Xu Hướng 9/2023 # Tim (Tâm) Sen Là Gì? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tim Sen Chữa Mất Ngủ # Top 10 Xem Nhiều | Bgxq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tim (Tâm) Sen Là Gì? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tim Sen Chữa Mất Ngủ # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tim (Tâm) Sen Là Gì? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tim Sen Chữa Mất Ngủ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2023-09-06 10:02:00

Mất ngủ đang là bệnh lý phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà cả ở thanh niên. Nguyên nhân gây mất ngủ rất nhiều nhưng không phải phương pháp điều trị nào cũng đem lại hiệu quả như mong đợi.

Có nhiều người đành phải sống chung với bệnh. Bởi vì những tác hại do tác dụng phụ của các thuốc ngủ Tây y mà nhiều người tìm đến các thuốc Đông y hoặc những bài thuốc dân gian chữa mất ngủ. Trong đó, tim sen là dược liệu giá rẻ, dễ kiếm nhất. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách sử dụng hiệu quả và an toàn loại dược liệu này.

1. Tim sen là gì?

Tim sen hay còn gọi là tâm sen, liên tâm… là phần lá mầm nằm ở giữa mỗi hạt sen. Tim sen có vị đắng, tính hàn với nhiều thành phần có tác dụng dưỡng tâm, an thần, cải thiện lưu thông máu, chống rối loạn nhịp tim, cải thiện giấc ngủ…

Tuy nhiên, tâm sen chỉ dùng tốt cho người mất ngủ thể nhiệt với biểu hiện bốc hỏa, khô miệng, ù tai, lưỡi đỏ, mạch tế sác… Những người bị mất ngủ thể hư nhược, thể hàn với biểu hiện hay mê ngủ, dễ tỉnh giấc khi ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi nhợt, mạch nhược… tuyệt đối không dùng tim sen vì sẽ gây bệnh nặng hơn.

Chính vì lý do này, những người bị mất ngủ nếu không dùng thuốc Tây y mà muốn dùng tim sen chữa mất ngủ nên được bắt mạch chẩn bệnh bởi người có kinh nghiệm, chứ không phải ai cũng nên sử dụng tim sen chữa mất ngủ như nhiều lầm tưởng.

Bên cạnh đó, uống tim sen dễ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng vì trong tim sen có các alkaloid, dùng lâu ngày còn có thể tích lũy độc tố. Vì thế chỉ nên sử dụng với lượng thích hợp.

Các alkaloid này cũng chỉ có tác động tức thời giúp an thần, tạo giấc ngủ ngay nhưng chưa có tác dụng phục hồi thần kinh vì vậy khi không sử dụng nữa thì tình trạng mất ngủ dễ quay trở lại.

Tim sen hay còn gọi là tâm sen, liên tâm

2. Một vài lưu ý khi sử dụng tim sen

Chọn tim sen có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản cẩn thận, không bị nấm mốc nhưng cũng tránh chọn phải tim sen có trộn/phun thuốc bảo quản, thuốc chống mốc.

Trước khi sử dụng có thể sao vàng để giảm đi tính hàn của tim sen.

Nên sử dụng với liều lượng vừa phải, khi dùng nên chú ý “lắng nghe” những phản ứng của cơ thể.

Không nên dùng lâu dài trên 1 tháng để tránh bị tích tụ độc tố gây hại.

Nên sử dụng kết hợp cùng các thảo dược khác để tạo giấc ngủ ổn định, bền vững.

Không nên dùng tim sen liên tục trên 1 tháng

3. Cách pha trà tim sen trị mất ngủ

Nước đun sôi 100 độ C.

3g tim sen khô (khoảng 1 thìa cà phê).

1 ấm trà.

Đầu tiên, cho tim sen vào ấm trà, đổ nước sôi vừa ngập mặt tim sen sau đó lắc nhẹ và đổ nước đi. Bước này giúp tim sen dậy mùi thơm, nở đều và rửa bụi bẩn nếu còn bám trên trà.

Tiếp đó, bạn đổ nước sôi đầy bình trà và đậy nắp, sau đó tiếp tục đổ nước sôi xung quanh tách trà trong vòng 1 phút. Chờ khoảng 3 phút và thưởng thức.

Trà tim sen nên dùng lúc ấm, vị thơm, tính thanh, hơi đắng. Không nên dùng khi trà đã bị nguội vì uống bị lạnh bụng, tăng vị đắng, khó uống.

Cách pha trà tim sen trị mất ngủ đúng nhất

Salonpas Là Gì? Công Dụng, Liều Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Salonpas là gì? Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Salonpas là một loại thuốc giảm đau được nhiều người sử dụng. Cùng tìm hiểu về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng Salonpas ngay trong bài viết bên dưới.

Salonpas giảm đau là gì?

Salonpas là một loại thuốc có tác dụng làm giảm bớt các cảm giác đau đớn, nhức mỏi cơ khớp, đồng thời hỗ trợ trị liệu bệnh đau lưng hay bầm tím ở người bệnh.

Sản phẩm này là sản phẩm giảm đau không bắt buộc phải kê đơn nên được sử dụng rất phổ biến.

Thành phần chính của Salonpas

Công dụng giảm đau chính của sản phẩm tới từ sự kết hợp của hai hợp chất là methyl salicylate cùng với menthol, được xếp vào nhóm thuốc giảm đau hạ sốt nhưng không gây nghiện.

Methyl salicylate hay còn gọi là salicylic acid methyl ester là một trong những chất giảm đau tự nhiên được biết đến lâu đời. Chất này có nhiều trong các loại cây, có tác dụng kháng viêm giảm đau dùng trong dầu gió.

Tuy nhiên một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với sản phẩm. Chính vì lẽ đó mà những người có cơ địa dị ứng hoặc đang có vết thương hở thì nên tránh sử dụng sản phẩm này và đặc biệt là bất cứ ai có tiền sử dị ứng với aspirin và salicylate.

Tuy thành phần trong sản phẩm có tác dụng giảm ho ngạt mũi và sổ mũi, nhưng việc hít nhiều và thường xuyên ở nồng độ cao có thể gây tổn thương cho hệ thống hô hấp.

Salonpas có những dạng nào?

Sản phẩm có 3 dạng chính đó là miếng dán methyl salicylate 10% kết hợp menthol 3%, dạng gel bôi 30g, 15g và dạng dầu xoa 50ml.

Hướng dẫn sử dụng Salonpas

Liều dùng thuốc Salonpas giảm đau cũng rất khác nhau đối với người lớn và trẻ em, cụ thể là:

Đối với người lớn: Có thể sử dụng sản phẩm ở miếng dán 3 – 4 miếng/ngày, dán trực tiếp lên vị trí bị đau. Tuy nhiên thời gian dán không nên quá 8 tiếng vì sau đó sản phẩm sẽ mất đi độ hiệu quả trong khả năng giảm đau.

Đối với trẻ em trên 12 tuổi: Có thể sử dụng được với liều lượng của người lớn, tức là khoảng 3 – 4 miếng/ngày nhưng không nên dán quá 8 tiếng.

Trường hợp trẻ em dưới 12 tuổi: Nên có sự chỉ định cụ thể và rõ ràng của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm.

Đối với dầu xoa thì dùng bôi lên vùng da bị đau không quá 4 lần/ngày, dành cho trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên.

Chỉ định và chống chỉ định dùng Salonpas Đối tượng chỉ định dùng Salonpas

Đau cơ, mỏi cơ

Đau cổ, đau vai, đau lưng

Viêm khớp, đau khớp, thấp khớp

Chuột rút, đau do chấn thương ở xương

Bầm tím, bong gân, căng cơ

Đối tượng chống chỉ định dùng Salonpas

Bạn không nên sử dụng Salonpas trong những trường hợp sau:

Dùng chung với băng dán nóng.

Trên mắt, vùng da quanh mắt.

Cơ thể quá nhạy cảm với thuốc giảm đau dùng ngoài.

Cùng thời điểm với các sản phẩm giảm đau dùng ngoài khác.

Trên vùng da tổn thương, vết thương hở, niêm mạc

Người có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc, tiền sử dị ứng với nhóm salicylat.

Ngoài ra, bạn không nên dùng Salonpas dạng dầu xoa cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi hoặc có tiền sử động kinh, co giật do sốt cao.

Lưu ý khi dùng Salonpas

Bạn không được sử dụng Salonpas, bất kể là dạng miếng dán hay gel bôi lên những vùng có vết thương hở, đang bị viêm nhiễm, kích ứng, sưng,… vì sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn đồng thời mang đến cảm giác đau rát. Đặc biệt là không được sử dụng Salonpas ở những vùng da nhạy cảm như quanh mắt.

Thuốc Salonpas giảm đau có hiệu quả tốt nhất khi dùng saunhững chấn thương, va đập phần mềm gây nên tình trạng sưng, bầm tím như bong gân, trật khớp, giãn dây chằng…

Tránh dùng thuốc trên vùng da lớn hoặc trong thời gian kéo dài hơn chỉ định, nhất là với trẻ em vì sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc salicylate. Bên cạnh đó nếu trong quá trình sử dụng Salonpas có xảy ra bất kỳ phản ứng phụ nào thì cần ngưng sử dụng ngay và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Advertisement

Bên cạnh đó, những đối tượng như phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị dị ứng thuốc, đang sử dụng một số thuốc khác như warfarin, người có bệnh lý như hen suyễn, polyp mũi… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Theo nghiên cứu từ Mỹ thì Salonpas giảm đau có thể gây ra một số phản ứng phụ khi dùng cùng lúc với các loại thuốc như:

Warfarin

Vắc-xin phòng ngừa thủy đậu

Allopurinol

Febuxostat

Pegloticase

Probenecid

Bạn nên để thuốc Salonpas tránh xa tầm tay trẻ em, nếu trẻ có vô tình nuốt phải thì nên súc miệng và đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Tin Y Tế YouMed

Mua trái cây tươi ngon tại chúng tôi bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể:

Tinh Dầu Hoa Sen Là Gì? Những Công Dụng Tuyệt Vời Từ Tinh Dầu Hoa Sen

Tinh dầu hoa sen là gì?

Tinh dầu hoa sen được làm từ nhưng cách hoa sen tươi qua tuyển chọn kỹ càng và thông qua quá trình chiết xuất hơi nước. Đây là một loại tinh dầu nằm trong top những loại tinh dầu đắt đỏ nhất thế giới, bởi việc khai thác và điều chế nó rất kỳ công và phức tạp.

Tinh dầu hoa sen được dùng khá nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da như xà phòng tắm, sữa dưỡng thể, dầu massage,… Hương thơm đặc trưng của hoa sen dịu nhẹ, tinh khiết nên được rất nhiều người yêu thích nhờ có tác dụng về cả tinh thần lẫn thể chất.

Tác dụng của tinh dầu hoa sen Chăm sóc da

Tinh dầu hoa sen được nhiều chuyên gia làm đẹp tin tưởng để điều trị những làn da tối màu, thiếu ẩm,… Nếu muốn chăm sóc da với tinh dầu này bạn có thể thêm 1 đến 2 giọt vào chung với kem dưỡng. Chúng có tác dụng làm sáng da, cải thiện những vùng da tối màu, đồng thời nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.

Ngoài ra, tinh đầu hoa sen còn có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn trên da nhờ các đặc tính như chống viêm, se khít lỗ chân lông,… Bạn có thể áp dụng cách sau:

Bước 1Pha loãng1 đến 2 giọt tinh dầu hoa sen cùng với 2 muỗng dầu jojoba.

Bước 2 Thoa thật mỏng lên vùng da bị mụn đỏ vào buổi tối. Duy trì thoa nhiều ngày thì vết mụn sẽ giảm xưng rất nhiều.

Hỗ trợ giảm mất ngủ

Giúp thư giãn và giảm căng thẳng

Trong tinh dầu sen có chứa các hợp chất 1,8-cineole, terpinen-4-ol và linalool giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ tinh thần, còn giúp hệ thần kinh cùng một số cơ quan khác được thư giản.

Hương sen còn giúp bạn tập trung vào hơi thở trong thời gian dài. Hương hoa sen thanh, trong trẻo thúc đẩy quá trình hít thở sâu, làm dịu tâm trí, giúp bạn bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, lưu ý không dùng dầu trong không gian nhỏ, kín mà nên trọn môi trường thoáng mát.

Ổn định huyết áp

Đối với những người bị cao huyết áp, có thể dùng tinh dầu hoa sen để hỗ trợ giảm các biến chứng của bệnh. Các chuyên gia cho rằng, các hợp chất trong tinh dầu chiết xuất từ ​​hoa sen có thể thẩm thấu qua da, làm giãn mạch máu, giảm huyết áp cao.

Advertisement

Sau khi vận động nặng bạn có thể dùng 1 giọt hoa sen trộn với 2 thìa dầu dừa xoa bóp nhẹ nhàng cơ thể.

Một số lưu ý khi dùng tinh dầu hoa sen

Tuy tinh dầu hoa sen tốt là vậy nhưng bạn nên đặc biệt lưu ý:

Tinh dầu hoa sen trước khi dùng phải pha loãng mới được bôi lên da.

Không được uống hay thoa tinh dầu lên vết thương hở.

Để xa tầm tay của trẻ con và vật nuôi trong nhà.

Nguồn: Vinmec

Mua nước hoa tại chúng tôi để luôn quyến rũ, tự tin xuống phố:

Củ Năng Là Gì, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Củ Năng

Củ năng chắc chắn không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Vì nó được tìm thấy trong nhiều món ăn thức uống khoái khẩu mà ai cũng thích. Tuy nhiên loại củ này ngoài việc dùng làm thực phẩm, thì nó còn được xem như là bài thuốc hỗ trợ chữa được rất nhiều bệnh.

Củ năng là 1 loại củ vô cùng quen thuộc và gần gũi với gia đình người Việt, có tên gọi khác là Mã thầy hay bột tề, vừa có thể chế biến món ăn vừa được xem là cây thuốc Đông Y ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh.

Về hình dáng bên ngoài, củ năng có hình tròn dẹt nhỏ gần giống với hành tây nhưng có vỏ dày màu đen, ruột trắng. Củ năng khi ăn sống có mùi vị gần giống như bắp, giòn giòn, vị ngọt mát và mọng nước.

Củ năng được trồng nhiều ở châu Á, châu Úc, nhiệt đới châu Phi và nhiều quần đảo khác ở Thái Bình Dương và Ấn Độ dương. Trong củ năng chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin, sắt, magie, kali… rất tốt cho cơ thể.

Có khả năng giải rượu

Khi uống quá nhiều rượu bia, bụng của chúng ta sẽ rất nóng và khó chịu. Lúc này, chỉ cần bạn ép lấy phần nước rồi cho thêm ít chanh và ít muối, uống vào sẽ hạn chế được chất độc của rượu bia vào cơ thể.

Giúp ngừa bệnh tim mạch

Trong củ năng chứa nhiều axit béo như linoleic acid, loại này rất tốt cho sức khỏe tim mạch và phát triển thần kinh ở trẻ em.

Tốt cho đường ruột

Chất xơ và tinh bột trong củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm, chính vì thế nó giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện những vấn đề về tiêu hóa.

Giúp kháng khuẩn

Trong củ năng chứa các nguyên tố flavonoids và polyphenolic, đây là 2 thành phần giúp ngăn chặn và ức chế khả năng hoạt động của những loại virus và ung thư, cải thiện chức năng của dạ dày, điều trị mất ngủ và khó chịu của cơ thể.

Tăng cảm giác ngon miệng

Ăn củ năng sống hoặc ép lấy nước uống sẽ giải quyết những vấn đề về ăn uống kém ngon thường xảy ra ở người lớn tuổi.

Tuy có nhiều công dụng là thế, tuy nhiên theo Đông Y, củ năng có tính lạnh nên không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, được biểu hiện qua các triệu chứng như: sợ lạnh, tay chân dễ lạnh, hay đau bụng khi ăn thực phẩm sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn lâu tiêu…

Advertisement

Củ năng ăn sống rất nguy hiểm. Lý do là vì củ năng mọc dưới nước, nên có nhiều khả năng nhiễm ấu trùng sán vì chúng sẽ theo đường miệng vào cơ thể gây ra các bệnh về đường ruột.

Không nên ăn củ năng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá, mỗi tuần ăn khoảng 1-2 lần là tốt nhất.

Củ năng khi chế biến cần được gọt sạch vỏ, đặc biệt là gọt thật sâu nơi cuống để có thể loại bỏ toàn bộ nơi cư trú của các ký sinh trùng.

Bơ Ghee Là Gì? Giá Trị Dinh Dưỡng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Bơ ghee – loại bơ mới phổ biến ở các quốc gia ngoài Ấn Độ với giá trị dinh dưỡng tốt dành cho những người bị dị ứng với dị ứng lactose và casein. Một số ý kiến cho rằng, bơ ghee có nhiều chất dinh dưỡng hơn bơ thường, vì vậy bơ ghee ngày càng được yêu thích và ưa dùng trong các món ăn. Cùng tìm hiểu chi tiết về bơ ghee qua bài viết sau.

Bơ ghee là gì?

Bơ ghee là gì?

Bơ ghee là loại bơ được sản xuất khác biệt với các loại bơ khác ở bước thanh lọc và được loại bỏ bớt nước và cặn sữa. Vì là loại bơ tinh chế nên loại bơ này có nhiều chất béo hơn bơ bình thường.

Bơ ghee ban đầu được sử dụng trong các nền văn hóa Ấn Độ và Pakistan. Họ tạo ra bơ ghee để sử dụng và thích hợp bảo quản trong thời tiết nắng nóng đặc biệt ở nơi đây.

Ngoài công dụng trong nấu ăn, bơ ghee còn được dùng trong y học với tên Ayurveda. Như đã nói trên, hầu hết chất rắn sữa của nó được loại bỏ nên người dùng không cần làm lạnh cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vài tuần. Còn nếu bảo quản ở nhiệt độ lạnh thì nó có thể trở nên đông cứng hơn và bảo quản được lâu hơn.

Cách sản xuất bơ ghee

Bơ ghee được chế biến khá đơn giản bằng cách đun nóng bơ thường để tách phần cặn sữa khô và chất lỏng khỏi phần chất béo.

Đầu tiên, bơ thường sau khi đun sôi cho tan chảy ra, phần nước sẽ bay hơi hết và đợi cho cặn sữa khô lắng xuống đáy nồi có màu vàng sẫm, thì đó chính là bơ ghee.

Cách bảo quản bơ ghee

Bơ ghee sau khi được đun xong đợi nguội dần đến khi chỉ còn hơi ấm. Sau đó lọc sạch cặn thì sẽ đổ vào hũ bảo quản.

Hũ đựng bơ ghee nên là hũ thủy tinh sẽ bảo quản tốt hơn.

Nếu để ở nhiệt độ phòng thì bơ ghee có thể để được trong vài tuần, nhưng khuyến khích nên để trong tủ lạnh thì thời gian bảo quản sẽ còn được lâu hơn nữa.

Thành phần dinh dưỡng của bơ ghee

Bơ ghee chứa gần như 100% lượng calo từ chất béo nhưng lại không chứa lactose và casein, vì vậy có thể sử dụng cho các bạn bị dị ứng với lactose và casein.

Trong một muỗng canh (14 gram) ghee sẽ chứa:

13g chất béo

8g chất béo bão hòa

4g chất béo không bão hòa

0.5g chất béo không bão hòa đa (axit linoleic liên hợp)

Một lượng nhỏ chất đạm và carbs

Vitamin A 12% giá trị hàng ngày

Vitamin E 2% giá trị hàng ngày

Vitamin K 1% giá trị hàng ngày

Ưu điểm của bơ ghee

So với bơ bình thường, bơ ghee có phần trăm dinh dưỡng nhiều hơn cũng như chứa nồng độ chất béo cao hơn.

Chứa chất béo không bão hòa đa hay axit linoleic liên hợp: Giúp bạn đốt chất béo trong cơ thể tốt hơn.

Advertisement

Chứa axit butyric và các chất béo bão hòa chuỗi ngắn giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Không chứa lactose và casein nên những người bị dị ứng sữa có thể sử dụng được.

Lưu ý khi sử dụng bơ ghee

Người có cholesterol xấu nên hạn chế lượng bơ ghee, chỉ dùng một hoặc hai muỗng mỗi ngày.

Quá trình sản xuất bơ ghee ở nhiệt độ cao, cholesterol có thể bị oxy hóa làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim.

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Actiso Ladophar Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Hoạt chất trong Actiso Ladophar: Cao đặc Actiso.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Viên sủi Actiso Pluss.

Các thông tin về thuốc Actiso Ladophar:

Thành phần chính: Cao đặc Actiso (Extractum Cynarae spissum).

Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống x 10mL.

Nhà sản xuất – Thương hiệu: Công ty DP Ladophar – Việt Nam.

Thuốc cần kê đơn: Không

Số đăng ký thuốc: VD-0454-06

Mỗi ống Actiso Ladophar 10 ml có thành phần là cao đặc Actiso với hàm lượng 0,2 g. Và có thêm các tá dược vừa đủ 1 ống. Tá dược gồm: đường trắng, natri benzoat, hương Coffee flavor liquid, màu caramel, nước RO.1

Lá Actiso có tên khoa học là Cynara scolymus L., họ Cúc – Asteraceae. Lá, hoa, rễ và thân cây Actiso đều có thể được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học trong Actiso

Thành phần hóa học trong Actiso được biết đến nhiều là:2

Các hợp chất có tác dụng dược lý quan trọng: dẫn xuất của axit caffeic, flavonoid, lacton sesquiterpene, anthocyan, đặc biệt là hoạt chất cyanidin và tannin.

Một số tinh dầu dễ bay hơi như: terpenoids, carotenoid.

Axit béo: acid linoleic, acid palmitic, acid oleic và acid stearic.

Các hợp chất không bão hòa khác: acid hydroxymethyl acrylic, polyacetylen, acid citric, acid malic, acid lactic, acid succinic và glycemia, monosacarit, oligosacarit.

Polysaccaride: chất nhầy, pectin, inulin, acid amin, L-asparagine.

Các enzyme: oxydase, peroxidase, cynarase, ascorbinase, protease.

Nhiều khoáng chất vô cơ như kali, magiê, canxi, mangan, photpho…

Công dụng của Actiso

Vì có nhiều hoạt chất, nên tác dụng của Actiso cũng rất đa dạng. Actiso không chỉ là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chúng còn được cho là “thần dược” giúp mát gan, giải độc gan và đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của chúng ta. Một số tác dụng của Actiso đã được công nhận và chứng minh như:2 3 4

Bảo vệ gan: nhờ hoạt chất Cynarin và acid Caffeoylquinic là những chất chống oxy hóa có trong Actiso. Một số nghiên cứu còn cho thấy các hợp chất này có thể giúp sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương.5

Tác dụng lợi mật: Actiso giúp làm tăng bài tiết dịch mật bằng cách tăng hoạt động các enzyme làm tăng lưu lượng máu đến gan. Từ đó làm giảm các triệu chứng khó tiêu, trướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn.

Giúp xương khỏe mạnh: nhờ nguồn khoáng chất vô cơ dồi dào, trong đó có mangan, photpho và magiê,.. tốt cho hệ xương. Từ đó giúp ngăn ngừa loãng xương.

Điều hòa đường huyết: Actiso chín hoàn toàn có chứa khoảng 2% insulin có tác dụng điều hòa đường huyết.

Bảo vệ tế bào não: giúp tăng cường nhận thức bằng cách cung cấp thêm oxy cho não.

Giảm cân: Do lượng calo và chất béo thấp. Ngoài ra, Actiso cũng là một nguồn chất xơ tuyệt vời tốt cho hệ tiêu hóa.

Giảm dị tật thai nhi: Acid folic trong Actiso có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Actiso có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

Thuốc Actiso Ladophar giúp mát gan, lợi mật và hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Đồng thời có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa do chức năng gan kém. Thuốc còn được dùng làm thuốc thông tiểu trên, thông mật chữa các bệnh suy gan, thận, viêm thận cấp và mạn, sưng khớp xương.

Actiso được dùng đường uống bằng cách uống trực tiếp.

Liều dùng cho từng đối tượng1

Đối với người lớn: 1 – 2 ống/lần x 2 lần/ngày.

Đối với trẻ em: 1/2 – 1 ống/lần x 2 lần/ngày.

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trước khi sử dụng.

Giá bán Actiso Ladophar có thể khác nhau ở một số nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện. Giá thuốc có thể dao động từ 40.000 – 50.000VNĐ/Hộp 10 ống.

Hiện chưa có thông tin báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc.

Hiện chưa có thông tin báo cáo về tương tác thuốc của Actiso.

Thuốc uống Actiso Ladophar chống chỉ định trong các trường hợp:

Tiêu chảy.

Tắc ống dẫn mật.

Mẫn cảm, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Người bị dương hư hàn, thể hàn.

Chưa có thông tin báo cáo về các việc dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú. Đối tượng này cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng Actiso Ladophar.

Chưa có thông tin báo cáo về các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc.

Hiện chưa có tài liệu ghi nhận các dấu hiệu, triệu chứng và xử trí khi dùng quá liều thuốc Actiso Ladophar

Nếu bạn quên một liều, bạn có thể dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu quá gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo lịch. Không khuyến cáo dùng liều gấp đôi bù cho liều đã quên.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng đường dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đọc kỹ thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi uống thuốc.

Để thuốc xa tầm tay với của trẻ em trong nhà.

Chống chỉ định dùng thuốc nếu quá mẫn, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Nên bảo quản thuốc Actiso Ladophar ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ < 30°C và tránh ánh sáng trực tiếp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tim (Tâm) Sen Là Gì? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tim Sen Chữa Mất Ngủ trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!