Xu Hướng 9/2023 # Thiếu Máu Khi Mang Thai: Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu # Top 14 Xem Nhiều | Bgxq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thiếu Máu Khi Mang Thai: Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thiếu Máu Khi Mang Thai: Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi khi mang thai.

Nhiều bà bầu thiếu máu khi mang thai có lượng sắt khá thấp vì trước đó họ bị mất sắt thông qua chu kì kinh nguyệt hằng tháng. Thật ra, việc phụ nữ trẻ thiếu sắt rất thường gặp nhất là những người có kinh nhiều và họ thậm chí chẳng nhận biết được họ đang thiếu sắt. Bạn sẽ không có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng thai kì nên đây là lúc để nguồn dự trữ sắt được bổ sung.

Thiếu máu khi mang thai xảy ra như thế nào?

Phòng ngừa thiếu máu dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh thiếu máu. Ngay cả khi chế độ ăn đầy đủ thì bà bầu vẫn có thể thiếu máu như thường. Do đó việc đến gặp bác sĩ khám thai định kì là rất cần thiết.

Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.

Các loại mất máu như dọa

sẩy thai

Dấu hiệu sẩy thai

Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.

Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.

Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.

Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.

Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.

Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.

Điều trị thiếu máu khi mang thai

Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. Bác sĩ cũng thường kê Ferrous Sulphate cho các bà bầu có nguy cơ thiếu máu.

Bổ sung axit folic. Có thể phối hợp với bổ sung sắt.

Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.

Bổ sung vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước chứ không dự trữ lâu trong cơ thể. Nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, bạn nên đảm bảo ngày nào cũng có thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn.

Tăng cường sắt qua chế độ ăn uống. Có 2 loại sắt: heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ và non-heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…

Nếu bà bầu có nồng độ sắt quá thấp, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc đôi khi phải truyền máu.

Nồng độ sắt sẽ trở về bình thường trong vòng vài tuần sau khi điều trị. Nếu không bạn sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân khác gây thiếu máu. Ngay cả sau sinh, bạn vẫn nên bổ sung chất sắt vì lúc sinh mất máu khá nhiều. Bạn nên làm lại xét nghiệm máu vào thời điểm 6 tuần sau sinh.

Sắt dạng viên uống có thể gây bón, khó chịu dạ dày và thay đổi màu phân thành xanh lá đậm hoặc đen. Bạn nên dùng chất xơ và uống thêm nước để tránh tác dụng phụ này.

Nhưng nếu bạn rất sợ kim chích?

Cách duy nhất để chẩn đoán thiếu sắt là xét nghiệm máu. Máu được lấy từ tĩnh mạch ở vùng phía trong khuỷu tay. Nếu bạn sợ bị lấy máu, bạn nên nói trước với bác sĩ hoặc điều dưỡng. Thoa gel gây tê, chườm nóng và uống nhiều nước sẽ giúp lấy máu dễ hơn. Bạn có thể yêu cầu điều dưỡng giàu kinh nghiệm lấy máu, điều này có thể giúp bạn yên tâm hơn. Bạn cũng có thể đi cùng chồng hoặc bạn thân để đỡ cảm thấy sợ.

Thiếu máu khi mang thai liệu có ảnh hưởng con bạn?

Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến người mẹ. Theo bản năng, tự nhiên bé sẽ biết cách lấy đủ chất sắt để tăng trưởng và phát triển não bộ. Điều đó cộng với việc thay đổi quá trình tiêu hóa nên dù bạn có ăn uống đầy đủ đi chăng nữa thì vẫn có khả năng bị thiếu máu. Bé lấy đủ sắt dự trữ cho vài tháng đầu tiên sau sinh nên sẽ không bị thiếu sắt trong giai đoạn này. Khi bé bắt đầu ăn các loại thức ăn đặc có chứa sắt như ngũ cốc, bé sẽ có thêm nguồn sắt bổ sung.

Ít khi bé bị thiếu sắt lúc sinh. Thực tế còn ngược lại, trẻ sơ sinh bị vàng da là do nỗ lực dự trữ sắt quá mức cần thiết gây nên. Vì trẻ cần có lượng lớn hồng cầu để lấy đủ oxi cần thiết mỗi khi oxi đi qua nhau thai. Mà một sản phẩm trong quá trình phân huỷ hồng cầu là mật lại gây vàng da và mắt tạm thời.

Thiếu máu khi mang thai nếu không điều trị có thể dẫn đến sinh non hoặc em bé có xu hướng nhẹ cân. Vì những yếu tố này, bà bầu thiếu máu có nhiều nguy cơ sinh non và em bé nhỏ con hơn so với tuổi thai.

Nếu được chẩn đoán thiếu máu, bạn đừng quá lo lắng. Điều trị và theo dõi tốt, nồng độ sắt trong máu sẽ về mức bình thường. Nếu nồng độ sắt quá thấp, thay đổi lối sống cũng giúp đưa nó về lại mức bình thường. Điều chỉnh giờ giấc làm việc, ngủ nghỉ, chế độ ăn đầy đủ sẽ tạo nên sự khác biệt rõ ràng.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies®nào!

Thiếu Máu Do Thiếu Sắt Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phòng Ngừa, Các Biến Chứng

Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Mặc dù tình trạng này có thể phổ biến, nhưng nhiều người không biết mình bị thiếu máu do thiếu sắt. Họ có thể gặp các triệu chứng trong nhiều năm mà không biết nguyên nhân thực sự.

Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi bạn bị giảm mức độ hemoglobin trong các tế bào hồng cầu

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin bên trong hồng cầu thấp hơn bình thường.Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi không có đủ lượng sắt trong cơ thể để tạo ra hemoglobin. Hemoglobin là một loại protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô, tế bào. Cơ thể bạn cần sắt để tạo ra hemoglobin. Khi không có đủ sắt sự trữ, lâu dài bạn sẽ thiếu máu.

Phụ nữ có thai, trẻ em, người nghiện rượu, người ít ăn thịt… là những đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Mất máu kéo dài là một trong các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt

Nguyên nhân chính của dạng thiếu máu này chính là do thiếu sắt. Thiếu sắt là sự sụt giảm về số lượng sắt được lưu trữ trong cơ thể, trong khi thiếu máu là sự sụt giảm số lượng của hồng cầu và/hoặc số lượng của hemoglobin trong hồng cầu .Giai đoạn thiếu sắt ban đầu thường thì các triệu chứng không rõ ràng. Nhưng thiếu sắt lâu dài sẽ chuyển qua giai đoạn thiếu máu do thiếu sắt.

Thường phải mất vài tuần sau khi lượng sắt dự trữ cạn kiệt, mức độ hemoglobin và sản xuất tế bào hồng cầu mới bị ảnh hưởng và thiếu máu mới phát triển lúc này mức độ hemoglobin máu và hồng cầu giảm dưới mức giới hạn bình thường.

Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt:

– Không bổ sung đủ sắt qua ăn uống: ít ăn thịt, nghiện rượu, ăn kiêng,…

– Mất máu: có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

– Tăng nhu cầu sắt: có thể góp phần vào sự thiếu sắt, lâu dài gây thiếu máu. Trẻ em đang phát triển, trẻ em gái tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú… đòi hỏi lượng sắt lớn, thì chất sắt trong chế độ ăn uống thường không cung cấp đủ.

– Giảm khả năng hấp thu sắt: có thể là kết quả của cắt dạ dày hoặc hội chứng kém hấp thu như là bệnh celiac, viêm loét dạ dày và giảm tiết dịch vị

– Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh: xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt

Lúc có những triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt là lúc cơ thể bạn thiếu sắt trầm trọng

Các dấu hiệu phổ biến chung của bệnh thiếu máu

– Da xanh, niêm nhạt

– Nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ

– Mệt mỏi, hồi hộp, tim nhanh

– Thở nhanh, nông

– Chuột rút ban đêm

– Đau xương

Những triệu chứng phổ biến ở giai đoạn thiếu máu do thiếu sắt:

– Tổn thương niêm mạc tiêu hóa: viêm miệng, teo gai lưỡi, mất gai lưỡi, sưng đau lưỡi, khô nứt môi

– Móng tay cong lõm hình lòng muỗng

– Hội chứng Pica: thèm ăn những thứ bất thường: đất sét, phấn, vôi…

Không có đủ oxy cho các cơ quan, tim của bạn phải bơm máu nhiều hơn gây ảnh hưởng sức khỏe tim

Nếu bạn không biết mình bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc nếu bạn biết mình mắc bệnh này nhưng không được điều trị đúng cách, bạn có thể bị các biến chứng như:

– Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn: điều này là do hệ thống miễn dịch của bạn có thể không hoạt động bình thường vì thiếu sắt lâu dài.

– Các biến chứng khi mang thai: điều này có thể bao gồm sinh non và trẻ nhẹ cân.

– Vấn đề tim mạch: nếu không có đủ tế bào hồng cầu, tim của bạn phải bơm nhiều hơn để có đủ chất dinh dưỡng cho phần còn lại của cơ thể. Điều này gây ra căng thẳng, có thể dẫn đến suy tim, nhịp tim không đều, tim to hoặc tiếng thổi ở tim.

– Trẻ em chậm phát triển: điều này có thể bao gồm các vấn đề về nhận thức và các vấn đề về vận động.

– Ở những người bị bệnh mãn tính, thiếu máu do thiếu sắt có thể làm cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn hoặc dẫn đến các phương pháp điều trị không hiệu quả.

Hãy ăn một chế độ phong phú các loại thực phẩm, đặc biệt là nên bổ sung thêm thực phẩm chứa sắt vào bữa ăn mỗi ngày

Những người đã từng bị thiếu máu do thiếu sắt một lần có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh này trở lại, tùy thuộc vào nguyên nhân thiếu máu ban đầu.

Điều nên thực hiện mỗi ngày là hãy lên một thực đơn phong phú các loại thực phẩm, đặc biệt là:

– Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt bao gồm đậu khô, trái cây sấy khô, trứng, thịt nạc đỏ, cá hồi, bánh mì và ngũ cốc tăng cường chất sắt, đậu Hà Lan, đậu phụ, trái cây sấy khô và rau lá xanh đậm.

– Chọn thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường hấp thu sắt, chẳng hạn như bông cải xanh, cam, dâu tây và cà chua,… có thể giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của bạn.

Advertisement

– Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh: để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt trong năm đầu tiên. Sau 6 tháng tuổi, hãy bắt đầu cho bé ăn ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc thịt xay nhuyễn ít nhất hai lần một ngày để tăng cường lượng sắt. Sau một tuổi, hãy đảm bảo trẻ không uống quá 600ml sữa mỗi ngày.

Hy vọng thông quá bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về thiếu máu do thiếu sắt. Lưu ý rằng bạn không nên tự uống thuốc bổ sung sắt và vitamin tổng hợp có chứa sắt khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc sử dụng không cần thiết các chất bổ sung sắt có thể cản trở khả năng xác định tình trạng thiếu sắt của bác sĩ.

Nguồn: healthline, nhlbi, msdmanuals

Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Thuật ngữ y khoa: Đau thắt ngực- Ischemic heart disease.

Tên thường gọi: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy vành, bệnh động mạch vành, đau thắt ngực ổn định.

Chuyên khoa: Tim mạch.

Đối tượng bệnh nhân: Thường xảy ra với nam giới trên 45 tuổi, nữ giới trên 55 tuổi.

Bệnh tim thiếu máu xảy ra khi máu chảy vào cơ tim bị giảm, tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành. Nếu động mạch vành bị hẹp khiến cho lượng máu đi qua bị suy giảm, cơ tim giảm tưới máu nuôi. Từ đó, dẫn đến vùng cơ tim được nhánh động mạch vành hẹp chi phối sẽ bị thiếu máu.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ gây ra bởi tình trạng hẹp mạch vành

Bệnh sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Việc giảm lưu lượng máu – giảm cung cấp oxy cho cơ tim có thể dẫn đến tổn thương cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu, nhịp tim bất thường, nguy hiểm hơn gây ra cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).

Bệnh thiếu máu cơ tim là ca bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ được chia thành 2 thể: bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn và hội chứng mạch vành cấp.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn

Biểu hiện qua các triệu chứng như đau thắt ngực, xuất hiện thường khi bệnh nhân gắng sức như khi đi lên lầu cao hoặc xách đồ nặng.

Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí giữa xương ức hoặc hơi lệch sang trái. Không chỉ vậy, cơn đau còn có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái hoặc lan dọc bờ trong của tay trái. Khi xuất hiện cơn đau, người bệnh sẽ có cảm giác như bị một vật rất nặng đè lên ngực hay trái tim đang bị bóp nghẹt.

Cơn đau thường kéo dài từ 5 đến 10 phút, người bệnh nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ dịu dần và hết.

Hội chứng mạch vành cấp

Xuất hiện khi một nhánh động mạch của tim bị tắc đột ngột, bị hẹp rất nặng và chỉ có một lượng máu rất ít có thể đi qua. Trong thể hội chứng mạch vành cấp, nguy hiểm nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.

Khi mắc hội chứng mạch vành cấp người bệnh dù không làm việc gì nặng hay gắng sức thì vẫn xuất hiện những cơn đau.

Cơn đau thường gặp vào sáng sớm hoặc khoảng chập tối. Cơn đau dữ dội có thể diễn ra trong lúc cơ thể đang nghỉ ngơi, vị trí đau sau xương ức hoặc ngực trái và hướng lan là lên cổ, hàm dưới, vai trái.

Một số người có thể không xuất hiện cơn đau rõ ràng nhưng lại có những triệu chứng như 2 hàm cứng khít lại, khó mở miệng hoặc cồn cào, khó chịu ở vùng chấn thủy (vùng ngay sát dưới mỏm xương ức và trên rốn) gây ra buồn nôn.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ gây cơn đau thắt ngực

Bình thường, cơ tim được nuôi dưỡng bằng hệ thống động mạch vành. Khi mạch vành giảm cung cấp máu và oxy cho cơ tim dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu máu cục bộ, biểu hiện bằng tình trạng đau ngực, giảm chức năng tưới máu của tim.

Sự giảm cung cấp máu cho cơ tim chủ yếu do hẹp động mạch vành gây cản trở sự lưu thông của máu. Nguyên nhân gây hẹp động mạch vành thường gặp:

Xơ vữa mạch vành (thường gặp nhất): sự lắng đọng cholesterol và các thành phần của máu khác hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, gây giảm đường kính lòng mạch.

Co thắt động mạch vành: các cơ thành mạch co thắt làm hẹp đường kính lòng mạch.

Thuyên tắc động mạch vành do huyết khối hoặc mảng vữa xơ nứt vỡ bong ra.

Huyết khối cấp tính khiến động mạch vành tắc nghẽn một phần hoặc thoáng qua sẽ gây thiếu máu cơ tim cục bộ hay đau thắt ngực ổn định. Nếu huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.

Mảng cholesterol gây hẹp mạch vành

Bệnh thiếu cơ tim thiếu máu cục bộ cũng có thể gặp do tăng nhu cầu sử dụng oxy vượt quá khả năng cung cấp của mạch vành. Những nguyên nhân gây tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim thường gặp như:

Bệnh van tim: hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp van hai lá,…

Bệnh cơ tim phì đại.

Một số nguyên nhân gắng sức, căng thẳng cảm xúc, thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột,…

Ngoài ra, bệnh lý toàn thân khác cũng gây giảm tưới máu cơ tim như:

Tình trạng thiếu máu nặng.

Suy hô hấp gây thiếu oxy máu.

Một số yếu tố thuận lợi khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ:

Bệnh cao huyết áp.

Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường).

Hút thuốc.

Nồng độ cholesterol máu cao.

Béo phì.

Những người hạn chế vận động.

Nhồi máu cơ tim cấp (đau tim): tình trạng động mạch vành bị hẹp tăng dần lên đến khi tắc nghẽn hoàn toàn, khiến cho cơ tim tại vùng đó không được nuôi dưỡng hoàn toàn, gây hoại tử cơ tim. Người bệnh sẽ đau ngực dữ dội, nghỉ ngơi không đỡ đau, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều): các vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ giảm dẫn truyền xung điện hơn so với vùng cơ tim khỏe mạnh gây nhịp tim không đều. Người bệnh cảm giác đau ngực thường xuyên, tim đập loạn nhịp, mệt mỏi.

Suy tim: do tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài, vùng cơ tim bệnh sẽ giảm dần chức năng co bóp, kèm theo tình trạng loạn nhịp tim khiến cho chức năng cơ tim giảm nặng, dần tiến triển thành suy tim.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ có nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân cần nên gặp bác sĩ sau khi phát hiện những triệu chứng trên liên tục để có thể được tư vấn và chữa trị kịp thời qua các chẩn đoán

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra sự biến đổi men tim, mức độ chất béo, cholesterol, đường và protein trong máu có thể chỉ ra các bệnh lý tại tim.

Thông tim: Ống dài, mảnh, mềm để luồn qua mạch máu ở cánh tay hoặc bẹn và đến tim. Sử dụng chất cản quang tiêm vào mạch máu và quan sát trên màn X-quang để đánh giá hoạt động của tim và tìm mạch vành bị tắc nghẽn.

Điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm này được dùng để đo hoạt động điện của tim, đánh giá tần số tim và có thể giúp xác định vùng cơ tim bị giãn hoặc phì đại, bị tổn thương hoặc hoại tử.

Máy điện tim cấp cứu Holter: Thiết bị ECG di động này dùng để ghi lại nhịp điệu liên tục của tim và được đeo trong 24 đến 48 giờ khi người bệnh hoạt động sinh hoạt bình thường.

Chiếu hạt nhân (thử nghiệm căng thẳng thallium): Bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ tiêm vào tĩnh mạch và một máy ảnh đặc biệt hoặc máy quét ghi lại cách nó di chuyển qua tim trong khi bạn thực hiện bài tập thể dục. Bất kỳ tổn thương tim cũng có thể được xác định và giúp định vị vùng bị tổn thương của tim.

Kiểm tra căng thẳng: Thử nghiệm này được thực hiện trong khi người bệnh tập thể dục (đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ). Thử nghiệm có thể cho thấy những thay đổi về nhịp tim, nhịp điệu hoặc hoạt động điện cũng như huyết áp. Tập thể dục làm cho tim hoạt động mạnh và đập nhanh trong khi kiểm tra tim được thực hiện.

Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi gặp tình trạng đau ngực kéo dài trên 15 phút, đau tăng lên dữ dội, nghỉ ngơi không đỡ đau hoặc cơn đau xuất hiện cả khi đang nghỉ ngơi. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ khi đau ngực thường xuyên, cảm giác loạn nhịp tim gây ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa Tim mạch

Tại TP. Hồ Chí Minh: bệnh viện 115, viện tim chúng tôi bệnh viện Đại học Y dược,…

Tại Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, viện tim Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Các bệnh viện lớn có chuyên khoa tim mạch tại các tỉnh thành.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng bệnh và mức độ hẹp của mạch vành được đánh giá trên các xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị không xâm lấn

Dùng thuốc:

Thuốc kiểm soát triệu chứng: chẹn beta, thuốc nhóm Nitroglycerin và thuốc chẹn kênh canxi.

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và statin

Các thuốc kiểm soát mỡ máu, giảm nồng độ cholesterol máu.

Thuốc chống đông máu: thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.

Thuốc điều trị các bệnh lý nền: thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc hạ huyết áp.

Giảm nguy cơ đông máu:

Thay đổi lối sống: duy trì lối sống lành mạnh, tích cực như chế độ ăn lành mạnh, sử dụng các thực phẩm tốt cho tim mạch, ngủ đủ giấc, tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng,…

Tránh các yếu tố nguy cơ: tránh các đồ uống có chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cafe), bỏ thuốc lá, giảm căng thẳng, hạn chế những thay đổi cảm xúc đột ngột,…

Máy khử rung tim cấy ghép.

Liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT).

Can thiệp mạch vành qua da (PCI).

Phá bỏ xơ vữa động mạch bằng laser hoặc ống thông.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG): tạo một cầu nối qua đoạn động mạch bị tắc.

Phương pháp can thiệp mạch vành qua da

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân nhưng vẫn có thể phòng tránh

Advertisement

Không hút thuốc lá: Khói thuốc chứa rất nhiều chất độc nguy hiểm như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng, phổi, đột quỵ mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh cơ tim,…

Kiểm soát tình trạng huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường

Kiểm soát bệnh cao huyết áp

Đường huyết bình thường (khi đói): từ 70 mg/dl tới 130 mg/dl (4,0 đến 7,2 mmol/l)

Đường huyết chấp nhận được : 130 mg/dl đến 180 mg/dl (7,2 đến 10mmol/l)

Duy trì chế độ tập luyện đảm bảo thể chất tốt, không nên tập quá sức gây tăng gánh nặng cho tim.

Chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, quá mặn, nhiều dầu mỡ,… Ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Giảm và hạn chế căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Duy trì lối sống lành mạnh để phòng bệnh

Suy tim

Tim bẩm sinh

9 nguyên nhân suy tim thường gặp có thể bạn chưa biết

Nguồn: MayoClinic, AdvocateHealthCare.

Sữa Cho Bà Bầu 2 Tháng Đầu Thai Kỳ

Sự phát triển của thai nhi 2 tháng đầu tiên như thế nào?

Thời điểm 2 tháng đầu tiên trôi qua, lúc này em bé của mẹ đã bắt đầu hình thành tai, lưỡi, chân tay thì đang dài ra và bắt đầu nhìn thấy được từng ngón tay chân qua hình ảnh siêu âm, đặc biệt sự phát triển nhanh chóng của não bộ làm cho đầu của em bé to hơn hẳn.

Bắt đầu từ thời điểm này trở đi, em bé sẽ phát triển nhanh hơn, các bộ phận cũng bắt đầu hình thành và phát triển hơn. Như vậy các mẹ cũng hiểu được sự cần thiết cung cấp chất dinh dưỡng cho con trong thời điểm này. Ngoài chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất, giữ cho tinh thần vui vẻ thoải mái ra thì mẹ bầu cũng đừng quên nạp thêm năng lượng bằng việc uống sữa bầu mỗi ngày. Sữa bầu chứa rất nhiều dưỡng chất bao gồm khoáng chất, vitamin tốt cho cả mẹ và em bé.

2 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường bị ốm nghén nên dễ thiếu chất nên sữa bầu sẽ giúp mẹ đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Nên chọn loại sữa cho bà bầu 2 tháng đầu thai kỳ?

Trong thời điểm 2 tháng đầu tiên, các mẹ bầu cũng bắt đầu có những dấu hiệu ốm nghén, mệt mỏi, vì thế mà 2 ly sữa bà bầu mỗi ngày giúp mẹ khỏe khoắn hơn. Các mẹ có thể uống sữa tươi hoặc sữa bột đều được, tùy vào sở thích của từng mẹ.

Trong sữa bột có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ… những chất này rất cần thiết cho quá trình hình thành những cơ quan mới và phát triển trí não cho bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

Một trong số loại sữa cho bà bầu 2 tháng được nhiều bà mẹ tin dùng là dòng sữa Optimum Mama Gold của thương hiệu sữa Vinamilk. Trong thành phần của sữa Optimum Mama Gold có chứa:

DHA, cholin, axit folic, I-ot rất cần thiết cho sự phát triển não b của thai nhi, 2 tháng đầu tiên não bộ bé phát triển mạnh, vì thế bổ sung càng sớm càng tốt.

Men vi sinh BB-12TM & LGGTM, chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu (mẹ bầu thường xuyên bị táo bón, những thành phần này hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ tốt hơn, hấp thu đủ chất dinh dưỡng);

Sắt, canxi, vitamin D3, selen giúp tăng cường sức đề kháng tránh những bệnh vặt do thời tiết và ngăn ngừa loãng xương, thiếu máu cho mẹ trong suốt thời gian mang thai và sau sinh.

Như vậy, với chức năng 2 trong 1 vừa khỏe mẹ vừa tốt cho bé là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho những bà mẹ đang mang thai, đặc biệt là giai đoạn mang thai 2 tháng đầu tiên, các mẹ phải nhớ uống sữa bầu càng sớm thì càng tốt cho con.

Optimum Mama Gold – sữa cho bà bầu 2 tháng có khởi đầu thai kỳ hoàn hảo

Ngoài sữa bột thì bà bầu mang thai tháng thứ 2 nên uống sữa gì? Các mẹ có thể lựa chọn sữa tươi, sữa tươi cũng được xem là sữa cho bà bầu 2 tháng. Sữa bột có chứa nhiều chất dinh dưỡng như lại hơi khó uống cho nên nhiều mẹ chọn uống sữa tươi để thay thế và tiện lợi hơn, có thể chọn loại sữa tươi ít đường hoặc không đường đều tốt.

Ở tháng thứ 2, mẹ bầu có thể linh hoạt lựa chọn sữa tươi hoặc sữa bột dành cho bà bầu đều được, tùy vào sở thích, khẩu vị của từng mẹ.

Ngoài sữa bầu, mẹ có thể uống sữa tươi để đổi vị

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bé mà mẹ nên biết cách bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý và đúng thời điểm thì mới phát huy được hết tác dụng.

Như vậy chúng ta đã giải đáp được câu hỏi mang thai tháng thứ 2 nên uống sữa gì? Các mẹ yên tâm sử dụng sữa bà bầu Optimum Mama Gold của Vinamilk – thương hiệu sữa uy tín hàng chục năm nay tại Việt Nam hoặc sữa tươi để tạo điều kiện cho em bé phát triển toàn diện, sẵn sàng một sức khỏe tốt để chào đời.

Trọn Bộ Kinh Nghiệm Đi Máy Bay Khi Mang Thai An Toàn Cho Mẹ Bầu

Nắm chắc trong tay kinh nghiệm đi máy bay khi mang thai sẽ giúp cho mẹ bầu có chuyến đi du lịch bằng máy bay thoải mái, an toàn, tốt cho sức khỏe.

Nhiều người cho rằng, khi mang thai thì mẹ bầu nên hạn chế đi lại nhất là những chuyến đi chơi xa vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bạn mang thai và lựa chọn di chuyển bằng máy bay thì việc trang bị những kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm đi máy bay khi mang thai thật tốt sẽ giúp chuyến đi chơi xa thuận lợi và an toàn hơn rất nhiều.

Phụ nữ mang thai đi máy bay được không?

Thì câu trả lời tất nhiên là được. Nhưng với trường hợp phụ nữ mang bầu mà có lệnh cấm từ bác sĩ thì nhất định phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Còn với những bà bầu khỏe mạnh thì việc đi máy bay là vô tư và thoải mái.

3 tháng đầu mang thai đi máy bay có ảnh hưởng gì không?

Nhớ thăm khám thai kỳ bác sĩ trước khi đi máy bay

Về kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu thì hầu hết các hãng hàng không trên toàn thế giới đều khuyến cáo rằng: Nếu trong quá trình mẹ bầu mang thai không có dấu hiệu gì bất thường thì việc di chuyển bằng máy bay là rất an toàn với những thai phụ trong 36 tuần đầu. Có nghĩa là đối với bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ cho đến tháng thứ 7, thứ 8 thì hoàn toàn có thể di chuyển bằng máy bay.

Quy định của các hãng hàng không đối với phụ nữ mang thai

3 tháng đầu mang thai đi máy bay có ảnh hưởng gì không?

Hãng hàng không Vietnam Airlines

Đối với bà bầu có tuổi thai lớn thì thời gian trước hay sau khi sinh khoảng 1 tuần sẽ không được đi máy bay.

Nếu mang thai thì bạn cần phải đặt vé và điền đầy đủ thông tin mà hãng yêu cầu

Kiểm tra sức khỏe, có giấy chứng nhận của bác sĩ rằng bạn có đủ điều kiện sức khỏe tốt để bay.

Hãng hàng không Vietjet Air

Thường có quy định sau đối với phụ nữ mang thai:

Bà bầu mang thai từ 32 tuần trở lên không được đi máy bay

Bà bầu mang thai từ tuần 28 – 32 tuần cần có thêm những giấy tờ như: giấy xác nhận có đủ sức khỏe để tham gia bay, giấy xác nhận thời gian mang thai từ bác sĩ

Phụ nữ mang thai tuần 27 được phép đi máy bay nhưng phải kí xác nhận vào bản miễn trừ trách nhiệm khi làm thủ tục đăng ký nếu có sự cố phát sinh xảy ra

Thông báo cho hãng khi mua vé máy bay hoặc khi làm thủ tục tại quầy

Quy định của các hãng hàng không đối với phụ nữ mang thai

Hãng hàng không Jetstar Pacific

Với phụ nữ mang thai đi máy bay của Jetstar thì cần tuân thủ theo quy định của hãng như sau:

Không nhận phụ nữ mang thai trên 36 tuần

Phụ nữ mang thai từ 28 – 35 tuần thì phải có giấy xác nhận sức khỏe từ bác sĩ để đảm bảo có thể tham gia chuyến bay an toàn.

Với những bà bầu mang thai dưới 28 tuần tuổi thì chỉ cần kí vào bản giới hạn trách nhiệm của hãng nếu xảy ra sự cố.

Bà bầu đi máy bay cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Đối với phụ nữ mang thai khi muốn đi máy bay thì việc nắm chắc trong tay kinh nghiệm đi máy bay khi mang thai là điều vô cùng cần thiết. Và khi đi máy bay mẹ bầu nhớ chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như sau:

Đối với chuyến bay ở trong nước

Vé máy bay

Chứng minh nhân dân, hay giấy phép lái xe hoặc thẻ nhà báo, thẻ đảng viên, hộ chiếu…

Bên cạnh đó thì tùy từng hãng hàng không như tuổi của thai nhi, hay hãng xe cũng có những yêu cầu khác nhau về các loại giấy tờ.

Đối với chuyến bay quốc tế

Vé máy bay

Giấy thông hành, hoặc hộ chiếu

Visa

Đối với phụ nữ mang thai đi máy bay thì nhớ mang theo giấy xác nhận sức khỏe từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu an toàn

Kinh nghiệm đi máy bay khi mang thai dành cho chị em phụ nữ được an toàn, sức khỏe tốt:

– Trước khi làm thủ tục thì bạn có thể nhờ nhân viên đặt chỗ ngôi trung tâm để tránh được tiếng ồn. Và tốt nhất lên ngồi vị trí phía trên gần cánh máy bay để không bị xóc. Nếu đi hạng thương gia thì không phải lo vấn đề đó.

– Nên chuẩn bị 1 chai nước lọc để uống khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Và nên chuẩn bị một chút hoa quả tươi để nhấm nháp mỗi khi bị khó chịu.

– Mẹ bầu có thể mượn chăn của máy bay kê lưng cho đỡ bị mỏi người.

– Nếu ngồi bị khó chịu, mẹ bầu có thể đứng dậy đi lại cho thoải mái, cố gắng tập thể dụng bàn chân + cổ chân để tránh tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch.

– Đối với những mẹ bầu có chặng bay dài ra nước ngoài, nhớ chỉnh đồng hồ theo múi giờ Việt Nam để ngủ đúng giờ giấc.

– Và mẹ bầu không quên thắt dây an toàn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

– Khi thấy có hiện tượng ù tai, mẹ bầu nên nuốt nước bọt nhiều lần hay ngáp miệng hoặc sử dụng bịt tai để chống ồn.

Lưu ý khi đặt vé máy bay đối với phụ nữ mang thai

Kinh nghiệm đi máy bay đối với phụ nữ mang thai phải hết sức lưu ý những vấn đề sau đây:

Lưu ý khi đặt vé máy bay đối với phụ nữ mang thai

– Thông báo với nhân viên hãng máy bay, đại lý, phòng vé về tình trạng mang thai để được tư vấn kỹ càng.

– Chọn chỗ ngồi ở phía giữa của khoang máy bay gần cánh máy bay để giảm thiểu sự dao động và áp suất khi máy bay cất cánh hay hạ cánh hoặc rơi vào vùng nhiễu loạn áp suất.

– Cân nhắc trước khi đặt vé máy bay nếu tình trạng sức khỏe tốt.

– Mỗi hãng hàng không thì sẽ có quy định riêng cho bà bầu. Thế nên nếu có ý định di chuyển bằng máy bay thì mẹ bầu nhớ tìm hiểu kỹ lưỡng.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: Chí Cương

Từ khoá: Trọn bộ kinh nghiệm đi máy bay khi mang thai an toàn cho mẹ bầu

Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 33: Ăn Nhiều Rau Xanh Và Hoa Quả

Trong khẩu phần dinh dưỡng mang thai tuần 33, mẹ bầu nên tăng cường chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây và rau củ. Đừng quên uống nhiều nước để chế độ ăn uống giàu chất xơ mang lại hiệu quả như mong muốn. 

Bệnh táo bón đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, nhất là phụ nữ mang thai. Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của chị em bầu mà bệnh táo bón còn khiến phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn, từ đó khiến cho mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Vì vậy bạn cần phải nỗ lực hơn rất nhiều để thay đổi và cải thiện tình trạng táo bón bằng cách: uống nhiều nước và chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 33 phải xuất hiện nhiều chất xơ.

– Uống nhiều nước: Bạn cần cố gắng uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày. Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Đây là một điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng.

– Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Một điều cần lưu ý là việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ dễ khiến bạn bị đầy hơi, do đó, bạn nên bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể thích nghi dần.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 33

– Khắc phục chứng ợ nóng: Nếu gặp phải chứng ợ nóng, bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ và có tính axit. Chia nhỏ bữa ăn cũng giúp bạn giảm bớt sự khó chịu vì triệu chứng này.

– Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán: Tiêu thụ thường xuyên các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên, phải làm gì nếu bạn chỉ thích ăn các món này? Giải pháp cho bạn là dùng dầu ăn oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên nhất và dầu hướng dương tinh luyện. Loại dầu này ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày và cũng không gây ngán, ngấy.

Bà bầu ăn gì để con thông minh và phát triển trí não?

Dẫu biết rằng con có thông minh hay không một phần là do gen di truyền nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng còn có rất nhiều yếu tố khác giúp trẻ tăng chỉ số IQ. Một trong những yếu tố quan trọng đó là nguồn thực…

– Không bỏ bữa sáng: Mẹ bầu bỏ bữa sáng dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến dạ dày, giảm chức năng miễn dịch vốn đã rất yếu trong thai kỳ. Vì thế trong khẩu phần dinh dưỡng mang thai mỗi ngày, dù mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ, nhưng lại bỏ qua bữa sáng, hoặc không cung cấp bữa ăn sáng kịp thời cho cơ thể đều là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển. Mẹ bầu có thể chọn những thực phẩm sau vào bữa sáng dinh dưỡng của mình: ngũ cốc, sữa, trứng, thực phẩm giàu protein…

– Ăn bữa phụ khoa học: Nếu ăn các bữa phụ quá nhiều hoặc thiếu chọn lọc sẽ gây cảm giác chán ăn vào bữa chính cũng như gây ra tình trạng tăng cân không hợp lý. Hơn nữa, đến tuần thai thứ 33 cơ thể người phụ nữ tăng cân rất nhanh. Các món ăn nhẹ phù hợp mẹ nên cân nhắc: bánh mỳ, sữa chua ít béo, ngũ cốc, sữa, sinh tố trái cây hay sinh tố rau tươi.

Bà bầu ăn rau ngót có thể gây sẩy thai

Tác hại của rau ngót đối với phụ nữ mang thai -Rau ngót gây sảy thai: Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau…

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Thiếu Máu Khi Mang Thai: Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!