Xu Hướng 9/2023 # Soạn Bài Một Số Thể Loại Văn Học: Thơ, Truyện Soạn Văn 11 Tập 1 Tuần 13 (Trang 133) # Top 11 Xem Nhiều | Bgxq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Soạn Bài Một Số Thể Loại Văn Học: Thơ, Truyện Soạn Văn 11 Tập 1 Tuần 13 (Trang 133) # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Một Số Thể Loại Văn Học: Thơ, Truyện Soạn Văn 11 Tập 1 Tuần 13 (Trang 133) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Tài liệu sẽ dành cho các bạn học sinh lớp 11. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

1. Khái lược về thơ

– Thơ là một thể loại văn học vó phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình.

– Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện:

Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời)

Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)

Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài…)

– Phân loại thơ theo cách tổ chức:

Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước)

Thơ tự do (không theo luật)

Thơ văn xuôi (câu thơ gần như văn xuôi)

2. Yêu cầu về đọc thơ

– Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.

– Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…

– Từ những câu thơ đẹp, ý thơ hay, lời thơ lạ, hình tượng thơ… nhìn lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.

1. Khái lược về truyện

– Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện (trần thuật) nào đó.

– Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật.

– Truyện có nhiều thể loại khác nhau:

Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.

Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài…

2. Yêu cầu về đọc truyện

– Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận nội dung, ý nghĩa của truyện.

– Phân tích diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động và kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể.

– Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.

– Xác định giá trị của truyện.

Câu 1. Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?

Loại: là phương thức tồn tại chung

Thể: là sự hiện thực hóa của loại.

Câu 2. Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.

– Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện:

Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời)

Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)

Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài…)

– Phân loại thơ theo cách tổ chức:

Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước)

Thơ tự do (không theo luật)

Thơ văn xuôi (câu thơ gần như văn xuôi)

– Yêu cầu về đọc thơ

Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.

Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…

Từ những câu thơ đẹp, ý thơ hay, lời thơ lạ, hình tượng thơ… nhìn lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.

Câu 3. Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện.

– Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật.

– Truyện có nhiều thể loại khác nhau:

Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.

Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài…

– Yêu cầu về đọc truyện

Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận nội dung, ý nghĩa của truyện.

Phân tích diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động và kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể.

Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.

Xác định giá trị của truyện.

Tham Khảo Thêm:

 

Tập làm văn lớp 5: Tả quả cam mà em yêu thích (Dàn ý + 9 mẫu) Tả một loại trái cây mà em yêu thích

Tổng kết:

– Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

– Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sau sa trong tâm hồn con người.

Câu 1. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?

– Nghệ thuật tả cảnh:

Mùa thu trong bài thơ mang những nét tiêu biểu cho mùa thu của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế.

Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy.

– Nghệ thuật tả tình: Những chuyển động của không gian góp phần diễn tả tâm trạng nhà thơ. Không gian tĩnh lặng, góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ. Đó chính là nỗi lòng của một con người luôn lo lắng cho đất nước.

– Cách sử dụng từ ngữ: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người.

Câu 2. Nhận xét cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

– Cốt truyện: Không có cốt truyện, toàn bộ câu chuyện kể về tâm trạng của Liên và An về cuộc sống và con người ở một phố huyện nghèo, sự háo hức khi chờ đợi chuyến tàu đêm.

– Nhân vật: Nhân vật của tâm trạng, xuất hiện theo mạch kể thời gian với những diễn biến nội tâm tinh tế.

– Lời kể: Giàu chất thơ nhằm thể hiện những diễn biến tâm trạng tinh tế, sâu sắc.

Câu 1. Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?

Loại: là phương thức tồn tại chung

Thể: là sự hiện thực hóa của loại.

Câu 2. Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.

– Đặc trưng của thơ:

Mang nội dung trữ tình

Có vần điệu, ngôn ngữ hàm súc

Hình ảnh giàu tính biểu tượng

– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện:

Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời)

Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)

Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài…)

– Phân loại thơ theo cách tổ chức:

Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước)

Thơ tự do (không theo luật)

Thơ văn xuôi (câu thơ gần như văn xuôi)

– Yêu cầu về đọc thơ

Tìm hiểu về tác giả, tập thơ, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.

Cảm nhận bài thơ qua hình ảnh, ngôn ngữ

Câu 3. Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện.

– Đặc trưng của truyện:

Phản ánh những vấn đề trong đời sống

Cốt truyện thường mang tính hư cấu

Nhân vật được khắc họa chi tiết qua nhiều phương diện

Không bị hạn chế bởi không gian và thời gian

Advertisement

Ngôn ngữ thường gần gũi với đời sống

– Truyện có nhiều thể loại khác nhau:

Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.

Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài…

– Yêu cầu về đọc truyện

Xác định về bối cảnh xã hội hoặc hoàn cảnh sáng tác…

Phân tích diễn biến cốt truyện

Phân tích nhân vật trong truyện

Giá trị, ý nghĩa của truyện

Câu 1. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?

– Nghệ thuật tả cảnh: Bức tranh thu mang nét đặc trưng của làng quê Việt Nam đồng bằng Bắc bộ hiện lên với sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc.

– Nghệ thuật tả tình: Chuyển động của không gian góp phần diễn tả tâm trạng nhà thơ. Không gian tĩnh lặng diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh.

– Cách sử dụng từ ngữ: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng và sử dụng các biện pháp tu từ.

Câu 2. Nhận xét cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Cốt truyện: Không có cốt truyện, chỉ là diễn biến tâm trạng của Liên và An.

Nhân vật: Khai thác nội tâm nhân vật với những diễn biến tinh tế, cảm xúc.

Lời kể: Giàu chất thơ, giọng điệu tâm tình và giàu cảm xúc.

Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí (Tiếp Theo) Soạn Văn 11 Tập 1 Tuần 13 (Trang 143)

Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được giới thiệu ngay sau đây.

1. Các phương tiện diễn đạt

a. Về từ vựng

– Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng đặc trưng.

– Ví dụ: Bản tin thường dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian…

b. Về ngữ pháp

Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.

c. Về các biện pháp tu từ

Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo chí sử dụng không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, song song phối hợp câu ngắn với câu dài… Những biện pháp tu từ này nhằm vào việc diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

a. Tính thông tin thời sự

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác, nhất là những thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện…

b. Tính ngắn gọn

c. Tính sinh động hấp dẫn

Không phải thể loại nào cũng sinh động, hấp dẫn nhưng muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của họ.

Tổng kết: Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn. Các đặc trưng đó được thê rhienej ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.

Tham Khảo Thêm:

 

Đánh giá trường THPT Mường Bú – Sơn La có Tốt Không 

3. Luyện tập

Câu 1. Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện qua bản tin sau:

– Tính thông tin thời sự:

Sự kiện diễn ra: Tỉnh An Giang đón nhận Quyết định của Bộ Văn hoá –Thông tin.

Thời gian cụ thể: 3 – 2 – 2004

Địa điểm: tỉnh An Giang.

– Tính ngắn gọn: Bản tin chỉ gồm có bốn câu văn ngắn gọn.

– Tính hấp dẫn: Đưa ra danh sách danh lam thắng cảnh, các hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở để thu hút sự tò mò, hứng thú tìm hiểu của người đọc.

Câu 2. Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (một vấn đề hay một hiện tượng mà dư luận quan tâm, ví dụ: môi trường sống, nạn cờ bạc, hủ tục mê tín ở địa phương)

Gợi ý:

Hiện nay, con người đang phải đối mặt với một vấn đề có tính cấp bách. Ô nhiễm môi trường. Bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến cho tầng ôzon. Khi không khí bị ô nhiễm sẽ ra mưa a-xít làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa. Trái đất cũng ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão, và sóng thần. Rác thải nhựa, ni-lông khó phân hủy sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống. Những hình thức thời tiết cực đoan như: mưa đá, sương muối, băng tuyết diễn ra ngày càng nhiều. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người… Bởi vậy, con người cần phải có những biện pháp đúng đắn để bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Advertisement

Soạn Bài Việt Bắc (Phần 1: Tác Giả) Soạn Văn 12 Tập 1 Tuần 8 (Trang 94)

Soạn bài Việt Bắc Phần 1

Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

I. Vài nét về tiểu sử

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Thân sinh là một nhà nho nghèo, bà mẹ cũng là con một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.

– Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

– Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

– Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.

– Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.

– Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

– Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

II. Đường cách mạng, đường thơ

– Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam.

– Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.

– Các chặng đường thơ:

Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.

Việt Bắc (1947 – 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.

Gió lộng (1955 – 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.

Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.

Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…

III. Phong cách thơ Tố Hữu

1. Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

– Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).

– Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)…

2. Về nghệ thuật, trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.

– Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Khi con tú hú, Việt Bắc, Bầm ơi…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!…

– Ngôn ngữ: không chỉ chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

Tham Khảo Thêm:

 

Tiếng Anh 6 Unit 1: A Closer Look 1 Soạn Anh 6 trang 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tổng kết: Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc. Với những tác phẩm giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc, Tố Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca cách mạng Việt Nam.

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

– Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

– Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

– Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.

– Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.

– Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

– Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 2. Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.

Việt Bắc (1947 – 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.

Gió lộng (1955 – 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.

Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.

Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…

Câu 3. Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị.

– Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sàn (Em bé Triều Tiên).

– Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)…

Câu 4. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

– Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Khi con tú hú, Việt Bắc, Bầm ơi…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!…

– Ngôn ngữ: không chỉ chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

II. Luyện tập

Câu 1. Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Phân tích một đoạn trong bài thơ đó.

Gợi ý:

Một số bài thơ như: Lượm, Khi con tu hú, Từ ấy…

Câu 2. Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Cẩn hiểu nhận xét đó như thế nào?

Gợi ý:

– Giải thích ý kiến: Ý kiến của Xuân Diệu khẳng định thơ Tố Hữu giàu chất trữ tình chính trị.

Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).

Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)…

Những vấn đề lớn lao của đời sống đã được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính tâm tình tự nhiên, đằm thắm và chân thành. Nhà thơ đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, với nghĩa tình cách mạng cho nên thường hướng về đồng bào đồng chí mà tâm sự.

So sánh với một số nhà thơ khác khi sáng tác thơ cách mạng.

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.

Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2002; tên thật là Nguyễn Kim Thành. Năm mười hai tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng. Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên. Tháng 3 năm 1942, ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động. Cách mạng tháng Tám 1945, Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ. Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 2. Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Từ ấy (1937 – 1946): Chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng. Tập thơ chia làm ba phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.

Việt Bắc (1947 – 1954): Tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.

Gió lộng (1955 – 1961): Dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao. Hướng về quá khứ để thấm thía nỗi đau khổ của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường, từ đó ghi sâu ân tình của cách mạng.

Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.

Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): Hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…

Câu 3. Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị.

– Hồn thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sàn (Em bé Triều Tiên).

– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)…

Câu 4. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

– Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

– Ngôn ngữ: Sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt (sử dụng tài tình từ láy, thanh điệu, vần thơ).

II. Luyện tập

Câu 1. Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Phân tích một đoạn trong bài thơ đó.

Gợi ý:

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hồn nhiên nhưng rất dũng cảm.

Lượm là một cậu bé vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Cậu xuất hiện trong bài thơ với dáng người bé nhỏ bé. Cùng với đó là chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó:

Các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” “’thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.

Advertisement

Không chỉ vậy, sự hồn nhiên đó còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:

Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, “má đỏ”… một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.

Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lượm còn là một cậu bé có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao. Sự dũng cảm đó được thể hiện qua việc không sợ nguy hiểm:

Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Chính vì vậy, cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

Một mình giữa cánh đồng quê vắng vẻ nhưng cậu bé vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Điều đó cho thấy sự dũng cảm phi thường của một Lượm. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn”:

Giọng thơ đến đây trở nên nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

Đây có lẽ là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng… Tất cả giang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ.

Tóm lại, qua bài thơ “Lượm”, Tố Hữu đã khắc họa được hình ảnh chú bé liên lạc một cách vô cùng chân thực.

Câu 2. Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Cẩn hiểu nhận xét đó như thế nào?

Gợi ý:

Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Có thể thấy rằng, ý kiến của Xuân Diệu nhằm khẳng định thơ Tố Hữu giàu chất trữ tình chính trị. Trước tiên, thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên)… Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)… Những vấn đề lớn lao của đời sống đã được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính tâm tình tự nhiên, đằm thắm và chân thành. Nhà thơ đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, với nghĩa tình cách mạng cho nên thường hướng về đồng bào đồng chí mà tâm sự. Như vậy, ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn về phong cách thơ của Tố Hữu.

Soạn Bài Luyện Nói Nghị Luận Về Một Đoạn Thơ, Bài Thơ Soạn Văn 9 Tập 2 Bài 27 (Trang 112)

Soạn bài Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ I. Chuẩn bị ở nhà

1. Các kiến thức cần nắm vững

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).

Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

Kết luận: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của tác phẩm.

2. Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Gợi ý:

I. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt và ý nghĩa sưởi ấm tình người, sưởi ấm tình bà cháu và đặc biệt là sưởi ấm một đời ở trong bài.

II. Thân bài

1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà

– Hình ảnh bếp lửa gợi sự hy sinh, vất vả của người bà: “chờn vờn sương sớm”, “ấp iu nồng đượm” mang cảm giác về một ngọn lửa bập bùng ẩn hiện trong làn sương sớm bởi đôi tay khéo léo, tấm lòng ấm áp của người bà.

– Điệp ngữ “một bếp lửa”: nhấn mạnh vào hình ảnh trung tâm của bài thơ, khơi gợi nguồn cảm xúc cho tác giả nhớ về bà.

– Chữ “thương”: bộc lộ một tình cảm quý mến, yêu thương của người cháu với những sự hy sinh, tần tảo của bà.

2. Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn với hình ảnh bếp lửa

Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ:

– Bếp lửa gắn với một thời kỳ khó khăn của dân tộc:

Khi cháu lên bốn tuổi: đã quá quen thuộc với mùi khói bếp, nhớ đến cái năm “đói mòn đói mỏi”, hình ảnh “khô rạc ngựa gầy”.

Những năm tháng đói khổ mà khi nhớ về lại cảm thấy xót xa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/Nghĩ đến giờ sống mũi còn cay”.

– Bếp lửa gắn với những năm tháng sống cùng bà:

Tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng xa gợi nhớ về những câu chuyện bà kể.

Cuộc sống sinh hoạt thường nhật hàng: bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

– Bếp lửa còn gắn tình cảm của cháu: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”, đó là ngọn lửa của tình yêu thương tha thiết dành cho bà.

– Ngọn lửa bà nhen: chứa đựng những hy vọng, niềm tin của bà truyền cho cháu.

3. Suy ngẫm về cuộc đời người bà

– Cuộc đời bà cũng giống như biết bao người phụ nữ Việt Nam: “lận đận nắng mưa”, tần tảo và vất vả lo cho con cháu suốt đời.

– Điệp từ “nhóm” kết hợp với một loạt hình ảnh:

“bếp lửa ấp iu nồng đượm”: tình cảm ấm áp của bà.

“niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”: bà dạy cháu biết yêu thương

“nồi xôi gạo mới sẻ chia chung vui”: bà dạy cháu biết chia sẻ

“những tâm tình tuổi nhỏ”: góp phần bồi đắp tâm hồn cháu.

– Câu thơ cuối như một tiếng reo: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”, chỉ với “bếp lửa” thôi mà làm nên biết bao điều kỳ diệu, đó chính là nhờ có đôi bàn tay của bà.

4. Thực tại cuộc sống của người cháu

– Người cháu khi trưởng thành: được đi đến nhiều nơi, chứng kiến hình ảnh “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà” với niềm vui, say mê về cuộc sống hiện đại.

– Nhưng vẫn không quên đi những kỉ niệm khó khăn bên người bà với “bếp lửa” chứa chan tình cảm vô bờ của bà.

– Câu hỏi “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: như một lời nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ những năm tháng được sống bên bà.

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề “bếp lửa sưởi ấm một đời” con người.

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

“Bếp lửa” là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt là đến với ba khổ thơ cuối cùng, Bằng Việt đã thể hiện được những suy nghĩ về cuộc đời của bà, cũng như nỗi nhớ dành cho bà.

Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Khi xuất bản, bài thơ được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa” (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “bếp lửa” đã chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Qua đó gửi gắm nhiều suy tư sâu sắc về tình cảm bà cháu – một tình cảm gia đình cũng rất đỗi thiêng liêng:

Khi nhớ về bà, người cháu sẽ nhớ đến những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Mà hình ảnh bếp lửa đã trở nên quá gắn bó. Nhưng ở đây, tác giả không dùng “bếp lửa” mà lại dùng “ngọn lửa” nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật. “Ngọn lửa” chính là hình ảnh biến thể của “bếp lửa”. Khi sử dụng hình ảnh “ngọn lửa” sẽ có tính khái quát cao hơn. “Ngọn lửa” sẽ mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu thương của bà, là kết tinh của niềm tin mà bà truyền cho đứa cháu. Câu thơ “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn” khẳng định rằng bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ nối tiếp. Không chỉ vậy, bà còn đem đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” nghĩa là đem đến niềm tin, hy vọng về tương lai.

Người bà trong bài thơ, suốt cả một cuộc đời đã làm việc vất vả vì con, vì cháu. Điệp từ “nhóm” kết hợp với hình ảnh “bếp lửa ấp iu nồng đượm”, “niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi” – đó là bài học về lòng yêu thương, đồng cảm mà bà đã dạy cho cháu. Không chỉ vậy, bà còn nhóm “nồi xôi gạo mới sẻ chia chung vui” – đó là sự sẻ chia mà bà đã giúp cháu nhận ra. Cuối cùng, bà còn giúp nhóm dậy “những tâm tình tuổi nhỏ” – bà đã giúp cháu trở nên trưởng thành trong nếp nghĩ, nếp sống. Câu thơ “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” giống như là một tiếng reo vui. Cháu đã phát hiện ra một điều thật kỳ lạ mà thú vị. Đó là bếp lửa bao nhiêu năm vẫn luôn hiện hữu trong trí nhớ của cháu, với những kỉ niệm thiêng liêng nhất.

Ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, cháu nhớ về bếp lửa, nhớ về bà để rồi bộc lộ nỗi niềm chân thành mà sâu sắc. Dù khi lớn lên, cháu có thể tự mình đi đến nhiều nơi. Cháu được chứng kiến rất nhiều sản phẩm của văn minh đó là “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà” – sự say mê, vui thích của cuộc sống hiện đại. Nhưng cháu vẫn sẽ không quên đi những kỉ niệm về một năm tháng tuổi thơ khó khăn mà ấm áp bên người bà yêu dấu. Câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” gửi gắm một niềm tin dai dẳng về tương lai phía trước. Cháu hy vọng về tương lai – sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng tình cảm của cháu thì vẫn không hề thay đổi.

Bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà cũng như tình bà cháu. Đồng thời tác giả còn thể hiện lòng kính, yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, gia đình, đất nước.

Câu 2. Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ yêu nước nổi tiếng của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Không chỉ vậy, ông còn được biết đến với tư cách là một nhà thơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã thể hiện được tư thế hiên ngang của người chí sĩ cách mạng trước hoàn cảnh chốn lao tù vẫn lạc quan quyết không “sờn lòng đổi chí”.

Vào năm 1908, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Tháng 6 năm 1910, ông được tha do có sự can thiệp của Hội nhân quyền (Pháp). Bài thơ được sáng tác khi ông đang cùng những người tù khác lao động khổ sai tại nhà tù ở Côn Đảo (Côn Lôn).

Những câu thơ đầu tiên gợi ra hình ảnh người tù cách mạng với tư thế hiên ngang:

Tác giả đã cho người đọc thấy được một hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt nơi Côn Đảo – chỉ có núi non hiểm trở, biển cả mênh mông. Nhưng trước hoàn cảnh đó, người tù vẫn giữ được tư thế vững vàng của một đấng nam nhi. Hình ảnh người chí sĩ cách mạng đầu đội trời, chân đạp đất – lừng lẫy, oai phong hiện ra trước mắt người đọc thật đẹp đẽ. Giữa hoàn cảnh sống như vậy, họ phải lao động khổ sai với công việc đập đá. Một công việc mà mới chỉ nghe tên thôi đã thấy được sự nặng nhọc. Công cụ lao động là “búa” và “tay”, cùng với hành động đầy quyết liệt “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn” – quả là một sức mạnh phi thường.

Advertisement

Tiếp đến, hình ảnh người tù cách mạng hiện lên với ý chí dẻo dai, bền bỉ và kiên cường:

Cụm từ “tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài, còn “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, cho mọi nhục hình, đày đọa. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chí sĩ “bao quản” chí khí. Cùng với đó, hình ảnh “thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi. có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Đó chính là cốt cách của những bậc trượng phu trong thời xưa. Trong gian khổ, ý chí của người tù cách mạng hiện lên càng đẹp đẽ, sáng ngời.

Hai câu cuối cùng vang lên như một lời thề với non sông, đất nước:

Ở đây, Phan Châu Trinh đã mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Đối với họ, dù “có lỡ bước” – có gặp khó khăn, có chịu thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính việc “con con” ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Cùng với đó là niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong tương lai.

Như vậy, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã khắc họa hình tượng lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

Soạn Bài Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền Soạn Văn 11 Tập 2 Tuần 28 (Trang 75)

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

I. Tác giả

– Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.

– Thời thơ ấu, Huy-gô đã phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do cha mẹ có mâu thuẫn.

– Với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là “thần đồng”, Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như ấn tượng mãnh liệt từ hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác.

– Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, sự nghiệp sáng tác của Huy-gô đều gắn với thế kỉ XIX – một thế kỉ đầy bão tố cách mạng.

– Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

– Một số tác phẩm của ông:

Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874)…

Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)…

– Năm 1985, vào dịp một trăm năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỷ niệm Huy-gô – Danh nhân văn hóa của nhân loại.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông” của Huy-gô. Tác phẩm được chia làm năm phần:

Phần 1: Phăng-tin

Phần 2: Cô-dét

Phần 3: Ma-ri-uýt

Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni

Phần 5: Giăng Van-giăng.

– Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

Phần 1. Từ đầu đến “Chị rùng mình”: Khi Giăng Van-giăng vẫn còn uy quyền của một thị trưởng.

Phần 2. Tiếp theo đến “Phăng-tin đã tắt thở”: Thân phận của Giăng Van-giăng bị lộ.

Phần 3. Còn lại: Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền.

3. Tóm tắt

Phăng tin bị Gia-ve bắt, nhưng nhờ có Giăng Van-giăng – lúc này vẫn là thị trưởng Man-đơ-len cứu, chị thoát nạn và được đưa vào bệnh xá. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng đã quyết định tự thú. Bởi vậy, ông đã đến từ giã Phăng-tin trong khi chị chưa biết gì về sự thật này. Giăng Van-giăng phải hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng hắn không cho ông cơ hội. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ. Ông đến gặp Phăng-tin lần cuối rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói “Giờ thì tôi thuộc về anh”.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhân vật Gia-ve

* Nghề nghiệp: là một viên cảnh sát – đại diện cho công lý.

* Ngoại hình:

– Khuôn mặt: “bộ mặt gớm ghiếc”, đáng sợ đến mức khiến Phăng-tin chỉ mới nhác trông thấy đã như “chết lịm đi”…

– Giọng nói: lạnh lùng, cộc lốc với tiếng thét “Mau lên!”, “man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà lá tiếng thú gầm”.

– Ánh mắt giống như “cái móc sắt”, “từng quen kéo giật về phía hắn bao nhiêu kẻ khốn khổ”.

– Nụ cười “ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

* Thái độ:

– Lạnh lùng, tàn nhẫn trước nỗi khổ của Phăng-tin.

– Không cảm thấy xót thương cho cái chết của người đàn bà tội nghiệp.

2. Nhân vật Man-đơ-len (Giăng Van-giăng)

* Đối với Gia-ve:

– Trước khi Phăng-tin chết: nhẹ nhàng, nhún nhường, ngôn ngữ nói chuyện tinh tế hòng che giấu sự thật về Cô-dét, về mình để Phăng-tin có cơ hội sống.

– Sau cái chết của Phăng-tin: thay đổi, khôi phục lại uy quyền với ngôn ngữ lạnh lùng và dứt khoát, kết tội Gia-ve “Anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó”, sẵn sàng chiến đấu để có thể từ biệt Phăng-tin bằng phong thái mạnh mẽ, lạnh lùng khiến Gia-ve run sợ.

* Đối với Phăng-tin:

– Trước lúc cô chết: đã làm tất cả, kể cả việc hạ mình trước tên mật thám Gia-ve chỉ để níu giữ niềm tin và sự sống cho Phăng-tin.

– Sau khi Phăng-tin qua đời: chống đối lại Gia-ve chỉ để ở lại mấy phút từ biệt cô, người đàn ông ấy dịu dàng dùng tình thương, lòng nhân ái vô hạn để ngắm nhìn người phụ nữ bất hạnh, thì thầm với cô những lời cuối cùng với nỗi xót thương vô hạn.

Tổng kết: 

– Nội dung: Qua câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô muốn gửi tới bạn đọc thông điệp rằng trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

– Nghệ thuật: xây dựng nhân vật đối lập, khắc họa nội tâm nhân vật…

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

Phân tích nghệ thuật đối lập:

* Trước khi Phăng-tin chết:

– Giăng Van-giăng: thái độ nhẹ nhàng và nhún nhường, hành động điềm tĩnh.

– Gia- ve:

Với Giăng Van-giăng: hành động thô lỗ

Thái độ trước Phăng-tin: tàn nhẫn, vô lương tâm.

* Sau khi Phăng-tin chết:

– Giăng Van-giăng

Đối với Gia-ve: mạnh mẽ, quyết liệt.

Đối với Phăng-tin: nhẹ nhàng, thương xót

* Gia-ve: lạnh lùng, độc ác.

Ý nghĩa của biện pháp: với sự đối lập giữa hai nhân vật, nhà văn đã lí tưởng hóa hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng là hiện thân của một con người giàu lòng nhân ái.

Câu 2. Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ.

* Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là một con ác thú.

– Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi

Những tiếng thét “Mau lên!” như tiếng “thú gầm”.

Phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt.

Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.

– Dã tâm của loài thú: quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử.

* Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của một con người giàu lòng nhân ái.

Câu 3. Đoạn văn từ câu: “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể nó có tác dụng như thế nào?

– Đoạn văn là phát ngôn của nhà văn.

– Thuật ngữ văn học: trữ tình ngoại đề.

– Tác dụng: phản ánh rõ tư tưởng nhân văn cao cả của nhà văn.

Câu 4. Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

– Kết thúc: “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” thể hiện rõ đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp cái thánh thiện, thanh khiết.

II. Luyện tập

Câu 1. Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Trong tình thế tuyệt vọng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin có gì chứng tỏ một sức mạnh khác thường và sức mạnh ấy là gì?

Trong tình thế tuyệt vọng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin đã chứng tỏ một sức mạnh khác thường là nụ cười của Phăng-tin khi chết giúp cho câu chuyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo, thể hiện niềm tin vào sự yêu thương cũng như công bằng trong cuộc sống.

Câu 2. Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện?

– Thúc đẩy câu chuyện phát triển.

– Nhân vật dẫn đến sự khác biệt tính cách Giăng Văn- giang và Gia- ve.

Câu 3. Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?

Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian là: Tuyến nhân vật tốt – xấu, thiện – ác.

Câu 1. Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

Advertisement

– Nghệ thuật đối lập hai nhân vật:

Nhân vật Gia-ve: Lời lẽ cộc lộc, thô bỉ; Hành động ngang ngược, độc ác

Nhân vật Giăng Van-giăng: Lời lẽ thuyết phục, Hành động điềm tĩnh, thái độ nhún nhường…

– Ý nghĩa của biện pháp: N hà văn đã lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối, hiện thân của con người giàu đức hy sinh…

Câu 2. Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ.

– Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là một con ác thú:

Những tiếng thét “Mau lên!” như tiếng “thú gầm”.

Phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt.

Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.

– Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của một đấng cứu thế.

Câu 3. Đoạn văn từ câu: “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể nó có tác dụng như thế nào?

– Đoạn văn là phát ngôn của nhà văn.

– Thuật ngữ văn học: trữ tình ngoại đề.

– Tác dụng: Phương tiện để soi sáng nội dung, tư tưởng tác phẩm.

Câu 4. Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

– Kết thúc: “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” thể hiện rõ đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp cái thánh thiện, thanh khiết.

– Chi tiết Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường”.

Soạn Bài Ôn Tập Phần Tiếng Việt Soạn Văn 9 Tập 1 Bài 14 (Trang 190)

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt

Mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại

– Phương châm về lượng:

Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

– Phương châm về chất: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (vi phạm phương châm quan hệ).

– Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ (tránh vi phạm phương châm cách thức).

– Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).

2. Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

a. Cậu ta hỏi một đằng, Lan trả lời một nẻo.

b. Mời anh chị nốc cơm.

c. Tôi hỏi anh ta để tiền của tôi ở đâu. Nhưng anh ta cứ trả lời vòng vo Tam quốc.

1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.

– Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, tớ, cậu, anh chị, chúng tôi, chúng tớ, bọn mình…

– Cách dùng các từ ngữ đó:

Đối với người nói khi muốn xưng hô dùng các từ là tớ, tôi, mình… và gọi người nghe là cậu, bạn, anh, chị…

Nếu muốn dùng cho số nhiều thì có các từ chúng tớ, chúng mình…

Khi xưng hô, phải chú ý đến đối tượng để lựa chọn từ ngữ thích hợp.

2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa?

– Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” là khi xưng hô, khi nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.

– Ví dụ: Trong xã hội xưa, những người có địa vị cao thường được gọi một cách tôn kính (ngài, bệ hạ…), còn những người có địa vị thấp thường xưng hô khiêm nhường (thần, tiện dân…).

– Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

– Mỗi phương tiện xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao; môi quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng…

1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

– Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho người vời người cống sĩ ở huyện Sơn La đến để hỏi rằng khi quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp đáp lại rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vì vậy, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp: Từ cách xưng hô ngôi thứ nhất là “tôi” chuyển thành ngôi thứ ba “vua Quang Trung”, ngôi thứ hai “tiên sinh” chuyển thành ngôi thứ ba “Nguyễn Thiếp.

Câu 1.

Cho đoạn thơ sau:

(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)

Cho biết phương châm hội thoại bị vi phạm trong đoạn thơ. Việc vi phạm phương châm hội thoại đó có hợp lý không? Vì sao?

Gợi ý:

– Phương châm bị vi phạm: phương châm về chất (Mày viết thư chớ kể này, kể nọ/Cứ bảo nhà vẫn được bình yên).

– Việc vi phạm phương châm hội thoại đó có hợp lý.

– Lý do: Trong tình huống trên, người bố đang ở ngoài chiến trường gian khổ, chống lại kẻ thù tàn ác. Chính vì vậy, lời căn dặn của người bà xuất phát từ lòng yêu thương, không muốn con phải lo lắng về tình hình ở nhà mà an tân chiến đấu.

Câu 2. Chuyển lời trích dẫn sau thành lời dẫn gián tiếp:

Trong “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của dân tộc”, Đặng Thai Mai đã nhận xét: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. Tiếng Việt không chỉ là một thứ tiếng đẹp mà còn là một thứ tiếng hay. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Không chỉ vậy, từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt cũng đã dần hoàn thiện và phát triển hơn. Và sức sống của tiếng Việt dường như tồn tại bất diệt với thời gian.

Gợi ý: 

Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng người Việt Nam có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình. Tiếng Việt không chỉ là một thứ tiếng đẹp mà còn là một thứ tiếng hay. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Không chỉ vậy, từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt cũng đã dần hoàn thiện và phát triển hơn. Và sức sống của tiếng Việt dường như tồn tại bất diệt với thời gian.

Câu 3. Câu trả lời của nhân vật A Phủ trong đoạn trích sau vi phạm phương châm nào?

Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

– Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

– Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)

Gợi ý:

– Phương châm quan hệ.

– Câu trả lời của nhân vật A Phủ không đúng với câu hỏi của Pá Tra.

Gợi ý:

*

*

*

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại

– Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp. Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

– Phương châm về chất: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (vi phạm phương châm quan hệ).

– Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ (tránh vi phạm phương châm cách thức).

– Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).

2. Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

Gợi ý:

Vi phạm phương châm về chất: Từ nãy đến giờ, cậu ta cứ nói nhăng, nói cuội.

1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.

– Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt: tôi, mình, tớ, cậu, anh, chị, ông, bà, bố, mẹ, con, cháu, tao, mày, chúng tôi, bạn, chúng ta, các bạn…

– Cách dùng các từ ngữ đó:

Người nói dùng các từ là tớ, tôi, mình… và gọi người nghe là cậu, bạn, anh, chị…

Các từ dùng cho số nhiều: chúng tớ, chúng tôi, chúng mình…

Chú ý đến đối tượng để lựa chọn từ ngữ thích hợp.

2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa?

– Phương châm “xưng khiêm, hô tôn”: Xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.

Advertisement

– Ví dụ: Trong môi trường làm việc, người nhiều tuổi hơn (mới vào làm việc, chưa có kinh nghiệm) nhưng vẫn xưng em, gọi anh/chị.

Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô vì tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất đa dạng, mang sắc thái biểu cảm khác nhau: thân mật hay xã giao; môi quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng… Vậy nên nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sẽ dễ gây mất thiện cảm với người nghe.

1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

– Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho người với người cống sĩ ở huyện Sơn La đến để hỏi rằng khi quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp đáp lại rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vì vậy, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp: Từ ngôi thứ nhất là “tôi” chuyển thành ngôi thứ ba “vua Quang Trung”, ngôi thứ hai “tiên sinh” chuyển thành ngôi thứ ba “Nguyễn Thiếp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Một Số Thể Loại Văn Học: Thơ, Truyện Soạn Văn 11 Tập 1 Tuần 13 (Trang 133) trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!