mức cần thiết sẽ gây tích trữ nước dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, gia tăng cảm giác đau tức vùng bụng dưới. Do đó, trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn không nên cho quá nhiều muối vào thức ăn, đồng thời tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri.
Thời kỳ kinh nguyệt không nên ăn quá mặn
Đường (Sugar)Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể ăn đường ở mức độ vừa phải. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sản xuất ra nhiều dopamin – hormone hạnh phúc.
Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh trong biến mất khi đường huyết hạ xuống. Sự thay đổi lên – xuống diễn ra thường xuyên dễ gây tình trạng “nghiện” đồ ngọt, gia tăng phản ứng stress oxy hóa và ảnh hưởng xấu đến tâm trạng.
Nếu tâm trạng của bạn có xu hướng thay đổi thất thường, lo lắng hoặc chán nản trong chu kỳ kinh nguyệt thì cần theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể để điều chỉnh phù hợp.
Ăn quá nhiều đường trong thời gian kinh nguyệt có thể làm tâm trạng xấu đi
Cà phêCaffeine có trong cà phê sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày. Khi axit dạ dày tăng cao sẽ tạo ra cảm giác đầy hơi và chướng bụng. Mặt khác, cafeine có tác dụng lợi tiểu nên có thể khiến cơ thể bị mất nước, làm nặng thêm tình trạng đau đầu.
Tuy nhiên, việc cai cafeine cũng có thể gây đau đầu, vì vậy đừng cắt bỏ hoàn toàn cà phê nếu bạn quen uống vài tách mỗi ngày.
Cà phê cũng có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược dạ dày – thực quản. Vì vậy nếu bạn gặp tình trạng này trong chu kỳ kinh nguyệt thì cần giảm lượng cà phê uống trong ngày.
Cà phê sẽ làm tăng các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt
RượuRượu sẽ gây ức chế hormone chống bài niệu – vasopressin khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn bình thường gây mất nước, làm nặng thêm tình trạng đau đầu.
Uống rượu trong những ngày kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy do tác động đến thần kinh và cơ trơn tử cung.
Advertisement
Điều đó khiến những ngày đèn đỏ càng trở nên đáng sợ hơn đối với phụ nữ. Chính vì thế, bạn cần kiêng rượu trong những ngày đặc biệt này.
Không nên uống rượu trong những ngày đèn đỏ
Thức ăn cayMột trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi hơn trong chu kỳ kinh nguyệt là sử dụng đồ ăn cay nóng. Thực phẩm được chế biến với gia vị cay nóng như ớt sẽ có chứa thành phần capsain.
Capsain có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và ruột gây nóng rát, đồng thời kích thích thụ thể để đào thải nhanh ra khỏi cơ thể gây nên tình trạng tiêu chảy.
Đồ ăn cay nóng
Thịt đỏTrong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sản xuất ra prostaglandin. Đây là chất giúp tử cung co lại, kinh nguyệt đều đặn hơn.
Tuy nhiên, lượng prostaglandin tăng cao lại có thể gây ra chuột rút, đau bụng kinh. Thịt đỏ tuy giúp bổ sung sắt cho cơ thể nhưng cũng chứa nhiều prostaglandin nên cần hạn chế ăn trong kỳ đèn đỏ.
Ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng cơn đau bụng kinh
Thực phẩm không phù hợp với cơ thể bạnNếu chị em bị mẫn cảm với một số loại thực phẩm thì nên tránh ăn những thực phẩm này, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Việc sử dụng những thực phẩm không phù hợp với cơ thể trong kỳ đèn đỏ có thể gây ra những triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…
Chị em không nên ăn những thực phẩm mà mình bị mẫn cảm trong những ngày đèn đỏ
Cách trị đau bụng kinh hiệu quả, không cần dùng thuốc
Cách trị đau bụng kinh đơn giản tại nhà
Nguồn tham khảo
A comparison between the effects of ginger, pyridoxine (vitamin B6) and placebo for the treatment of the first trimester nausea and vomiting of pregnancy (NVP)
Effect of omega-3 fatty acids on intensity of primary dysmenorrhea
Omega-3 Fatty Acids and Depression: Scientific Evidence and Biological Mechanisms
Curcumin attenuates severity of premenstrual syndrome symptoms: A randomized, double-blind, placebo-controlled trial
Evaluating the effect of magnesium and magnesium plus vitamin B6 supplement on the severity of premenstrual syndrome
Chocolate, dark, 70-85% cacao solids
The Short-Term Effects of Olive Oil and Flaxseed Oil for the Treatment of Constipation in Hemodialysis Patients
Evaluation of mint efficacy regarding dysmenorrhea in comparison with mefenamic acid: A double blinded randomized crossover study
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
Gãy Xương Nên Ăn Gì Để Nhanh Liền?
Gãy xương là tình trạng xương khớp bị chấn thương thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Gãy xương nên ăn gì mau lành luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn đặt ra.
Chế độ ăn cho người bị gãy xương
Chế độ ăn cho người bị gãy xương chính là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của bệnh nhân khi gặp các chấn thương xương. Vậy khi bị gãy xương chúng ta cần tuân thủ chế độ ăn ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết này…
Ăn gì tốt nhất khi bị gãy xương
Xương được cấu tạo bởi các mô liên kết có thành phần canxi và các tế bào xương. Bên trong xương là tủy xương tạo máu cho cơ thể. Xương có chức năng che chở cho các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, nâng đỡ và vận động cơ thể nên khi phải chịu lực tác động lớn bên ngoài quá lớn so với sức chịu đựng của cấu trúc xương sẽ có khả năng bị gãy. Khi bi gãy xương nên ăn gì? Luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra.
– Canxi và magiê là hai chất quan trọng giúp cho phản ứng sinh hóa tạo nên xương mới. Để cung cấp canxi, cần uống nhiều sữa, ăn cá hồi, vừng, cải bắp. Còn để có nhiều magiê, cần ăn chuối, rau xanh, cá chép, cá trích, cá thu, tôm, sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, bánh mỳ…
– Kẽm có nhiều trong cá biển, hải sản, hạt bí ngô, hạt hướng dương, đậu đỗ, nấm, ngũ cốc… vì kẽm có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động và tăng hấp thụ canxi. Phốt pho cũng cần cho nhu cầu tái tạo xương mới, có nhiều trong trứng cá muối, đậu, lòng đỏ trứng, pho mát, bí ngô…
– Axit folic có nhiều trong các thực phẩm như: chuối, đậu, rau xanh, cam quýt vì axit folic và vitamin B6 cũng rất cần cho cấu tạo khung xương. Vitamin B6 có nhiều trong chuối, lúa mì, khoai tây, tôm, cá, thịt gà. Ngoài ra, vitamin B12 rất cần cho sự hoạt động tế bào xương, vì vậy khi thiếu vitamin B12 có thể gây rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương bị yếu. Để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể, nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất này như thịt bò, sữa, cá thu, trứng…
– Photpho cũng là khoáng chất cần thiết cho xương bị gãy có thể liền lại nhanh chóng vì nó tham gia vào quá trình tái tạo xương. Người bị gãy xương nên ăn nhiều các thực phẩm dồi dào photpho như trứng cá, lòng đỏ trứng gà, gan bò, pho mát, yến mạch, hạt óc chó…
Những thực phẩm cần tránh khi bị gãy xương
– Rượu, bia và các chất kích thích
Bất kỳ bệnh nhân mắc các căn bệnh nào đó đều được khuyên là từ bỏ rượu bia và chất kích thích. Đây là những thứ gây rối loạn khả năng chuyển hóa máu trong cơ thể, khiến bệnh trạng càng trở nên nghiêm trọng. Những người bị gãy xương, viêm khớp hay thoái hóa khớp cũng nên từ bỏ thói quen dùng chất kích thích nếu không muốn bệnh chuyển biến xấu.
– Cà phê: Cần kiêng kỵ tuyệt đối, không cho bệnh nhân bị gãy xương đụng đến loại nước uống này. Cafein trong cà phê sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi khi ăn những món ăn khác, bệnh gãy xương sẽ khó lành.
– Các món nhiều dầu mỡ: Bệnh nhân gãy xương nên kiêng kỵ các món ăn có nhiều chất béo và dầu mỡ. Dầu mỡ khi được hấp thu cùng các thực phẩm giàu canxi đi nữa thì cũng sẽ tạo thành chất bọt và bị thải ra ngoài. Nếu không muốn việc ăn uống các chất bổ dưỡng trở nên công cốc thì hãy chế biến chúng thành các món ăn như cháo, súp, canh, hấp, luộc,… Sử dụng dầu thực vật để nấu ăn thay cho dầu mỡ động vật.
– Đồ ăn ngọt, béo
Cơ quan tiêu hóa sẽ bị rối loạn khi ăn nhiều bánh kẹo ngọt, sô cô la, uống nước ngọt,.. vào thời điểm xương bị gãy cần kiêng các món này tuyệt đối. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn làm cho vết thương trở nên đau nhức hơn.
– Nước trà đặc: Nước trà đặc không tốt cho quá trình phát triển của xương. Để tốt hơn, nên chuyển qua uống các loại nước ép trái cây và sữa để xương mau lành.
Điều trị gãy xương muốn đạt hiệu quả nhanh chóng đòi hỏi mọi người cần lưu ý đến từng vấn đề để đáp ứng mục tiêu lành xương tốt nhất. Bên cạnh những thực phẩm không tốt cho người điều trị gãy xương thì mọi người nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất canxi và sữa dinh dưỡng để bảo vệ mức độ vững chắc của xương tốt nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Mắt Đỏ Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Hỗ Trợ Nhanh Khỏi Bệnh? trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!