Bạn đang xem bài viết Làm Đẹp Da Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Corona được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giữa tâm bão đại dịch Corona đang hoành hành trên nhiều quốc gia hiện nay. Mỗi người đều cần phải biết trang bị những kiến thức cần thiết nhất. Cũng như có những biện pháp đề phòng. Và ngăn chặn việc virus Corona có thể xâm nhập vào cơ thể gây nguy hiểm. Điều đáng nói ở đây là những hành động rất nhỏ trong thói quen chăm sóc da hàng ngày của các chị em phụ nữ thì hiện tại lại chính là những biện pháp đơn giản phòng tránh virus Corona rất cực kỳ hữu hiệu. Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên duy trì những thói quen này mỗi ngày vừa làm đẹp da, lại bảo vệ sức khỏe.
Đeo khẩu trang giúp bảo vệ da, ngừa dịch bệnh Corona
Top 5 cách vừa làm đẹp da, vừa phòng ngừa dịch bệnh Corona
1. Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài
Khẩu trang từng được xem là vật dụng không thể thiếu trong túi xách của chị em phụ nữ mỗi khi đi ra đường. Nhằm che chắn làn da tránh khỏi tác động xấu của khói bụi, môi trường ô nhiễm và ánh nắng mặt trời. Tia UV và khói bụi có thể là nguyên dân khiến làn da lão hóa. Xuất hiện thâm nám, tàn nhang, lỗ chân lông bị bít tắc, sản sinh mụn,… Gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của làn da và cơ thể.
Hiện nay, trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh thì khẩu trang lại là vật bất ly thân của mỗi người khi ra đường và tiếp xúc với người khác. Bởi virus Corona có khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc đeo khẩu trang hiện nay không những giúp bảo vệ làn da mỏng manh tránh khỏi những tác hại từ bên ngoài. Mà còn phòng ngừa dịch bệnh vô cùng hữu hiệu.
2. Không trực tiếp sờ tay lên mặt
Từ trước đến nay, trong việc làm đẹp da. Chắc hẳn nhiều chị em phụ nữ đã từng nghe nói đến nguyên tắc không được sờ tay trực tiếp lên da nếu chưa được vệ sinh đúng cách. Bàn tay mỗi ngày đã tiếp xúc với rất nhiều đồ vật. Nếu bạn sở lên da thì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại làn da. Hành động tưởng chừng vô thức này lại khiến quá trình chăm sóc da của bạn trở nên vô ích. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh Corona bùng phát thì việc sờ tay lên mặt có thể dễ dàng làm lây lan virus truyền bệnh gây hại cho bản thân và những người xung quanh. Tuyệt đối không vô thức sờ tay lên da mặt nếu bàn tay chưa đảm bảo vệ sinh trong suốt cả ngày.
3. Không bóc da môi, không dụi mắt
Hành động bóc da môi khiến cho làn da môi vốn khô, mỏng manh, thiếu ẩm. Dễ bong tróc nay lại càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Việc dụi mắt cũng là hành động không nên bởi gây hại cho vùng da quanh mắt. Khiến xuất hiện quầng thâm, bọng mắt, rụng mi và làn da cũng trở nên kém sức sống. Trong thời điểm nhạy cảm này, việc bóc da môi hay dụi mắt cũng là hành động tạo cơ hội cho virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Tránh xa những hành động này nhằm làm đẹp da và bảo vệ sức khỏe bản thân.
Không nên bóc da môi
4. Rửa tay cẩn thận với nước rửa tay
Ngoài khẩu trang thì hiện nay, trong mùa dịch bệnh, nước rửa tay đang trở thành món đồ vô cùng “hot trend”, cháy hàng và rất khó để tìm mua. Nước rửa tay khô không những giúp làm sạch tay ngay tại chỗ, chăm sóc làn da tay mềm mịn mà còn ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh hữu hiệu. Hãy sử dụng nước rửa tay trước và sau khi dùng bữa, sau khi đi vệ sinh, sau khi từ bên ngoài vào,…để đảm bảo nuôi dưỡng da tay và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
5. Vệ sinh màn hình điện thoại thường xuyên
Điện thoại đường như là vật bất ly thân đối với chị em phụ nữ hiện đại ngày nay. Bởi nó mang đến rất nhiều tính năng ưu việt. Tuy nhiên, màn hình điện thoại cũng ẩn chứa vô vàng bụi bẩn, vi khuẩn mà mắt thường không thể nhận biết. Hãy chủ động vệ sinh màn hình điện thoại thường xuyên nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, virus trên màn hình có thể tiếp xúc trực tiếp với da tay và xâm nhập gây hại cho cơ thể. Đây không những là thói quen chăm sóc da hiệu quả mà còn giúp phòng ngừa dịch bệnh tối đa.
Làm đẹp da luôn đi kèm với việc bảo vệ sức khỏe
Làm đẹp da và bảo vệ sức khỏe
Bệnh Lậu Là Gì? Biểu Hiện Của Bệnh Lậu Và Cách Phòng Ngừa
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu hay còn được biết với tên gọi khác là Gonorrhea. Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted diseases = STD) có thể xảy ra ở cả nam và nữ do vi khuẩn gây ra.
Đây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến và ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh lậu biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục như âm đạo, dương vật hoặc ở những vị trí như: họng, hậu môn do quan hệ tình dục bằng đường miệng, đường hậu môn.
Bệnh lậu do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Triệu chứng khi mắc bệnh lậuTriệu chứng của bệnh lậu ở nam giới bao gồm
Đi tiểu nhiều lần và bị đau.
Chảy mủ từ đầu dương vật, mủ từ trực tràng, có máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh và phải rặn khi đi tiêu.
Ngứa và đau hậu môn.
Đau hoặc sưng ở một bên tinh hoàn.
Viêm khớp nhiễm trùng gây đau khớp đặc biệt khi cử động.
Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và tiết dịch giống như mủ ở mắt.
Triệu chứng của bệnh lậu ở phụ nữ bao gồm
Đau rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, chảy mủ giống như
Tăng tiết dịch âm đạo.
Đau họng dai dẳng và sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Đau nhói bụng dưới hoặc vùng chậu.
Ngứa và đau hậu môn.
Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp.
Nguyên nhân của bệnh lậuBệnh lậu do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn lậu thường được truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn sẽ lây qua các con đường âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn khi quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh.
Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị lậu do được truyền từ mẹ lúc sinh thông qua đường âm đạo.
Thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày.
Biến chứng của bệnh lậu Vô sinh ở phụ nữBệnh lậu làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu và dẫn đến sẹo ống dẫn trứng. Bệnh còn làm tăng các biến chứng thai kỳ như đau dữ dội và khó sinh. Hơn nữa, bệnh lậu có thể gây ra thai ngoài tử cung, khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn hoặc thậm chí gây ra vô sinh ở nữ giới.
Vô sinh ở nam giớiTình trạng viêm ống dẫn tinh và áp xe bên trong dương vật ở nam giới mắc bệnh lậu là những biến chứng dễ thấy.
Hơn nữa, bệnh lậu ở nam giới có thể gây ra viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh. Viêm mào tinh hoàn không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Nhiễm trùng lan đến khớp và các vùng khác trên cơ thể bạnVi khuẩn gây bệnh lậu có thể lây lan qua máu và lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả khớp của bạn.
Dẫn đến các triệu chứng sốt, phát ban, lở loét da, đau khớp, sưng tấy và cứng khớp là những hậu quả có thể xảy ra.
Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDSDo quan hệ tình dục không an toàn nên không chỉ nguy cơ nhiễm lậu rất cao mà còn các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm khác như HIV/AIDS. Từ đó dẫn đến suy giảm miễn dịch và những hệ lụy sức khỏe khác sau này.
Biến chứng ở trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh khi mắc bệnh lậu sẽ xuất hiện rất nhiều triệu chứng nguy hiểm, điển hình là mắt kém và có thể dẫn đến mù lòa. Hơn nữa, trẻ có thể bị nhiễm trùng, xuất hiện các vết lở loét trên da đầu gây viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng rất lớn đế da của trẻ.
Chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm PCR: kỹ thuật xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng là dịch niệu đạo ở nam giới, nước tiểu đầu dòng ở nam giới hoặc dịch âm đạo của nữ giới.
Xét nghiệm nhuộm gram tìm lậu cầu: làm nổi bật vi khuẩn lậu cầu, giúp quan sát dễ dàng hơn dưới kính hiển vi, mẫu bệnh phẩm là mẫu dịch niệu đạo, dịch ở âm đạo, cổ tử cung.
Xét nghiệm các dịch khác trên cơ thể: dịch có thể lấy từ trực tràng, âm đạo, cổ họng,… dùng để nuôi cấy vi khuẩn, nếu trong mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn lậu thì chúng sẽ sinh sôi, nhân lên số lượng nhanh chóng và có thể xác định được.
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh lậu
Khi nào cần gặp bác sĩ Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩHẹn gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc dịch tiết giống như mủ từ dương vật, âm đạo hoặc trực tràng của bạn.
Nơi khám, chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục uy tín
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Pháp Việt, bệnh viện Quân Y 175, bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Da Liễu,…
Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện 108, Bệnh viện E Hà Nội,…
Đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất
Các phương pháp chữa bệnh lậu
Điều trị bằng thuốc kháng sinh: ví dụ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất, Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất hoặc Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày,…
Kháng sinh đồ: để xác định được loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao nhất với vi khuẩn lậu người bệnh.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Các biện pháp phòng ngừa
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Đây là cách cực kỳ đơn giản và an toàn trong quan hệ tình dục.
Không quan hệ tình dục bừa bãi: Không nên quan hệ với nhiều người vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh từ các đối tượng mà bạn không biết rõ tình trạng bệnh.
Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Trước khi quan hệ tình dục, bạn và đối tác của mình nên kiểm tra các lây truyền qua đường tình dục để chắc chắn không có nguy cơ tiềm ẩn.
Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Advertisement
Cân nhắc tầm soát bệnh lậu thường xuyên: Bạn nên khám sàng lọc hàng năm để đảm bảo sức khỏe và kịp thời chữa trị nếu mắc bệnh.
Sử dụng bao cao su phòng ngừa lây bệnh
Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau khi quan hệ dù không phải lần đầu
6 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục không nên bỏ qua!
Các bệnh lây qua đường tình dục – 11 bệnh phổ biến cần cảnh báo
Nguồn: Healthline, Mayo Clinic, NHS
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Làm Sáng Da Và Ngăn Ngừa Vết Thâm Với Gừng Tươi
Cách đắp mặt nạ và ngăn ngừa vết thâm bằng gừng tươi tuy sẽ tốn thời gian của các chị em và cần phải thực hiện với sự kiên trì nhưng hiệu quả mà nó mang lại rất lớn đồng thời đây cũng là cách làm đẹp an toàn cho da bạn.
Gừng tươi là một gia vị rất quen thuộc trong từng gia đình, không chỉ để nấu ăn mà nó còn có rất nhiều những công dụng khác, trong đó có việc làm đẹp da, giúp da hết thâm xạm, tối sắc.
Với những thành phần trong gừng tươi như vitamin B1, B1, 6, khoáng chất, sắt, vitamin K, tinh dầu, canxi.v.v cùng các hoạt chất chống lão hóa có thể làm mờ sẹo và các vết thâm lâu năm.
Ngoài ra sử dụng gừng tươi có thể đẩy lùi các sắc tố thâm sạm, tàn nhang, đánh bay nám, giúp cho làn da của bạn trở nên sáng trắng hơn rất nhiều với trước đây. Với công dụng thần kỳ của mình, gừng tươi có khả năng trị các vết sẹo tương đối tốt, mà cách làm thì dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí cho chị em phụ nữ, nếu kiên trì sử dụng đều đặn, các vết sẹo thâm sẽ mờ dần, da sẽ được cải thiện.
* Cách 1: Hỗn hợp gừng và mật ong dầu ô lưu đẩy lùi sẹo thâm trên da
Với cả 3 nguyên liệu này đều có tác dụng trị mụn, làm mờ sẹo và trắng da rất tốt. Khi chúng kết hợp với nhau, bạn sẽ có một loại mặt nạ trị thâm rất hữu hiệu.
Bạn cần:
3 thìa nhỏ nước ép gừng tươi.
1 thìa mật ong.
1 thìa dầu oliu.
Cách thực hiện:
Bạn rửa sạch gừng, gọt vỏ, sau đó thái thành những lát mỏng và cho vào máy xay đổ một chút nước vào và xay nhuyễn.
Tắt máy đổ nước gừng vừa xay qua rây để gạn bỏ bã gừng.
Tiến hành trộn 3 thìa nước ép gừng với 1 thìa mật ong + 1 thìa dầu ô liu khuấy đều tay cho đến khi thu được hỗn hợp sền sệt.
Cách dùng:
Rửa mặt bằng nước ấm, đặc biệt là vùng da bị sẹo thâm để loại bỏ bụi bẩn và lỗ chân lông được giãn nở.
Lấy hỗn hợp vừa tạo được thoa đều lên da, rồi dùng tay mát xa nhẹ nhàng để hỗn hợp từ từ có thể thẩm thấu vào các tế bào và phát huy tác dụng trong thời gian sớm nhất có thể.
Giữ hỗn hợp lưu lại trên da chừng 15-20 phút rồi rửa lại với nước lạnh. Dùng mặt nạ này từ 2 – 3 lần 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
* Cách 2: Gừng tươi trị sẹo
Nguyên liệu:
1 củ gừng tươi
Cách làm:
Rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt sau đó rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm để da se khít lỗ chân lông.
Bạn chỉ cần rửa sạch , cạo vỏ, cắt lát gừng tươi thành từng miếng mỏng rồi dùng tay nhẹ nhàng miết lên những vết sẹo. Hoặc bạn có thể giã nhỏ những miếng gừng rồi lấy nước của chúng thoa trực tiếp lên vùng da bị thâm, sẹo để gừng thấm sâu da.
Sau khoảng 25 – 30 phút bạn rửa sạch lại với nước ấm. Ngoài việc dùng gừng thoa trực tiếp lên da bạn cũng nên chăm sóc da mặt mình bằng cách kết hợp lớp kem dưỡng ẩm cho da để đảm bảo làn da bạn có đủ độ ẩm và mềm mại hơn. Sử dụng cách này ít nhất 1 tháng và bạn sẽ thấy điều bất ngờ, những vết sẹo cứng đầu nhất cũng mờ dần và biến mất.
Khi chăm sóc, trị sẹo thâm bằng gừng tươi bạn nên tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi khi sử dụng cách này da rất dễ bắt nắng nó có thể làm da bạn chuyển màu.
Không chà sát hoặc gãi lên những vùng da bị sẹo, mụn tránh gây tổn thương da. Bên cạnh đó nên massage thường xuyên để mạch dưới da dễ dàng lưu thông, như thế sẽ kích thích quá trình chữa sẹo thâm sẹo giúp quá trình diễn ra nhanh hơn.
Từ khóa:
Đăng bởi: Hoàng Trần
Từ khoá: Làm sáng da và ngăn ngừa vết thâm với gừng tươi
Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Thuật ngữ y khoa: Đau thắt ngực- Ischemic heart disease.
Tên thường gọi: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy vành, bệnh động mạch vành, đau thắt ngực ổn định.
Chuyên khoa: Tim mạch.
Đối tượng bệnh nhân: Thường xảy ra với nam giới trên 45 tuổi, nữ giới trên 55 tuổi.
Bệnh tim thiếu máu xảy ra khi máu chảy vào cơ tim bị giảm, tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành. Nếu động mạch vành bị hẹp khiến cho lượng máu đi qua bị suy giảm, cơ tim giảm tưới máu nuôi. Từ đó, dẫn đến vùng cơ tim được nhánh động mạch vành hẹp chi phối sẽ bị thiếu máu.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ gây ra bởi tình trạng hẹp mạch vành
Bệnh sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Việc giảm lưu lượng máu – giảm cung cấp oxy cho cơ tim có thể dẫn đến tổn thương cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu, nhịp tim bất thường, nguy hiểm hơn gây ra cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).
Bệnh thiếu máu cơ tim là ca bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ được chia thành 2 thể: bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn và hội chứng mạch vành cấp.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Biểu hiện qua các triệu chứng như đau thắt ngực, xuất hiện thường khi bệnh nhân gắng sức như khi đi lên lầu cao hoặc xách đồ nặng.
Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí giữa xương ức hoặc hơi lệch sang trái. Không chỉ vậy, cơn đau còn có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái hoặc lan dọc bờ trong của tay trái. Khi xuất hiện cơn đau, người bệnh sẽ có cảm giác như bị một vật rất nặng đè lên ngực hay trái tim đang bị bóp nghẹt.
Cơn đau thường kéo dài từ 5 đến 10 phút, người bệnh nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ dịu dần và hết.
Hội chứng mạch vành cấp
Xuất hiện khi một nhánh động mạch của tim bị tắc đột ngột, bị hẹp rất nặng và chỉ có một lượng máu rất ít có thể đi qua. Trong thể hội chứng mạch vành cấp, nguy hiểm nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.
Khi mắc hội chứng mạch vành cấp người bệnh dù không làm việc gì nặng hay gắng sức thì vẫn xuất hiện những cơn đau.
Cơn đau thường gặp vào sáng sớm hoặc khoảng chập tối. Cơn đau dữ dội có thể diễn ra trong lúc cơ thể đang nghỉ ngơi, vị trí đau sau xương ức hoặc ngực trái và hướng lan là lên cổ, hàm dưới, vai trái.
Một số người có thể không xuất hiện cơn đau rõ ràng nhưng lại có những triệu chứng như 2 hàm cứng khít lại, khó mở miệng hoặc cồn cào, khó chịu ở vùng chấn thủy (vùng ngay sát dưới mỏm xương ức và trên rốn) gây ra buồn nôn.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ gây cơn đau thắt ngực
Bình thường, cơ tim được nuôi dưỡng bằng hệ thống động mạch vành. Khi mạch vành giảm cung cấp máu và oxy cho cơ tim dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu máu cục bộ, biểu hiện bằng tình trạng đau ngực, giảm chức năng tưới máu của tim.
Sự giảm cung cấp máu cho cơ tim chủ yếu do hẹp động mạch vành gây cản trở sự lưu thông của máu. Nguyên nhân gây hẹp động mạch vành thường gặp:
Xơ vữa mạch vành (thường gặp nhất): sự lắng đọng cholesterol và các thành phần của máu khác hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, gây giảm đường kính lòng mạch.
Co thắt động mạch vành: các cơ thành mạch co thắt làm hẹp đường kính lòng mạch.
Thuyên tắc động mạch vành do huyết khối hoặc mảng vữa xơ nứt vỡ bong ra.
Huyết khối cấp tính khiến động mạch vành tắc nghẽn một phần hoặc thoáng qua sẽ gây thiếu máu cơ tim cục bộ hay đau thắt ngực ổn định. Nếu huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.
Mảng cholesterol gây hẹp mạch vành
Bệnh thiếu cơ tim thiếu máu cục bộ cũng có thể gặp do tăng nhu cầu sử dụng oxy vượt quá khả năng cung cấp của mạch vành. Những nguyên nhân gây tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim thường gặp như:
Bệnh van tim: hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp van hai lá,…
Bệnh cơ tim phì đại.
Một số nguyên nhân gắng sức, căng thẳng cảm xúc, thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột,…
Ngoài ra, bệnh lý toàn thân khác cũng gây giảm tưới máu cơ tim như:
Tình trạng thiếu máu nặng.
Suy hô hấp gây thiếu oxy máu.
Một số yếu tố thuận lợi khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ:
Bệnh cao huyết áp.
Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường).
Hút thuốc.
Nồng độ cholesterol máu cao.
Béo phì.
Những người hạn chế vận động.
Nhồi máu cơ tim cấp (đau tim): tình trạng động mạch vành bị hẹp tăng dần lên đến khi tắc nghẽn hoàn toàn, khiến cho cơ tim tại vùng đó không được nuôi dưỡng hoàn toàn, gây hoại tử cơ tim. Người bệnh sẽ đau ngực dữ dội, nghỉ ngơi không đỡ đau, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều): các vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ giảm dẫn truyền xung điện hơn so với vùng cơ tim khỏe mạnh gây nhịp tim không đều. Người bệnh cảm giác đau ngực thường xuyên, tim đập loạn nhịp, mệt mỏi.
Suy tim: do tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài, vùng cơ tim bệnh sẽ giảm dần chức năng co bóp, kèm theo tình trạng loạn nhịp tim khiến cho chức năng cơ tim giảm nặng, dần tiến triển thành suy tim.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh nhân cần nên gặp bác sĩ sau khi phát hiện những triệu chứng trên liên tục để có thể được tư vấn và chữa trị kịp thời qua các chẩn đoán
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra sự biến đổi men tim, mức độ chất béo, cholesterol, đường và protein trong máu có thể chỉ ra các bệnh lý tại tim.
Thông tim: Ống dài, mảnh, mềm để luồn qua mạch máu ở cánh tay hoặc bẹn và đến tim. Sử dụng chất cản quang tiêm vào mạch máu và quan sát trên màn X-quang để đánh giá hoạt động của tim và tìm mạch vành bị tắc nghẽn.
Điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm này được dùng để đo hoạt động điện của tim, đánh giá tần số tim và có thể giúp xác định vùng cơ tim bị giãn hoặc phì đại, bị tổn thương hoặc hoại tử.
Máy điện tim cấp cứu Holter: Thiết bị ECG di động này dùng để ghi lại nhịp điệu liên tục của tim và được đeo trong 24 đến 48 giờ khi người bệnh hoạt động sinh hoạt bình thường.
Chiếu hạt nhân (thử nghiệm căng thẳng thallium): Bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ tiêm vào tĩnh mạch và một máy ảnh đặc biệt hoặc máy quét ghi lại cách nó di chuyển qua tim trong khi bạn thực hiện bài tập thể dục. Bất kỳ tổn thương tim cũng có thể được xác định và giúp định vị vùng bị tổn thương của tim.
Kiểm tra căng thẳng: Thử nghiệm này được thực hiện trong khi người bệnh tập thể dục (đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ). Thử nghiệm có thể cho thấy những thay đổi về nhịp tim, nhịp điệu hoặc hoạt động điện cũng như huyết áp. Tập thể dục làm cho tim hoạt động mạnh và đập nhanh trong khi kiểm tra tim được thực hiện.
Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩBạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi gặp tình trạng đau ngực kéo dài trên 15 phút, đau tăng lên dữ dội, nghỉ ngơi không đỡ đau hoặc cơn đau xuất hiện cả khi đang nghỉ ngơi. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ khi đau ngực thường xuyên, cảm giác loạn nhịp tim gây ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa Tim mạch
Tại TP. Hồ Chí Minh: bệnh viện 115, viện tim chúng tôi bệnh viện Đại học Y dược,…
Tại Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, viện tim Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Các bệnh viện lớn có chuyên khoa tim mạch tại các tỉnh thành.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng bệnh và mức độ hẹp của mạch vành được đánh giá trên các xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị không xâm lấnDùng thuốc:
Thuốc kiểm soát triệu chứng: chẹn beta, thuốc nhóm Nitroglycerin và thuốc chẹn kênh canxi.
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và statin
Các thuốc kiểm soát mỡ máu, giảm nồng độ cholesterol máu.
Thuốc chống đông máu: thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.
Thuốc điều trị các bệnh lý nền: thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc hạ huyết áp.
Giảm nguy cơ đông máu:
Thay đổi lối sống: duy trì lối sống lành mạnh, tích cực như chế độ ăn lành mạnh, sử dụng các thực phẩm tốt cho tim mạch, ngủ đủ giấc, tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng,…
Tránh các yếu tố nguy cơ: tránh các đồ uống có chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cafe), bỏ thuốc lá, giảm căng thẳng, hạn chế những thay đổi cảm xúc đột ngột,…
Máy khử rung tim cấy ghép.
Liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT).
Can thiệp mạch vành qua da (PCI).
Phá bỏ xơ vữa động mạch bằng laser hoặc ống thông.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG): tạo một cầu nối qua đoạn động mạch bị tắc.
Phương pháp can thiệp mạch vành qua da
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân nhưng vẫn có thể phòng tránh
Advertisement
Không hút thuốc lá: Khói thuốc chứa rất nhiều chất độc nguy hiểm như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng, phổi, đột quỵ mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh cơ tim,…
Kiểm soát tình trạng huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường
Kiểm soát bệnh cao huyết áp
Đường huyết bình thường (khi đói): từ 70 mg/dl tới 130 mg/dl (4,0 đến 7,2 mmol/l)
Đường huyết chấp nhận được : 130 mg/dl đến 180 mg/dl (7,2 đến 10mmol/l)
Duy trì chế độ tập luyện đảm bảo thể chất tốt, không nên tập quá sức gây tăng gánh nặng cho tim.
Chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, quá mặn, nhiều dầu mỡ,… Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Giảm và hạn chế căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Duy trì lối sống lành mạnh để phòng bệnh
Suy tim
Tim bẩm sinh
9 nguyên nhân suy tim thường gặp có thể bạn chưa biết
Nguồn: MayoClinic, AdvocateHealthCare.
Tình Trạng Tiêu Chảy Ở Bệnh Nhân Ung Thư: Cách Xử Trí Và Phòng Ngừa Ra Sao?
Bệnh ung thư cùng với các phương pháp điều trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Trong đó, tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ khá phổ biến. Vậy cách xử lý khi bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy thế nào? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay thôi!
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bệnh nhân ung thưTiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng, nhiều nước, không thành khuôn và đi trên 3 lần/ngày. Trong trường hợp bệnh nhân có hậu môn nhân tạo thì tăng số lượng phân với tính chất như trên thì cũng được xem là tiêu chảy.
Tiêu chảy gây ra những cản trở trong cuộc sống (Nguồn: Internet)
Dưới tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị vùng bụng chậu, các tế bào niêm mạc ruột bị phá hủy, gây giảm khả năng hấp thu nước và các chất dinh dưỡng. Khi không được hấp thu, nước và các chất dinh dưỡng sẽ tăng thải ra ngoài theo phân và gây ra tình trạng tiêu chảy.
Bên cạnh đó, tiêu chảy còn gây ra bởi ngộ độc thực phẩm, sử dụng kháng sinh dài ngày, sử dụng thuốc điều trị táo bón, hay khi sử dụng sữa trên người bất dung nạp lactose,…
Cần làm gì nếu bị tiêu chảy?
Uống nhiều nước để bù lượng nước mất qua phân
Uống 100 – 200ml dịch (tốt nhất là dung dịch bù nước Oresol) hoặc uống Pocari Sweat sau mỗi lần tiêu lỏng
Nên uống đủ nước một ngày (khoảng 2 lít/ngày và có thể tăng lên trong những ngày nắng nóng). Lượng nước này bao gồm lượng nước uống (nước, sữa, trà, cà phê,…) và nước trong thức ăn như: Canh, cháo, các món nước (bún, phở, hủ tíu,…)
Nếu có nôn, nên đợi 5 – 10 phút rồi mới bắt đầu uống nước trở lại nhưng nên uống thật chậm
Nên bù nước vì tiêu chảy gây mất nước (Nguồn: Internet)
Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa lớn.
Thực phẩm mềm như bún, cá phi lê, thịt thăn,… thường dễ ăn hơn
Tiêu thụ thực phẩm ít chất xơ như sữa chua, ngũ cốc tinh chế (bánh mì trắng, gạo trắng,…)
Nhiệt độ thức ăn nên duy trì ở nhiệt độ phòng, không quá nóng cũng không quá lạnh
Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc khăn giấy ướt thay vì khăn giấy khô để hạn chế làm tổn thương hậu môn.
Lưu ý khi sử dụng dung dịch bù nước Oresol
Dùng nước đun sôi để nguội khi pha Oresol, không nên dùng nước khoáng vì có thể làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải
Sau khi pha, nên uống dung dịch Oresol trong vòng 24h. Quá 24h mà không uống hết thì cũng phải đổ bỏ
Không nên đun sôi dung dịch Oresol vì quá trình sôi làm nước bay hơi, gây sai lệch tỉ lệ điện giải
Không nên pha 1/2 gói vì rất khó để chia thành 2 phần bằng nhau
Những thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy
Thực phẩm giàu xơ như ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, bánh mì đen,…)
Nước chứa nhiều đường như nước ngọt, nước ép trái cây,…
Nước uống có gas như nước ngọt, soda,…
Thức ăn tạo ra nhiều hơi như các loại đậu, rau và trái cây sống
Các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu, nước trái cây, trà hay cà phê lên men,…
Nói không với thức uống có cồn (Nguồn: Internet)
Thực phẩm đậm đà gia vị như tiêu, ớt, hành, gừng, cà ri,…
Nước uống chứa caffein như trà, cà phê, nước tăng lực hay chocolate,…
Thực phẩm chứa đường xylitol hoặc đường sorbitol thường có trong kẹo cao su, nước ép táo,…
Thức ăn/nước uống quá nóng hay quá lạnh
Thức ăn giàu béo như khoai tây chiên, gà rán, hamburger,…
Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau .
Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2023) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2023) – Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm – Nhà xuất bản Y học.
Đăng bởi: Văn Bùi
Từ khoá: Tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư: Cách xử trí và phòng ngừa ra sao?
Nguyên Nhân Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Và Biện Pháp Phòng Ngừa
Nguyên nhân dị ứng thời tiết lạnh
Khi trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí cao sẽ khiến da chúng ta giảm tiết ra các chất nhờn và mồ hôi, trở nên khô, da bị sừng hóa và đóng vảy. Một số thành phần Protein sẽ bị biến tính và gây ra những triệu chứng dị ứng. Ngoài ra còn có các yếu tố có thể dẫn đến dị ứng thời tiết lạnh hiện nay như:
Sức đề kháng của cơ thể kém hoặc do đã một số bệnh nền trước đó.
Những đối tượng bị các bệnh như viêm da tiếp xúc, nấm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, Lupus ban đỏ hệ thống tổn thương da…
Thông qua thực phẩm độc hại hoặc tiếp xúc với các chất ô nhiễm, khói bụi… Các chất động hại đi vào cơ thể tích tụ lại làm tăng khả năng nhiễm.
Tùy theo cơ địa ở một số người hoặc do di truyền bị dị ứng với nhiệt độ thấp.
Các biểu hiện dị ứng thời tiết lạnh
Viêm mũi là biểu hiện phổ biến nhất khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt khi trời nóng sang lạnh. Người bị viêm mũi thường xuyên mệt mỏi, hắt hơi, ngứa mũi, mũi đỏ, dịch mũi chảy nhiều.
Nổi mề đay là biểu hiện dễ nhận biết ở những người bị dị ứng thời tiết lạnh. Da của bạn sẽ nổi những mẩn đỏ gây ngứa ngày, khó chịu và dần dần tạo thành nhiều mảng lớn ở toàn thân.
Khó thở, thở khò khè, thở gấp là các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh dị ứng thời tiết. Ngoài ra, một số trường hợp có thể thấy mệt mỏi, đau tức vùng ngực, tim đập nhanh. Khi bạn có những dấu hiệu này thì nên đến bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
Sưng môi là triệu chứng nặng của bệnh dị ứng thời tiết lạnh. Môi bị dị ứng thời tiết có dấu hiệu sưng đi kèm những cơn ngứa dữ dội, càng gãi môi bạn sẽ tổn thương.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản tại nhà
Từ các nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trên, ta có thể rút ra các phương pháp phòng tránh dị ứng sau đây:
Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt, thường xuyên vệ sinh nơi ở, ăn các thực phẩm tốt và đầy đủ dinh dưỡng kết hợp rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng.
Không sử dụng các loại thực phẩm độc hại như đồ cay nóng, thuốc lá, đồ uống có cồn hay những chất có chứa yếu tố kích thích khác.
Khi thời tiết chuyển lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường…
Hãy truy cập website chúng tôi để cập nhật thêm thông tin về căn bệnh dị ứng thời tiết và cách chữa bệnh dị ứng mà không cần đến bác sĩ,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Đẹp Da Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Corona trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!