Xu Hướng 9/2023 # Viêm Cổ Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ # Top 15 Xem Nhiều | Bgxq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Viêm Cổ Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Viêm Cổ Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu hỏi “Viêm cổ tử cung có nguy hiểm không?” luôn là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Biến chứng của bệnh là viêm vùng chậu hoặc có thể dẫn đến vô sinh và viêm phúc mạc – một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Hơn nữa, những vi sinh vật này cũng có thể lây truyền cho bạn tình khi quan hệ. Do đó, việc nắm rõ mức độ nguy hiểm của bệnh viêm cổ tử cung là vô cùng cần thiết. 

Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung. Nguyên nhân của bệnh lí này có thể là do nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus); hoặc không phải nhiễm trùng (sự kích ứng quá mức của tác động vật lý hoặc hóa học) làm tổn thương cổ tử cung.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhất là nhiễm vi khuẩn chlamydia và bệnh lậu, là những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm cổ tử cung.1

Một số phụ nữ có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào do viêm cổ tử cung. Trong khi những người khác có thể xuất hiện các triệu chứng phổ biến như:

Tiết dịch âm đạo bất thường (màu sắc giống mủ hay mùi hôi).

Đau vùng xương chậu hay dưới rốn, có thể kèm theo sốt.

Chảy máu giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Vấn đề tiết niệu như rối loạn đi tiểu (tiểu đau, tiểu khó, tiểu nhiều lần…).

Nhiễm trùng bên trong âm đạo dễ dàng lan đến cổ tử cung. Sau đó, các mô của cổ tử cung có thể bị viêm và tạo thành vết loét. Một trong những dấu hiệu ban đầu của tình trạng này là tiết dịch âm đạo giống như mủ.

Viêm vùng chậu

Cổ tử cung của bạn hoạt động như một rào cản để ngăn vi khuẩn và virus xâm nhập vào tử cung của bạn. Khi cổ tử cung bị nhiễm trùng, nguy cơ vi khuẩn hay virus di chuyển vào tử cung của bạn cao hơn. Nếu viêm cổ tử cung do nhiễm chlamydia hoặc bệnh lậu lây lan đến tử cung hoặc ống dẫn trứng sẽ có nguy cơ gây biến chứng viêm vùng chậu.

Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ viêm vùng chậu, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bệnh lí này thường có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh.

Ảnh hưởng đến thai kì

Phụ nữ mới mang thai hoặc những người đang cố gắng mang thai nên được tầm soát viêm cổ tử cung càng sớm càng tốt. Khi bị viêm cổ tử cung do lây qua đường tình dục, phụ nữ đang mang thai có thể gặp những tình huống xấu như chuyển dạ sớm và sẩy thai.

Mắc các bệnh lây qua đường tình dục

Viêm cổ tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều loại virus từ bạn tình bị nhiễm bệnh. Trong đó, đáng lo ngại nhất là HPV và HIV. Nhiễm HPV sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung nếu không điều trị sớm. Với bệnh lí suy giảm miễn dịch ở người do HIV, khi được chẩn đoán và điều trị sẽ giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Nguy cơ bị viêm cổ tử cung cao hơn nếu có những yếu tố sau:

Quan hệ tình dục trong thời gian gần đây mà không sử dụng bao cao su.

Có nhiều bạn tình.

Đã từng bị viêm cổ tử cung trước đây.

Quan hệ tình dục an toàn

Phụ nữ nên đề nghị bạn tình của bạn luôn sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách khi quan hệ tình dục. Bao cao su rất hiệu quả trong việc chống lại sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia. Chúng là những tác nhân thường gặp gây viêm cổ tử cung.

Tuy nhiên, điều quan trọng bạn nên nhớ là bao cao su không thể đảm bảo sự bảo vệ hoàn toàn cho bạn và cả bạn tình. Do đó, bạn nên có một mối quan hệ lâu dài với một bạn tình. Hạn chế số lượng bạn tình có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh lây qua đường tình dục.

Tránh các nguyên nhân gây viêm cổ tử cung không do nhiễm trùng

Bạn nên tránh sử dụng những sản phẩm có hóa chất. Bao gồm thuốc diệt tinh trùng hoặc cao su latex trong bao cao su. Không thụt rửa nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên hạn chế sử dụng các dụng cụ tổn thương cổ tử cung. Ví dụ như màng ngăn, vòng tránh thai hay vòng nâng cổ tử cung…

Phụ nữ cũng không sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có chất độc hại. Những chất này có thể gây kích ứng âm đạo và cổ tử cung. Nếu thực hiện những phương pháp trên, bạn có thể giúp ngăn ngừa tái phát một số đợt viêm cổ tử cung.

Kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy cố gắng tuân thủ điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lí để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Mỗi phụ nữ có thể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng của bệnh khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm cổ tử cung có thể giống như những bệnh lí phụ khoa khác. Vậy nên, bạn luôn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đó cũng là cách giúp bạn phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của viêm cổ tử cung như viêm vùng chậu, vô sinh hay sảy thai.

Bệnh Đái Tháo Nhạt Có Nguy Hiểm Không? Và Câu Trả Lời

Định nghĩa

Đái tháo nhạt là một tình trạng do sản xuất không đủ hormone chống bài niệu (ADH), một loại hormone giúp thận và cơ thể điều hòa lượng nước. Bình thường, hormone chống bài niệu kiểm soát việc thải ra nước tiểu của thận. Nó được tiết ra bởi vùng dưới đồi (một tuyến nhỏ nằm ở đáy não). Sau đó hormone này được lưu trữ trong tuyến yên và được giải phóng vào máu.

ADH được tiết ra giúp giảm lượng nước tiểu để không xảy ra tình trạng mất nước. Tuy nhiên, bệnh đái tháo nhạt gây ra sản xuất quá nhiều nước tiểu rất loãng và khát quá mức. Đái tháo nhạt được phân loại thành:

Đái tháo nhạt trung ương: Cơ thể sản xuất  ADH không đủ. Nguyên nhân có thể là kết quả của tổn thương tuyến yên do chấn thương đầu, rối loạn di truyền, khối u, phẫu thuật.

Đái tháo nhạt do thận: Nguyên nhân là do thiếu phản ứng của thận với mức ADH bình thường. Việc này có thể do thuốc hoặc các rối loạn mãn tính, chẳng hạn như suy thận, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thận đa nang.

Dấu hiệu

Ở bệnh đái tháo nhạt, mỗi cá nhân có thể gặp các dấu hiệu bệnh khác nhau. Tuy nhiên, một số dấu hiệu điển hình có thể là:

Bệnh nhân khát nước liên tục. Điều này có nghĩa là bệnh nhân cần uống nước nhiều hơn bình thường.

Bệnh nhân có nhu cầu đi tiểu nhiều bất thường. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất quá nhiều nước.

Màu sắc nước tiểu nhạt, loãng.

Đái tháo nhạt trung ương

Bệnh do cơ thể giảm tiết hormone ADH gây ra. Nguyên nhân có thể do:

Tổn thương vùng dưới đồi tuyến yên gây suy tuyến yên. Các thương tổn vùng dưới đồi như u sọ hầu hoặc các vấn đề của thần kinh trung ương thâm nhiễm, thường dễ dẫn đến đái tháo nhạt.

Chấn thương hoặc các phẫu thuật u tuyến yên, u dưới đồi.

Đái tháo nhạt thận

Được gọi là đái tháo nhạt thận vì bệnh xuất hiện do thận không đáp ứng với ADH. Mặc dù lượng ADH trong cơ thể vẫn ở mức bình thường. Nguyên nhân gây nên việc thận đáp ứng kém với ADH như:

Các bệnh thận mãn tính.

Rối loạn điện giải: Giảm kali máu và tăng calci máu khiến nước tiểu bị cô đặc.

Sử dụng các thuốc như lithium, amphotericin B,…

Đái tháo nhạt ở phụ nữ có thai

Đái tháo nhạt thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do nhau thai tiết ra một loại enzyme có khả năng phá hủy ADH.

Bệnh đái tháo nhạt không nguy hiểm tuy nhiên việc can thiệp y tế cần được thực hiện để tránh các biến chứng về sau. Với những phương pháp điều trị thích hợp, bệnh nhân đái tháo nhật vẫn có thể có một lối sống bình thường. Trường hợp nước tiểu nhiều, nhạt màu do uống nhiều nước đôi khi không phải là bệnh đái tháo nhạt, cần phân biệt rõ với đái tháo nhạt thực sự

Chẩn đoán

Một số xét nghiệm máu và nước tiểu có thể chỉ ra chẩn đoán đái tháo nhạt. Các xét nghiệm như đo nồng độ natri trong máu. Hay là độ thẩm thấu huyết thanh hoặc huyết tương. Xét nghiệm độ thẩm thấu nước tiểu cũng có thể là phương pháp chẩn đoán đái tháo nhạt.

Desmopressin được sử dụng để kiểm tra xem bệnh nhân đang mắc phải bệnh lý đái tháo nhạt trung ương hay đái tháo nhạt do thận. Một giờ sau khi tiêm thuốc này, nồng độ nước tiểu được kiểm tra lại. Nếu nồng độ tăng hơn 50% thì rất có thể bệnh nhân đang ở dạng đái tháo nhạt trung ương. Bệnh nhân đái tháo nhạt do thận sẽ có phản ứng kém với việc tiêm desmopressin.

MRI cũng được xem là một xét nghiệm hình ảnh trong chẩn đoán đái tháo nhạt. Phương pháp này được thực hiện để tìm các bằng chứng bất thường ở vùng dưới đồi hoặc trong tuyến yên.

Điều trị

Ở những bệnh nhân đái tháo nhạt thể nhẹ, có thể không cần phải sử dụng thuốc điều trị. Những bệnh nhân này chỉ cần bổ sung thêm nước cho cơ thể để bù lại lượng chất lỏng đã mất qua đường tiểu tiện.’

Bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định hormone desmopressin (một dạng hormone chống lợi tiểu). Ở bệnh nhân đái tháo nhạt do thận sẽ được chỉ định thuốc lợi tiểu (hydrochlorothiazide hoặc amiloride).

Tác dụng phụ của desmopressin hiếm khi xảy ra. Đa phần khi bệnh nhân sử dụng quá nhiều hormone này có thể dẫn đến lượng muối trong máu thấp và chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nội tiết nếu nhận thấy các bất thường trong khi sử dụng thuốc này.

Đau Mắt Đỏ Có Lây Không? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ

Đau mắt đỏ là tên thường gọi là chứng viêm kết mạc. Đây là tình trạng viêm phần kết mạc mắt do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Bệnh thường trở nên tốt hơn trong một vài tuần mà không cần điều trị. Người bệnh có thể bị viêm kết mạc ở một hoặc cả hai mắt.

Các triệu chứng đau mắt đỏ của có thể bao gồm:1

Cảm giác có gì đó ở trong mắt hoặc cảm giác có sạn trong mắt.

Mắt đỏ.

Cay mắt, ngứa mắt.

Đau mắt (điều này thường xảy ra với dạng vi khuẩn).

Chảy nước mắt.

Mí mắt sưng húp.

Tầm nhìn mờ hoặc mơ hồ.

Nhạy cảm hơn với ánh sáng.

Nhiều chất nhầy, mủ hoặc dịch đặc màu vàng chảy ra từ mắt.

Khả năng lây truyền bệnh đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân có thể do virus, do vi khuẩn, do dị ứng hoặc do chất gây kích ứng gây ra. Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Viêm kết mạc dị ứng và do chất gây kích ứng không lây nhiễm.2

Tuy nhiên, thực tế, có thể khó xác định nguyên nhân chính xác của viêm kết mạc vì một số triệu chứng có thể giống nhau bất kể nguyên nhân là gì. Do đó, cần thực hiện biện pháp phòng ngừa để phòng tránh tối đa việc nhiễm bệnh.

Các đường lây của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể truyền sang người khác theo cách giống như các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn khác có thể lây lan. Chúng thường lây lan từ người bệnh sang người khác thông qua:1 3

Tiếp xúc cá nhân gần gũi, chẳng hạn như chạm hoặc bắt tay.

Tiếp xúc với dịch tiết từ người nhiễm bệnh như ghèn mắt, rỉ mắt, nước bọt, nước mắt,…

Tiếp xúc vào đồ vật hoặc bề mặt có vi khuẩn hay virus. Sau đó chạm vào mắt trước khi rửa tay.

Có thể lây lan qua không khí từ các giọt đường hô hấp do ho và hắt hơi.

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

Ngoài ra, nguy cơ bị đau mắt đỏ sẽ cao hơn ở người đeo kính áp tròng. Đặc biệt nếu chúng là loại kính áp tròng đeo lâu, kính không được làm sạch đúng cách hoặc không phải của chính bạn. Đó là bởi vì vi khuẩn hay virus có thể sống và phát triển trên kính.

Đau mắt đỏ nhìn có lây không? Vì sao?

Nhiều người thường nhầm tưởng rằng sẽ bị lây bệnh đau mắt đỏ khi nhìn vào mắt người bệnh. Việc nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ không thể khiến bệnh lây truyền.

Như đã nêu phía trên, đối với trường hợp viêm kết mạc do lây nhiễm thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn hoặc virus. Và con đường lây nhiễm là qua tiếp xúc trực tiếp người bệnh, dịch tiết hay đồ dùng có vi khuẩn hay virus.

Về phía người bệnh1 4

Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn có thể lây lan từ người này sang người khác. Làm theo những lời khuyên này để không lây nhiễm cho người khác hoặc tự lây nhiễm lại cho mình:

Sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy sạch mỗi khi bạn lau mặt và mắt.

Che miệng và mũi khi hắt hơi và bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.

Rửa tay thường xuyên bằng nước xà phòng ấm. Luôn rửa sạch tay trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh hoặc sau khi hắt hơi hoặc ho.

Giặt vỏ gối, khăn trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa. Rửa tay sau khi xử lý các vật dụng như vậy.

Cố gắng không chạm vào mắt, nhất là bên mắt bị bệnh. Nếu vô tình chạm phải, bạn cần rửa tay ngay lập tức.

Không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng. Thay đồ trang điểm khác nếu bạn bị nhiễm trùng mắt. Không dùng chung dụng cụ trang điểm mắt với người khác.

Đảm bảo làm sạch hoặc thay thế kính áp tròng theo khuyến nghị của bác sĩ Nhãn khoa.

Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi hết viêm kết mạc.

Về phía người khỏe mạnh4

Nếu ở gần người bị viêm kết mạc, có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách làm theo các bước sau:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước ấm, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn để làm sạch tay.

Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc đồ vật mà người đó sử dụng. Ví dụ, rửa tay sau khi giúp người bệnh nhỏ thuốc nhỏ mắt hoặc sau khi giặt drap giường, vỏ gối,… của người bệnh.

Tránh chạm vào mắt khi chưa rửa tay.

Không dùng chung đồ dùng với người bệnh đau mắt đỏ. Ví dụ: không dùng chung gối, khăn lau, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính đeo mắt,…

Người Bị Sởi Làm Gì Cho Nhanh Khỏi? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ

Sởi là một bệnh cấp tính, dễ lây lan do virus sởi, thuộc họ Paramyxoviridae và giống Morbillivirus gây ra qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí. Bệnh sởi có khả năng gây tử vong nhưng vẫn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi như sốt, phát ban, có thể có thêm các triệu chứng như ho, sổ mũi, viêm kết mạc,… Bên cạnh đó, nếu bệnh sởi khởi phát nặng có thể để lại các biến chứng của bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn thứ phát do vi khuẩn, các biến chứng ở thần kinh trung ương như viêm não tủy lan tỏa cấp tính, viêm não xơ cứng,…

Theo thống kê từ WHO, đã có hơn 140.000 trường hợp tử vong do sởi vào năm 2023.1

Không có liệu pháp kháng virus nào cụ thể để điều trị bệnh sởi, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.2 Do đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh, giúp bệnh sởi nhanh khỏi.

1. Chế độ ăn uống

Chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi để giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc. Một chế độ dinh dưỡng tốt, uống đầy đủ nước là các biện pháp chăm sóc hỗ trợ theo khuyến cáo của WHO.1

Với trẻ em, cần được bổ sung 2 liều vitamin A cách nhau 24 giờ khi được chẩn đoán bệnh sởi. Phương pháp này giúp điều trị phục hồi mức vitamin A thấp trong thời kỳ sởi gây ra và giúp ngăn ngừa tổn thương mắt và mù lòa.1

Người mắc sởi thường bỏ ăn do tình trạng nhiễm trùng và viêm loét miệng. Nôn và tiêu chảy cũng làm giảm hấp thu, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh đòi hỏi cao giúp người bệnh hồi phục nhanh:3

Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường (gạo, bột), chất đạm (thịt, cá, trứng), chất béo (dầu, mỡ), vitamin – chất khoáng (rau, quả).

Đối với trẻ bú mẹ: bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn, kết hợp với ăn bổ sung hợp lý.

Cách chế biến: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh.

Bên cạnh đó, cần lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm cho bữa ăn, nhất là trong trường hợp người bệnh có biến chứng tiêu chảy, viêm phổi.3 Kẽm có vai trò quan trọng, cần cho phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm sẽ làm chức năng miễn dịch suy giảm, điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus.4 Một số món ăn có chứa kẽm có thể kể đến như: gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, tôm,…

Ngoài ra, bữa ăn của người bệnh sởi cũng nên có các loại thực phẩm giàu vitamin C, như: cam, bưởi, xoài, chuối, rau đay, rau dền, mồng tơi,…4

2. Sinh hoạt hằng ngày

Khi bị bệnh sởi, bệnh nhân cần được cách ly và chăm sóc chu đáo.

Để bệnh sởi nhanh khỏi, chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng được mọi người quan tâm. Một số biện pháp giúp cơ thể thoải mái – cũng là một cách giúp bệnh sởi nhanh hết:5

Để cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động nặng nhọc.

Uống nhiều nước: khoảng 8 ly nước/ ngày, cùng với các chất lỏng khác như nước chanh pha loãng, nước lúa mạch, nước cam, nước dừa,..

Làm ẩm mũi

Để mắt nghỉ ngơi: giảm độ sáng của đèn hoặc đeo kính râm nếu mắt cảm thấy khó chịu.

Bên cạnh đó, chúng ta cần:3

Sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng.

Với người bệnh có triệu chứng sốt cao, cần để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa.

Tắm, lau người, vệ sinh răng miệng: bằng nước ấm, xà phòng và khăn mềm.

Không nên kiêng nước do có thể ảnh hưởng đến việc vệ sinh, dẫn đến viêm da, tắc mũi họng, loét giác mạc,…

1. Chế độ ăn uống

Người bệnh sởi nên tránh sử dụng những loại thực phẩm sau:

Tránh những thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chứa chất béo, đồ chiên, đồ ăn vặt đã qua chế biến.

Không uống nước có chứa caffeine như nước ngọt, cà phê,… do có thể làm gia tăng biến chứng của bệnh sởi.

Tránh sữa và các sản phẩm làm từ sữa vì chúng có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Không sử dụng các loại gia vị gây khó tiêu.

Tránh ăn đồ cay nóng: do gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu, làm cho các vết loét lâu lành.

2. Sinh hoạt hằng ngày

Bên cạnh các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cần được tăng cường để giúp nhanh chóng giúp bệnh sởi nhanh khỏi, chúng ta cũng cần tránh một vài hoạt động để không làm bệnh trầm trọng hơn và hạn chế lây lan cho người khác:

Không dùng chung dao kéo, cốc, khăn tắm, quần áo hoặc các dụng cụ đồ dùng thường ngày để tránh lây lan bệnh sởi.

Không được để phòng kín, nên giữ cho phòng được thông thoáng.

Không nên tắm lâu, không năm tắm nơi có gió. Cần chú ý vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Không nên vệ sinh, tắm rửa quá nhiều vì có thể gây ra viêm da, bội nhiễm da.

Tránh tiếp xúc với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Tiêm Filler Có Nguy Hiểm Không?

Quy trình tiêm filler được thực hiện rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần sử dụng kim chuyên biệt và sản phẩm chất làm đầy để tiêm vào cơ thể. Tuy nhiên về yêu cầu kỹ thuật thì người thực hiện phải được đào tạo bài bản để đưa chất làm đầy vào vị trí mong muốn. Nhìn chung, phương pháp này tương đối an toàn. Những rủi ro hay biến chứng nặng nề xảy ra thường là do tay nghề không cao, kỹ thuật tiêm không đúng và chọn lựa chất làm đầy không phù hợp.

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, không nên thực hiện tiêm filler cho các đối tượng sau đây:

Da đang bị nhiễm trùng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi tạo các vết thương hở trên da. Tốt nhất, chúng ta nên thực hiện tiêm sau khi điều trị khỏi vấn đề nhiễm trùng.

Bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu sẽ làm tăng thời gian chảy máu tại các điểm tiêm. Chảy máu sau tiêm sẽ khó cầm nếu khách hàng có bệnh lý rối loạn đông máu.

Phụ nữ mang thai và đang cho cho con bú vì chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn của chất làm đầy trên đối tượng này.

Dị ứng với thành phần có trong sản phẩm filler không nên tiêm vì có thể gây sốc phản vệ. Đặc biệt trường hợp dị ứng với lidocaine hay các loại thuốc tê cần phải thông báo với bác sĩ trước khi tiêm. Lidocaine hay một số loại thuốc tê dạng amide thường được trộn với chất làm đầy để giảm đau khi tiêm.

Bên cạnh những ưu điểm thì filler có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ và biến chứng sau:

Phản ứng tại chỗ

Các triệu chứng đỏ, đau, sưng hay bầm tím tại vị trí tiêm thường xuất hiện. Chúng sẽ biến mất tự nhiên hay nhờ phương pháp hỗ trợ trong vòng 1 – 2 tuần.

Dị ứng

Chất làm đầy là mỡ tự thân có tính tương thích sinh học cao nên khả năng dị ứng thấp. Còn đối với các chất làm đầy khác có nguồn gốc tổng hợp có thể gây phản ứng dị ứng. Để phòng ngừa tác dụng này cần sử dụng các loại chất làm đầy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng.

Nhiễm trùng

Xảy ra khi không tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi thực hiện thủ thuật. Nhiễm trùng có thể nghiêm trọng dẫn đến tạo mủ hay rò mủ tại vị trí tiêm.

U hạt

Là một phản ứng viêm của da đối với chất làm đầy. Khi đó nổi gồ tại vị trí tiêm một khối u cứng. Chất làm đầy lâu dài thường gây u hạt nên không còn được sử dụng thường xuyên. Các chất làm đầy tạm thời hay bán tạm thời ít gây u hạt nên được ưu tiên lựa chọn.

Chất làm đầy di chuyển sang những vùng khác.

Nghẽn mạch xảy ra khi tiêm chất làm đầy trúng vào mạch máu làm tắc nghẽn. Các biến chứng nặng nề khi bị nghẽn mạch đó là hoại tử da hay mù mắt do ngăn chặn mạch máu đến nuôi.

Bản chất phương pháp tiêm filler không nguy hiểm mà nguy hiểm tiềm ẩn là do kỹ thuật tiêm. Vì vậy để thực hiện phương pháp thẩm mỹ này một cách an toàn mọi người nên:

Tư vấn cẩn thận

Nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra để biết cách phòng ngừa và xử lý. Ngoài ra khách hàng nên được tư vấn kĩ càng về cách chăm sóc sau đó sao cho đạt được hiệu quả và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Sản phẩm an toàn

Bạn cần phải biết rõ về loại filler mà bạn được sử dụng. Lựa chọn các sản phẩm filler có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không tự ý mua hoặc tiêm sản phẩm filler không có thông tin rõ ràng về thành phần, nơi sản xuất hay hạn sử dụng.

Người thực hiện được đào tạo

Bác sĩ thẩm mỹ thực hiện tiêm phải được đào tạo và có kinh nghiệm về kỹ thuật tiêm. Nắm vững giải phẫu các mạch máu vùng mặt để phòng ngừa rủi ro tắc mạch sau khi tiêm.

Chuẩn bị trước khi tiêm

Thực hiện sát khuẩn tốt trước khi tiêm và tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình tiêm phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng vì tính hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Để làm đẹp với filler một cách an toàn nên thực hiện với bác sĩ được huấn luyện bài bản. Ngoài ra, lựa chọn chất làm đầy phù hợp giúp hạn chế rủi ro và đem lại hiệu quả cao nhất.

Hạ Kali Máu Có Nguy Hiểm Không?

Hạ kali máu xảy ra khi nồng độ kali trong máu quá thấp. Kali là một chất điện giải quan trọng trong dẫn truyền thần kinh đến các cơ, đặc biệt là cơ tim. Thận là cơ quan giúp điều hòa thăng bằng kali trong cơ thể, và một phần kali thất thoát qua nước tiểu và mồ hôi.

Hạ kali máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ. Một số trường hợp hạ kali máu gây loạn nhịp tim cũng như là yếu cơ. Những triệu chứng này sẽ mất đi sau khi tình trạng hạ kali máu đã được điều trị.

Hạ kali máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng. Thực tế, người bị hạ kali máu thường không có triệu chứng gì cho đến khi kali máu hạ rất thấp. Kali máu bình thường khoảng 3.6-5.2 mmol/L.

Các triệu chứng giúp gợi ý hạ Kali máu gồm:

Yếu cơ

Mệt mỏi

Táo bón

Chuột rút

Hồi hộp đánh trống ngực

Kali khi thấp hơn 3.6 gọi là hạ, còn thấp hơn 2.5 mmol/L thì có thể đe dọa tính mạng. Ở ngưỡng này, các triệu chứng gồm:

Liệt

Suy hô hấp

Ly giải cơ

Tắc ruột

Một số trường hợp nặng hơn, có xuất hiện loạn nhịp tim. Tình trạng này thường gặp nhất ở người đang uống thuốc digitalis (digoxin) hoặc có tình trạng rối loạn nhịp như:

Rối loạn dẫn truyền, ở nhĩ hoặc thất

Nhịp tim nhanh

Nhịp tim chậm

Ngoại tâm thu

Các triệu chứng khác gồm chán ăn, buồn nôn và nôn ói

Các nguyên nhân có thể gồm kali mất qua nước tiểu, mồ hôi hoặc mất qua đường tiêu hóa. Nguyên nhân khác là do ăn không đủ kali hoặc do hạ magie máu. Hạ kali máu cũng có thể là hệ quả của một bệnh lí khác hoặc do một thuốc nào đó đang dùng bao gồm:

Hội chứng Bartter, bệnh thận do di truyền hiếm gặp, gây ra sự mất muối và kali

Người mắc hội chứng Gitelman, bệnh thận do di truyền hiếm gặp gây mất thăng bằng ion trong cơ thể.

Hội chứng Liddle, là một bệnh hiếm gặp gây ra tăng huyết áp và hạ kali máu

Hội chứng Cushing, nguyên do là sử dụng quá nhiều cortisol

Dùng những thực phẩm chứa cam thảo (nước súc miệng thiên nhiên hay nhai thuốc lá) và đất sét

Uống thuốc lợi tiểu thải kali, như Thaizides, lợi tiểu quai và lợi tiểu thẩm thấu

Sử dụng dài ngày các thuốc nhuận tràng

Dùng penicillin liều cao

Đái tháo đường toan cetoan

Truyền dịch quá nhiều gây hạ kali máu do pha loãng

Hạ Magie máu

Bệnh lí tuyến thượng thận

Suy dinh dưỡng

Giảm khả năng hấp thu

Cường giáp

Sảng rượu

Toan hóa ống thận type 1 và 2

Tăng cao catecholamine, như trong nhồi máu cơ tim

Thuốc như insulin hoặc đồng vận beta 2 trong điều trị COPD và hen

Ngộ độc barium

Hạ kali máu gia đình

Nguy cơ hạ kali máu tăng cao ở những người:

Đang dùng loại thuốc gây hạ kali, đặc biệt thuốc lợi tiểu thải kali

Tình trạng nôn ói hay tiêu chảy dài ngày

Mắc bệnh như đã liệt kê ở trên

Người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của hạ kali máu cao hơn. Thậm chí chỉ hạ một ít kali trong máu cũng có thể làm xuất hiện rối loạn nhịp. Do đó, ở những người suy tim sung huyết, rối loạn nhịp hay có tiền căn nhồi máu cơ tim, tốt nhất nên duy trì kali máu khoảng 4 mmol/L.

Bác sĩ khi nghi ngờ bạn có nguy cơ hạ kali máu sẽ đề nghị lấy mẫu máu và nước tiểu để xét nghiệm. Một số xét nghiệm khác giúp đánh giá nồng độ các khoáng chất và vitamin trong máu, bao gồm cả nồng độ kali. Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm thêm ECG (Đo điện tim), nhằm giúp phát hiện có hay không rối loạn nhịp do hạ kali máu hoặc bất thường tim mạch khác.

Một số người hạ kali máu và có triệu chứng cần phải nhập viện. Lúc này bác sĩ sẽ đo điện tim và theo dõi để xem có bất thường nhịp tim nào không.

Các bước điều trị hạ kali máu gồm:

Loại bỏ nguyên nhân gây hạ kali máu. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ định hướng cần làm gì để điều trị tốt nhất. Ví dụ, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc giảm tiêu chảy và nôn ói, hoặc đổi thuốc bạn đang dùng

Bồi hoàn lượng kali đã mất. Thường bác sĩ cho bạn dùng một số thuốc giúp bồi hoàn lượng kali để đưa về ngưỡng bình thường. Tuy vậy, việc bù kali không nên bù quá nhanh, vì có thể gây ra các rối loạn nhịp khác. Thường bác sĩ sẽ cho truyền kali đường tĩnh mạch với tốc độ truyền dịch chảy chậm

Theo dõi Kali tại bệnh viện. Nếu ở bệnh viện, bác sĩ sẽ đo lại lượng kali máu sau bồi hoàn nhằm phòng ngừa tình trạng tăng kali máu. Kali máu tăng có thể gây ra nhiều biến chứng rất nghiêm trọng.

Sau khi bạn xuất viện, bác sĩ sẽ dặn dò về chế độ ăn giàu kali. Ngoài ra, có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm thuốc bổ sung kali, dùng trong hoặc sau bữa ăn. Có thể bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc Magie, bởi vì hạ Magie cũng có thể hạ kali

Những câu hỏi thường gặp về tình trạng tăng kali máu  

Thuốc Kaldyum trong việc bổ sung Kali và những điều bạn cần biết

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Cổ Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!