Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Mẹ Chăm Sóc Trẻ Bị Nẻ Má được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nẻ má là tình trạng thường gặp vào thời điểm giao mùa, hanh khô và mùa lạnh ở trẻ em
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nẻ má
Nẻ má khiến bé cảm thấy đau rát và khó chịu
Nguyên gây nẻ má vào mùa lạnh ở trẻ có thể do trẻ nhỏ có sở thích phun mua lên mặt hay do thời tiết lạnh, hanh khô khiến khiến làn da mỏng manh của bé bị khô, nứt nẻ và đóng vảy, hai má đỏ ứng.
Ngoài ra, thói quen rửa mặt cho bé bằng nước quá nóng, lạm dụng điều hòa hay quạt sưởi, thậm chí thói quen uống ít nước, không lau sạch miệng sau khi bé ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng nẻ má gây khô ráp ở bé.
Mẹ cần làm gì để phòng tránh nẻ má ở trẻ
Không nên kỳ cọ mạnh tay vào da bé: Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng.
Chú ý đến nhiệt độ nước tắm: Vào mùa đông, việc dùng nước nóng để tắm cho trẻ là điều cần thiết song bố mẹ cần chú ý, không dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ, vì nước nóng sẽ làm cho da bé bị khô và nẻ. Nhiệt độ nước lý tưởng nhất nên tắm cho bé từ 33 – 36 độ C. Tốt nhất, trước khi dùng nước tắm cho bé, các mẹ nên dùng khuỷu tay hoặc cổ tay của mình để kiểm tra nước.
Không lạm dụng xà phòng: Hoạt chất tẩy rửa trong xà phòng, làm tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô.
Mẹ có thể bôi thuốc chống khô da cho trẻ để phòng tránh nẻ má
Làm sạch da cho trẻ: Sau khi cho bé ăn nên lau thức ăn, cặn sữa bám quanh miệng để giữ cho da bé luôn sạch sẽ. Thường xuyên dùng nước ấm lau rửa chân tay cho bé vì những vết bẩn để lâu sẽ khiến cho da quanh vùng miệng và má bé bị khô và rát.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ quá cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15 – 20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.
Cho bé uống đủ nước: Hàng ngày nên cho trẻ ăn, uống nhiều hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, da sẽ đỡ bị khô. Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao do vậy vẫn phải cho bé uống nước đều đặn. Vào những ngày trời hanh khô cần cho bé uống nhiều nước hơn.
Bôi kem dưỡng ẩm cho bé: Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho da là cách phòng ngừa da bị nứt nẻ hiệu quả nhất. Mẹ nên bôi vào má cho bé bằng sáp ong hay loại kem dưỡng dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chú ý chọn những loại kem không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh gây dị ứng da trẻ. Hoặc mẹ có thể chọn các loại kem dưỡng da tự nhiên cho bé như:
Dầu dừa cũng được coi là kem dưỡng da chống nẻ cho trẻ
+ Dầu dừa: Đây là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời nhất cho bé. Chúng không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng hấp thụ vào da.
+ Dầu olive: Bạn cũng có thể dùng dầu olive để tắm và rửa mặt cho con sẽ khiến con giảm nẻ má và da.
+ Mật ong: Mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bé khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.
+ Dầu hạt hướng dương: Dầu hạt hướng dương cũng giàu acid béo thiết yếu và cũng được biết đến với lợi ích giữ ẩm. Nó cũng thực sự tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm làn da nhạy cảm và khô nẻ ở bé.
Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư: Cần Chuẩn Bị Gì Cho Tương Lai?
Chăm sóc bệnh nhân ung thư, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, có thể họ không thể nói chuyện được với bác sĩ hoặc đưa ra những quyết định cho chính bản thân họ. Kế hoạch chăm sóc tương lai giúp đảm bảo rằng những mong muốn của họ về điều trị sẽ được thực hiện. Thật vậy, nếu một người không lên kế hoạch trước, gia đình có thể không biết người thân của họ mong muốn điều gì vào những ngày cuối đời. Thế nên bài viết này giúp cho chúng ta hiểu thêm một khái niệm khá mới “kế hoạch chăm sóc tương lai”.
Kế hoạch chăm sóc trong tương lai là nói chuyện với gia đình, bạn bè và bác sĩ của bạn để họ biết mong muốn điều trị chăm sóc sức khỏe và những mong ước cá nhân nếu bạn không thể đưa ra quyết định của mình. Viết ra những giá trị, niềm tin và ước muốn của bạn cho việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai chính là kế hoạch chăm sóc tương lai.
Khi đang khỏe mạnh, đôi khi rất khó khăn để chúng ta nghĩ đến việc bị bệnh. Có nhiều gia đình tránh nói về căn bệnh bung thư và những vấn đề về cuối đời. Nhưng các chuyên gia nhận thấy rằng những người dành thời gian suy nghĩ về vấn đề sức khỏe khi họ còn có khả năng, sẽ giảm bớt lo lắng và căng thẳng trong tương lai. Và kế hoạch chăm sóc tương lai cũng giảm bớt gánh nặng cho những người thân yêu của họ.
3.1 Niềm tin, giá trị và ước muốn
Kế hoạch chăm sóc tương lai bắt đầu bằng cách suy nghĩ về niềm tin, giá trị và những mong muốn của bạn về chăm sóc sức khỏe trong tương lai hoặc những ngày cuối đời. Sau đó bạn hãy nói những điều này với gia đình, bạn bè và bác sĩ của bạn.
Khi những người mà bạn tin tưởng biết được điều gì quan trọng và điều gì bạn mong muốn để chăm sóc sức khỏe trong tương lai của bạn, họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định giúp bạn trong tương lai
Những câu hỏi sau có thể giúp bạn suy nghĩ điều gì là quan trong đối với bạn.
Điều gì làm cho cuộc sống của tôi có ý nghĩa?
Điều gì quan trọng đối với tôi?
Tôi muốn được chăm sóc những ngày cuối đời ở đâu?
Tôi muốn ai sẽ là người thay tôi ra quyết định nếu tôi không thể?
Điều gì tôi không muốn xảy ra?
Tôi đã sắp xếp các công việc của mình chưa? Ví dụ viết di chúc?
3.2 Xắp xếp các công việc cần thiết theo thứ tự
Kế hoạch chăm sóc tương lai là thời điểm tốt nhất để đặt tất cả các giấy tờ của bạn lại với nhau. Những giấy tờ này có thể bao gồm
Những nguyện vọng và tên của người sẽ thực hiện
Thông tin về mong muốn hiến tạng
Bảo hiểm và các giấy tờ tài chính
Các giấy tờ quan trọng như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn
Những chi tiết về sắp xếp tang lễ hoặc những mong muốn được chôn cất như thế nào, ví dụ như mong muốn được hỏa táng
Mật khẩu internet của bạn (xem xét những người bạn tin tưởng hoặc thay đổi tài khoản quan trọng)
Bạn nên ghi lại những kế hoạch chăm sóc tương lai ở những nơi mà người giúp bạn thực hiện những mong muôn có thể tìm thấy.
3.3 Thay đổi kế hoạch chăm sóc tương lai
Bạn có thể thay đổi kế hoạch chăm sóc tương lai bất kì khi nào bạn muốn – kế hoạch chăm sóc tương lai chính là tờ giấy ghi lại những mong muốn, niềm tin và giá trị của bạn. Ví dụ hiện tại bạn muốn được chôn nhưng 3 tháng sau bạn muốn được hỏa táng. Những mong muốn có thể thay đổi liên tục.
Khi viết ra bảng kế hoạch tương lai cho bản thân mình, sẽ rất tốt nếu bạn bàn bạc với những người mà bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè và bác sĩ của bạn.
3.4 Quyết định xem những ngày cuối đời bạn muốn được chăm sóc ở đâu
3.5 Kế hoạch mai táng
Hiện nay, nhiều người bệnh đã chọn cách lên kế hoạch cho đám tang của mình, khi tình trạng sức khỏe vẫn còn kiểm soát tốt. Mức độ lên kế hoạch tùy thuộc vào mỗi người: một số người sẽ nói mình muốn được chôn cất hay hỏa táng, một số người chỉ muốn chọn những bài hát hoặc bài kinh trong đám tang của họ; những người khác lên kế hoạch cho mọi khí cạnh như người chủ lễ, các dịch vụ trong đám tang, quyết định trang phục cho tất cả những người tham dự.
Ghi lại loại đám tang nào bạn muốn rất hữu ích cho gia đình và bạn bè của bạn. Họ có thể tổ chức tang lễ của bạn dựa theo những mong muốn của bạn, và những gì được xem là quan trọng đối với bạn.
Hãy nhớ rằng đây là kế hoạch chăm sóc tương lai của bạn – bạn có thể không muốn trả lời tất cả các câu hỏi – bản chỉ cần phải hoàn thiện những phần quan trọng đối với bạn
Bác sĩ : Nguyễn Đào Uyên Trang
Hướng Dẫn Mẹ Hâm Sữa Công Thức Đúng Cách
Hâm sữa công thức đúng cách cũng sẽ đảm bảo sữa không bị mất chất, mang đến cảm giác ngon miệng hơn cho bé.
Sữa công thức phổ biến nhất là dạng bột, nên thường được gọi tắt là sữa bột. Và đây là sản phẩm được sản xuất sữa từ động trên dây chuyền tối tân nhằm đảm bảo có mùi vị gần giống như sữa mẹ.
Sữa công rất giàu dinh dưỡng, gồm chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, và các vi chất cần thiết khác dành cho trẻ theo độ tuổi.
Do đó, các mẹ ít sữa thường dùng sữa công thức thay cho sữa mẹ.
2. Hướng dẫn mẹ hâm sữa công thức đúng cách và tốt nhất dành cho bé
Các mẹ bận rộn thường pha sẵn sữa công thức để cho bé uống dần trong ngày. Sữa sẽ được bảo quản trong tủ lạnh, do vậy trước khi cho bé uống, các mẹ thường sẽ hâm nóng lên.
2.1. Cách hâm sữa công thức bằng nước ấm
Đây là cách hâm sữa phổ biến và cực dễ thực hiện. Các mẹ chỉ cần ngâm sữa công thức trong một tô nước ấm, trong khoảng 5-7 phút là bữa ăn của bé đã sẵn sàng rồi.
Mách mẹ đôi điều khi hâm sữa công thức bằng nước ấm:
– Các mẹ hãy ngâm phần sữa ngập trong nước ấm để sữa ấm đều và nhanh hơn.
– Không nên ngâm sữa công thức quá lâu trong nước ấm. Vì sữa có thể chuyển từ ấm đến trạng thái nguội dần đi. Và khi thời gian ngâm dài hơn 1 giờ thì vi khuẩn từ môi trường ngoài có thể xâm nhập vào sữa.
2.2. Cách hâm sữa công thức bằng máy hâm sữa
Nếu mẹ đã mua máy hâm sữa rồi thì việc hâm sữa cho con sẽ diễn ra tiện lợi và dễ dàng hơn hẳn.
Các mẹ chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của đơn vị sản xuất máy hâm sữa. Tiếp đó thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn là đảm bảo bé con sẽ có những bữa ăn thật ngon, thật bổ dưỡng.
Trong quá trình hâm sữa công thức bằng máy hâm sữa các mẹ nên lưu ý những điểm sau:
– Vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn bình chứa sữa và khay chứa bình sữa của thiết bị.
– Luôn đặt bình sữa công thức đã pha vào máy hâm sữa trước khi cắm điện.
– Nếu máy sử dụng hơi nước, các mẹ cần đảm bảo nước sạch trong máy đạt mức quy định để giúp sữa nóng đều và nhanh hơn.
Gợi ý các mức nhiệt dùng để hâm sữa công thức bằng máy hâm sữa:
– Hâm sữa công thức chưa bảo quản trong tủ lạnh: Mức nhiệt độ điều chỉnh trên máy phù hợp nhất là từ 35 đến 45 độ C.
– Hâm sữa công thức đã bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: Mức nhiệt độ điều chỉnh trên máy phù hợp nhất là từ 45 đến 65 độ C.
2.1. Sữa công thức sau khi được hâm nóng thì để được bao lâu?
Sữa công thức cũng tương đương sữa mẹ, do vậy, cách bảo quản cũng tương tự như bảo quản sữa mẹ.
Và khi sữa đã được hâm nóng thì các mẹ chỉ nên để sữa trong môi trường nhiệt độ phòng tối đa là 2 giờ.
Nếu bé đã uống mà không hết thì các mẹ nên bỏ đi, vì khi đã có nước bọt của bé trong sữa, vi khuẩn sẽ phát sinh rất nhanh.
Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi, có thể uống sữa công thức lạnh. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể thích nghi được với sữa công thức lạnh.
Nhiệt độ sữa công thức phù hợp nhất đối với trẻ lúc này, là nhiệt độ bằng với nhiệt độ phòng, khoảng 28-30 độ C.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệt độ sữa lý tưởng nhất dành cho trẻ ở mức 37 độ C. Bằng với thân nhiệt bình thường của người mẹ.
Vì một số bé rất thích uống sữa lạnh và hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi được với sữa công thức lạnh.
Lazada
Shopee
Tiki
3. Những lưu ý khi hâm sữa công thức
Khi hâm sữa công thức đúng cách các mẹ sẽ:
– Hâm sữa bằng nước ấm hoặc bằng máy hâm sữa.
– Hâm sữa nóng đến nhiệt độ vừa phải, dưới 40 độ C, để đảm bảo sữa công thức không bị mất chất.
Và đây là những điều không nên khi hâm sữa công thức:
– Không dùng lò vi sóng để hâm sữa công thức vì điện sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng.
– Không hâm đi hâm lại để tránh làm mất chất dinh dưỡng trong sữa công thức.
– Không hâm sữa công thức bằng cách luộc, hoặc đun cách thủy.
Các mẹ lưu ý: Sau khi đã hâm sữa công thức đúng cách, các mẹ vẫn nên khuấy đều sữa và kiểm tra nhiệt độ của sữa để đảm bảo sữa không quá nóng để bé ăn ngon miệng hơn nha.
Đánh giá bài viết
Trẻ 2 Tháng Tuổi Và Việc Chăm Sóc Bé Đúng Cách Trên Nhiều Phương Diện
Trẻ 2 tháng tuổi có nhiều thay đổi về giấc ngủ. Ảnh: Internet
3. Dỗ dành khi bé khócMẹ có thể cảm thấy bức bối, lo lắng hay khó chịu khi bé khóc nhiều ở giai đoạn 2 tháng tuổi. Trên thực tế, trẻ 2 tháng tuổi thường khóc nhiều bởi hệ thần kinh có xu hướng trưởng thành, bé bắt đầu hứng thú và cảm giác được sự vật sự việc.
Bất kỳ lúc bé khóc, thay vì bức bối, khó chịu hay lo lắng, mẹ hãy tìm cách dỗ dành con. Mẹ có thể đưa con ra ngoài để giúp bé bình tĩnh hoặc nói chuyện với con, cho bé nhìn thấy các đồ chơi có màu sắc, ngộ nghĩnh để trấn an tinh thần cho trẻ.
Bé 2 tháng tuổi có thể sẽ khóc nhiều – mẹ hãy dỗ dành và trấn an bé. Ảnh Internet
4. Kích thích sự phát triển của conKhi trẻ 2 tháng tuổi, các cơ quan bắt đầu nhận thức được mọi thứ xung quanh, đặc biệt là thị giác. Bé bắt đầu biết nhìn các đồ vật và khung cảnh, đồng thời có những cử chỉ về hình thể như nhìn, đưa tay chân lên cao với mong muốn cầm nắm đồ vật.
Bố mẹ có thể kích thích sự phát triển của bé trong lúc này bằng cách dán nhiều hình thù khác nhau xung quanh không gian của bé, có thể là hình các con vật, hoa lá, trái cây với nhiều màu sắc khác nhau. Cho bé tiếp xúc với một số đồ chơi có màu sặc sỡ cũng là một cách hay giúp bé phát triển tốt hơn về thị giác và trí não.
Kích thích sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi về thị giác và cảm xúc. Ảnh Internet
5. Bé 2 tháng tuổi cần tương tácTừ 5 – 8 tuần tuổi, trẻ sẽ nghe được âm thanh và có những phản ứng như giật mình, hỗn loạn với tiếng ồn hay âm thanh bất chợt. Mẹ có thể nhẹ nhàng trò chuyện cùng con về những tiếng ồn đó. Tuy bé con không hiểu những gì mẹ nói nhưng hãy cố giải thích với con rằng những âm thanh ngoài kia sẽ không gây hại đến bé. Đây là sự tương tác tích cực, phân tán sự chú ý của bé, không còn lưu ý đến những tiếng ồn ngoài kia.
Bé 2 tháng tuổi thích tương tác. Ảnh Internet
6. Đảm bảo an toàn cho conBố mẹ cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ 2 tháng tuổi. Tuyệt đối không để bé nằm một mình trên sàn nhà hay cạnh các vật sắc nhọn, liên tục quan sát khi cho bé chơi các đồ vật mềm, hạt nhỏ vì chúng có thể gây hại đến bé.
Bên cạnh đó, với trẻ 2 tháng tuổi , thực hiện tiêm chủng và thăm khám sức khỏe định kỳ là 2 việc làm không thể thiếu nếu bạn muốn con yêu của mình luôn được bảo vệ. Hơn nữa, thời gian này, bé cưng rất dễ bị nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Phụ huynh cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ, không cho bé tiếp xúc với môi trường lạ và cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Tuyết Nguyễn tổng hợp
Theo Dõi Và Chăm Sóc Thai Nhi
Theo dõi và chăm sóc thai nhi là công việc cần thiết và rất quan trọng trong thai kỳ nhằm mang lại sức khoẻ cho người mẹ và thai nhi, đồng thời phòng ngừa và giải quyết những trường hợp bất thường xảy ra đối với thai phụ và thai nhi.
Theo dõi thai nhi thông qua việc thăm khám thai định kỳ để biết được quá trình hình thành và phát triển của thai, nhằm phát hiện những nguy cơ, hay để tính tuổi thai, dự kiến ngày sinh, bên cạnh đó, là cơ sở để hướng dẫn người mẹ và gia đình cách chăm sóc sức khoẻ cho mẹ và thai tốt nhất.
Chăm sóc thai nhi nhằm giúp cho mẹ và thai có điều kiện phát triển tối ưu vì trong quá trình người mẹ mang thai, sức đề kháng của mẹ giảm sút so với trước, vì vậy nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao và các bệnh kèm theo rất khó điều trị.
Nếu không theo dõi và chăm sóc thai nhi hợp lý, có thể xảy ra những trường hợp xấu trước, trong và sau khi sinh như:
– Sẩy thai.
– Mang thai ngoài tử cung.
– Tiền sản giật.
– Thai nhi bị dị tật bẩm sinh như bệnh Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, dị tật ống thần kinh…
– Suy dinh dưỡng bào thai
Do đó, việc theo dõi và chăm sóc thai là điều cần thiết để bảo về sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
Khi mang thai, cần theo dõi những chi tiết như cân nặng thai, cử động thai… gọi chung là chỉ số thai nhi. Chỉ số thai nhi được xác định thông qua việc siêu âm và được thể hiện qua những kí tự viết tắt.
Chỉ số thai nhi là sự thay đổi các chỉ số về đường kính túi thai, chiều dài đầu-mông, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu và cân nặng thai ước tính. Sự phát triển của thai được phản ảnh thông qua sự thay đổi của các thông số này.
Trong thời kì mang thai, người mẹ sẽ được chỉ định khám thai vào 3 giai đoạn quan trọng lần lượt ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Lần khám thai đầu tiên
Sau chậm kinh khoảng 2 – 3 tuần sản phụ cần đi khám thai để xác định có thai – tình trạng thai (thai trứng, đa thai, doạ sẩy, thai lưu). Nếu có thai thì sẽ xác định tuổi thai và tính ngày dự sinh. Ngoài ra, cần làm xét nghiệm máu để đánh giá sức khoẻ của mẹ, bệnh lý nội, ngoại khoa và thai nghén.
Lần khám thứ 2 (Sàng lọc quý 1)
Lần khám thứ 2 vào lúc thai 11 – 13 tuần 6 ngày. Trong lần khám này, tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy, đánh giá Doppler động mạch tử cung, làm các xét nghiệm sinh hoá Double test để phát hiện nguy cơ mắc các bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể cho thai như Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau, sàng lọc nguy cơ mắc tiền sản giật sớm trong thai kỳ để từ đó có các phương pháp điều trị dự phòng.
Lần khám thứ 3 – 4 – 5 (từ 14 tuần đến 28 tuần 6 ngày)
Trong thời điểm 3 tháng giữa, một tháng nên tiến hành khám thai một lần. Mục đích
– Theo dõi sự phát triển của thai: Trọng lượng mẹ, bề cao tử cung, nghe tim thai.
– Phát hiện những bất thường của thai kỳ: đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật.
– Khám tiền sản cho những thai phụ có nguy cơ cao hoặc siêu âm phát hiện bất thường.
– Phát hiện các bất thường của mẹ: Hở eo tử cung, Tiền sản giật, doạ sẩy thai…
– Hướng dẫn về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và chích ngừa uốn ván.
– Hướng dẫn các sản phụ tham dự lớp “Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ”.
Các xét nghiệm cần phải làm trong thời kỳ này:
– Nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
– Triple test: thực hiện ở tuổi thai 14 – 21 tuần (đối với những trường hợp chưa thực hiện sàng lọc trong quý 1)/
– Siêu âm: Siêu âm sàng lọc quý 2 hình thái học ( 3D, 4D) tối thiểu 1 lần ở tuổi thai 20 – 24 tuần khảo sát hình thái thai nhi, tuổi thai, sự phát triển của thai, nhau ối.
Lịch tiêm phòng uốn ván/ thai phụ
– VAT 1: từ tháng thứ 4.
– VAT 2: cách VAT 1 tối thiểu 1 tháng và trước sinh 1 tháng.
– VAT 3: ở thai kỳ sau, cách VAT 2 tối thiểu 6 tháng.
– VAT 4: ở thai kỳ sau, cách VAT 3 tối thiểu 12 tháng.
– VAT 5: ở thai kỳ sau, cách VAT 4 tối thiểu 12 tháng.
Lần khám thứ 6 (sàng lọc quý 3)
Ở tuần 30 – 32, vẫn khám, theo dõi và làm siêu âm sàng lọc quý 3. Ngoài những phần khám tương tự 3 tháng giữa thai kỳ, việc khám thai trong thời kỳ này nhằm chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… từ đó có thể dự đoán tỷ lệ thành công của ca sinh. Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh.
Lần khám thứ 7 – 8 – 9
Sang tuần 36, người mẹ bắt buộc phải đi khám theo dõi mỗi tuần 1 lần. Ở tuần 38, trong trường hợp phải sinh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…, người mẹ có thể cho nhập viện theo dõi để thai kỳ an toàn hơn.
Lần khám thứ 7 này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc xác định phương pháp sinh, các mẹ bầu cũng sẽ được tư vấn về việc chọn cơ sở y tế tùy theo tình hình phát triển của thai. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.
Nếu trong quá trình mang thai có các triệu chứng bất thường như: ra máu âm đạo, ra nước ối, đau bụng từng cơn, phù, nhức đầu, chóng mặt, thai máy ít hơn… cần đi khám thai ngay.
Nước
Nước ối có thành phần chính là nước do đó nước có vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu. Từ tháng thứ 3 trở đi, thai nhi sẽ nuốt từ 140 – 160ml nước ối mỗi ngày để có năng lượng. Vì vậy, mẹ bầu nên uống khoảng 2,4l nước mỗi ngày, gồm: nước lọc, nước trái cây, các loại nước canh…
Hơn nữa, việc sử dụng các loại hoá chất như dầu gội, sữa tắm… cũng cần thận trọng để tránh gây hại cho thai nhi.
Chất dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý theo từng giai đoạn trong thai kỳ là rất cần thiết nhằm bổ sung những chất thiết yếu mà cơ thể không tự tạo ra được.
Trong ba tháng đầu, người mẹ cần nhiều vitamin, nhất là axit folic để hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của bé. Axit folic có nhiều trong gạo giã, bánh mỳ nguyên cám, rau có lá màu xanh đậm, đậu phộng, các loại quả mọng (cà chua, cam quýt…).
Advertisement
Ba tháng giữa, mẹ bầu nên bổ sung canxi góp phần hình thành xương và răng cho bé đồng thời giúp hệ thống tạo máu. Canxi có nhiều trong trứng, cá, tôm, tép, trai, hến, sò, đậu phụ, rau mồng tơi, rau đay, rau bí, rau muống, rau cải ngọt, rau dền, vừng mè, đậu phụ, bột yến mạch, hạnh nhân, sữa…
Ba tháng cuối, nên bổ sung nhiều đạm có nguồn gốc động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu giúp phát triển não bộ và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Tập luyện
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tránh những công việc lao động nặng nhọc. Thay vào đó, nên nghỉ ngơi để tránh tình trạng suy kiệt cơ thể có thể dẫn đến những trường hợp xấu như sẩy thai.
Thực tế cho thấy, việc tập thể dục trong giai đoạn mang bầu giúp cho người mẹ trở nên dẻo dai đồng thời cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, cần phải tập thể dục đúng cách và hợp lý:
– Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lên kế hoạch tập luyện.
– Chọn môn thể dục phù hợp sở thích và hoàn cảnh.
– Tránh tập luyện quá sức.
– Tập luyện tư thế phù hợp với từng thời kỳ của thai.
Giáo dục
Ngoài việc chăm sóc thông qua ăn uống, cũng nên kích thích các giác quan cho bé bằng cách vuốt ve bụng nhẹ nhàng, hát ru, nghe nhạc, trò chuyện với bé hàng ngày.
Không chỉ mình người mẹ, người cha cũng cần tham gia vào việc chăm sóc thai nhi như rèn luyện thể lực, cai thuốc lá và hạn chế bia rượu, giữ sức khỏe tốt trước và trong thời kỳ chuẩn bị mang thai. Bên cạnh đó, người chồng cũng nên gánh bớt việc nhà giúp bà bầu.
– Theo dõi và chăm sóc thai nhi là việc cần thiết để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé.
– Nên tiến hành thăm khám, siêu âm, xét nghiệm theo lịch trình nhằm kiểm soát được tình trạng của mẹ bầu và thai nhi tốt nhất.
– Việc chăm sóc thai nhi cần có sự phối hợp của cha và mẹ thông qua chế độ dinh dưỡng và giáo dục thai nhi.
(Hình ảnh tổng hợp từ Boo Ngày Vàng, thebabytheater, google,…)
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
Chăm Sóc Sức Khỏe Theo Phong Thủy
– Nói về tu dưỡng tinh thần, các bạn có thể tập thiền, việc này sẽ hình thành thổ khí cho tứ duy kim, thủy, mộc, hỏa vận hành tốt hơn trong cơ thể.
– Còn rèn luyện thân thể, hiểu đơn giản là các bạn hãy tìm chọn cho mình một môn thể thao nào đó giúp cơ thể có tích có phát, có nạp có xả. Nếu đang làm việc thiên về cơ bắp, hãy chú trọng về tu dưỡng tinh thần nhiều hơn.
– Việc ăn uống điều độ có thể hiểu là ăn ít nhai kỹ, hạn chế việc ngũ tạng gồm tim, gan, tì, phế, thận phải hoạt động vượt công suất. Bản thân việc nhai không kỹ và ăn quá no thì Tây Y cũng đã giải thích rất rõ. Còn nói về làm việc, hãy sắp xếp thời gian hợp lý, đừng đua đòi với sự sung túc nhất thời mà làm chân nguyên thất thoát. Vì lẽ làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, không có thói quen nhất định nên đa phần đến khoảng 50 tuổi là trông đã già đi rất nhiều.
– Việc thích ứng với sự vận hành của trời đất và vạn vật. Đây là một khái niệm rất lâu đời nhưng cũng rất khó nhận thức và ý thức rõ. Lời lẽ cổ nhân thì thâm sâu khó hiểu, nay xin tóm lược trong mấy ý sau để các bạn áp dụng:
1. Bảo dưỡng tinh thần làm cho tình cảm yên ổn, chân khí sẽ sung túc, đây chính là sự phòng ngừa tác nhân từ bên trong. Tinh thần mà dao động, căng thẳng hay muộn phiền tất nhiên sẽ là chỗ hở để sự tác động bên ngoài len lỏi vào bên trong cơ thể.
2. Vậy tinh thần hưng phấn có tốt hay không? Mọi người đừng quên rằng “Cực thịnh tất khởi suy, cực suy tất khởi thịnh”. Ở một biên độ dao động nhỏ của vui buồn, chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát, nhưng nếu để mình luôn cảm thấy hạnh phúc một cách thái quá, hào hứng, hay vui vẻ quá lâu sẽ là tiền đề cho sự thất vọng hay muộn phiền sau này. Điều này nghe qua tưởng vô lý nhưng những ai nghiên cứu duy tâm sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Thực tế là khi vui mừng, hào hứng phấn khởi, bạn cũng nên dặn mình dừng lại đừng để mất kiểm soát. Biết vui đấy, biết hy vọng đấy nhưng không làm thay đổi sinh hoạt thường ngày của mình, đừng ăn mừng quá đà, cũng đừng tưởng tượng quá xa về những hạnh phúc mình sẽ đạt được. Hãy lấy yên tâm, an lạc làm tiền đề hướng đến.
3. Hướng nhà cửa và nơi làm việc: Mỗi cơn gió đều mang sự thay đổi khi đi kèm, tác động của nó tốt hay xấu là phải kết hợp với việc hiểu rõ bản chất Dụng Thần, Kỵ Thần trong bát tự cũng như tính chất âm dương, ngũ hành trong vị trí địa lý và luồng khí di chuyển. Nhà đón gió hướng nào thì chú ý chăm sóc cơ thể có liên đới, cần lưu ý luôn những nơi mình hay sinh hoạt làm việc ở đó chẳng hạn như cơ quan, hướng xe di chuyển từ nhà đến cơ quan, nhưng đừng phức tạp hóa vấn đề, giải quyết được 1 phần cũng là tốt rồi, đừng cầu toàn mà thành ra lòng bất an, không thể bảo dưỡng tinh thần như ý số 1.
4. Đạo âm dương thuận nó thì sống, nghịch nó thì chết. Trong quyển “Tứ khí điều thần” cũng có nói Xuân Hạ dưỡng Dương, Thu Đông dưỡng Âm. Đây cũng là câu then chốt để áp dụng trong vấn để xem xét hướng gió ở đoạn trên và chế độ sinh hoạt ở dưới trình bày. Cần nắm rõ sự vận hành khí hậu 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông thực chất là biểu hiện của Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Trong tứ chính hay còn gọi là quan hệ tứ đại của vũ trụ không khác gì Sinh Trưởng Hoại Tử. Vậy nên sống và sinh hoạt ngoài vấn đề vị trí địa lý, hướng nhà cửa còn phải quan tâm khí hậu 4 mùa như sau:
Mùa Xuân: tính từ tiết Lập Xuân (khoảng ngày 4/2), vạn vật bắt đầu sinh sôi, thay cũ đổi mới, sinh khí ngất trời. Con người sống hòa nhập với vũ trụ cần nhớ:
– Hạn chế sát sinh, chiếm hữu, đánh đập hay chung quy là khống chế sự sinh sôi nảy nở của bất kỳ sự việc, sự vật nào.
– Nên dậy sớm tản bộ hoặc vận động thể thao.
– Sau tiết Xuân Phân ( khoảng ngày 21/03) nên đi ngủ sau giờ Hợi (sau 11h), trước tiết này trời vẫn còn lạnh, vẫn nên đi ngủ sớm trước khi kết thúc giờ Hợi.
Mùa Hạ: tính từ tiết Lập Hạ (khoảng 6/5), đây là giai đoạn vạn vật trưởng thành, phồn vinh tươi tốt, khí đất bốc lên giao hợp với khí trời giáng xuống. Con người sống hòa nhập với vũ trụ cần nhớ:
– Cần giữ tâm mình bình an hưởng lạc, mùa này Hỏa và Thổ mạnh, tâm trí dễ bốc đồng nổi nóng, cần chú trọng kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn cứ nên vui cười ra mặt, sống hồn nhiên như một đứa trẻ.
– Chăm chỉ vận động càng nhiều càng tốt, tranh thủ tích khí phát khí, nạp xả vượt giới hạn để gia tăng nội lực, giới hạn của bản thân.
– Nên ngủ ít, hạn chế ngủ trưa quá lâu.
Mùa Thu: tính từ ngày 7/8, giai đoạn vạn vật chín rụng, sau sự giao hợp của đất trời là lúc gặt hái. Khí đất trời lúc này trong trẻo và mát mẻ, vạn vật bắt đầu biến sắc, con người cần chú ý:
– Thu liễn thần khí, giữ gìn yên tĩnh cho phế khí, tránh làm tâm trạng căng thẳng vì mùa này ý chí con người dễ bị tổn hại.
– Hãy ngủ sớm, càng sớm càng tốt. Khi ngủ tuyệt đối đừng mang theo suy nghĩ về công việc.
– Cố gắng dậy sớm, vận động vừa phải, khuyến khích hít thở và tìm lấy sự bình yên thanh thản trong tiết khí mùa này.
Mùa Đông: tính từ ngày 7/11, giai đoạn vạn vật bế tàng, ở miền xa xích đạo thậm chí là băng tuyết bao phủ, vạn vật có khi bị tất công đến khô héo và nứt nẻ. Con người hòa nhập vũ trụ cần phải:
– Mọi bề suy nghĩ, cảm xúc, ý chí đều cố gắng trầm lặng, không biểu lộ ra ngoài. Tạo cho mình thần thái ẩn sau khuôn mặt lạnh, như mai phục bế tàng. Đây là 1 điều rất khó nhưng nếu có điều kiện hãy cố gắng tập. 🙂
– Hoạt động chậm rãi, từ tốn. Vận động đủ ấm. Nếu biết bế tàng dương khí thì có thể vận động thoải mái, còn ngược lại, hạn chế vận động.
– Hãy ngủ nướng 🙂 Và nếu vì công việc không thể ngủ nướng, hãy đi ngủ thật sớm.
Bên trên là những phân tích nho nhỏ nhằm giúp cho những bạn nào xưa nay chưa chú ý đến sự sinh hoạt điều độ để có sức khỏe tốt theo nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành của Phong thủy.
Để được hỗ trợ chi tiết anh chị vui lòng liên hệ đến:Văn Phòng Góc Phong Thủy P501 – Tòa 34T Hoàng Đạo Thúy – Cầu Giấy – Hà Nội
Gọi NGAY đến số Hotline: 0975.635.101 để được tư vấn hỗ trợ.
Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 1900.2292
Email: [email protected]
Đăng bởi: Diễn Hồng
Từ khoá: [Tư Vấn] CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO PHONG THỦY
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Mẹ Chăm Sóc Trẻ Bị Nẻ Má trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!