Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Rối Loạn Đường Huyết Ảnh Hưởng Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đường hay glucose là nguồn năng lượng chính yếu của cơ thể. Rối loạn đường huyết là bất thường xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của chuyển hóa đường. Vậy bệnh có nguy hiểm không và triệu chứng rối loạn đường huyết là gì? chúng tôi Vũ Thành Đô sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết sau đây.
Đường là một trong ba hợp chất hữu cơ quan trọng bên cạnh chất đạm và béo. Glucose được chuyển hóa liên tục trong cơ thể nhờ hoạt động của tuyến tụy tiết ra hormone insulin và glucagon. Sự mất cân bằng sản xuất và đào thải hai hormone này gây ra rối loạn đường huyết.
Nếu điều này kéo dài thường xuyên sẽ tạo ra bệnh lý và người bệnh mắc những triệu chứng của tăng đường huyết hay hạ đường huyết. Bệnh lý rối loạn đường huyết thường mắc nhất hiện nay là đái tháo đường, với các triệu chứng kinh điển.
Đường huyết không cố định trong máu mà luôn thay đổi tùy theo thời gian, bữa ăn, vận động trong ngày. Các trị số thể hiện đường huyết bình thường khi:
Hiểu được các giá trị này kết hợp với theo dõi triệu chứng rối loạn đường huyết giúp bạn có hướng xử trí hợp lý nếu có bất thường.
Triệu chứng mắc phải của người bệnh phụ thuộc vào loại rối loạn đường huyết đang mắc. Hơn nữa, mức độ bệnh, thời gian xét nghiệm cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Do đó, người bệnh phải luôn xem xét kết quả đường huyết trong hoàn cảnh môi trường tương ứng.
Các triệu chứng hạ đường huyết và nguyên nhân
Chóng mặt, choáng váng, mất định hướng, suy nghĩ kém.
Đói bụng, dù bạn vừa ăn.
Lú lẫn, lo lắng, kích thích, thay đổi thái độ.
Đổ mồ hôi nhiều, da ẩm, tay chân lạnh.
Cảm xúc thất thường.
Các triệu chứng rối loạn đường huyết do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đa phần chúng xuất phát từ sự thay đổi hành vi của người bệnh như:
Ăn ít, không đủ lượng đường để cung cấp năng lượng, từ đó đường máu thấp.
Bỏ bữa cũng làm cho người bệnh ăn thiếu chất.
Vận động thể lực gắng sức gây đường máu bị tiêu thụ nhanh hơn làm tụt đường huyết.
Uống rượu nhiều làm giảm chuyển hóa đường.
Tiêm quá liều insulin – một hormone gây hạ đường máu.
Tiêm insulin nhưng không ăn vừa làm hạ đường vừa thiếu đường làm cho bệnh nặng hơn.
Triệu chứng tăng đường huyết và nguyên nhânTriệu chứng bệnh rất đa dạng phụ thuộc vào mức độ và típ bệnh mà người bệnh đang mắc. Nhìn chung, người bị tăng đường huyết có thể có các triệu chứng:
Khát nước và uống nước nhiều.
Đi tiểu rất nhiều, có khi kiến bu nước tiểu.
Thường xuyên đói bụng, ăn nhiều và rất thích đồ ngọt.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Kích thích.
Mau mệt mỏi.
Nhìn mờ.
Vết thương lâu lành.
Dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng nhiều vị trí như da, lợi, âm đạo,…
Nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng rối loạn đường huyết tăng là bệnh đái tháo đường. Bệnh có thể gây các triệu chứng nhẹ nhàng cho đến các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Chẩn đoán triệu chứng rối loạn đường huyết trước hết phải dựa vào xét nghiệm đường huyết. Bệnh nhân được chỉ định đo đường huyết khi có những triệu chứng nghi ngờ hoặc tầm soát bệnh định kỳ.
Chẩn đoán hạ đường huyết khi đường < 70 mg/dl. Và bệnh nhân có các triệu chứng bệnh. Hạ đường huyết sẽ đe dọa tính mạng nếu < 50 mg/dl hoặc bệnh nhân mất ý thức.
Chẩn đoán tăng đường huyết khi bệnh nhân có một trong hai xét nghiệm:
Người có kết quả xét nghiệm này, nên được tư vấn khám chuyên khoa nội tiết để làm các tầm soát chuyên sâu. Tuy nhiên, những bệnh nhân có các vấn đề nghiêm trọng:
Biến cố tim mạch.
Biến cố tổn thương dây thần kinh hay não bộ.
Tổn thương thận.
Tổn thương võng mạc.
Tổn thương bàn chân có nguy cơ cắt cụt chi.
Nhiễm toan chuyển hóa.
Tăng áp lực thẩm thấu máu.
Bệnh nhân có xét nghiệm đường huyết cao đi kèm phải được điều trị sớm, giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Triệu chứng rối loạn đường huyết chính bao gồm tăng và hạ đường huyết. Trong đó, hạ đường có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc đái tháo đường do không tuân thủ chế độ thuốc và ăn uống. Đối với đái tháo đường, bệnh có thể được phân thành hai típ chính là type 1 và type 2.
Đái tháo đường type 1 thường gặp ở người trẻ, do các nguyên nhân bệnh lý tự miễn, di truyền,…
Đái tháo đường type 2 thường gặp ở những có các hành vi tiêu cực lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Vì vậy, bệnh hay gặp ở người lớn và là bệnh lý mắc phải.
Hạ đường có thể cải thiện ngay khi bù đường kịp thời cho người bệnh. Một ít thức ăn ngọt như kẹo, bánh, nước đường đều hữu ích làm tăng nhanh đường huyết. Song người có triệu chứng nặng nên được nhập viện để theo dõi tốt hơn.
Triệu chứng rối loạn đường huyết tăng phải được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, người bệnh cần áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống tích cực để giúp hỗ trợ cho việc điều trị thành công.
Triệu chứng rối loạn đường huyết nhẹ nhưng đôi lúc rất nặng nề. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời và phù hợp. Bạn nên chú ý theo dõi bệnh định kỳ theo đúng chỉ định và khám bệnh tầm soát hàng năm. Giảm nguy cơ mắc bệnh giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Bệnh Rối Loạn Chuyển Hóa: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Bệnh rối loạn chuyển hóa là các bất thường trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Điều này có thể làm cơ thể thiếu hay tích tụ quá nhiều những chất thiết yếu cho một sức khỏe bình thường.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, cơ thể cần bổ sung các chất đạm, đường, béo, khoáng chất, nước mỗi ngày. Thiếu hoặc dư một trong những thành phần này đều gây ra những triệu chứng rối loạn cho người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết rất đa dạng từ nhẹ đến nguy hiểm. Hơn nữa, triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào loại rối loạn chuyển hóa đang mắc. Nhìn chung, các triệu chứng thường gặp là:
Khó khăn trong việc ghi nhớ, viết, đọc, nói chuyện,…
Thay đổi cảm xúc.
Thay đổi hành vi, nhận thức như lú lẫn, sa sút trí tuệ, li bì, ảo tưởng, ảo giác,…
Co thắt cơ bắp không tự chủ.
Co giật.
Buồn nôn nhưng không nôn.
Thở rất nhanh hoặc khó thở.
Tiêu chảy mãn tính hay dai dẳng.
Mệt mỏi thường xuyên.
Đau đầu.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện thoáng qua rồi tự hết. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nặng và lâu ngày, có thể phải nhập viện điều trị, thậm chí là cấp cứu. Bệnh đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em vì mức độ thường nặng nề hơn.
Bệnh chủ yếu do yếu tố di truyền Bệnh mới mắc phảiBệnh thường xuất hiện khi ở người lớn, do tác động của môi trường và lối sống. Người mắc bệnh thường nhẹ hơn so với bệnh do di truyền và không phải lệ thuộc vào thuốc hay kiêng tuyệt đối một loại thực phẩm nào đó. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng nếu không kiểm soát tốt bệnh tình của mình.
Những bệnh lý và nguyên nhân có thể gây bệnh rối loạn chuyển hóa là:
Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Bệnh xơ nang.
Bệnh Gaucher.
Bệnh ứ sắt trong cơ thể.
Đái tháo đường.
Suy thận.
Viêm phổi, suy hô hấp, hay xẹp phổi.
Nhiễm trùng máu.
Gút (gout).
Nghiện rượu mãn tính.
Lạm dụng thuốc lợi tiểu.
Ngộ độc độc chất như thuốc,…
Có thể nói bệnh rối loạn chuyển hóa thường xuất phát từ những bệnh lý nền của bệnh nhân và lối sống tiêu cực. Nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, cân nặng, đường huyết của mình, có thể gây ra một loạt các triệu chứng, gọi là hội chứng chuyển hóa.
Đối với người lớn, chẩn đoán các bệnh rối loạn chuyển hóa tương đối dễ dàng bằng các xét nghiệm thông thường. Hơn nữa, ở người lớn, bệnh thường gặp hơn là trẻ mắc bệnh do di truyền, vì vậy không cần những xét nghiệm chuyên sâu.
Ngược lại, đối với trẻ em, nhiều khi chẩn đoán rất khó khăn vì triệu chứng bệnh khó phân biệt với những bệnh lý thông thường khác. Việc chẩn đoán nhiều khi phải dùng các xét nghiệm chuyên biệt, tùy theo bệnh cảnh đang mắc. Các xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán hội chứng chuyển hóa được liệt kê ở đây là:
Xét nghiệm các đo nồng độ enzyme và men gan, tụy, thận,…
Xét nghiệm nồng độ các vitamin, vi chất dinh dưỡng,…
Xét nghiệm đường huyết.
Xét nghiệm mỡ máu.
Xét nghiệm đạm máu.
Định lượng các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.
Định lượng các loại hormone như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục,…
Tùy vào triệu chứng người bệnh đang mắc, bác sĩ sẽ nghi ngờ và có chỉ định đặc biệt đối với từng người. Một số người có nhiều triệu chứng phối hợp sẽ được điều trị phối hợp nhiều chuyên khoa khác nhau. Như vậy, bệnh rối loạn chuyển hóa có thể dễ hoặc khó chẩn đoán.
Lựa chọn cách thức điều trị bệnh khác nhau tùy theo bệnh lý mà người bệnh đang mắc. Bệnh có thể nhẹ và không cần phải kiểm soát đặc hiệu hay nặng nề cần điều trị đặc biệt. Nhiều bệnh lý cần phải điều trị nhiều chuyên khoa khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung các bệnh lý rối loạn chuyển hóa chủ yếu phải thay đổi lối sống của người bệnh:
Dinh dưỡng đầy đủ, bảo đảm không để bệnh nhân suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì.
Tập thể dục đều đặn theo khuyến cáo bác sĩ.
Thuốc được chỉ định cho một số bệnh nhân.
Điều trị phẫu thuật cho những người bệnh nặng hoặc không đáp ứng với điều trị thông thường.
Hỗ trợ tâm lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người sinh hoạt và làm việc.
Bệnh rối loạn chuyển hóa hiện nay tương đối phổ biến. Dù nhiều mức độ khác nhau, song bệnh vẫn có phương pháp điều trị. Chủ yếu người bệnh phải tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ và kiên nhẫn trong quá trình điều trị lâu dài. Mong rằng chúng tôi Vũ Thành Đô đã cung cấp cho bạn một kiến thức bổ ích về bệnh lý này.
Progesterol Là Gì Và Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đối Với Sức Khỏe Phái Nữ?
Progesterone là một hormone nội sinh được sản xuất trong buồng trứng, nhau thai và tuyến thượng thận của người phụ nữ. Tại mỗi chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, cơ thể sản sinh ra một lượng nội tiết tố progesterone khác nhau.
Progesterone có cấu trúc phức tạp gồm các nhóm chức như ceton, nhóm chức năng oxy hóa và nhánh methyl gắn liền với 2 vòng hydrocarbon. Ngoài chức năng điều hòa hoạt động sinh sản ở nữ giới, progesterone còn có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh nhiều hormone steroid khác của cơ thể.
Điều hòa kinh nguyệtProgesterone cùng với estrogen là hai hormone sinh dục nữ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt ở người phụ nữ, kéo dài 28 – 31 ngày. Ở giai đoạn trước khi trứng rụng, nồng độ Progesterone trong huyết thanh thấp trong khi nồng độ hormone LH tăng cao đạt đỉnh, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra.
Cùng lúc đó, tín hiệu tăng sản xuất Progesterone sẽ được phát đi để đáp ứng với LH. Ở giai đoạn sau khi rụng trứng, nồng độ Progesterone tăng rất nhanh, đến trước ngày hành kinh khoảng 7 ngày nồng độ Progesterone đạt đỉnh. Nồng độ Progesterone sẽ cao hơn ở những phụ nữ có thai.
Lúc này, tùy thuộc vào việc trứng có được thụ tinh hay không mà quyết định nồng độ Progesterone sẽ tiến triển như thế nào. Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ Progesterone sau đó sẽ giảm dần trong 4 ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt, tương ứng với quá trình thóai hóa thể vàng.
Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng sẽ duy trì nồng độ Progesterone cao, tiếp theo đó nhau thai được hình thành và cũng sẽ tiết ra một lượng Progesterone để giữ nồng độ luôn ở mức cao. Chính vì vai trò quan trọng trong điều hòa kinh nguyệt, sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi mà đây là một hormone vô cùng quan trọng.
Nuôi dưỡng thai nhiỞ phụ nữ mang thai, Progesterone được giữ ở mức cao để thực hiện nhiều chức năng như:
Ngăn chặn co bóp tử cung, đảm bảo cổ tử cung luôn được đóng kín giúp thai nhi an toàn.
Progesterone hỗ trợ quá trình làm tổ của trứng.
Progesterone giúp bảo vệ thai nhi phát triển bình thường, ngăn ngừa co thắt tử cung và tình trạng đẻ non.
Progesterone giúp đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.
Progesterone giúp bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Nuôi dưỡng trẻ sơ sinhSau khi thai nhi được sinh ra khỏe mạnh, hormone Progesterone cũng tham gia vào quá trình tạo sữa. Sữa mẹ một nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh sau này. Ngoài ra, trên thực tế, Progesterone còn là thành phần góp phần vào sự phát triển của tinh trùng.
Thiếu hụt Progesterone ở nữ giới
Thiếu hụt Progesterone ở bà bầu
Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị thiếu hụt Progesterone sẽ khiến thai nhi có nguy cơ thai ngoài tử cung, sảy thai, kém nuôi dưỡng thai,… Vì thế sẽ gây ra những khó chịu trong thai kỳ.
Thiếu hụt Progesterone ở phụ nữ nuôi con
Trong 6 tháng đầu sau sinh, việc nuôi con bằng sữa mẹ là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Sự thiếu hụt Progesterone ở thời điểm này làm hạn chế sự phát triển của tuyến vú, làm giảm sản xuất sữa.
Vừa rồi, chúng tôi đã gửi đến bạn bài viết phân tích chi tiết về hormone progesterone. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức khoa học thật bổ ích.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Medlatec
Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Đái Tháo Đường Giúp Người Bệnh Giảm Triệu Chứng Và Tránh Biến Chứng
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường là đảm bảo cung cấp cho cơ thể lượng đường ổn định, quan trọng nhất là phải điều độ, ổn định về giờ giấc và hợp lý về số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. Cùng chúng mình tìm hiểu ngay thôi nào!
Nội dung chính
Cung cấp đủ năng lượng để duy trì cân nặng khỏe mạnh
Thiếu cân hoặc thừa cân đều gây tác động tiêu cực đến bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy bệnh nhân đái tháo đường cần ăn đủ, không thiếu cũng không thừa năng lượng để duy trì cân nặng trong ngưỡng khỏe mạnh.
Đủ năng lượng để có cân nặng khỏe mạnh (Nguồn: Internet)
Cân đối các chất dinh dưỡngCân đối giữa 3 dưỡng chất sinh năng lượng là chất bột đường, chất đạm và chất béo. Đối với bệnh nhân đái tháo đường đơn thuần, chất bột đường nên chiếm khoảng 50-60%, chất đạm khoảng 10-20% và chất béo khoảng 20-25% năng lượng khẩu phần.
Đa dạng các loại thực phẩmĐa dạng các loại thực phẩm không những giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh sự đơn điệu trong ăn uống mà còn giúp cơ thể nhận đủ các chất dinh dưỡng có trong tự nhiên. Trung bình mỗi ngày bệnh nhân cần ăn 20-30 loại thực phẩm khác nhau.
Chế độ ăn giúp ổn định đường huyếtBệnh nhân đái tháo đường thường dễ tăng đường huyết sau ăn. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng mạn tính như bệnh lý thận, mắt, thần kinh,… Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường lại có nguy cơ hạ đường huyết ở xa bữa ăn. Đây là tình trạng cấp cứu thường gặp, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường cần giúp ổn định đường huyết. Vậy cụ thể chế độ ăn giúp ổn định đường huyết là gì?
Cân đối các nhóm thực phẩm để ổn định đường huyết (Nguồn: Internet)
Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấpChỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (bánh mì trắng hoặc đường glucose).
Những thực phẩm có GI cao là những thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh và tăng nhiều đường huyết sau ăn. Ngược lại, những thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm làm tăng chậm và tăng thấp đường huyết sau ăn. Bởi vậy, những thực phẩm có GI thấp giúp đường huyết ổn định trong thời gian dài.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới mức 55) phổ biến là các loại rau, các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng, đậu bơ), những loại trái cây tươi như cam, táo, lê, đào, kiwi, chuối. Bên cạnh đó các loại sữa không đường và thực phẩm được chế biến từ sữa không thêm đường, yến mạch, bánh mì nguyên cám cũng làm tăng đường huyết chậm.
Các bạn có thể tham khảo sữa Glucerna để uống thêm vào bữa phụ. Sữa Glucerna là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho người đái tháo đường, giúp kiểm soát đường huyết tốt và có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới mức 55).
Chỉ số đường huyết trong thực phẩm rất đa dạng (Nguồn: Internet)
Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (GI từ 56-69) bao gồm các loại thực phẩm như khoai lang, khoai sọ, dứa, gạo lứt, bí đỏ. Nhóm thực phẩm này được chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI trên 70) gồm các loại thực phẩm giàu tinh bột như mật ong, nước mía, cơm nếp, gạo, mạch nha, dưa hấu. Nhóm thực phẩm này có khả năng chuyển hóa và làm tăng đường huyết rất nhanh, không tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.
Ổn định hàm lượng chất bột đường ở thời gian cố định trong ngàyNếu bạn ăn bữa tối lớn vào ngày hôm nay và ăn bữa tối nhẹ vào ngày hôm sau thì sẽ làm đường huyết dao động quá nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh đường huyết và hậu quả là không kiểm soát đường huyết tốt. Do đó, chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường cần duy trì hàm lượng chất bột đường ổn định ở thời gian cố định trong ngày.
Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2023) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2023) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.
Đăng bởi: Trần Hà
Từ khoá: Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường giúp người bệnh giảm triệu chứng và tránh biến chứng
Du Học Sinh Làm Thế Nào Khi Bị Quấy Rối Tình Dục Tại Nhật Bản?
Dù là một đất nước an toàn như Nhật Bản vẫn ẩn chứa những nguy hiểm nhất định, nếu đã có thời gian dài sống ở đây có lẽ bạn đã không ít lần nghe được cụm từ “Chikan (痴漢)” có nghĩa là quấy rối tình dục .
Có rất ít trường hợp quấy rối tình dục ở Nhật bị xử phạt, nạn nhân thường là nữ giới và nam giới là thủ phạm. Tuy nhiên có những trường hợp ngược lại xảy ra hoặc thậm chí có những trường hợp quấy rối tình dục đồng tính.
Những kẻ biến thái thường lợi dụng những nơi đông đúc như trên tàu điện, xe buýt hoặc đoạn đường vắng có rất ít người qua lại để ra tay. Đối tượng thường là các cô gái trẻ đi 1 mình.
Quấy rối tình dục ở Nhật thường gặp trên phương tiện công cộng nhất
Chèn cặp hoặc túi xách vào giữa bạn và nghi phạm
Chuyển sang đứng ở một chỗ khác
Xuống tàu hoặc xe buýt chờ một chuyến khác
Bấm vào còi báo động mang theo người
Tìm kiếm sự trợ giúp của người gần bạn (có thể dùng ánh mắt, hoặc bạn ghi ra điện thoại dòng chữ “tôi đang bị quấy rối” và giơ ra làm sao cho người gần bạn thấy được)
Cách tốt nhất để hạn chế bị quấy rối tình dục trên các phương tiện công cộng là tránh đứng gần cuối hàng ghế, cạnh cửa của toa tàu, toa gần khu vực liên lạc của tàu (toa đầu hoặc toa cuối) vì những kẻ biến thái thường lợi dụng những nơi như vậy để thực hiện hành vi xấu.
Đối với nữ giới nếu phải lên tàu điện vào giờ cao điểm nên đứng ở các toa tàu dành riêng cho nữ (thường sẽ có đường viền màu hồng, ghi chữ “女性専用車両” toa dành riêng cho nữ).
Nếu là nữ khi về nhà ở những đoạn đường tối hoặc ít người qua lại rất nguy hiểm, không ít trường hợp bị người lạ đi theo. Trong những lúc như thế này bạn cũng phải cố gắng la lớn “tasukete” có nghĩa là “cứu tôi với” hoặc “keisatsu wo yondekudasai” có nghĩa là “làm ơn hãy gọi cảnh sát”. Việc la lên thành tiếng rõ ràng như vậy là rất quan trọng. Nếu như do quá sợ hãi bạn không thể nói hoặc nói không thành tiếng thì bạn nhớ hãy bấm còi báo động mang theo người.
Nếu bị kẻ theo dõi trên đường hãy cố gắng là lớn “tasukete”
Để hạn chế gặp kẻ biến thái bạn nên tránh đi những đoạn đường tắt, tối hoặc ít người. Tuy xa một chút nhưng hãy cố gắng chọn những đoạn đường sáng sủa, có nhiều người qua lại. Ngoài ra, đối tượng bị quấy rối tình dục thường là những cô nàng say xỉn hoặc đang ở trong tình trạng mệt mỏi, những điều rất dễ nhận thấy bằng mắt. Vậy nên hãy cố gắng đi lại một cách đoàng hoàng với tư thế tự tin khi đi ngoài đường.
Có những trường hợp cho dù cảnh giác đến đâu cũng gặp phải quấy rối tình dục. Nếu rơi vào tình huống như vậy hãy cố gắng đến gặp cảnh sát. Tuỳ vào nội dung bạn trao đổi với cảnh sát, họ sẽ có những hành động như truy tìm ra kẻ phạm tội hoặc tăng cường tuần tra tại các địa điểm thường xuyên xảy ra quấy rối tình dục.
Những Triệu Chứng Tiền Kinh Nguyệt: Nhận Diện Bất Thường Và Cách Làm Giảm Triệu Chứng.
Ở phụ nữ sau tuổi dậy thì, nhất là khoảng độ tuổi 20, trước khi vào kì kinh nguyệt, các bạn đã bao giờ trải qua trạng thái dễ cáu gắt, dễ buồn, dễ khóc, ăn uống mất kiểm soát chưa? Đó thật ra là biểu hiện thường rất hay gặp còn gọi là Hội chứng tiền kinh nguyệt, hay tình trạng nặng nề hơn của hội chứng này đó là Rối loạn khí sắc chu kì kinh.
Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, hầu như khoảng 80% đều trải qua sự biến đổi về cơ thể, cảm xúc, giấc ngủ trong mỗi kì kinh nguyệt. Chúng ta sẽ lấy ví dụ một người phụ nữ có chu kinh đều, giao động từ 28 – 30 ngày, thường ngày thứ 14 của chu kì sẽ là ngày rụng trứng và sau đó 2 tuần sẽ có kinh.
Thời điểm rụng trứng này được cho là lúc chúng ta bắt đầu có những biến đổi về mặt sinh lý do sự thay đổi nội tiết tố, và những triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ bắt đầu trước ngày ra kinh từ 5 – 7 ngày (tức là từ ngày thứ 21 – 27) của chu kì. Những triệu chứng thường thấy như dễ cáu gắt, lo âu, thấy dễ buồn hơn, thèm ăn vặt nhiều, giảm hứng thú trong công việc và các hoạt động hằng ngày.
Bên cạnh các triệu chứng về cảm xúc thì còn các biến đổi về mặt cơ thể như căng tức vú, đau đầu,chóng mặt, đầy hơi, tay chân sưng phù,…Những triệu chứng trên được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và đây được xem là tình trạng sinh lý ở phụ nữ. Nó sẽ tự hết sau khi có kinh và xuất hiện trở lại khi vào một chu kì mới.
Rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) có thể được xem là tình trạng nặng nề hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), theo ước tính có khoảng 3 – 8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rơi vào tình trạng này. Nếu như ở hội chứng tiền kinh nguyệt bạn chỉ đơn thuần cảm thấy buồn vu vơ hay dễ buồn hơn thì ở rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) bạn cảm thấy buồn sâu sắc, thậm chí là tuyệt vọng, nặng nề hơn rất nhiều.
Nếu như ở PMS bạn chỉ đơn thuần thấy dễ cáu gắt hơn khi không vừa ý thì trong PMDD bạn cảm thấy dễ bất mãn, xung đột ở tất cả các mối quan hệ, thậm chí bạn cảm thấy bản thân mình giận hờn vô cớ đến lạ lùng. Những dấu hiệu của rối loạn khí sắc chu kì kinh như: tâm trạng dễ thay đổi (dễ nóng giận, dễ khóc, dễ buồn vô cớ), cáu gắt, tăng các xung đột với mọi người xung quanh, chán nản, tuyệt vọng, trở nên tự ti về bản thân,…Ngoài ra cũng xuất hiện các triệu chứng về cơ thể như là đầy hơi, phù tay chân, căng tức vú,…
Cũng giống như PMS, PMDD cũng bắt đầu xuất hiện sau khi rụng trứng, tình trạng nặng nề trước một tuần có kinh và sẽ hết sau khi bạn ra kinh. Tuy nhiên, khác với PMS, PMDD gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân. Do đó nếu tình trạng này quá nặng nề, khuyến cáo là bạn nên điều trị.
Việc dùng thuốc điều trị hiện nay mang lại nhiều kết quả khả quan cho tình trạng này. Các nhóm thuốc như SSRIs (ức chế tái hấp thu serotonin) hoặc thuốc tránh thai hằng ngày được chứng minh là có hiệu quả để điều trị. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên đến gặp các bác sĩ tâm thần kinh để được theo dõi và điều trị đúng đắn nhất. Nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài việc tới gặp bác sĩ điều trị, một số phương pháp sau đây bạn có thể áp dụng để làm nhẹ bớt triệu chứng như tập thể dục đều đặn. Tránh các thực phẩm quá nhiều muối hay quá nhiều đường, hạn chế cafein và rượu, bổ sung các loại vitamin như B6, canxi,…
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hay rối loạn khí sắc chu kì kinh (PMDD) tuy là những tình trạng không phải cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó mang lại rất nhiều bất lợi cho bạn và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, việc nhận diện đúng mức các triệu chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ khi triệu chứng gây cho bạn quá nhiều khó chịu là rất quan trọng.
Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm
Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Rối Loạn Đường Huyết Ảnh Hưởng Như Thế Nào? trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!