Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Đồ Sơn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đi Đồ Sơn như thế nào
Từ Hà Nội bạn có thể dễ dàng đi Hải Phòng bằng xe lửa hoặc xe khách chất lượng cao.
Tàu hỏa đi Hải Phòng
Từ Hải Phòng bạn có thể đi taxi hoặc xe Bus tới Đ.Sơn (tuyến xe số 3, xuất phát tại bưu điện thành phố). Cứ 20 phút có 1 chuyến, giá vé từ 7000-10.000. Liên hệ công ty vận tải Thịnh Hưng ĐT: 031.3778923 DĐ: 0913.310976 0903.216069.
Xe khách đi Hải Phòng
Chơi gì ở Đồ Sơn
Dân Hải Phòng cuối tuần hay đi tắm biển Đồ Sơn trong ngày. Một số điểm vui chơi ở Đ.Sơn bạn nên đi đó là: Biệt thự Bảo Đại, thung lũng tình yêu, khu du lịch Hòn Dáu. Buổi chiều thì đi tắm biển, tối đi dạo vòng vòng. Nếu đi 2 ngày thì, sáng hôm sau đi tàu sang đảo Hòn Dáu, thăm đảo đèn, vườn sinh thái, chiều về lại Hà Nội.
Trọi Trâu Đồ Sơn
Khách sạn ở Đồ Sơn
Có nhiều khách sạn và nhà nghỉ, tuy nhiên theo mình các bạn nên ở khu 295. Từ đường cái chính khi đi đến gặp tượng con trâu ở khu 1 thì bạn rẽ trái. Khu này trước đây do quân đội quản lý, nên an toàn và vắng vẻ. Giá cả cũng hợp lý. Liên hệ 295 anh Quân : 0168583659.
Nếu đi trong ngày cần chỗ nghỉ ngơi, các bạn có thể thuê nhà nghỉ theo giờ. Ngoài ra còn nhiều nhà nghỉ và khách sạn ven biển ở các bãi II, III. Giá cả thì không biết đâu mà lần, ra cứ mặc cả và đi chọn nhà nghỉ khách sạn nào ưng ý là được. Nếu bí quá thì lại về Hải Phòng mà nghỉ đêm.
Về thuê xe máy ở Đồ Sơn hay Hải Phòng là khó, hiếm thấy có dịch vụ này. Các bạn có xe máy có thể mang xe lên tầu hỏa, xuống đó đi lượn lờ.
Nhà hàng ở Đồ Sơn
Cái này mình copy lại của một bạn đã tư vấn trên webtretho, đã tư vấn từ lâu, hy vọng thông tin vẫn còn hữu ích.
– Nhà hàng Casino: Nằm trong Casino Resort: Đồ ăn được, chế biến theo kiểu Tàu, ngon, sang trọng nhưng đắt (mất 1/2 cho thương hiệu).
– Nhà hàng Vạn Vân: Nằm cuối khu 2, đầu khu 3 (bên tay phải đường vào), đồ ăn ngon, phục vụ chuyên nghiệp, sang trọng lịch sự (mình thích nhất cái này ở ĐS) giá hơi đắt hơn các nơi khác chút.
Nhà hàng Vạn Vân 2
– Nhà hàng Biển Đông (ngay trung tâm khu 2): Cái này chỉ đc cái rộng, có sân khấu chứ ăn dở lắm, lại đắt nữa.
Hải sản tươi ngon
– Nhà hàng Tam Dương: Nằm trung tâm khu 2, cạnh Khách Sạn Hải Âu (có 2 cơ sở, cơ sở 1 sát mép biển, cơ sở 2 nó thuê 1 cái biệt thự và 1 khuôn viên của Hải Âu), ở đây đồ ăn tươi, giá đắt hơn Gió Biển 1 chút nhưng chấp nhận đc, đầu bếp nấu ngon nhưng hơi đông, phải đặt trước nếu đi đoàn.
– Nhà hàng Tằng Hậu: Nằm ngay Bến Thốc (khu 1), đồ ăn tươi, giá rẻ, chế biến không cầu kỳ (đồ biển thì tươi là ok rồi, có phòng cho thuê như mình nói ở trên cho ai đi 1 ngày) nhưng đi ăn hơi xa, cũng là 1 nơi nên thử.
Đăng bởi: Trần Lê Quốc Hùng
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Đồ Sơn
Kinh Nghiệm Du Lịch Phượt Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn
Trong những năm gần đây, phượt đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ thu hút các bạn trẻ đam mê xê dịch tham gia. Đây là hình thức du lịch trải nghiệm những cung đường tuyệt đẹp theo một hành trình do mình tự nghiên cứu và sắp xếp hơn là những tour du lịch trọn gói mang tính sắp đặt. Trong các chuyến đi ấy, mỗi người lại có những mục đích khác nhau, có người đi để tự hào kể về những thành tích và chặng đường mình đã đi qua, có người miệt mài chinh phục những cột mốc mới. Còn với tôi, nhấc ba lô lên và đi chỉ vì đam mê xê dịch đã ăn vào máu, là khát khao được đặt chân và khám phá các cung đường tuyệt đẹp trên mọi miền tổ quốc.
Chính vì vậy, khi tham gia du lịch phượt Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn, tôi cũng chỉ cố gắng để có thể trải nghiệm và khám phá được những nét độc đáo riêng của từng điểm đến một cách trọn vẹn nhất. Tôi lên cung đường khá căng vì phải rong ruổi một quãng đường rất dài (khoảng 850km) chỉ trong vòng hơn 4 ngày.
Phượt Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn
Kinh nghiệm đi phượt Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn Ngày 1: Hà Nội – Hà GiangĐi Hà Giang bằng phương tiện gì, đi như thế nào? Chúng tôi đi xe máy nên đã chọn tuyến đường qua QL32, tổng quãng đường từ Hà Nội lên Hà Giang dài 311km và đi mất 7 giờ 20 phút. Chúng tôi xuất phát lúc 13h đi theo hướng Đại lộ Thăng Long, sau đó đi theo hướng QL21 lên Sơn Tây.
Từ đây, chúng tôi đi qua cầu Trung Hà đến Cổ Tiết, sau đó qua cầu Phong Châu đi QL32, đến địa phận tỉnh Phú Thọ thì rẽ trái vào QL2. Từ đây, chúng tôi tiếp tục chạy thẳng đến vòng xuyến tại quốc lộ 2C đến địa phận thành phố Tuyên Quang. Đến đây, chúng tôi đi theo QL2 đến Hàm Yên, Bắc Quang, Vị Xuyên là đến thành phố Hà Giang.
Phượt Hà Giang bằng xe máy
Ngày đầu tiên là ngày phải di chuyển nhiều nhất và khá mệt mỏi, chúng tôi phải chạy men dọc khu vực biên giới phía Đông Bắc của đất nước mà không có thời gian dừng chân để ngắm bất kỳ cảnh đẹp nào. Đường khá khó đi lại nhiều đá dăm nên có đến 3 xe trong đoàn bị thủng lốp, đến tối mịt chúng tôi mới tới được thành phố Hà Giang.
Đi Hà Giang nên ở đâu, khách sạn nào? Chúng tôi đặt trước nhà nghỉ Lan Hương nên khi đến nơi chỉ việc nhận phòng. Phòng hơi nhỏ và các trang thiết bị chưa đầy đủ lắm nhưng với giá 120.000đ/đêm thì khá hợp lý và không có gì để phàn nàn. Nếu chỉ để có chỗ tắm rửa và nghỉ ngơi thì đây là một lựa chọn phù hợp. Buổi tối hôm đó chúng tôi dành cho ăn uống, nghỉ ngơi và chụp ảnh ở mốc lộ giới.
Ngày 2: Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Đồng Văn
Quản Bạ
Men theo sông Miện, chúng tôi rời thành phố để đến Quản Bạ. Dọc đường đi có một đoạn đường đèo rất đẹp, hai bên đường là những ruộng ngô xanh mơn mởn, phía xa xa là dãy núi đá nhấp nhô được mây trắng bao phủ. Từ trên đèo nhìn xuống, con đường chúng tôi vừa đi qua như con rắn uốn lượn quanh ngọn đồi.
Từ Hà Giang đi đến Quản Bạ khoảng gần 50km, nơi đây nổi tiếng với Núi Đôi nằm ngay trên đường qua thị trấn Quản Bạ. Có hai cách để ngắm Núi Đôi, một là đi xuống phía dưới đèo một đoạn, hai là trèo lên đỉnh đèo ngay bên dưới chân cổng trời Quản Bạ. Riêng tôi thì thấy đường bên dưới khá thoáng, góc chụp ảnh đẹp hơn mà lại không phải leo trèo.
Núi đôi Quản Bạ
Yên Minh
Đi qua Quản Bạ, vượt hơn 60km nữa chúng tôi đến Yên Minh. Đoạn này gần cao nguyên đá Đồng Văn nên những dãy núi đá xuất hiện nhiều hơn. Chúng tôi hăng say và miệt mài với những dốc quanh, những con đèo. Đoạn đường gần tới Yên Minh rất đẹp, nhất là một đoạn hai bên đường trồng toàn thông vô cùng lãng mạn tựa con đường ở Đà Lạt, những ngọn núi phía xa được mây trắng lượn lờ bao quanh giống đường đèo ở Sapa. Nơi đây chính là sự giao hòa giữa núi non hùng vĩ và cảnh đẹp nên thơ.
Cao nguyên đá Đồng Văn
Rời thị trấn Yên Minh cũng là lúc giữa trưa trời dần nắng gắt, chúng tôi đổ xăng rồi tiếp tục di chuyển tới cao nguyên đá Đồng Văn, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Giang. Khi đặt chân đến đây, tôi hoàn toàn choáng ngợp và sững sờ với khung cảnh trước mắt. Đúng như tên gọi, khắp nơi toàn là đá và chẳng có gì khác ngoài đá. Đá dọc ven đường, những quả đồi toàn đá, nước chảy qua đá, ngô mọc trên núi đá, nhà dân nằm trên đá. Những con đèo ở Đồng Văn vòng vèo quanh co như con rắn khổng lồ bò bên dãy núi đá.
Đến với cao nguyên đá Đồng Văn, tôi mới thực sự cảm nhận được sức sống của con người và thiên nhiên nơi đây mãnh liệt đến nhường nào. Những rễ cây quấn quanh đá, hiên ngang đâm chồi nảy lộc và ra hoa kết trái. Những ngôi nhà cheo leo nằm trên vách đá. Người dân Đồng Văn nằm trên núi đá và sống cùng đá.
Cao nguyên đá Đồng Văn
Dinh Vua Mèo
Cột cờ Lũng Cú
Từ dinh họ Vương, chúng tôi phải đi hơn 26km để tới cột cờ Lũng Cú. Đoạn đường đá khá khó đi với toàn đá là đá, nhưng bù lại màu xanh mơn mởn tràn đầy sức sống của những cánh đồng ngô dọc bên đường như khiến quãng đường bớt nhọc nhằn hơn. Những dãy núi đá nhấp nhô dần xuất hiện trên đường đến Lũng Cú, có dãy như những đọt măng rừng nhọn hoắt đâm toạc bầu trời, khi lại giống những con sóng nối nhau dập dềnh ngoài biển.
Khi đặt chân đến mảnh đất địa đầu tổ quốc, niềm hạnh phúc và tự hào dân tộc ngập tràn trong tôi ngay khoảnh khắc nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên ngọn tháp, thấy ngọn núi hùng vĩ đứng hiên ngang đặt dấu mốc bắt đầu trên tấm bản đồ hình chữ S.
Thị trấn Đồng Văn
Rời Lũng Cú, chúng tôi rẽ về thị trấn Đồng Văn qua Ma Lé. Sau hơn 20km đường đèo, đoàn về tới quán café Phố Cổ và nghỉ lại đây. Quán là một homestay với giá tốt chỉ 50.000đ/người, tuy hơi nhiều muỗi nhưng phòng sạch sẽ và có đệm êm nên chúng tôi khá hài lòng.
Đây là một trong những ngôi nhà đẹp nhất nhì phố cổ Đồng Văn với kiến trúc rất độc đáo. Nhà được thiết kế hình vuông, từ trên cao nhìn xuống là một khoảng trống hình ô vuông, đây chính là sân chơi, uống trà và là nơi đón ánh sáng cho ngôi nhà. Buổi tối, cả đoàn ăn uống, thử rượu ngô, dạo quanh phố cổ rồi quay về homestay nghỉ ngơi. Vậy là kết thúc ngày thứ hai vô cùng tuyệt vời.
Ngày 3: Đồng Văn – Lũng Cú – Mèo Vạc – Bảo LạcTiếp tục lịch trình du lịch phượt Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn, ngày thứ 3 này chúng tôi thức dậy khá muộn. Ngay đối diện homestay là khu chợ sầm uất với những gian hàng và quán café được dựng bằng đá. Bên đường có rất nhiều hàng ăn hấp dẫn, chúng tôi chọn một gian hàng nhỏ bán bánh cuốn nóng rất thơm ngon. Sau khi ăn sáng, chúng tôi lên đường đến với Mã Pí Lèng và Mèo Vạc.
Mã Pí Lèng
Vẫn là những núi đá hùng vĩ nhấp nhô, Mã Pí Lèng mờ ảo trong sương sớm biến chúng tôi thật nhỏ bé giữa đất trời. Nắng đẹp trên Mã Pí Lèng khiến lòng tôi lâng lâng, cả thế giới như nhỏ lại phía sau lưng. Tôi không thể diễn tả cảm xúc bằng lời khi đứng bên đèo ngắm dòng Nho Quế ôm trọn núi đồi quanh co. Tôi như lặng đi trước vẻ đẹp hùng vỹ và hoang sơ của thiên nhiên nơi đây và chẳng muốn cất bước rời xa.
Mã Pí Lèng
Mèo Vạc
Tạm biệt Mã Pí Lèng trong nắng vàng rực rỡ, chúng tôi đi tiếp đến Mèo Vạc. Ấn tượng của tôi khi đến Mèo Vạc là khung cảnh bình yên của các bản làng nơi đây. Những người phụ nữ Mông đưa thoi lách cách dệt vải lanh trước hiên nhà, tiếng khèn của người đàn ông với những làn điệu dân ca da diết, những đứa trẻ ngây thơ nô đùa trên đường, xa xa làn khói tỏa trên mái ngói chiều hôm… Đó chính là hạnh phúc bình dị và giản đơn khiến những khách phương xa như chúng tôi nao lòng.
Chúng tôi tiếp tục đi theo QL4B, sau đó qua cầu Lý Bôn, rẽ trái vào QL34 rồi đi thẳng, đến 18h là đến thị trấn Bảo Lạc. Tôi đã đặt phòng trước ở khách sạn Sông Gâm nên chỉ việc nhận phòng. Phòng ốc ở đây khá rộng rãi và sạch sẽ, chị chủ cũng nhiệt tình mà phòng chỉ có 180.000đ/đêm. Đặc biệt, khách sạn có view nhìn ra sông Gâm rất đẹp. Nhận phòng và tắm rửa sạch sẽ xong, chúng tôi chạy khoảng 1,2 km là vào trung tâm thị trấn để ăn uống. Đồ ăn ở đây khá đa dạng và ngon. Cuối cùng, chúng tôi quay về khách sạn để ngủ sớm và chuẩn bị sức cho hành trình ngày hôm sau lên Thác Bản Giốc.
Ngày 4: Bảo Lạc – Cao Bằng – Trùng KhánhĐến Cao Bằng nên đi đâu chơi? Sau khi ăn sáng, khoảng 8h30 chúng tôi rời thị trấn Bảo Lạc đi Trùng Khánh. Hai bên đường đi là những ruộng ngô xanh bát ngát, phía xa xa đồi núi trập trùng, đường đẹp và thời tiết cũng đẹp nên chúng tôi di chuyển khá thuận lợi. Từ Bảo Lạc đến Cao Bằng khoảng 130km, trong đó 30km đầu và khoảng 40km cuối gần tới Cao Bằng thì đường khá rộng đẹp, còn lại 60km khúc giữa thì đường khá nhiều ổ gà.
Khi còn cách thị xã Trùng Khánh hơn 20km chúng tôi đến động Ngườm Ngao và quyết định leo lên khám phá động. Sau khi gửi xe, chúng tôi đi bộ khoảng 1km là đến động. Bên trong động rất đẹp, có nhiều khối đá nhũ muôn hình vạn trạng như hoa sen, cột trụ trời, ông địa, đá vàng, đá bạc lấp lánh. Ra khỏi động, cả đoàn ai nấy đều đói run chân tay nên quãng đường đi bộ ra bãi đỗ xe như dài đến 10km.
Thác Bản Giốc
Rời động, chúng tôi đi tiếp khoảng 5km nữa là đến thác Bản Giốc. Điều đặc biệt là thác này thuộc chủ quyền của cả Việt Nam và Trung Quốc. Thác Bản Giốc có nhiều tầng. Chúng tôi leo theo đường mòn lên trên tầng cao nhất của thác, trời vừa mưa nên khá trơn và nguy hiểm.
Tầng 3 của thác là một lòng chảo, tầng 2 như một hồ chứa đổ nước xuống hồ và chảy tiếp xuống tầng 1. Chúng tôi xuống phía dưới rồi đi thuyền tre ngắm cảnh xung quanh, có nhiều nhà chòi khá lạ mắt được dựng giữa núi rừng. Cảnh tượng nơi đây như một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp và tôi đã lưu lại được khá nhiều hình ảnh.
Thác Bản Giốc
Trùng Khánh
Chơi ở thác đến khoảng hơn 17h, chúng tôi trở về thị trấn Trùng Khánh để nghỉ ngơi. Trên đường đi gặp cơn mưa khá to, nhưng cũng nhờ vậy mà chúng tôi được chiêm ngưỡng cung đường tuyệt đẹp và vạn vật như được gột rửa tinh khôi sau cơn mưa.
Khu vực trung tâm thị trấn Trùng Khánh khá sầm uất và có nhiều công trình đang được xây dựng nhằm phát triển du lịch, nhất là đoạn đường đi thác Bản Giốc. Chúng tôi đi vào khu thị trấn cũ để nhận phòng ở nhà nghỉ Minh Đức. Phòng ở đây rộng rãi và khá mới, giá lại khá mềm với chỉ 250.000đ/đêm. Đồ ăn ở thị trấn khá rẻ và ngon, chi phí khoảng 50.000đ/người. Vậy là chúng tôi đã trải qua ngày thứ tư với tổng hành trình hơn 250km.
Ngày 5: Trùng Khánh – Lạng SơnĐường từ Lạng Sơn đi Hà Nội bao nhiêu km? 7h sáng ngủ dậy, cả đoàn dọn dẹp đồ đạc rồi lên xe chạy từ Trùng Khánh về lại thị trấn Quảng Uyên cách đó khoảng 25km. Rẽ vào chợ Quảng Uyên, chúng tôi ăn món bún thập cẩm nổi tiếng ở đây. Món này ngon, khá dễ ăn và theo tôi thấy thì người dân ở thị trấn cũng tới đây ăn rất đông.
Từ Quảng Uyên, chúng tôi đi QL3 qua Phúc Hòa rồi theo TL208 tới thị trấn Đông Khê. Từ đây, chúng tôi đi một mạch đến QL4A rồi tới Thất Khê, Na Sầm, thị trấn Đồng Đăng. Còn cách thị trấn khoảng 10km thì có một lối rẽ trái vào cửa khẩu Tân Thanh, đây là nơi buôn bán giao thương với Trung Quốc vô cùng sầm uất. Các bạn nữ trong đoàn rất háo hức và mua sắm được nhiều đồ rẻ đẹp.
Chợ cửa khẩu Tân Thanh
Sau khi chụp vài tấm ảnh kỷ niệm ở cửa khẩu, cả đoàn chạy về thị trấn Đồng Đăng và dừng lại ăn trưa vào lúc 13h. Từ đây, chúng tôi chạy dọc theo QL1A về tới TP Lạng Sơn, tiếp tục chạy qua Bắc Giang, Bắc Ninh là về đến Hà Nội. Vậy là kết thúc hành trình du lịch phượt Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn hơn 4 ngày với cung đường Đông Bắc tuyệt đẹp.
Những lưu ý trong lịch trình phượt Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn 5 ngày 4 đêm
Nên đi Hà Giang vào thời điểm nào? Dù đi vào tháng nào thì bạn cũng có thể cảm nhận được hương vị rất riêng của núi rừng nơi địa đầu Tổ quốc mà không nơi đâu có được. Nếu muốn ngắm hoa mận, hoa đào, hoa cải vàng khoe sắc rực rỡ trên khắp sườn đồi thì bạn nên đến Hà Giang vào tháng 1. Muốn đi chợ tình Khâu Vai thì đi tháng 4 và tháng 5 là mùa nước đổ. Vào tháng 9, tháng 10 là mùa lúa chín vàng và tháng 11 là lúc hoa tam giác mạch nhuộm tím trời.
Đây là cung đường dài và địa hình tương đối phức tạp nên bạn cần bảo dưỡng xe kỹ càng và đừng quên mang theo săm lốp dự phòng.
Vùng núi phía Bắc thường hạ nhiệt vào ban đêm nên bạn cần mang theo quần áo giữ ấm ngay cả khi đi vào mùa hè. Bạn cũng nhớ mang theo đồ đi mưa vì rất dễ gặp những cơn mưa bất chợt.
Nên đặt trước phòng khách sạn để tránh trường hợp đến nơi không tìm được phòng hoặc phòng không ưng ý.
Cuối cùng, cung đường khá căng, phải di chuyển liên tục quãng đường dài nên bạn cần luyện tập và đảm bảo sức khỏe tốt trước khi đi.
Đăng bởi: Thành Vọng
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch phượt Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn
Kinh Nghiệm Và Lịch Trình Du Lịch Lý Sơn 3 Ngày 2 Đêm
Lịch sử hình thành của Lý Sơn
Trước đây, Lý Sơn được gọi là Cù Lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “Cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý, dân số gần 22.000 người, với diện tích 9,97 km². Với vị thế này, Lý Sơn là đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Ngãi, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, huyện có nhiều lợi thế và tiềm năng. Ít nơi nào có được nó ở nhiều cấp độ, bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên lịch sử văn hóa.
Đi du lịch Lý Sơn 3 ngày 2 đêm vào thời điểm đẹp và lý tưởngĐảo Lý Sơn – Sưu tầmVào khoảng thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, người dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, gồm 15 vị tiền hiền của 15 dòng họ lớn di cư ra đảo, để lại nhiều kiến trúc đình làng, nhà thờ, chùa, lăng, miếu, nhà cổ,…mang đậm truyền thống văn hóa của người Việt vùng duyên hải. Trong buổi đầu ấy, người dân Việt Nam đã phải đối mặt với một số vấn đề trong công cuộc khai phá lập làng, bao gồm thời tiết, khí hậu và nạn giặc Tàu Ô. Cho đến bây giờ, cuộc chiến đấu ngoan cường chống giặc Tàu Ô để bảo vệ an toàn biển đảo của người dân Lý Sơn đã để lại một số di tích như: miếu Nàng Roi, chùa Hang, sự tích đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất,…Các khối cộng đồng cư dân khác sinh sống trên đảo cách đây hàng nghìn năm cũng được nhắc đến trong lịch sử Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn gắn bó chặt chẽ với ba lớp cư dân: Sa Huỳnh – Chămpa – Việt. Họ đã bảo vệ an toàn chủ quyền hòn đảo và để để lại nhiều di sản văn hóa phong phú cho đến ngày nay vẫn được lưu giữ và phát huy. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, huyện đảo Lý Sơn chính thức được thành lập theo Quyết định số 337-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, khi tách ra từ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Vì là đảo nên thời tiết ở Lý Sơn có những đặc điểm riêng khác với đất liền nên bạn phải cân nhắc thật kỹ để kỳ nghỉ của mình không bị gián đoạn và có thể khám phá hết những nổi bật của đảo. Hải Đăng Travel sẽ điểm qua những nét đặc trưng của từng thời kỳ trên Lý Sơn để du khách có thể lựa chọn thời điểm tham quan đảo cho hợp lý nhất. Tương tự như du lịch Cù Lao Chàm, du lịch Lý Sơn được tách ra thành hai mùa khác nhau là mùa mưa và mùa khô.
Từ tháng 3 cho đến tháng 8: Mùa khôĐây là mùa khô trên đảo Lý Sơn, thời tiết ôn hòa, bầu trời trong xanh và ít mưa. Thời điểm lý tưởng nhất để đến thăm quan Lý Sơn nói riêng cũng như miền Trung Việt Nam nói chung là từ tháng 5 đến tháng 7, khi thời tiết nắng đẹp và dễ chịu nhất. Lượng người ra đảo để vui chơi và xem những gì nó mang lại đã tăng lên, khiến cho hành trình trở nên nhộn nhịp và đông đúc hơn. Ngoài ra, nếu đến Lý Sơn vào thời điểm này, bạn có thể tham gia nhiều lễ hội, đặc biệt là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là sự kiện tưởng nhớ những người lính đảo Hoàng Sa đã hy sinh vì Tổ quốc và được tổ chức vào khoảng ngày 18 đến 20 tháng 3 âm lịch.
Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau: Mùa mưaThời tiết tuyệt đẹp vào mùa khô trên đảo Lý Sơn – Sưu tầm
Đây cũng là mùa mưa ở các tỉnh miền Trung, mưa nhiều, có khả năng xảy ra bão, lũ, nhất là từ tháng 10-11. Hầu hết thời tiết đều u ám, hơi se lạnh và mưa không ngớt. Từ tháng 12 đến tháng 2, ít mưa hơn, nhưng trời vẫn rét, nếu đến Lý Sơn vào mùa này thì có thể tham quan, vui chơi bình thường, nhưng hải sản hạn chế, tour lặn ngắm san hô rất dễ bị hủy bỏ. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà quyết định đến hoạt động của tàu thuyền, nếu có mưa, gió, sóng lớn, tàu thuyền rất dễ bị cấm ra đảo. Vì vậy, giá cả dịch vụ cũng thấp hơn và ưu đãi hơn trong mùa này. Qua đó, chuyến đi cũng sẽ khá thú vị nếu bạn biết cách tính toán và sắp xếp lịch trình tránh được những cơn bão biển.
Chuẩn bị vật dụng cần thiết khi đi du lịch Lý Sơn Giấy tờ tùy thânCmnd/cccd, hộ chiếu, bằng lái xe để thuê khách sạn, thuê xe máy, lấy vé tàu cao tốc hoặc máy bay. Đó là những thứ rất hữu ích và quan trọng đối với bạn trong chuyến đi.
Hành lýMang theo hành lý gọn nhẹ, những loại ba lô du lịch cỡ lớn với chất liệu nhẹ và bền, thuận tiện di chuyển dễ dàng hơn.
Tiền mặt để chi tiêuMang theo đủ tiền để chi trả chi phí cho chuyến đi. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn thẻ ATM phòng trường hợp khẩn cấp để có thể rút tiền hoặc thanh toán dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí tại Quảng Ngãi. Các ngân hàng ở Quảng Ngãi chỉ mở cửa vào các ngày trong tuần nên không rút được tiền vào cuối tuần.
Kính râm, mũ, áo khoác và kem chống nắngĐây là những vật dụng thiết yếu để các cô gái, phái nữ trên đảo Lý Sơn để tránh ánh nắng gay gắt.
Thiết bị chụp ảnh và quay phimĐể ghi lại những kỷ niệm tuyệt vời trên đảo Lý Sơn, bạn sẽ cần chuẩn bị một chiếc máy ảnh, và một chiếc điện thoại thông minh cũng là một điều hữu ích.
Đồ dùng cá nhânKhăn tắm, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm là những đồ dùng vệ sinh thiết yếu bạn cần mang theo nếu không muốn sử dụng đồ vệ sinh cá nhân của khách sạn khi đến với đảo Lý Sơn.
Thuốc và vật dụng y tếThuốc và vật dụng y tế là những vật dụng cần thiết nên có trong hành lý du lịch của bạn. Do đó, bạn hãy mang theo một số loại thuốc thông thường, chẳng hạn như cảm cúm, đau bụng, dị ứng, v.v. Đừng quên những đồ dùng y tế cần thiết như kéo, băng và ugo. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị thuốc chống muỗi và côn trùng,…giúp xua đuổi muỗi hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho bạn. Để tiết kiệm diện tích vali đựng đồ bạn nên để chúng vào trong một chiếc túi nhỏ.
Đồ bơiThật tiếc khi bạn không thể bơi ở bãi biển. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị một số đồ bơi thật ấn tượng cho chuyến đi đến Đảo Lý Sơn.
Phương tiện di chuyển đến Lý Sơn Quảng Ngãi Phương tiện cá nhânQuảng Ngãi gần như nằm giữa hai địa danh Hà Nội và Sài Gòn với khoảng cách lần lượt là 884km và 836 km. Với khoảng cách này, phương tiện cá nhân liên tục di chuyển dọc theo tuyến QL1A (thường là hành trình xuyên Việt) sẽ mất khoảng 2 ngày.
Phương tiện công cộngCách thuận tiện nhất để di chuyển đến Quảng Ngãi đó là đi các phương tiện công cộng. Do nằm trên trục chính Quốc lộ 1A nên Quảng Ngãi có cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh để phục vụ du khách tham quan du lịch trong vùng.
Tàu hỏaGa Quảng Ngãi nằm ở trung tâm thành phố, giúp du khách dễ dàng di chuyển về khách sạn sau khi tham quan. Mỗi ngày có 5 chuyến tàu số chẵn Thống Nhất từ Hà Nội đi qua và dừng tại Quảng Ngãi, đó là: tàu SE1, SE3, SE5, SE7 và SE9. SE1 (khởi hành tại Hà Nội lúc 22:20 và đến Quảng Ngãi lúc 15:56), SE3 (khởi hành Hà Nội lúc 19:30 và đến Quảng Ngãi lúc 14:22) và SE9 (khởi hành Hà Nội lúc 14:30 và đến Quảng Ngãi lúc 10:30) là những chuyến tàu tốt nhất đến Quảng Ngãi (khởi hành từ Hà Nội). Vì những chuyến tàu này đến Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ trưa đến chiều nên rất lý tưởng để đi chơi và nhận phòng khách sạn.Tương tự, có 6 chuyến tàu số lẻ đi từ Sài Gòn đến Quảng Ngãi, đó là: SE2, SE4, SE6, SE8, SE10 và SE22. Tuy nhiên, chỉ có tàu chỉ có tàu SE2 (xuất phát lúc 21:55 và đến Quảng Ngãi lúc 11:17), SE4 (khởi hành từ Sài Gòn lúc 19:45 và đến Quảng Ngãi lúc 9:59) và SE10 (khởi hành từ Sài Gòn lúc 14:40 và đến Quảng ngãi lúc 7:00) là phù hợp. Sau khi tới ga, bạn có thể thuê một chiếc taxi đi từ trung tâm thành phố ra cảng Sa Kỳ, cách khoảng 20km (nếu đông người). Bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng xe buýt số 03 với lịch trình bến xe Quảng Ngãi – Sa Kỳ rồi ra đảo Lý Sơn. Tuy nhiên, bạn phải bắt chuyến xe buýt đầu tiên lúc 5 giờ sáng để tránh bị lỡ chuyến tàu.
Xe giường nằmGa Quảng Ngãi – Sưu tầm
Cũng giống như đi tàu hỏa, bạn có thể đi xe khách giường nằm đến bến xe thành phố Quảng Ngãi, hầu hết các tuyến xe buýt đường dài Bắc Nam sẽ đi qua địa phận này. Từ bến xe có nhiều ô tô và xe trung chuyển hàng giờ đến cảng Sa Kỳ. Nhiều người chọn sự lựa chọn này vì nó ít tốn kém hơn và xe giường nằm cũng khá thoải mái. Tuy nhiên, nếu xa quá thì bạn nên suy nghĩ lại vì mất nhiều thời gian (khoảng 16 tiếng từ Sài Gòn và khoảng 20 tiếng từ Hà Nội). Nhiều công ty xe buýt chất lượng cao hoạt động từ Hà Nội và Sài Gòn đến Quảng Ngãi, bao gồm The Sinh Tourist, Camel, Hoàng Long, và các hãng khác. Nếu các tuyến này không được đăng ký, thông thường họ sẽ chỉ đón trả khách trên các tuyến đường khá xa trung tâm thành phố, vì vậy, nếu muốn về trung tâm thành phố, bạn nên sử dụng các tuyến xe khách giường nằm đi Quảng Ngãi. Ngoài ra, bạn có thể đặt vé trước (từ 2 đến 5 ngày, và từ 2 đến 5 ngày) bằng cách liên hệ với các hãng xe và bạn phải mua sớm trong dịp lễ nếu không sẽ không còn vé.
Máy bayHiện tại, Quảng Ngãi chưa có sân bay nằm trong tỉnh, sân bay gần trung tâm thành phố Quảng Ngãi nhất là sân bay Chu Lai (thuộc tỉnh Quảng Nam). Tuy nhiên, có cả kết nối giao thông miễn phí và trả phí đến trung tâm Thành phố Quảng Ngãi từ sân bay này. Hàng ngày, các chuyến bay đến Chu Lai khởi hành từ Hà Nội và Sài Gòn có tần suất khá liên tục, bạn có thể kiểm tra trên các trang web của các hãng hàng không. Nếu phương tiện di chuyển là máy bay, bạn nên thuê một chuyến xe để đi vì khoảng cách từ sân bay Chu Lai đến cảng Sa Kỳ khoảng 50km. Vì chỉ có một số chuyến cũng như lượng người đi nhiều nên bạn nhớ book vé sớm để chốt chắc cho mình 1 vé đúng ngày giờ đi đấy!
Từ Sa Kỳ đi Lý SơnSân bay Chu Lai – Sưu tầm
Lịch trình tàu hỏa từ Sa Kỳ đến Lý Sơn phụ thuộc nhiều vào phương thức di chuyển của bạn. Du khách hiện có thể đi du lịch đảo Lý Sơn bằng một trong hai phương thức là tàu cao tốc hoặc tàu siêu tốc. Bạn có thể chọn chiếc xe phù hợp cho chuyến đi của mình dựa trên nhu cầu và điều kiện đi lại của bạn.
Tàu cao tốcBảng giờ tàu đi Lý Sơn vào mỗi dịp cuối tuần (Ảnh – cungphuot.info)
Trước đây, mỗi ngày chỉ có 1-2 chuyến tàu cao tốc giữa Sa Kỳ và Lý Sơn nên việc đi lại khó khăn và mất thời gian mua vé. Hiện tại, do Lý Sơn đã được đầu tư và quy hoạch phát triển du lịch nên lượng khách du lịch ra đảo ngày càng đông. Vì vậy, các công ty dịch vụ tư nhân cũng đang đầu tư và đóng thêm tàu để phục vụ du khách. Tàu cao tốc thường là những tàu lớn, vậy nên sức chứa cũng cao, vào khoảng từ 250 – 266 ghế. Vì tàu cao tốc thường là tàu lớn, sức chứa khá lớn, từ 250 đến 266 chỗ. Hơn nữa, con tàu có cả giường nằm, và boong chứa khá rộng. Từ boong tàu, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn bộ khung cảnh của nước và các hòn đảo xung quanh. Ngoài ra, giá thành của tàu cao tốc cũng thấp hơn so với tàu siêu tốc. Tuy nhiên thì thời gian chạy của tàu cao tốc khá lâu, phải mất từ 1h trở lên mới có thể ra đến đảo. Lịch tàu Lý Sơn cũng cố định, cho dù là vào mùa cao điểm du lịch cũng rất ít có các chuyến tăng cường để phục vụ thêm.
Tàu siêu tốcHiện tại, có 7 tàu siêu tốc với tổng sức chở khoảng 800 người / lượt đang phục vụ trên tuyến trung chuyển hành khách Sa Kỳ – Lý Sơn. Trong đó, chiếc lớn nhất chở 168 người/lượt, còn chiếc nhỏ nhất chở 78 người/lượt. Vì là những con tàu được đóng mới và hiện đại, nên chuyến đi đến Đảo Lý Sơn chỉ mất 30-50 phút. Tuy nhiên, do diện tích của tàu có hạn, bạn sẽ không thể gửi xe máy lên đi cùng cũng như phải hạn chế đồ đạc mang theo. Hơn nữa, chi phí sử dụng tàu siêu tốc cao hơn tàu cao tốc, nhưng nó giảm được tình trạng mệt mỏi và say sóng cho mọi người. Bạn có thể đặt trước vé để đi thay vì đến cảng đặt, rất có khả năng hết vé và đợi chờ chuyến sau mệt mỏi. Đây là hình thức di chuyển rất được các tour hay đoàn du lịch lựa chọn.
Các địa điểm du lịch lý tưởng ở Lý Sơn Cổng Tò Vò Hòn Mù CuCổng Tò Vò ở Lý Sơn – Sưu tầmBuổi sáng sớm ở cổng Tò Vò không lung linh vi diệu như khi được tắm nắng nhưng tuyệt nhiên yên bình, mát lạnh và trong veo. Hãy thử lái xe đến đây vào lúc bình minh với tốc độ cao một lần đi, chắc chắn bạn sẽ muốn rời bỏ những con phố nhộn nhịp và xách đồ đạc của mình đến đây để định cư luôn và ngay đấy.Cổng Tò Vò ở Lý Sơn – Sưu tầm
Hòn Mù Cu nằm cách trung tâm huyện 3,2 km, tiếp giáp với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải, nơi đây là địa điểm check in mới được khai quật. Chính những lớp đá đen ven biển có hình thù độc đáo cùng với cảnh đẹp hoang sơ đã thu hút rất nhiều bạn trẻ đến đây tham quan, chụp ảnh. Hòn Mù Cu được mệnh danh là nơi ngắm mặt trời mọc lý tưởng nhất ở đảo Lý Sơn.
Đỉnh Thới LớiHòn Mù Cu – Sưu tầmHòn Mù Cu mang vẻ đẹp độc đáo, yên bình khiến du khách tạm quên đi sự ồn ào, náo nhiệt của đô thị bên ngoài. Du khách đến thăm hòn Mù Cu – địa điểm đẹp ở Lý Sơn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, sống cuộc sống ý nghĩa và cho chính minh. Ở đây rất đặc trưng bởi dải đá đen núi lửa trải dài và ngọn hải đăng đã cũ. Một Mù Cu tuyệt đẹp đã được tạo nên bởi con đường nhỏ, ngọn hải đăng cũ cùng kết hợp với dải đá đen. Vậy thì không có lý do gì để bạn bỏ quên địa điểm đẹp ở Lý Sơn này phải không nào!
Đỉnh Thới Lới là một trong những thắng cảnh đẹp nhất ở Lý Sơn khiến du khách mê mẩn ngay từ lần đầu gặp gỡ. Với độ cao gần 170m so với mực nước biển, Thới Lới là ngọn núi hùng vĩ và cao nhất trên đảo Lý Sơn. Từ đây bạn có thể mở rộng tầm mắt để ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp của hòn đảo. Đỉnh Thới Lới sừng sững giữa đảo Lý Sơn như minh chứng hùng hồn cho quá trình hình thành và phát triển của đảo.
Hang Câu Đảo Bé Lý SơnĐảo Bé níu chân những người yêu thiên nhiên bằng vẻ đẹp thơ mộng của một hòn đảo thiên đường. Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng Đảo Bé lại có bãi biển tuyệt đẹp với nước biển trong xanh như ngọc, sóng vỗ nhẹ, không khí trong lành, cát trắng mịn, tất cả được bao bọc bởi những vách đá dựng đứng. Đảo Bé mang trong mình vẻ cuốn hút riêng biệt với tạo tác từ những tảng đá đủ loại hình dáng, kích thước, đặt xen kẽ nhau một cách ngẫu nhiên, nhìn từ xa chẳng khác nào bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ mà thiên nhiên nơi đây thật khéo sắp đặt.
Cột cờ Tổ quốc Cua huỳnh đếCua huỳnh đế – Sưu tầm
Ốc tượng thuộc loại ốc to nhất trong các loài ốc ở biển. Chúng bám vào các rạn đá ngầm ở tầng sâu nhất ven đảo nên việc đánh bắt rất khó khăn, hơn nữa, mỗi khi thấy động thì chúng càng bám chặt vào đá. Lý Sơn là quê hương của ốc tượng nhưng không đủ phục vụ các nhà hàng, khách sạn với số lượng lớn. Loại ốc tượng to và ngon nhất phải chọn loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Thịt ốc trắng và trong như thịt mực hấp, vừa thơm tho lại giòn giòn như gân sụn.
Cháo nhumỐc tượng – Sưu tầm
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến món nhum nướng mỡ hành khi nhắc đến ẩm thực biển rồi đúng không? Nhưng bạn đã bao giờ nghe nói đến cháo nhum chưa? Đây là một món ăn hấp dẫn khác để cho bạn thử đây. Cháo nhum là một món ăn ngon với cách chế biến có chút cầu kỳ. Nấu cháo nhum cần đảm bảo nấu sao cho nhum vừa chín tới. Chỉ khi đó, cháo mới giữ được độ sánh, tươi và vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. Khác với các loại hải sản khác, cháo nhum có mùi vị vô cùng đặc biệt: thơm, ngọt, hơi béo nhưng không ngấy … tất cả hòa quyện vào nhau khiến người thưởng thức cứ muốn ăn mãi không thôi.
Chả cá Lý SơnCháo nhum – Sưu tầm
Chả cá Lý Sơn là một món ăn ngon được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon nhất và không có chất bảo quản. Để tăng hương vị và mùi thơm của chả cá, người ta cho thêm tỏi hoặc tiêu khô. Sau cùng, thịt cá sẽ được luộc hoặc chiên khi đã trộn đều. Chả cá Lý Sơn có mùi thơm nhẹ, không còn mùi tanh mà có độ dai và vị ngọt thơm tự nhiên. Chả cá được dùng để chế biến thành nhiều món trong bữa ăn, bao gồm bánh mì chả cá, chả cá chiên, bánh canh chả cá, bún chả, ram chả,… Mỗi món ăn được chế biến từ chả cá Lý Sơn đều phảng phất hương vị của biển khơi đậm đà và khó cưỡng. Đến với Lý Sơn bạn có thể mua nó về làm quà cho gia đình hoặc bạn bè.
Gỏi tỏi Lý SơnChả cá Lý Sơn – Sưu tầm
Tỏi được xem là một trong những đặc sản của đảo Lý Sơn và được nhiều du khách biết đến. Đến đây, bạn nhất định phải nếm thử các món ăn từ tỏi, đặc biệt là gỏi tỏi Lý Sơn. Gỏi tỏi có mùi vị thơm nồng vô cùng đặc biệt. Khi nhấm nháp nó có vị cay nồng, nhưng khi nuốt vào bụng, du khách sẽ cảm nhận được sự ấm ấm của hương tỏi. Khi ăn cùng với bánh tráng bạn sẽ cảm nhận được sần sật đầy thú vị. Đây không chỉ là một món ăn đơn thuần mà nó còn có tác dụng chữa bệnh, đối với các du khách bị cảm ăn là bớt ngay. Du khách có thể ăn gỏi tỏi ở nhiều quán khác nhau khi khám phá đảo Lý Sơn.
Gỏi sứaGỏi sứa – Sưu tầm
Nói đến món cá đặc sản Lý Sơn thì không thể không nhắc đến đặc sản cá Tà Ma. Cá Tà Ma là nguyên liệu phổ biến trong các món ăn lẩu và nướng. Cá Tà Ma có vảy màu nâu, thịt chắc và ngọt, loại cá này thường sinh sống tại các gành rạn và khó đánh bắt. Có lẽ bởi chính điều này mà cá được đặt tên là cá Tà Ma. Ngoài các món lẩu hay nướng thì cá Tà Ma còn được dùng để nấu cháo.Thịt cá thơm, ngọt và béo nên các món cháo cá Tà Ma cũng cực kỳ hút người ăn. Du khách có thể thưởng thức những món ăn tuyệt vời được chế biến từ loài cá này ở Lý Sơn dù là mùa đông hay mùa hè. Đây vừa là món ăn chơi cũng là món ăn nhậu mà mỗi khi tụ họp bạn bè không thể bỏ lỡ.
Gợi ý lịch trình du lịch Lý Sơn 3 ngày 2 đêm Ngày 1: Quảng Ngãi – Mỹ Khê – Sơn Mỹ – Quảng NgãiBiển Mỹ Khê xinh đẹp tại Quảng Ngãi – Sưu tầmBuổi chiều tiếp tục đi khoảng 3km theo hướng cảng Sa Kỳ để đến khu di tích chứng tích Sơn Mỹ, nơi xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai chấn động thế giới.Buổi tối trở về thành phố Quảng Ngãi nghỉ ngơi để dưỡng sức cho ngày mai ra đảo.
Để đến đảo Lý Sơn, các bạn phải mua vé đi cano tại cảng Sa Kỳ, nếu bạn đã có vé, chỉ cần đến trước giờ khởi hành 1 giờ. Từ trung tâm Thành phố Quảng Ngãi, ngay chỗ khách sạn các bạn đang ở, ra cảng Sa Kỳ có khoảng cách tầm 23km, mất khoảng 30 phút di chuyển. Vậy nên, để kịp chuyến cano ra đảo phải dậy thật sớm nếu chưa mua được vé.
Ngày 3: Đảo Bé – Đảo Lớn- Sa Kỳ – Quảng NgãiCheck-in tại Đảo Bé – Sưu tầmSau khi vui chơi thỏa thích, các bạn lên cano trở lại Đảo Lớn vào buổi trưa để đón tàu về lại cảng Sa Kỳ, kết thúc chuyến du lịch đảo Lý Sơn 3 ngày 2 đêm. Nghỉ lại một đêm tại bãi biển Mỹ Khê nếu bạn còn thời gian, để sáng hôm sau bạn có thể bắt xe trở về một cách thoải mái. Nếu bạn di chuyển bằng máy bay, bạn có thể không bắt được chuyến ngay trong ngày vì quá muộn, nhưng nếu bạn di chuyển bằng tàu thì sẽ dễ dàng hơn một chút vì có nhiều chuyến hơn.
– Dự án đưa điện lưới Quốc gia ra đảo Lý Sơn bằng hệ thống cáp ngầm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 9 năm 2014, do đó du khách đến đảo không còn phải lo lắng về vấn đề này.- Bạn nên đặt sớm các dịch vụ cần đặt trước như vé máy bay, phòng khách sạn, vé tàu đi Lý Sơn để đảm bảo còn chỗ và giá cả hợp lý, nhất là vào mùa cao điểm.- Bạn nên kiểm tra dự báo thời tiết để sắp xếp hành lý phù hợp cho kỳ nghỉ của mình, ngoài ra, bạn cũng có thể tránh những ngày mưa bão sẽ làm gián đoạn chuyến du lịch của bạn.
Đăng bởi: Nguyễn T. Yến Nhi
Từ khoá: Kinh nghiệm và lịch trình du lịch Lý Sơn 3 ngày 2 đêm
Review Kinh Nghiệm Phượt Du Lịch Thanh Hóa – Sầm Sơn Mới Nhất 2023
Du lịch Thanh Hóa không bao giờ làm bạn thất vọng. Bởi lẽ nơi đây sẽ mang đến cho bạn thoải mái khám phá nhiều khung cảnh đẹp và nhiều di tích văn hóa lịch sử dân tộc.
Thanh Hóa mặc dù không quá nổi tiếng với du lịch, với những địa điểm lãng mạn hoặc hùng vĩ của núi non. Nhưng nơi đây cũng mang trong mình những đặc trưng riêng để mang lại cùng bạn nhiều những trải nghiệm đầy thú vị.
Thanh Hóa nằm ở đâu? Giới thiệu sơ lược về Thanh HóaThông tin bản đồ du lịch Thanh Hóa thì nơi đây thuộc Bắc Trung Bộ và điểm cực Bắc của tình sẽ cách Hà Nội khoảng 150km. Phía Tây của mảnh đất Thanh Hóa tiếp giáp với Lào. Đến với Thanh Hóa bạn sẽ được tìm hiểu về nhiều bãi biển đẹp cùng với nhiều di tích văn hóa được lưu giữ qua bao thế hệ.
Đi du lịch Thanh Hóa mùa nào đẹp?Thanh Hóa được chia thành 2 mùa rõ rệt với mùa nắng được bắt đầu những tháng 5 đến tháng 10. Còn mùa lạnh nơi đây sẽ là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Theo như chia sẻ từ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa tự túc thì khoảng thời gian thích hợp để đi du lịch Thanh Hóa đó là từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.
Di chuyển đến Thanh Hóa bằng phương tiện gì? Nếu như bạn đi từ Hà Nội:– Bạn có thể đi máy bay đến Thanh Hóa từ sân bay Nội Bài đến sân bay Thọ Xuân. Các hãng hàng không đều có đường bay đến Thanh Hóa.
– Bạn cũng có thể đi tàu hỏa để đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa với mức giá khoảng từ 70.000 đồng đến khoảng 120.000 đồng/ ghé tùy loại ghế và thời điểm.
– Xe khách từ Hà Nội đến Thanh Hóa cũng là phương tiện được nhiều bạn chọn lựa. Bạn có thể bắt xe đi từ giáp Bát hoặc là bến xe Mỹ Đình đều có tuyến. Những nhà xe như là Thành Thắng, Sơn Tùng hoặc Hải Hạnh đều đi Thanh Hóa. Mức giá xe cũng sẽ dao động trong khoảng từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Nếu như bạn di chuyển từ TP.HCM:– Bạn đi máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Thọ Xuân của Thanh Hóa. Các hãng như Vietnam airlines, Vietjet air, Jetstar đều có đường bay từ chúng tôi đến Thanh Hóa.
– Bạn đi tàu từ ga chúng tôi đến ga tàu Thanh Hóa với các loại ghế cứng, ghế mềm hoặc giường tùy theo nhu cầu.
– Xe khách từ bến xe miền Đông đi Thanh Hóa cũng rất nhiều để bạn đặt như là Hoàng Long, Long Thu, Thanh Hoa…
– Ngoài ra bạn cũng có thể trải nghiệm một chuyến phượt đến Thanh Hóa bằng ô tô hoặc xe máy. Để đảm bảo được chuyến đi thoải mái vui vẻ bạn nên tìm hiểu kĩ thời gian, điểm dừng chân và mua đầy đủ đồ phượt.
Du lịch Thanh Hóa nên ở đâu? Lưu trú resort, villa, khách sạn, nhà nghỉ hay homestay gần biển?Hiện tại ở Thanh Hóa thì dù bạn đi theo tour du lịch Thanh Hóa hoặc đi theo hình thức tự túc đều có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn để thoải mái chọn lựa như là:
– Muong Thanh Grand Thanh Hoa Hotel nằm ở Ngã Ba Voi là khu độ mới Nam của TP thuộc P. Đông Vệ. Nơi đây được đánh giá là khách sạn 4 sao, vị trí thuận lợi đi lại và tiện nghi đầy đủ. Mức giá phòng dao động khoảng 900.000 đồng/ đêm.
– FLC Luxury Hotel Samson tại Thanh Niên, Quảng Cư, TX.Sầm Sơn nơi đây cũng có vị trí thuận lợi để du khách tham quan. View đẹp cùng với sự tiện nghi, thái độ lịch sự nhã nhặn chính là phản hồi tích cực của du khách khi ở đây. Mức giá phòng sẽ dao động khoảng 117$.
– PuLuong Retreat nằm tại vị trí Thành Lâm, Bá Phước. Đây là homestay đẹp, nổi tiếng ở Thanh Hóa. Mang lại cho du khách nơi nghỉ ngơi thanh bình, tiện nghi và phục vụ tận tình chu đáo vô cùng.
– Hoa Homestay Sầm Sơn ở 33 Đào Duy Từ, Sầm Sơn cũng là homestay được nhiều du khách chọn lựa. Nơi đây đảm bảo vừa đẹp lại vừa đầy đủ tiện nghi cần thiết và mức giá hợp lý, phục vụ tận tình chuyên nghiệp.
Những địa điểm du lịch Thanh Hóa đẹp nên đi nhất 1. Du lịch Sầm Sơn Thanh HóaNếu bạn đã từng xem qua những cẩm nang du lịch Thanh Hóa thì chắc chắn sẽ biết rằng biển Sầm Sơn chính là điểm du lịch đầu tiên chúng ta nên ghé tham quan ở Thanh Hóa.
Nơi đây sở hữu bãi cát vàng dài với nước biển trong xanh và bờ biển bằng phẳng, sóng nhẹ nhàng không quá cao. Vì vậy thích hợp vô cùng để ngắm cũng như tắm biển, vui chơi.
2. Biển Hải Hòa Thanh Hóa 3. Vườn quốc gia Bến En Thanh HóaMột địa điểm du lịch Thanh Hóa được nhiều người muốn đến tham quan khám phá chính là vườn quốc gia Bến En. Đến nơi đây đảm bảo rằng bạn như được lạc vào không gian thần tiên với mây trời sông nước nhìn rất hư hảo và khung cảnh hồ sông Mực cũng thật thơ mộng.
4. Thành nhà Hồ Thanh Hóa 5. Suối cá Thần Cẩm Lương Thanh Hóa 6. Làng Cổ Đông Sơn Thanh Hóa 7. Khu di tích Lam Kinh Thanh HóaĐây là khu di tích với rộng khoảng 30ha và nó bao gồm nhiều đền miếu, lăng phần cũng như hành cung của các nhà vua thời Hậu Lê. Nơi đây sở hữu cảnh quan đẹp độc đáo nên số lượng du khách đến tham quan ngày càng đông hơn.
8. Du lịch Pù Luông Thanh Hóa 9. Thác Voi Thanh HóaNhắc về điểm du lịch Thanh Hóa nên ghé tham quan thì bạn cũng đừng quên đến với Pù Luông. Nơi đây chính là điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn và thực sự lý tưởng cho những ai yêu thích khung cảnh thiên nhiên muốn được trải nghiệm về thiên nhiên yên bình. Nơi đây sở hữu các thuở ruộng bậc thang và không khí mát me trong lành quanh năm.
Nhắc đến các điểm du lịch mới ở Thanh Hóa thì không thể nào bỏ qua Thác Voi ở huyện Thạch Thành xã Thành Vân. Nơi đây sở hữu cả thác nước đẹp cùng với suối và cả rừng tái sinh. Du lịch đến nơi đây bạn sẽ được tha hồ ngắm cảnh và chiêm ngưỡng hình ảnh thác, đá và cả rừng đẹp đến lạ lùng.
10. Thác Cổng Trời Thanh HóaThác Cổng Trời ở Xuân Qùy cũng là một điểm lý tưởng bạn nên đến tham quan. Thác được hình thành bởi các khe suối và cả dòng chảy lớn nhỏ hòa quyện. Đặc biệt nếu bạn đứng trên đỉnh thác thì sẽ được thoải mái chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp hùng vĩ và nhiều thảm thực vật phong phú.
Đi tour du lịch Thanh Hóa ăn gì ngon và ăn ở đâu 1. Chả tômTheo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa tự túc thì chả tôm chính là món ăn đầu tiên mà bạn nên khám phá. Món chả tôm được làm bởi những con tôm non giã nhuyễn ướp với bột gấc tạo màu sau đó ướp cùng với gia vị cộng thịt ba chỉ đã băm nhuyễn ráng vàng.
Sau đó được cho vào bánh phở để nướng ở than hoa. Khi ăn cùng với nước chấm chua ngọt và rau sống rất ngon. Đến với các quán ăn ở phố Nhà thờ hoặc Đào Duy Từ bạn sẽ được thưởng thức ngay.
2. Bánh cuốnCũng là một đặc sản mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch ở Thanh Hóa. Đó là nhờ vào cách cuốn đặc biệt và gia vị cũng được trộn theo công thức riêng. Khi ăn vừa thơm lại vừa ngon. Đến phố Nguyễn Chích hoặc Tống Duy Tân bạn sẽ thấy rất nhiều quán bán món này.
3. Cháo canhCháo canh được nấu từ bột gào với sườn lợn, tôm được bóc vỏ và khi ăn cùng với rau sống rất hấp dẫn. Bạn có thể ăn món cháo canh ở quán hàng rong tại chợ vườn Hoa.
4. Gỏi cá nhệchGỏi cá nhệch cũng là đặc sản hấp dẫn mà bạn nên thưởng thức khi đi du lịch Thanh Hóa. Gỏi được làm từ cá nhệch tươi được lọc thịt riêng và được ăn cùng nhiều loại rau đặc trưng như tía tô, rau húng, bạc hà, lá chanh, lá sung… Các nhà hàng tại Nga Sơn, Thanh Hóa đều có bán món ăn này.
5. Dê ủ trấuĐây là món ăn độc đáo mà bạn nên thưởng thức khi đến với Thanh Hóa. Nó được chế biến theo công thức ủ trấu đặc biệt tạo thành món tái rất hấp dẫn thịt thơm vô cùng. Đến với các quán dê ở Nga Sơn bạn sẽ được thưởng thức.
6. Vịt Cổ LũngĐây cũng là đặc sản bạn nên thưởng thức khi đến Thanh Hóa. Vịt có xương nhỏ nhưng thịt chắc thơm và nạt nhiều bởi nó được nuôi theo hình thức tự nhiên, vịt tự kiếm ăn ở khe suối… Đi du lịch ở Pù Luông bạn sẽ thấy những quán ăn, nhà hàng nơi đây bán.
Các điểm vui chơi giải trí nên thử khi phượt Thanh Hóa– Gattino Cafe ở số 30 Phan Bội Châu. Nơi đây có không gian thoải mái, view đẹp và đặc biệt là nhạc DJ sôi động vô cùng.
– La Loca Pub and Lounge bar nằm ở số 6 Tô Vĩnh Diện là một quán được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi không gian sôi động, nhạc cực chất. Đặc biệt nước uống cũng rất ngon, đa dạng, phục vụ chu đáo chuyên nghiệp.
Đi du lịch Thanh Hóa mua gì làm quà biếu?– Nem chua Thanh Hóa với hương vị đặc trưng khó cưỡng. Để mua bạn có thể đến với chợ Thanh Hóa sẽ có bán.
– Mắm tép cũng là đặc sản ở Thanh Hóa không nên bỏ qua. Nó được chế biến kì công và khi chấm cùng thịt hoặc là hải sản thì không còn gì bằng. Đến làng Đình Trung xã Hà Yên huyện Hà Trung bạn sẽ mua được.
– Nem thính được làm từ thịt lợn trộn thính và cuộn ở lá ổi có thêm gia vị là tiêu, muối ớt… sau đó được nướng lên. Bạn có thể mua món nem này làm quà cho người thân. Địa chỉ mua ở số 62 Tô Vĩnh Diện, TP.Thanh Hóa.
Phạm Thị Trâm
Đăng bởi: Đình Trí Nguyễn
Từ khoá: Review kinh nghiệm phượt du lịch Thanh Hóa – Sầm Sơn mới nhất 2023
Du Lịch Biển Sầm Sơn – Kinh Nghiệm Chi Tiết Cho Kỳ Nghỉ Hè
Du lịch biển Sầm Sơn – Thời điểm nào tốt nhất cho chuyến đi của bạn?
Du lịch biển Sầm Sơn – một trong những điểm đến cực “hot” cho những ngày ngày nắng nóng. Thế nhưng không phải thời điểm nào trong năm cũng thích hợp tận hưởng một chuyến đi trọn vẹn. Vậy nên đến Sầm Sơn vào thời điểm nào?
Du lịch biển Sầm Sơn – Kinh nghiệm cho chuyến du lịch hè 2023
Biển Sầm Sơn hiện nay thuộc thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bờ biển nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 16km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 164km. Là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, Sầm Sơn đón hàng triệu lượt khách mỗi năm.
Đến Sầm Sơn chơi gì? Biển Sầm SơnMang vẻ đẹp quyến rũ, bãi biển Sầm Sơn từ lâu được khai thác khá sớm. Và từ ấy, Sầm Sơn đã trở thành nơi nghỉ mát, nghỉ dưỡng nổi tiếng cho cả Đông Dương. Với chiều dài khoảng 9km, bãi cát rộng, sóng êm, Sầm Sơn chính là điểm hẹn vô cùng lý tưởng.
Biển Sầm Sơn – một trong những bãi biển đẹp nhất ở nước ta.
Biển Vinh SơnVinh Sơn hoàn toàn ngược lại với vẻ nhộn nhịp, đông đúc của biển Sầm Sơn. Biển Vinh Sơn gây ấn tượng với du khách bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, bờ cát dài thoai thoải. Nằm ẩn mình bên những rặng cây xanh ngát, đến Vinh Sơn bạn có thể leo núi, tắm biển. Bên cạnh đó, còn được thưởng thức ngay những món hải sản thơm ngon ngay tại đó.
Biển Vinh Sơn với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị.
Núi Trường LệDu lịch biển Sầm Sơn hẳn du khách sẽ nghe kể về rất nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết. Và núi Trường Lệ là một minh chứng về lòng hiếu thảo, sự dũng cảm của một chàng trai. Người mà sau nay được nhân dân tôn thành thần Độc Cước. Từ núi Trường Lệ, bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh Sầm Sơn xinh đẹp, náo nhiệt.
Hòn Trống Mái Đền Bà TriệuNếu bạn là người thích du lịch tâm linh thì hãy một lần đến thăm đền Bà Triệu. Đây là di tích, thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa được xây dựng trong thời tiền Lý. Mang vẻ đẹp cổ kính, đền Bà Triệu thích hợp cho những ai yêu thích lịch sử. Đặc biệt là muốn hiểu thêm về văn hóa của người xứ Thanh.
Đền Bà Triệu cổ kính dáng dấp kiến trúc truyền thống.
Nếu thời gian cho phép, đi du lịch biển Sầm Sơn bạn có thể tham quan nhiều địa điểm khác. Tiêu biểu như bản Hiêu, suối Hiêu, vườn Quốc gia Bến En, động Bích Đào, thành nhà Hồ,…
Du lịch biển Sầm Sơn – Những món ăn không thể bỏ lỡKhi đi lựa chọn đi du lịch biển Sầm Sơn thì không nên bỏ qua những món ăn nức tiếng. Trong đó rất đã làm nên bản sắc, thương hiệu cho Sầm Sơn – Thanh Hóa.
Nem chua Thanh HóaMột đặc sản xứ Thanh nổi tiếng khắp đất nước với vị chua chua thơm nồng. Đi du lịch biển Sầm Sơn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nem chua ở rất nhiều nơi. Chẳng hạn từ những khu chợ bình dân đến các quán ăn, nhà hàng sang trọng. Và sẽ tuyệt hơn khi nem chua trở thành quà biếu người thân nhân chuyến du lịch biển Sầm Sơn.
Bánh gai tứ trụTương tự như nem chua, bánh gai tứ trụ cũng là đặc sản nức tiếng của Thanh Hóa. Bánh được gói bằng lá chuối, nhân đậu xanh với cùi dừa thơm lừng. Đây đã từng là một trong những món ăn được tiến cống Vua trong dịp Tết.
Những món ăn mang hương vị độc đáo, thơm ngon của xứ Thanh luôn làm hài lòng thực khách.
Sò huyết mỡ hànhVới cách chế biến độc đáo, sò huyết mỡ hành là món không thể thiếu khi du lịch Sầm Sơn. Đây được xem là tinh hoa của ẩm thực Sầm Sơn với hương vị thơm lừng, béo ngậy.
Chả tômChả tôm – một món ăn được chế biến kỳ công đã làm biết bao thực khách nhớ mãi không quên. Tôm được dùng phải giã nhuyễn, thêm ít bột gấc trộn với thịt ba chỉ băm đã rán vàng. Sau đó, thêm chút hương liệu tỏi phi và hạt tiêu, tất cả tạo nên món chả tôm nức tiếng. Khi thưởng thức nhớ dùng thêm rau sống, nước chấm để hương vị thêm trọn vẹn.
Ngoài ra, Sầm Sơn còn có rất nhiều món ăn để bạn thưởng thức. Chẳng hạn chè lam Phủ Quảng, bề bề hấp gừng sả, cháo ngao, cháo lươn, bánh cuốn,…
Gợi ý một vài khách sạn khi đi du lịch biển Sầm SơnTùy vào điều kiện tài chính, bạn có thể book phòng khách sạn, resort tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao. Nhưng nếu muốn tiết kiệm thì hostel, homestay với thiết kế độc đáo cũng là lựa chọn hoàn hảo.
FLC Luxury Hotel SamsonFLC Luxury Hotel Samson là một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng sang chảnh nhất Sầm Sơn. Với thiết kế hình cánh cung độc đáo gồm 355 phòng hướng biển cùng bể bơi nước mặt siêu lớn. Đến đây, bạn những phút giây thư giãn tuyệt vời trong chuyến du lịch biển Sầm Sơn lần này.
FLC Luxury Hotel với thiết kế sang trọng, nhiều dịch vụ tiện ích mang đẳng cấp quốc tế.
Vị trí: Đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Giá phòng: Khoảng 2.400.000Đ/đêm/2 người lớn.
Vạn Chài ResortDu lịch biển Sầm Sơn, bạn có thể chọn Vạn Chài Resort làm nơi dừng chân tại xứ Thanh. Tọa lạc tại khu bãi biển Sầm Sơn, Vạn Chài Resort cung cấp nhiều phòng nghỉ trang trí tuyệt đẹp. Được thiết kế mang cảm giác gần gũi với thiên nhiên, ở đây thư giãn bên hồ bơi. Hơn hết, bạn còn chăm sóc thân thể với phương pháp massage truyền thống rất đặc biệt.
Vạn Chài Resort mang phong cách cổ kính, gần gũi với thiên nhiên.
Địa chỉ: Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Giá phòng: Khoảng 1.700.000/đêm/2 người lớn.
Hoa HomestayCách biển Sầm Sơn khoảng 400m, Hoa Homestay là lựa chọn tốt nhất cho ai thích ở gần biển. Với thiết kế gần gũi, homestay rất phù hợp với các bạn đi lịch theo nhóm, theo gia đình.
Hoa Homestay với thiết kế đơn giản nhưng cũng không kém phần tinh té, sạch sẽ.
Địa chỉ: 33 Đào Duy Từ, Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Giá phòng: Khoảng 300,000Đ/đêm.
Đăng bởi: Thầy Thơ
Từ khoá: Du lịch biển Sầm Sơn – Kinh nghiệm chi tiết cho kỳ nghỉ hè
Du Lịch Bụi Campuchia Những Kinh Nghiệm Dành Cho Tín Đồ Khám Phá
Du lịch bụi Campuchia và những điều cần phải biết Những thứ cần chuẩn bị cho chuyến đi tự túc Campuchia
Những thứ cần chuẩn bị trước chuyến du lịch bụi
– Mang theo máy ảnh, điện thoại, sạc đầy đủ để còn chụp ảnh làm kỉ niệm.
– Tiền Campuchia: Riel là tiền của Campuchia. Mệnh giá 1usd = 4000 riel. Bạn không cần đổi tiền Campuchia từ trước, chỉ cần đổi usd là được.
Di chuyển đến Campuchia Di chuyển từ Việt Nam sang CampuchiaĐi du lịch bụi Campuchia thì bạn nên lựa chọn trước phương tiện để đi lại, nếu ở chúng tôi thì rất đơn giản rồi có ngay xe chạy từ đây sang Phnom Penh hay Siem Riep. Nếu muốn tiết kiệm cho chuyến du lịch tự túc Campuchia của mình thì bạn nên đi xe đến Phnom Penh rồi đổi xe ở bến để đi Siem Riep sẽ rẻ hơn khoảng 100 ngàn đấy, nhưng có thể đi thẳng luôn cũng được cho tiện.
Du lịch bụi đến Campuchia
Giá vé HCM – Phnom Penh: từ 200 đến 300.000đ một chiều.
Giá vé HCM – Siem Riep: từ 400 đến 500.000đ một chiều
Nếu bạn đang ở Hà Nội: thì bạn nên đi bằng đường hàng không, giá vé tùy từng thời điểm, giao động từ 2-4.000tr/1 chiều. Hoặc bạn có thể kết hợp đi Sài Gòn chơi rồi sang Campuchia khám phá thì bạn chỉ cần bay vào Sài Gòn chơi ở đấy rồi tiếp tục bắt xe đi Campuchia khám phá vài ngày rồi lại trở về.
Đến Campuchia thì di chuyển bằng gìKhi đi du lịch bụi Campuchia bạn nên lựa chọn xe bus là phương tiện tiết kiệm và thuận tiện nhất để bạn di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác. Bạn có thể mua vé tại bất cứ khách sạn, hostel nào bạn đang ở. Xe sẽ đưa đón bạn tận nơi, không cần phải mất thời gian nhiều mà giá cả cũng hợp lý.
Giá vé từ Sihanoukville tới Phnom Penh khoảng 7$
Giá vé từ Phom Penh đi Siem Riep từ 7 – 9$
Giá vé từ Phnom Penh đi Battambang từ 5-7$
Địa điểm khám phá tại CampuchiaDu lịch bụi Campuchia cũng rất đơn giản bạn nên xác định trước những địa điểm cần đến như ngôi đền Angkor kỳ vĩ hay thăm thủ đô PhnomPenh – thành phố lớn nhất bên dòng Mekong sông mẹ. Ngoài ra bạn có thể tham quan Biển Hồ,cung điện Hoàng Gia cổ ,Bảo tàng Quốc Gia nếu có điều kiện hơn thì đii khám phá những bãi biển cát trắng trải dài hoang sơ.
Siem Reap
Một chuyến đi du lịch tự túc Campuchia sẽ hứa hẹn cho bạn thật nhiều niềm vui đầy sự bất ngờ. Bởi phong cảnh hiền hòa, lối sống bình dị của người dân nơi đây, có thể bạn sẽ tìm được bầu trời thanh thản nhất khi đến Campuchia đó.
Thủ đô Phnom Penh
Món ăn tại campuchiaMón ăn đặc sản ở Campuchia
Đã gọi là đi du lịch bụi Campuchia thì bạn phải chú ý thử qua những món đặc sản nơi đây và thực sự bất ngờ rằng những món ăn kinh khủng nhất lại là món ăn đặc sản như nhện chiên, bò cạp chiên. Đây là những món ăn độc đáo mà đi Campuchia bạn nên thưởng thức. Ngoài ra thì ở đây cũng có những món ăn khác như cơm, bánh. Tuy nhiên đã một lần trải nghiệm thì tại sao lại không thử những món ăn ở trên chứ.
Đăng bởi: Phạm Nguyễn Khánh Huyền
Từ khoá: Du lịch bụi Campuchia những kinh nghiệm dành cho tín đồ khám phá
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Du Lịch Đồ Sơn trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!