Xu Hướng 9/2023 # Những Triệu Chứng Tiền Kinh Nguyệt: Nhận Diện Bất Thường Và Cách Làm Giảm Triệu Chứng. # Top 14 Xem Nhiều | Bgxq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Những Triệu Chứng Tiền Kinh Nguyệt: Nhận Diện Bất Thường Và Cách Làm Giảm Triệu Chứng. # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Triệu Chứng Tiền Kinh Nguyệt: Nhận Diện Bất Thường Và Cách Làm Giảm Triệu Chứng. được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ở phụ nữ sau tuổi dậy thì, nhất là khoảng độ tuổi 20, trước khi vào kì kinh nguyệt, các bạn đã bao giờ trải qua trạng thái dễ cáu gắt, dễ buồn, dễ khóc, ăn uống mất kiểm soát chưa? Đó thật ra là biểu hiện thường rất hay gặp còn gọi là Hội chứng tiền kinh nguyệt, hay tình trạng nặng nề hơn của hội chứng này đó là Rối loạn khí sắc chu kì kinh.

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, hầu như khoảng 80% đều trải qua sự biến đổi về cơ thể, cảm xúc, giấc ngủ trong mỗi kì kinh nguyệt. Chúng ta sẽ lấy ví dụ một người phụ nữ có chu kinh đều, giao động từ 28 – 30 ngày, thường ngày thứ 14 của chu kì sẽ là ngày rụng trứng và sau đó 2 tuần sẽ có kinh.

Thời điểm rụng trứng này được cho là lúc chúng ta bắt đầu có những biến đổi về mặt sinh lý do sự thay đổi nội tiết tố, và những triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ bắt đầu trước ngày ra kinh từ 5 – 7 ngày (tức là từ ngày thứ 21 – 27) của chu kì. Những triệu chứng thường thấy như dễ cáu gắt, lo âu, thấy dễ buồn hơn, thèm ăn vặt nhiều, giảm hứng thú trong công việc và các hoạt động hằng ngày.

Bên cạnh các triệu chứng về cảm xúc thì còn các biến đổi về mặt cơ thể như căng tức vú, đau đầu,chóng mặt, đầy hơi, tay chân sưng phù,…Những triệu chứng trên được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và đây được xem là tình trạng sinh lý ở phụ nữ. Nó sẽ tự hết sau khi có kinh và xuất hiện trở lại khi vào một chu kì mới.

Rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) có thể được xem là tình trạng nặng nề hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), theo ước tính có khoảng 3 – 8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rơi vào tình trạng này. Nếu như ở hội chứng tiền kinh nguyệt bạn chỉ đơn thuần cảm thấy buồn vu vơ hay dễ buồn hơn thì ở rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) bạn cảm thấy buồn sâu sắc, thậm chí là tuyệt vọng, nặng nề hơn rất nhiều.

Nếu như ở PMS bạn chỉ đơn thuần thấy dễ cáu gắt hơn khi không vừa ý thì trong PMDD bạn cảm thấy dễ bất mãn, xung đột ở tất cả các mối quan hệ, thậm chí bạn cảm thấy bản thân mình giận hờn vô cớ đến lạ lùng. Những dấu hiệu của rối loạn khí sắc chu kì kinh như: tâm trạng dễ thay đổi (dễ nóng giận, dễ khóc, dễ buồn vô cớ), cáu gắt, tăng các xung đột với mọi người xung quanh, chán nản, tuyệt vọng, trở nên tự ti về bản thân,…Ngoài ra cũng xuất hiện các triệu chứng về cơ thể như là đầy hơi, phù tay chân, căng tức vú,…

Cũng giống như PMS, PMDD cũng bắt đầu xuất hiện sau khi rụng trứng, tình trạng nặng nề trước  một tuần có kinh và sẽ hết sau khi bạn ra kinh. Tuy nhiên, khác với PMS, PMDD gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân. Do đó nếu tình trạng này quá nặng nề, khuyến cáo là bạn nên điều trị.

Việc dùng thuốc điều trị hiện nay mang lại nhiều kết quả khả quan cho tình trạng này. Các nhóm thuốc như SSRIs (ức chế tái hấp thu serotonin) hoặc thuốc tránh thai hằng ngày được chứng minh là có hiệu quả để điều trị. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên đến gặp các bác sĩ tâm thần kinh để được theo dõi và điều trị đúng đắn nhất. Nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài việc tới gặp bác sĩ điều trị, một số phương pháp sau đây bạn có thể áp dụng để làm nhẹ bớt triệu chứng như tập thể dục đều đặn. Tránh các thực phẩm quá nhiều muối hay quá nhiều đường, hạn chế cafein và rượu, bổ sung các loại vitamin như B6, canxi,…

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hay rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) tuy là những tình trạng không phải cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó mang lại rất nhiều bất lợi cho bạn và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, việc nhận diện đúng mức các triệu chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ khi triệu chứng gây cho bạn quá nhiều khó chịu là rất quan trọng.

Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm

Nấm Móng Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Thường Gặp

Nấm móng, bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, do khí hậu nóng ẩm đặc thù ở Việt Nam, cùng hệ miễn dịch kém làm vi nấm phát triển ở móng. Khi điều trị cần sự kiên trì để bệnh được giải quyết triệt để. Trong đó, phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn điều trị bệnh dễ dàng hơn. Ấy vậy mà, trong bài viết ngày chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của nấm móng để có cái nhìn khái quát hơn về căn bệnh này.

Nấm móng tay là gì?

Nấm móng tay là thông thường sẽ xuất hiện các đốm trắng và đốm vàng ở trong trong tay gây mất thẩm mỹ và gây cho người bệnh đau nhức khi hoạt động tay. Và bệnh nấm móng tay này có thể gây lây lan khi tiếp xúc gần các vùng khác

Nấm móng tay thường xuất hiện các đốm trắng và đốm vàng ở trong trong tay gây mất thẩm mỹ

Triệu chứng bệnh nấm da bàn tay

Nếu bạn đang bị nấm móng tay thì sẽ gặp ngay những triệu chứng này ở móng tay:

Khi bệnh nấm móng tay thì bạn sẽ thấy được bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ vùng móng tay bị tổn thương sẽ có màu hơi vàng, hay nâu đen. Móng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.

Đối với bệnh này thì ban đầu người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng nhưng không được điều trị sau đó dần dần lan ra nhiều ngón, thời gian lan ra nhiều ngón cũng từ từ tăng lên.

Trên từng móng, do tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida). Khi viêm vùng chân móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ, ngứa rất nhiều vùng quanh móng.

Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay

Nấm móng tay là tình trạng khá phổ biến và nhân tố gây ra bệnh nấm móng tay là do các vi nấm gây ra và có 2 loại nấm có tên gọi là nấm sợi tơ Dermatophytes và nấm hạt men Candida là phổ biến nhất mà mọi người thường hay mắc phải, sau đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm móng tay:

Tiếp xúc với môi trường ẩm ướt

Đối với trường hợp tiếp xúc với môi trường ẩm ướt này là do người bệnh thường làm trong môi trường có nước như là làm ruộng, dọn dẹp, rửa bát,… gây ra tình trạng nấm móng tay nghiêm trọng

Bị trường hợp phông thấp thường bị chảy mồ hôi tay đây cũng giúp cho các vi móng phát triển hơn trong môi trường ẩm ướt.

Dùng tay làm trong môi trường có nước như là làm ruộng, dọn dẹp, rửa bát,… gây tình trạng nấm da

Tiếp xúc với người đang bị nấm

Như các bạn cũng đã biết thì nấm da rất dễ lây lan từ người này sang người khác, thậm chí là từ động vật lây sang người nên gây ra bệnh nấm da.

Sử dụng chung đồ dùng với người bị nấm da Bệnh lý của cơ thể

Các bệnh lý có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và sẽ tạo điều kiện cho vi nấm tấn công dễ dàng hơn so với khi có sức khỏe thông thường.

Một số bệnh lý khác gây rối loạn mạch máu cung cấp cho bàn tay của người bệnh cũng dễ làm nhiễm trùng móng gây nên tình trạng không đáng mong muốn.

Có bệnh lý sẵn trong người có thể gây tình trạng nấm da nhanh hơn

Qua những thông tin Siêu Thị Y Tế vừa cung cấp ở trên, hy vọng bạn tránh và phòng ngừa được bệnh nấm da này. Bên cạnh đó để bệnh giảm nhanh và mất hẳn bạn có thể dùng ngay Top 5 thuốc trị nấm da đang được sử dùng nhiều nhất, hiệu quả nhất do bác sĩ khuyên dùng và những thuốc này cũng đã có rất nhiều người sử dụng và cảm thấy hiệu quả khi sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0398883456 để được giải đáp.

TRỊ NẤM DA: Thực phẩm ưa chuộng trị bệnh nấm da hiệu quả

Cách Hay Giúp Mẹ Phòng Tránh Và Giảm Triệu Chứng Đau Đầu Sau Sinh

Nguyên nhân của cơn đau đầu sau sinh

Những thay đổi nội tiết tố đột ngột sau khi sinh, tác dụng phụ của thuốc gây mê, tình trạng thiếu ngủ kéo dào và căng thẳng có thể là những nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu phổ biến sau sinh. Chúng có thể xảy ra ngay cả khi trước kia bạn chưa từng có triệu chứng đau đầu.

Triệu chứng cơn đau đầu sau sinh

Đau căng đầu hay chứng thiên đầu thống (Tension vs. migraine) gây ra những cơn đau ở mức độ vừa phải và có cảm giác như đầu căng ra. Cơn đau thường bắt đầu ở cổ và di chuyển dần qua toàn bộ đầu.

Đau nửa đầu gây đau dữ dội ở một hoặc cả hai bên đầu, kèm theo cảm giác buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Cơn đau có thể bắt đầu bằng cảm giác như có ánh sáng lướt qua, như đèn nhấp nháy, xuêt1 hiện những điểm mù hoặc bị tê khắp cơ thể.

Xử lý đau đầu sau sinh

Nếu không cho con bú, bạn có thể uống thuốc để trị cơn đau. Nếu đang cho con bú, dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để làm dịu cơn đau căng đầu vì cả hai đều an toàn cho em bé.

Nếu cần phải uống thuốc trị chứng đau nửa đầu như Imitrex hoặc Zomig, bạn sẽ phải bơm và bỏ lượng sữa tiết ra sau hai tiếng uống thuốc.

Tốt nhất bạn nên uống thuốc đau nửa đầu ngay khi cảm thấy các triệu chứng đầu tiên chẳng hạn uống thuốc từ lúc có cảm giác đau trước khi nó chuyển sang đau căng toàn bộ đầu. Song song đó, bạn cũng có thể dùng ca cao nóng hoặc cà phê để làm dịu cơn đau trước khi thuốc bắt đầu có tác dụng. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì chúng sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Phòng tránh cơn đau đầu sau sinh

Cố gắng tranh thủ ngủ đủ giấc hoặc nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể

Cố gắng tranh thủ ngủ đủ giấc hoặc nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể vì căng thẳng và thiếu ngủ là các yếu tố làm xuất hiện cả hai cơn đau đầu kể trên. Tuy nhiên, nếu ngủ ban ngày, không nên kéo dài quá 30 phút vì nó có thể gây rối loạn giấc ngủ của bạn trong những giấc ngủ sau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn nhẹ vào mỗi bữa để tăng thêm năng lượng. Ngoài ra, hãy uống thật nhiều nước vì khi cơ thể đủ nước, các mạch máu sẽ lưu thông tốt và giảm các triệu chứng đau.

Lưu ý: Các cơn đau đầu có thể xảy ra trong hai tháng đầu tiên sau sinh và giảm dần sau khi em bé của bạn gần 6 tháng tuổi. Nếu tình trạng không thuyên giảm, nên đến bác sĩ kiểm tra và điều trị.

chúng tôi Nguồn: FP

Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Đái Tháo Đường Giúp Người Bệnh Giảm Triệu Chứng Và Tránh Biến Chứng

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường là đảm bảo cung cấp cho cơ thể lượng đường ổn định, quan trọng nhất là phải điều độ, ổn định về giờ giấc và hợp lý về số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. Cùng chúng mình tìm hiểu ngay thôi nào!

Nội dung chính

Cung cấp đủ năng lượng để duy trì cân nặng khỏe mạnh

Thiếu cân hoặc thừa cân đều gây tác động tiêu cực đến bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy bệnh nhân đái tháo đường cần ăn đủ, không thiếu cũng không thừa năng lượng để duy trì cân nặng trong ngưỡng khỏe mạnh.

Đủ năng lượng để có cân nặng khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Cân đối các chất dinh dưỡng

Cân đối giữa 3 dưỡng chất sinh năng lượng là chất bột đường, chất đạm và chất béo. Đối với bệnh nhân đái tháo đường đơn thuần, chất bột đường nên chiếm khoảng 50-60%, chất đạm khoảng 10-20% và chất béo khoảng 20-25% năng lượng khẩu phần.

Đa dạng các loại thực phẩm

Đa dạng các loại thực phẩm không những giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh sự đơn điệu trong ăn uống mà còn giúp cơ thể nhận đủ các chất dinh dưỡng có trong tự nhiên. Trung bình mỗi ngày bệnh nhân cần ăn 20-30 loại thực phẩm khác nhau.

Chế độ ăn giúp ổn định đường huyết

Bệnh nhân đái tháo đường thường dễ tăng đường huyết sau ăn. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng mạn tính như bệnh lý thận, mắt, thần kinh,… Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường lại có nguy cơ hạ đường huyết ở xa bữa ăn. Đây là tình trạng cấp cứu thường gặp, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường cần giúp ổn định đường huyết. Vậy cụ thể chế độ ăn giúp ổn định đường huyết là gì?

Cân đối các nhóm thực phẩm để ổn định đường huyết (Nguồn: Internet)

Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (bánh mì trắng hoặc đường glucose).

Những thực phẩm có GI cao là những thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh và tăng nhiều đường huyết sau ăn. Ngược lại, những thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm làm tăng chậm và tăng thấp đường huyết sau ăn. Bởi vậy, những thực phẩm có GI thấp giúp đường huyết ổn định trong thời gian dài.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới mức 55) phổ biến là các loại rau, các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng, đậu bơ), những loại trái cây tươi như cam, táo, lê, đào, kiwi, chuối. Bên cạnh đó các loại sữa không đường và thực phẩm được chế biến từ sữa không thêm đường, yến mạch, bánh mì nguyên cám cũng làm tăng đường huyết chậm.

Các bạn có thể tham khảo sữa Glucerna để uống thêm vào bữa phụ. Sữa Glucerna là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho người đái tháo đường, giúp kiểm soát đường huyết tốt và có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới mức 55).

Chỉ số đường huyết trong thực phẩm rất đa dạng (Nguồn: Internet)

Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (GI từ 56-69) bao gồm các loại thực phẩm như khoai lang, khoai sọ, dứa, gạo lứt, bí đỏ. Nhóm thực phẩm này được chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI trên 70) gồm các loại thực phẩm giàu tinh bột như mật ong, nước mía, cơm nếp, gạo, mạch nha, dưa hấu. Nhóm thực phẩm này có khả năng chuyển hóa và làm tăng đường huyết rất nhanh, không tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.

Ổn định hàm lượng chất bột đường ở thời gian cố định trong ngày

Nếu bạn ăn bữa tối lớn vào ngày hôm nay và ăn bữa tối nhẹ vào ngày hôm sau thì sẽ làm đường huyết dao động quá nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh đường huyết và hậu quả là không kiểm soát đường huyết tốt. Do đó, chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường cần duy trì hàm lượng chất bột đường ổn định ở thời gian cố định trong ngày.

Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2023) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.

Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2023) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.

Đăng bởi: Trần Hà

Từ khoá: Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường giúp người bệnh giảm triệu chứng và tránh biến chứng

Bệnh Lác Đồng Tiền Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Bệnh lác đồng tiền là gì? 

Bệnh lác đồng xu tiền hay hắc lào là căn bệnh ngoài da gây ra bởi vi nấm. Có nhiều loại nấm gây bệnh nhưng nổi bật nhất vẫn là epidermophyton và trychophytontác thuộc nhóm Dermatophytes .Theo những bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh lác đồng xu tiền hoàn toàn có thể gặp ở mọi đối tượng người tiêu dùng, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh gặp nhiều nhất là ở thanh thiếu niên và độ tuổi trung niên. Bên cạnh đó, giới tính cũng quyết định hành động tỷ suất mắc bệnh. Cụ thể, năng lực bị lác đồng xu tiền ở phái mạnh thường cao hơn phái đẹp .

Lác đồng tiền có lây không?

Bệnh lác đồng tiền có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc): Lác đồng tiền là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Các con đường chủ yếu làm lây nhiễm bệnh lác đồng tiền là: quan hệ tình dục, da tiếp da, sử dụng chung đồ dùng với người bệnh… Do đó, người bệnh cần chú trọng kiêng cữ cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Nguyên nhân mắc bệnh lác đồng tiền

Có rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng gây bệnh lác đồng xu tiền, trong đó có tác nhân vệ sinh thân thể kém. Việc ít tắm gội sẽ là yếu tố thuận tiện tạo điều kiện kèm theo cho vi trùng, vi nấm gây hại tăng trưởng, làm tăng rủi ro tiềm ẩn mắc bệnh lác đồng xu tiền .Ngoài ra, một nguyên do nữa gây lác đồng xu tiền hoàn toàn có thể là do bệnh nhân sinh sống hoặc lượn lờ bơi lội ở nơi có nguồn nước bẩn, chứa nhiều ký sinh trùng, vi trùng, nấm gây bệnh. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc gián tiếp hoặc trực tiếp với người bị bệnh lác đồng xu tiền cũng hoàn toàn có thể gây bệnh. Cụ thể, tiếp xúc da với da hoặc dùng chung quần áo, đồ hoạt động và sinh hoạt hay quan tình dục với bệnh nhân bị nhiễm nấm da .

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lác đồng tiền

Một số yếu tố rủi ro tiềm ẩn sau đây góp thêm phần thôi thúc bệnh lác đồng xu tiền hình thành :

Mặc quần áo bó sát, chật với chất liệu vải không thấm hút mồ hôi

Hệ thống miễn dịch hoặc sức đề kháng bị suy giảm

Tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh

Triệu chứng của bệnh lác đồng tiền

Theo những chuyên viên da liễu, hai tín hiệu phân biệt bệnh lác đồng xu tiền đặc trưng đó là triệu chứng ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa hoàn toàn có thể Open ở những vùng da bị tổn thương. Người bệnh hoàn toàn có thể cảm xúc ngứa cả ngày lẫn đêm, đặc biệt quan trọng ngứa tăng lên kinh hoàng khi trời nóng đổ mồ hôi nhiều .Bên cạnh đó, nổi mẩn đỏ một vùng có ranh giới rõ ràng và có hình dạng giống như đồng xu, phía trên và bên rìa có những nốt mụn nước nhỏ. Ban đầu, những nốt mẩn đỏ nhỏ nhưng sau đó chúng lan rộng ra và khiến da bị tổn thương trầm trọng .Thông thường, triệu chứng lác đồng xu tiền thường có xu thế khởi đầu ở một bên bẹn và sau đó giãn rộng ra bên bẹn còn lại và lan ra sau mông. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp biểu lộ ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ ở tay, chân, ngực, sống lưng, … và nhiều bộ phận khác trên khung hình .

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Người bệnh nên đến ngay bệnh viện thăm khám nếu khung hình có những triệu chứng sau :

Dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ngày càng lan rộng và kèm theo khối sưng u giống như bị phồng rộp

Có dấu hiệu chảy mủ

Sốt cao trên 38 độ C hoặc hơn nhưng không rõ nguyên nhân

Điều trị bệnh lác đồng tiền như thế nào?

Bệnh lác đồng xu tiền tuy không gây nguy khốn đến tính mạng con người nhưng nếu không chữa trị đúng cách và đúng thời gian, triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ của bệnh hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tác động xấu đến hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, bệnh ảnh hưởng tác động mạnh đến tâm ý và yếu tố thẩm mỹ và nghệ thuật của bệnh nhân. Chính vì thế, người bệnh cần triển khai điều trị càng sớm càng tốt nhằm mục đích xử lý triệt để căn nguyên và hạn chế bệnh tái phát .

Chữa lác đồng tiền bằng Tây y – Tiện lợi, hiệu quả nhanh nhưng thận trọng tác dụng phụ

Bị lác đồng xu tiền bôi thuốc gì là câu hỏi của hầu hết bệnh nhân khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, những chuyên viên khuyến nghị không nên tùy tiện sử dụng những loại thuốc bôi hắc lào mà phải qua thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ thường chẩn đoán bệnh lác đồng xu tiền bằng cách kiểm tra da. Họ sẽ lấy một mẫu da nhỏ nghi nhiễm bệnh và đưa đi xét nghiệm. Sau khi có hiệu quả, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị tương thích với thực trạng bệnh của mỗi người .Bệnh nhân hoàn toàn có thể được chỉ định sử dụng 1 số ít loại thuốc cổ xưa để điều trị bệnh như dung dịch cồn BSI ( gồm có acid salicylic, acid benzoic và lod ), dung dịch ASA ( gồm natri salicylat và acid acetylsalicylic ) hoặc antimycose ( chứa acid boric, acid benzoic và acid salicylic ), … Các loại thuốc này đều có mục tiêu chung giúp hủy hoại và ức chế nấm tăng trưởng trên diện rộng. Tuy nhiên, chúng gây những tính năng phụ như lột da nhiều, da có màu đen như sạm, đau rát, … Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn bác sĩ chỉ định .

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng các loại thuốc chống nấm dạng kem bôi tại chỗ như miconazol, econazol, ketoconazol,… để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và giảm thiểu đau rát do lác đồng tiền gây ra. Những loại thuốc bôi này thường không có mùi thơm hay màu và cũng không gây lột da. Nhưng, khi sử dụng bệnh nhân cũng nên thận trọng, bởi thuốc có thể gây dị ứng nhẹ.

Trong trường hợp bệnh lác đồng xu tiền gây tổn thương diện rộng trên da, lúc này ngoài dùng thuốc bôi, bác sĩ sẽ kê 1 số ít loại thuốc uống để trị vi nấm như fluconazole, ketoconazol, griseofulvin, itraconazole, … Mặc dù thuốc có công dụng điều trị body toàn thân nhưng thuốc cũng gây công dụng phụ không mong ước so với sức khỏe thể chất. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu thêm quan điểm bác sĩ về liều lượng và thời hạn trước khi dùng. Người bệnh gan và thận nên hạn chế sử dụng những loại thuốc này để điều trị bệnh lác đồng xu tiền .

Lưu ý:

Để thuốc phát huy công dụng điều trị lác đồng xu tiền tốt và tránh sự tái nhiễm, bệnh nhân nên tuân thủ đúng những nguyên tắc sau đây :

Bôi thuốc liên tục 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi da lành hẳn. Sau đó, vẫn tiếp tục bôi thêm 2 tuần để tránh tình trạng bệnh tái nhiễm.

Sau 4 tuần dùng thuốc điều trị lác đồng tiền, nếu không thấy kết quả khả quan, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện tái khám.

Trong quá trình bôi, nên bôi thuốc với liều lượng nhất định. Tốt nhất nên bôi một lớp mỏng trên da. Đặc biệt không bôi quá mạnh hoặc quá dày, vì bôi không đúng có thể gây tổn thương da nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây khó chữa về sau.

Cách trị bệnh lác đồng tiền tại nhà bằng mẹo dân gian

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều chiêu thức trị bệnh lác đồng tiền ngay tại nhà bằng những nguyên vật liệu tự nhiên. Trong đó phổ cập nhất là những cách như :

Cách trị lác đồng tiền bằng tỏi: Dùng vài nhánh tỏi nhỏ đem bóc vỏ, giã thật nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị lác đồng tiền. Có thể dùng vải sạch băng lại để giữ tỏi trên da trong một vài tiếng rồi rửa sạch.

Dầu dừa trị lác đồng tiền: Dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da bị lác đồng tiền, xoa nhẹ trong 3 đến 5 phút cho dầu dừa ngấm sâu vào da. Giữ nguyên trong 15 đến 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Cách trị lác đồng tiền bằng củ riềng: Cắt một miếng riềng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ rồi giã nát. Đắp riềng lên vùng da bị lác đồng tiền, dùng vải băng cố định lại trong khoảng 1 giờ thì tháo ra, không cần rửa lại với nước.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên, Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bản địa : “ Các cách trị bệnh lác đồng xu tiền tại nhà chỉ là giải pháp truyền miệng, chưa qua kiểm chứng bằng nghiên cứu và điều tra khoa học hoặc thử nghiệm lâm sàng nên người bệnh cần rất là xem xét khi vận dụng. Bên cạnh đó, việc bôi đắp tùy tiện lên vùng da bị lác đồng xu tiền rất dễ dẫn tới thực trạng bội nhiễm, khiến tổn thương lan rộng và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín và điều trị bằng chiêu thức chính thống để đẩy lùi bệnh hiệu suất cao, bảo đảm an toàn. ”

Cách trị lác đồng tiền bằng Đông y: An toàn, hiệu quả cao, hạn chế tái phát

Khác với chiêu thức Tây y, Đông y chú trọng vào điều trị căn nguyên gây bệnh lác đồng xu tiền từ bên trong khung hình, từ đó làm thuyên giảm triệu chứng bệnh bên ngoài và duy trì hiệu suất cao lâu dài hơn, phòng tránh tái phát .Đông y xếp bệnh lác đồng xu tiền vào nhóm bệnh viêm da, nguyên do chính do công dụng của những tạng can, thận suy yếu, khiến khung hình giải độc kém. Khi bị những yếu tố ngoại tà xâm nhập dễ dẫn tới viêm nhiễm gây ra bệnh .Do đó, để điều trị hiệu suất cao bệnh lác đồng xu tiền, Đông y đi sâu vào giải độc khung hình, tiêu viêm, tán ứ, bồi bổ tạng can, thận nhằm mục đích tăng cường công suất đào thải độc tố, giúp tăng sức đề kháng và thể trạng để chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài .Bài thuốc thảo mộc đặc trị bệnh lác đồng tiền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bản địa tuân thủ khắt khe chính sách điều trị bệnh của Đông y. Với sự phối hợp tuyệt đối của bộ 3 chế phẩm gồm có : Tinh chất uống Giải độc hoàn, Tinh chất uống Bình can hoàn và thảo mộc bôi ngoài, bài thuốc mang đến giải pháp tổng lực cho bệnh nhân lác đồng xu tiền .

Tinh chất uống Giải độc hoàn: Với các vị thuốc như kim ngân cành, bồ công anh, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tang bạch bì… hoạt động như một loại kháng sinh Đông y, giúp chống viêm, giải độc, đồng thời thanh nhiệt, mát gan, điều hòa nội tiết cơ thể.

Tinh chất uống Bình can hoàn: Với các vị thuốc như xuyên khung, diệp hạ châu, cúc tần, phòng phong, ngải cứu, xích đồng, hồng hoa mang đến tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm đau rát do lác đồng tiền gây ra.

Thảo mộc bôi ngoài: Giúp làm sạch, sát khuẩn vùng tổn thương, ngăn không cho lác đồng tiền lan rộng, đồng thời làm lành vùng thương tổn và kích thích tái tạo làn da mới.

Bài thuốc thảo mộc đặc trị lác đồng tiền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bản địa mang đến những ưu điểm tiêu biểu vượt trội như :

Được nghiên cứu chuyên sâu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền, đã qua thử nghiệm lâm sàng đảm bảo về hiệu quả và an toàn.

Thành phần bài thuốc 100% thảo dược tự nhiên lành tính, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Bài thuốc không chứa corticoid, không pha trộn tân dược nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ.

Bài thuốc đặc trị bệnh tận gốc, loại trừ căn nguyên gây bệnh nên cho hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát trở lại.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lác đồng tiền

Một trong những cách điều trị lác đồng tiền hiệu quả nhất là bệnh nhân nên có kế hoạch phòng ngừa trước đó. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như phong cách sống sẽ giúp người bệnh phòng tránh và ngăn ngừa lác đồng tiền quay trở lại. Cụ thể,

Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày bằng sản phẩm có tính sát khuẩn

Không dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo, đồ lót với người bị nhiễm bệnh lác đồng tiền

Quần áo, chăn mền và bao gối nên được vệ sinh hàng tuần. Tốt nhất nên khử trùng những vật dụng này bằng cách luộc nước sôi ở 100 độ C trong vòng 15 phút rồi sau đó rắc bột chống nấm.

Tuyệt đối không làm việc ở những nơi bị ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi

Lựa chọn những bộ quần áo có chất liệu thấm hút. Đặc biệt, không nên mặc đồ lót quá bó sát

Không gãi ngứa để hạn chế tình trạng vi nấm lan rộng và gây viêm nhiễm

Hạn chế hoặc tránh sử dụng nhà tắm nơi công cộng

Để ngăn ngừa nấm da chân, bệnh nhân nên mang với chất liệu cotton và giày đế mềm có lỗ thông hơi để giữ chân luôn ráo

Bệnh lác đồng tiền không khó điều trị nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời, thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi bệnh tình và gia giảm thuốc điều trị phù hợp.

Hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Thuốc dân tộc bản địa để được những bác sĩ hàng đầu tư vấn trực tiếp về thực trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu suất cao nhất .

tin tức hữu dụng cho bạn :

‘Triệu Chứng Covid Ngày Càng Giống Cảm Cúm’

Hôm 18/4, anh Hùng nghĩ mình bị cảm do đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng và sốt nhẹ, đến phòng khám ở quận Cầu Giấy. Năm ngoái, cũng thời điểm này, anh mắc Covid-19 lần đầu, sốt cao, đau nhức toàn thân, mất khứu giác, vị giác. Lần này, kết quả xét nghiệm nhanh anh dương tính với Covid. Bác sĩ kê đơn thuốc giảm triệu chứng, khuyên về nhà nghỉ ngơi, cách ly với gia đình. “Tôi đã chuẩn bị tâm lý kỹ hơn, bình tĩnh, bị Covid thì cách ly sớm khỏi con nhỏ và bố mẹ già để khỏi lây”, anh cho biết.

Còn chị Hoa, 35 tuổi, ở Hà Đông, bị sốt, ho, đau họng mấy ngày nay, nghĩ chỉ cảm cúm thông thường do thay đổi thời tiết. Một ngày sau, chồng chị triệu chứng tương tự. Cả hai không mất mùi vị hay sốt rét giống như lần mắc trước. Chị mua que về test, lên hai vạch, tự cách ly tại nhà. “Khác với một năm trước, giờ mắc Covid cảm thấy nhẹ nhàng hơn, như cảm cúm thông thường”, chị nói.

Một bác sĩ không muốn nêu tên, phụ trách phòng khám tai mũi họng ở phường Phú Thượng, Tây Hồ, cho biết số lượng bệnh nhân đến khám gấp 3-4 lần so với tháng trước, trong đó nhiều người mắc Covid. Hầu hết người bệnh có biểu hiện ngứa họng, ớn lạnh, sốt nhẹ, đau đầu giống với cảm lạnh và cúm thường. “Triệu chứng Covid ngày càng giống cảm cúm, chỉ test nhanh mới có thể xác định chính xác bệnh nhân nhiễm nCoV hay cảm”, ông nói.

Đồng nhận định này, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đợt này đa số bệnh nhân bị sốt, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và nặng hơn ở nhóm người già, có bệnh nền. Một số trường hợp ho khan dai dẳng 5-7 ngày, đi khám test nhanh kết quả dương tính.

“Do đó, không thể phân biệt giữa cúm và Covid-19 nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Chỉ khi xét nghiệm bằng test nhanh hoặc PCR, bác sĩ mới biết chính xác chủng virus mắc phải, từ đó có phác đồ điều trị đúng và kịp thời”, bác sĩ Phúc nói.

Tuy nhiên, nếu xét nghiệm quá sớm có thể dẫn đến âm tính giả. Các chuyên gia khuyến cáo nên test nhanh lần hai sau 24 đến 48 giờ. Có thể đồng thời vừa test nhanh, vừa xét nghiệm PCR bằng cách gọi dịch vụ xét nghiệm tại nhà hoặc đến cơ sở y tế.

Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, ngày 15/4. Ảnh: Lê Nga

Làm thế nào nhận biết triệu chứng Covid

Theo các bác sĩ, việc xác định bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng, do các biến chủng Omicron hiện nay có đặc trưng lây lan nhanh. Người biết mình mắc bệnh có thể cách ly kịp thời, tránh lây truyền virus sang nhóm dễ bị tổn thương. Nhóm dễ bị chuyển nặng do mắc Covid-19 như người già, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, nếu được chẩn đoán sớm, dùng thuốc kháng virus trong 1-3 ngày đầu sẽ hạn chế nguy cơ diễn tiến nặng, tử vong.

Bác sĩ ở phòng khám phường Phú Thượng chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng của ông là phân biệt Covid với bệnh hô hấp khác bằng cách theo dõi các triệu chứng tăng nhanh như thế nào. Ví dụ, nếu mắc cúm, dấu hiệu bệnh xuất hiện thường chỉ một ngày sau tiếp xúc với người bệnh, và có thể cảm nhận đau nhức toàn cơ thể. Còn các triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ hơn, xuất hiện sau 2-3 ngày tiếp xúc nguồn lây. Covid thường có thời gian ủ bệnh lâu hơn, trung bình 5 ngày mới xuất hiện triệu chứng, nhưng với các biến chủng mới thì chỉ ngay sau 1-3 ngày. Các biểu hiện sẽ phát triển dần, từ sụt sịt, ngứa họng, mệt mỏi đến đau đầu và sốt vào ngày tiếp theo.

Một dấu hiệu đặc trưng khác là sốt. Ở người bệnh cúm, sốt có thể lên tới 39 độ C, trong khi người nhiễm nCoV không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. “Đặc biệt, nhiều người lớn đến khám Covid hai tuần gần đây, hầu như không có biểu hiện sốt”, bác sĩ này ghi nhận.

Ông cũng chia sẻ, trước đây, bệnh nhân Covid-19 thường bị mất khứu giác và vị giác. Một số người lớn tuổi bị sương mù não – tình trạng thiếu máu não và rối loạn hệ thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến suy nghĩ và trí nhớ – trong khi những người khác phát ban, rụng tóc hoặc phồng rộp ở ngón chân. Đây là cách dễ dàng nhất để phân biệt giữa Covid và cúm. Thế nhưng khi chủng mới lây lan, triệu chứng này giảm dần, do đó hiện rất khó phân biệt cúm và Covid.

Các chuyên gia cho rằng dù Covid-19 và cúm thì đều gây các triệu chứng hô hấp nhẹ, bệnh nhân có thể tự chăm sóc hồi phục ở nhà. Một số ít trường hợp có thể dẫn đến biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim, suy đa cơ quan, viêm tim, não hoặc mô cơ, thậm chí tử vong. Do đó, người dân không nên chủ quan, lơ là bệnh.

Advertisement

Ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khuyến cáo khi nghi ngờ mắc Covid, người bệnh cần chủ động cách ly và điều trị theo khuyến cáo. Người già, có bệnh nền cần theo dõi chặt chẽ, nhập viện khi có biến chứng để được chăm sóc y tế kịp thời.

Hơn một tuần qua, số ca Covid-19 cả nước tăng trở lại, Hà Nội và TP HCM đều ghi nhận xuất hiện biến chủng mới có đặc tính lây lan nhanh nhưng không làm tăng ca nặng. Phần lớn bệnh nhân Covid đợt này có triệu chứng nhẹ, tương tự các triệu chứng trước đây như ho, sốt, mệt mỏi, đau cơ thể, được theo dõi điều trị tại nhà. Hà Nội là địa phương có số ca nhiễm cao nhất, trung bình hơn 90 trường hợp mắc mới mỗi ngày. Số người cần chăm sóc y tế chủ yếu là nhóm cao tuổi, có bệnh lý nền, trẻ em chiếm 2-6%.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân duy trì biện pháp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm vaccine để phòng bệnh.

Minh An

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Triệu Chứng Tiền Kinh Nguyệt: Nhận Diện Bất Thường Và Cách Làm Giảm Triệu Chứng. trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!