Xu Hướng 9/2023 # Ý Nghĩa Chữ Lộc? Cách Treo, Top Mẫu Tranh Chữ Lộc Cực Đẹp # Top 16 Xem Nhiều | Bgxq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ý Nghĩa Chữ Lộc? Cách Treo, Top Mẫu Tranh Chữ Lộc Cực Đẹp # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Chữ Lộc? Cách Treo, Top Mẫu Tranh Chữ Lộc Cực Đẹp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ý nghĩa chữ Lộc trong đời sống

Từ xa xưa chữ Lộc có nghĩa là bổng Lộc mà các chức quan nhận được. Tới nay chữ Lộc còn có ý nghĩa là thành quả, sự đền đáp cho sự nỗ lực của con người. Khi bạn chăm chỉ làm việc, cống hiến hết mình bạn sẽ nhận được Lộc và sự ghi nhận của mọi người.

Bên cạnh đó, chữ Lộc còn có ý nghĩa là chồi non đua nở trong dịp tết đến xuân về. Cây cỏ đâm chồi nảy Lộc sau một năm dài như nhắc nhở chúng ta hãy cố gắng nỗ lực thật nhiều để nhận lại được những điều bản thân luôn mong ước.

Ý nghĩa chữ Lộc trong phong thủy

Trong phong thủy chữ Lộc có ý nghĩa là may mắn, thịnh vượng, những điều tốt lành trong cuộc sống. Vì thế mà đầu năm mới người dân ta hay mua tranh chữ Lộc về treo trong nhà để mong có được tài lộc và may mắn.

Tranh chữ lộc cần treo theo phong thủy để mang lại nhiều may mắn, dồi dào tài lộc. Nếu không sẽ mất đi sự linh nghiệm, giảm vận may của chủ nhà. Vì thế khi treo chữ Lộc bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

Tranh chữ Lộc không nên treo quá cao hay quá thấp, treo cao hơn đầu người vừa tầm mắt là tốt nhất.

Tránh treo tranh ở những nơi ít ánh sáng và độ ẩm thấp.

Không treo cùng các loại tranh phong thủy mệnh thủy như: Tranh thiên nga hạnh phúc, tranh cửu ngư quần hội, tranh thuận buồm xuôi gió…

Nên treo tranh chữ Lộc ở những nơi trang trọng trong nhà như phòng khách, phòng làm việc.

Tranh chữ Lộc thư pháp

Các bức tranh chữ Lộc thư pháp được thể hiện qua nhiều đường nét, hình dáng khác nhau. Mỗi bức tranh đều có nét riêng thể hiện tâm trạng và tài năng của người nghệ sĩ. Tranh chữ Lộc được vẽ bằng cả chữ quốc ngữ và hán ngữ, trong đó chữ Lộc quốc ngữ được sử dụng phổ biến hơn.

Tranh đá quý chữ Lộc

Tranh đá quý chữ lộc thường được mọi người lựa chọn để làm quà tặng trong các dịp khai trương, năm mới. Qua đó gửi gắm lời chúc của họ về những điều may mắn, sung túc và thịnh vượng.

Tranh chữ Lộc bằng đồng

Tranh chữ Lộc bằng đồng mang đến những ý nghĩa phong thủy may mắn và dồi dào tài lộc. Đây là loại tranh chữ được nhiều người yêu thích bởi sử dụng bền, vừa có thể dùng trang trí vừa thu hút vận may.

Tranh chữ Lộc bằng gỗ

Tranh chữ Lộc bằng gỗ cũng giống như những bức tranh khác vừa dùng để trang trí vừa có ý nghĩa phong thủy. Tranh thể hiện mong ước hy vọng về một năm mới hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng.

Tranh chữ Lộc mạ vàng

Tranh chữ Lộc mạ vàng mang đến những ước mong về tài lộc, sung túc vào mỗi dịp tết đến. Tranh chữ Lộc mạ vàng được tạo nên từ những đường nét tỉ mỉ và độc đáo vì thế rất thích hợp trong các không gian trang trọng của ngôi nhà.

Tranh chữ Phúc Lộc Thọ

Giá theo kích thước khung

Tranh bằng đồng thường sẽ có giá khoảng 2,5 – 6 triệu đồng tùy vào kích thước khác nhau

Tranh bằng đồng mạ vàng có giá khoảng 6 – 13 triệu đồng tùy vào kích thước khác nhau

Địa điểm mua tranh chữ Lộc uy tín

Gốm sứ Bát Tràng: 21 Đ. Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Đúc Đồ Đồng mỹ nghệ Bảo Long: 65 Đ. Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng tranh Lê Chức: 353 Nguyễn Thị Thập, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Chọn mua nước ngọt các loại tại chúng tôi để thưởng thức:

Chữ Phước Thư Pháp Đẹp ❤️ Mẫu Chữ Phước Lộc Thọ

Chữ Phước Thư Pháp Đẹp ❤️ Mẫu Chữ Phước Lộc Thọ ✔️ Tổng hợp mẫu chữ Phước nghệ thuật và độc đáo. Bộ chữ Phúc đẹp trong thư pháp.

Video hướng dẫn cách viết chữ Phước trong thư pháp:

Mỗi dịp tết đến xuân về mọi người đều chúc phúc cho nhau, chúc nhau Phước lộc đầy nhà và nhiều nhà treo chữ Phúc để mong muốn gia đình được gặp nhiều phúc lành. Vậy chữ phước có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?

Phước (hay còn gọi là Phúc) là biểu trưng cho sự may mắn, sung sướng và hạnh phúc. Từ ngày xưa con người đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phước mà ngày nay chúng ta thường thấy trong các tài liệu nghiên cứu. Các áng văn chương, trong kiến trúc, trong các vật trang trí và ngay cả trên các y phục…

Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, dường như nhìn đâu cũng thấy chữ phúc được thể hiện theo lối tượng hình Hán tự 福: trên bàn thờ gia tiên, nơi mâm ngũ quả, trong tờ lịch treo tường hoặc cánh thiệp đầu xuân…

Dán chữ “Phước” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng. Nhằm thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn niềm hy vọng này, nhiều người còn dán ngược chữ “Phước” để biểu thị ý nghĩa “Hạnh phúc đã đến”, “Vận may đã đến”.

Thuận lòng người đó là một phúc lớn mà ai ai cũng mong cầu! “Nhà có phúc” là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm.

Giới thiệu đến bạn đọc những kiểu thư pháp chữ đẹp và ấn tượng nhất.

Chữ thư pháp phúc lộc thọ không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn hội tụ mọi may mắn, tài lộc và phúc hạnh của đời người ở trong đó.

Chữ thư pháp phước lộc thọChiêm ngưỡng vẻ đẹp chữ phước lộc thọ đẹp ngất ngâyHồn Việt trong tranh thư pháp phước lộc thọĐộc đáo với mẫu chữ phúc lộc thọ

Tuyển chọn 1001 mẫu 🍃Chữ Đức Thư Pháp Đẹp🍃 tại chúng tôi

Tổng hợp những mẫu chữ thư pháp lộc thọ thu hút và đặc sắc nhất ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy.

Thư pháp chữ lộc thọMê mẩn mẫu chữ thư pháp lộc thọ tuyệt đẹpKiểu chữ thư pháp lộc thọ đặc sắcMẫu chữ thư pháp lộc thọ khắc trên gỗ đẹp

Không thể bỏ lỡ những kiểu Thư Pháp Vợ Chồng Đẹp và ấn tượng nhất

Tranh gạo chữ phước đẹpChữ phúc mạ vàng đặc biệtChữ phước lộc kèm theo câu đối hayKiểu tranh treo tường chữ phước lành

Có thể bạn đang tìm kiếm: 🌻Tranh Thư Pháp Đẹp🌻

Mời bạn khám phá thêm các kiểu thư pháp chữ phúc đẹp với đường nét uyển chuyển, uốn lượn và thể hiện tay nghề của người nghệ nhân.

Tranh chữ phúc với nét rồng bay đặc biệtMẫu tranh chữ phước nghệ thuật thu hútKiểu thư pháp chữ phúc với đường nét điêu luyện, uyển chuyển và mềm mạiChữ phúc thư pháp nổi bật và nghệ thuật

Nét chữ nghệ thuật điêu luyện được thể hiện qua bộ Thư Pháp Chữ Hán Đẹp 

Đong đầy tình yêu thương và sự vui vẻ qua những mẫu chữ hạnh phúc trong thư pháp.

Tranh thư pháp chữ hạnh phúc đẹp mê mẩnThư pháp chữ hạnh phúc nhìn là say mêKiểu chữ nghệ thuật hạnh phúcBộ chữ hạnh phúc đẹp và đặc sắc

Cảm động sâu sắc về tình yêu thương của mẹ qua 💛Chữ Thư Pháp Về Mẹ Đẹp Nhất 💛

Tuyển tập chữ phước thư pháp tiếng Hán đẹp nhất.

Bảng Chữ Cái Tiếng Ý Chuẩn ❤️ Cách Đọc Chữ Cái Italia

Bảng Chữ Cái Tiếng Ý Chuẩn ❤️ Cách Đọc Chữ Cái Italia ✅ Chia Sẻ Đến Các Bạn Mới Bắt Đầu Học Tiếng Ý Bảng Chữ Cái Chuẩn IPA, Cách Viết Và Cách Đọc Thông Qua Bài Viết Dưới Đây Nhé!

Việc tìm hiểu Bảng Chữ Cái Tiếng Ý sẽ giúp bạn nắm được các chữ cái cơ bản cũng như cách phát âm các từ này chính xác, tạo một nền tảng vững chắc để bạn tìm hiểu sâu hơn về tiếng Ý sau này.

Tiếng Ý là một ngôn ngữ thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu và được dùng bởi khoảng 70 triệu người, đa số sinh sống tại Ý. Tiếng Ý được các nhà ngôn ngữ học xếp vào nhánh Ý-Dalmatia. Trong nhóm Rôman, nó là tiếng gần tiếng Latinh nhất. Tiếng Ý sử dụng bảng chữ cái Latinh.

Các tiếng gần tiếng Ý nhất là tiếng Napoli, tiếng Sicilia và tiếng Ý-Do Thái. Sau đó là các ngôn ngữ tại miền bắc của Ý như các tiếng Liguri, Lombard, Piemont…. Xa thêm tí nữa là các tiếng Romana, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.

Tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức tại các nơi sau đây: Ý, San Marino, Thành Vatican, Thụy Sĩ và tại vài vùng của Croatia và Slovenia. Các nước có một số người dùng tiếng Ý đáng kể là: Albania, Argentina, Brasil, Canada, Hoa Kỳ, Luxembourg, Malta, Úc và Venezuela. Ngoài ra một vài thuộc địa cũ của Ý như Somalia, Lybia và Eritrea vẫn còn một số người nói tiếng Ý.

👉 Bên Cạnh Bảng Chữ Cái Tiếng Ý. Chia Sẻ Thêm Đến Bạn Đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Pháp Đầy Đủ  Cách Học, Phát Âm A-Z

** Ngoài các chữ cái tiếng Ý này, còn có 5 chữ cái đặc biệt (vay mượn từ tiếng nước ngoài) đó là: J, K, W, X, Y để diễn tả những từ xuất phát từ các tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp (như jeans (quần bò), whisky (rượu whisky) hay taxi (taxi))….

Để thay thế các âm tương ứng của các ký tự kể trên, người ta có thể dùng:

gi thay cho j

c hoặc ch thay cho k

u hoặc v thay cho w

s, ss, hoặc cs thay cho x

i thay cho y (tùy cách phát âm từng từ).

Chữ cái kết hợpCách phát âmVí dụCA / CO / CU‘k’Cucina (nhà bếp)CE / CI ‘tsch’Cinema (rạp chiếu phim)CHE / CHI‘k’Chiave (chìa khóa)GA / GO / GU ‘g’ bật mạnhGomma (cục gôm)GE / GI‘dj’Gelato (kem)GHE / GHI‘g’ bật mạnhGhetto (khu ổ chuột)GLIPhát âm giống chữ “Glee”Aglio (củ tỏi)GLA / GLE / GLO / GLU‘gl’Gloria (sự vinh quang, vẻ vang)GNPhát âm giống chữ “nh” của tiếng ViệtGnocchi (món khoai tâm hầm của Ý)SCA / SCO / SCU‘sk’Scuola (trường học)SCE / SCI‘sh’Scienza (khoa học)SCHE / SCHI‘sk’Schiuma (bọt)

👍 Ngoài Bảng Chữ Cái Tiếng Ý, Bạn Đọc Đừng Bỏ Lỡ Tuyển Chọn Bảng Chữ Cái Tiếng Anh ❤️ Cách Đọc Chữ Cái Alphabet

Tiếp theo đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc Phiên Âm Bảng Chữ Cái Tiếng Ý chuẩn xác nhất giúp bạn đọc tiếng ý chính xác ngay từ khi mới bắt đầu học. Các bạn nên làm quen với bảng chữ cái để có thể giao tiếp tiếng Ý dễ dàng hơn.

Thông thường, mỗi chữ cái đọc lên sẽ tương ứng với một âm. Tuy nhiên, có những chữ lại có tới 2 cách phát âm, như các chữ e, o, c, g, s, và z. 

Bảng Chữ Cái Tiếng Ý

Các chữ cái đặc biệt  j, k, w, x và y sẽ được phát âm theo cách phát âm như trong tiếng nước ngoài mà các chữ cái đó bắt nguồn. Phần phát âm cho các chữ này được trình bày chi tiết sau đây:

J, j (tên gọi trong tiếng Ý là “i dài”): chữ j này sẽ được phát âm là  /dʒ/ như trong các từ tiếng Anh, ví dụ  jeans  /dʒinz/, jeep /dʒip/. Ngoài ra, j trong các từ có xuất phát từ tiếng Pháp sẽ được phát âm là  /ʒ/, ví dụ như abat-jour /aˈbaˈʒur/.

 K, k (tên gọi trong tiếng Ý là cappa): chữ k này được phát âm là /k/ giống như chữ cái c trong từ casa  /ˈkasa/.  Các từ khác có chữ cái k cũng được phát âm là /k/ như karma /ˈkarma/, kayak /kaˈjak/, kaki /ˈkaki/.

W, w (tên gọi trong tiếng Ý là doppia vu hoặc doppia vi): chữ cái này được đọc là /v/ German cho những từ xuất phát từ tiếng Đức, ví dụ, würstel /ˈvyrstəl/ . Đối với các từ xuất phát từ tiếng Anh, ta sẽ đọc là như /w/ ví dụ welfare /ˈwel.feər/.

X, x (tên gọi trong tiếng Ý là ics): chữ cái x được phát âm là /ks/, như trong từ taxi [ˈtaksi].

Y, y (tên gọi trong tiếng Ý là ipsilon): chữ cái y được phát âm là /j/, như trong từ  yogurt /ˈjɔgurt/, yoga /ˈjɔga/. Đôi khi chữ nà cũng được phát âm là /ai/  trong những từ bắt nguồn từ tiếng Anh, ví dụ by-pass /ˈbaɪ.pɑːs/, nylon /ˈnaɪ.lɒn/. ​

👉 Bên Cạnh Bảng Chữ Cái Tiếng Ý, Chia Sẻ Thêm Đến Bạn Đọc Trọn Bộ Bảng Chữ Cái Tiếng Đức Chuẩn ❤️ Cách Phát Âm, Cách Học

Còn đây, chúng tôi gợi ý đến bạn Cách Đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Ý một cách chính xác nhất. Cách phát âm trong tiếng Ý khá giống với tiếng Việt, chỉ trừ một số chữ cái kết hợp.

Nguyên âm: Tiếng Ý chỉ có 5 Nguyên âm cơ bản giống như 5 Nguyên âm cơ bản của Bộ chữ Hiragana. Và các nguyên âm đi liền nhau được đọc tách riêng từng chữ cũng giống như Phát âm tiếng Nhật chứ không trở thành nguyên âm ghép như các Ngôn ngữ khác.

a đọc giống a tiếng Việt, ví dụ: casa (nhà)

e có hai âm: giống như ey (nhưng rất ít được dùng) trong từ they tiếng Anh, ví dụ: sera (buổi tối); hoặc là e (rất hay được dùng) trong egg tiếng Anh, ví dụ: sette (số bảy)

i đọc giống i tiếng Việt, ví dụ: venire (đến)

o có hai âm: giống ô (rất ít dùng) trong từ show, ví dụ: brodo (cổ phiếu); hoặc giống như o (rất hay dùng) trong dog, ví dụ: bocca (mồm, miệng)

u giống như u trong tiếng Việt, ví dụ: luna (mặt trăng)

Phụ âm: Phần lớn các phụ âm trong tiếng Italia cũng được đọc giống tiếng Việt. Khi hai phụ âm ở liền nhau sẽ được đọc tách rời như trong tiếng Phạn và tiếng Hidu hoặc các Ngôn ngữ Ấn độ nói chung.

b, d, f, l, m, n, p, t, v được đọc giống như trong tiếng Việt.

c đứng trước a, o, u và trước các phụ âm được đọc giống như chữ c trong tiếng Việt. Ví dụ: cane (con chó).

c đứng trước e hoặc i thì đọc giống ch trong tiếng Việt. Ví dụ: ciao (xin chào).

ch đọc cũng giống ch trong tiếng Việt. Ví dụ: chiesa (nhà thờ).

g đứng trước a, o, u đọc giống g trong tiếng Việt. Ví dụ: gatto (con mèo).

g đứng trước e, i đọc giống gi trong tiếng Việt. Ví dụ: gentile (tốt bụng, lịch thiệp)

gli đọc giống li trong tiếng Việt. Ví dụ: figlio (con trai).

gn đọc giống nh trong tiếng Việt. Ví dụ: bagno (tắm).

h câm, không đọc 

ng đọc giống ng trong tiếng Việt. Ví dụ: inglese (người Anh).

tr đọc rõ và tách rời. Ví dụ: treno (tàu hỏa) đọc là t-re-no.

s ở giữa hai nguyên âm thì đọc nhẹ, giống như s trong rose của tiếng Anh. Ví dụ: riso (lúa, gạo)

s đứng đầu một từ thì đọc giống s trong tiếng Việt. Ví dụ: sera (buổi chiều)

z đọc nặng hơn chữ s của tiếng Việt, phiên âm của nó là /ts/. Ví dụ: zio (chú).

🍁 Ngoài Bảng Chữ Cái Tiếng Ý, Bạn Có Thể Khám Phá Thêm Bảng Chữ Cái Katakana Và Hiragana ❤️ Mẫu Chữ Chuẩn

👍 Bạn Đọc Đừng Bỏ Lỡ Tuyển Chọn Bảng Chữ Cái Tiếng Nga Viết Tay ❤️ Cách Đọc Phát Âm Chuẩn

Mặt Chữ Điền Nam Để Tóc Gì? Top 11 Gợi Ý Tóc Mặt Chữ Điền Đẹp Nhất

Thế nào là mặt chữ điền?

Người sở hữu khuôn mặt chữ điền thường sẽ có những đặc trưng sau:

Phần trán to và rộng hơn so với bình thường, đồng thời tổng thể thường tạo cảm giác như một hình vuông.

Phần xương hàm có dấu hiệu thô, không thon gọn và có xu hướng nhô về phía trước.

Phần gò má cao, hai bên mặt đối xứng nhau ngay tại vị trí trục đỉnh mũi.

Nhiều người quan điểm rằng, mặt chữ điền thường gây mất thẩm mỹ bởi những đường nét góc cạnh thiếu hài hòa. Tuy nhiên, nếu chọn được kiểu tóc phù hợp, những đặc điểm trên sẽ trở thành ưu điểm giúp tổng thể trở nên mạnh mẽ và phong độ hơn.

Mặt chữ điền nam để tóc kiểu gì?

Bộ sưu tập các mẫu tóc nam hiện nay đang ngày càng đa dạng và được biến tấu với nhiều phong cách khác nhau để phù hợp với từng khuôn mặt. Để có thể xác định kiểu tóc phù hợp với nam mặt chữ điền, cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý một số các vấn đề như sau:

Nên thực hiện cắt tỉa gọn gàng phần tóc hai bên mai và sau gáy để tô điểm được nét đẹp nam tính, phong độ trên khuôn mặt.

Tóc mái nên được nuôi dài để biến tấu theo nhiều phong cách khác nhau, mục đích chính là tạo nên sự hài hòa và cân đối cho tổng thể khuôn mặt.

Gợi ý những mẫu tóc nam mặt chữ điền Kiểu tóc nam vuốt dựng

Thông thường, phần trán của những người mặt chữ điền sẽ có chiều dài và chiều rộng ngang nhau, điều này sẽ khiến khuôn mặt trở nên ngắn hơn so với bình thường. Vì vậy, tóc vuốt được xem như một vị cứu tinh trong trường hợp.

Để có được tổng thể gọn gàng và đẹp mắt nhất, nên cắt tỉa phần tóc mai và sau gáy theo phương pháp undercut hoặc side part. Trong khi đó, phần mái sẽ được nuôi với kích thước từ 5 đến 8 cm. Quá trình tạo kiểu nên sử dụng gel để tổng thể mái tóc luôn ổn định form dáng.

Tóc ngắn cho nam mặt chữ điền

Với khuôn mặt chữ điền, những đường góc cạnh nếu được khai thác một cách tối ưu sẽ giúp bạn trở nên phong độ và mạnh mẽ hơn. Vì vậy, bạn có thể biến tấu mái tóc với phong cách đơn giản là cắt ngắn và tạo khối với những đường nét rõ ràng, tinh tế. Điều này sẽ giúp tô đậm hơn nét đẹp của sự cá tính. Ngoài ra, phần tóc sau khi được cắt ngắn và tỉa mỏng sẽ mang đến một tổng thể hài hòa, mềm mại hơn cho khuôn mặt.

Kiểu tóc mullet

Một gợi ý lý tưởng không nên bỏ lỡ trong top những kiểu tóc thịnh hành cho nam mặt chữ điền đó chính là kiểu dáng mullet. Phần tóc mái sẽ được cắt ngắn và tạo độ dày phù hợp giúp ăn gian chiều dài khuôn mặt một cách đầy tự nhiên. Trong khi đó, càng về sau gáy tóc sẽ được tỉa thưa và nuôi dài hơn. Sự phá cách này hứa hẹn sẽ giúp bạn thêm phần nổi bật, phong độ và cuốn hút mỗi khi xuất hiện trước đám đông.

Kiểu tóc side part

Kiểu tóc side part được nhiều người nhận xét là đa phong cách khi chúng phù hợp với hầu hết mọi khuôn mặt, bao gồm những người có mặt chữ điền. Từng phần tóc mai được cắt tỉa tạo hiệu ứng mờ dần đầy độc đáo. Bạn có thể tô điểm cho kiểu tóc này bằng cách kẻ line hoặc nhuộm một số tông màu bắt mắt và hot hit như xanh đen, xám khói, than chì, nâu đỏ, rượu vang,… Bên cạnh side part truyền thống, một số phong cách biến tấu khác được nhiều người đánh giá cao như side part 7/3, side part 6/4,…

Kiểu tóc pompadour

Quá trình tạo kiểu nên có sự can thiệp của gôm xịt để phần tóc mái luôn ổn định form dáng vuốt ngược về phía sau. Tuy nhiên, việc sử dụng gôm xịt thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng khô cứng, vì vậy nên có biện pháp chăm sóc phù hợp để mái tóc luôn được chắc khỏe, đẹp mắt.

Kiểu tóc short quiff

Phong cách này có lẽ đã không còn xa lạ với anh em cánh mày râu. Đây là sự pha trộn giữa nét đẹp cổ điển với phong cách hiện đại đầy nam tính, lịch lãm. Phần tóc hai bên mai sẽ được cắt tỉa theo phương pháp fade đầy mạnh mẽ. Trong khi đó, tóc mái được nuôi với chiều dài khoảng 5cm để tạo kiểu vuốt ngược. Từ đó mang đến cho bạn phong cách thanh lịch nhưng không kém phần cool ngầu, phá cách.

Kiểu tóc 7/3

Với nhiều người, tóc 7/3 được xem như một phong cách quốc dân được rất nhiều người săn đón. Kiểu tóc này hứa hẹn sẽ giúp những chàng trai mặt chữ điền thêm phần điển trai, tươi trẻ và phóng khoáng mỗi khi xuất hiện. Một lưu ý nhỏ khi thực hiện cắt tóc 7/3 cho nam mặt chữ điền đó chính là nên tỉa gọn phần tóc hai bên mai và sau gáy. Bởi lẽ, nếu phần tóc này quá dài có thể sẽ khiến khuôn mặt bạn trở nên thiếu tinh tế, mất thẩm mỹ.

Tóc xoăn nam mặt chữ điền

Những lọn tóc xoăn bồng bềnh tạo hiệu ứng cân đối và hài hòa được đánh giá là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn đang băn khoăn mặt chữ điền nên để tóc gì. Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu thẩm mỹ của mỗi cá nhân để chọn lựa kích thước lọn tóc phù hợp như tóc xoăn lơi, xoăn sóng, tóc uốn phồng,… Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cùng một tông màu nhuộm trầm ấm như nâu socola, xám chì, nâu hạt dẻ,… để tăng thêm nét điển trai, sự lịch lãm và thần thái cuốn hút.

Kiểu tóc hai mái

Tóc hai mái là một phong cách quốc dân thịnh hành được lòng rất nhiều anh em cánh mày râu. Đối với phần tóc mai và sau gáy có thể tùy chỉnh theo nhiều phong cách khác nhau như undercut, side part, cạo trắng,… Điểm nhấn của kiểu tóc này đó chính là phần tóc mái được rẽ ngôi với tỉ lệ 5/5, 6/4 hay 7/3 rất thu hút.

Tóc mohican cho nam mặt chữ điền

Kiểu tóc mohican hay còn có tên gọi khác là tóc mohawk. Phong cách có phần tinh nghịch này phù hợp với những chàng trai khuôn mặt chữ điền yêu thích sự năng động, cá tính và mạnh mẽ. Phần tóc hai bên có thể cắt ngắn, kẻ line hoặc tạo hình vẽ tattoo để tạo điểm nhấn. Riêng phần tóc mái sẽ được để dài khoảng 5cm và cắt tỉa theo hình thái mũi tên để biến tấu với nhiều phong thái khác nhau như vuốt ngược, buông lơi tự nhiên,…

Kiểu tóc quốc dân undercut

Gợi ý cuối cùng trong danh sách những kiểu tóc phù hợp nhất với nam mặt chữ điền đó chính là phong cách undercut đầy nam tính và mạnh mẽ. Về cơ bản, tóc undercut được tạo kiểu bằng cách cắt ngắn tóc mai và nuôi dài tóc mái để vuốt ngược về sau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể biến tấu theo nhiều kiểu khác nhau như nhuộm màu, kết hợp undercut và man bun,…

Đăng bởi: Thành Đạt Nguyễn

Từ khoá: Mặt chữ điền nam để tóc gì? Top 11 gợi ý tóc mặt chữ điền đẹp nhất

Phân Tích Truyện Chữ Người Tử Tù (Dàn Ý + 16 Mẫu) Phân Tích Chữ Người Tử Tù

Phân tích truyện Chữ người tử tù tuyển chọn 16 mẫu hay nhất kèm theo gợi ý cách viết chi tiết nhất. Thông qua tài liệu này hỗ trợ cho các em trau dồi vốn văn chương của mình, hoàn thiện bài văn khi ôn tập để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1.

I. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: Một cây bút tài hoa độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam

– Khái quát chung về tác phẩm Một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của ông, được in trong tập Vang bóng một thời (1940)

II. Thân bài

1. Tình huống truyện

Không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.

Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.

⇒ Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.

– Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :

⇒ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng

2. Nhân vật Huấn Cao

a. Một người nghệ sĩ tài hoa

– Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người:

Có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.

“Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.

b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất

– Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.

– Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

⇒ khí phách, tiết tháo của nhà Nho

– Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

– Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

⇒ khí phách của một người anh hùng.

c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả

– Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỷ.

– Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân

– Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

– Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa … trong thiên hạ”

⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

3. Nhân vật quản ngục

a. Tấm lòng biệt liên tài

– Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường

– Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao

– Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu …vũ trụ”.

b. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

– Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.

– Lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

4. Cảnh cho chữ

– Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”

– Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn

– Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt…

– Đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” :

Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:

Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau

– Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

⇒ Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

III. Kết bài

– Khẳng định những nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công của tác phẩm

– Chữ người tử tù là một văn phẩm xuất sắc đạt “gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan)

…………………..

Xem them: Dàn ý phân tích Chữ người tử tù

Nguyễn Tuân được đánh giá là “nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, ông có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng ông thoát li hiện thực, tìm về một thời vang bóng, tập Vang bóng một thời chính là tập truyện tiêu biểu nhất cho phong cách của ông trước cách mạng. Trong đó ta không thể không nhắc đến Chữ người tử tù với niềm trân trọng thú viết chữ tao nhã truyền thống.

Nổi bật trong tác phẩm chính là Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp và nổi tiếng khắp nơi: “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” tiếng tăm của ai khiến ai ai cũng biết đến. Cái tài của ông còn gắn liền với khát khao, sự nể trọng của người đời. Có được chữ của Huấn Cao là niềm mong mỏi của bất cứ ai, được treo chữ của ông trong nhà là niềm vui, niềm vinh dự lớn. Cái tài của Huấn Cao không chỉ dừng lại ở mức độ bình thường mà đã đạt đến độ phi thường, siêu phàm.

Không chỉ tài năng, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. “Khoảnh” ở đây có thể hiểu là sự kiêu ngạo về tài năng viết chữ, bởi ông ý thức được giá trị của tài năng, luôn tôn trọng từng con chữ mình viết ra. Mỗi chữ ông viết như một món quà mà thượng đế trao cho bản thân nên chỉ có thể dùng những chữ ấy để trao cho những tấm lòng trong thiên hạ. Trong đời ông, ông không vì uy quyền mà trao chữ cho ai bao giờ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Đặc biệt, tấm lòng thiên lương ấy còn thể hiện trong việc ông đồng ý cho chữ viên quản ngục: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, tấm lòng của Huấn Cao với những con người quý trọng cái đẹp, cái tài.

ở Huấn Cao ta còn thấy được trong ông vẻ đẹp của một con người có nghĩa khí, khí phách hơn người. Ông là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản, đối đầu với triều đình. Khi bị bắt ông vẫn giữ tư thế hiên ngang, trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thình một cái xuống nền đá tảng… Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kính chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.

Và đẹp đẽ nhất là cảnh cho chữ, cả ba vẻ đẹp của ông được hội tụ và tỏa sáng. Trên tấm vải trắng còn nguyên vẹn lần hồ, chữ Huấn Cao “vuông tươi tắn” nói lên hoài bão, tung hoành của một con người có khí phách. Ông không để tâm đến mọi điều xung quanh chỉ tập trung vào việc tạo ra những nét chữ tuyệt tác. Với việc quản ngục xin chữ, Huấn Cao cũng hiểu ta tấm lòng của quản ngục, trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.

Viên quản ngục là người có số phận bi kịch. Ông vốn có tính cách dịu dàng, biết trọng những người ngay thẳng, nhưng lại phải sống trong tù – môi trường chỉ có tàn nhẫn, lừa lọc. Nhân cách cao đẹp của ông đối lập với hoàn cảnh sống tù đầy, bị giam hãm. Ông tự nhận thức về ki kịch của mình, bi kịch của sự lầm đường lạc lối, nhầm nghề. Nhưng dù vậy, trong quản ngục vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp, tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông khao khát có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, và nếu không xin được chữ ông Huấn quả là điều đáng tiếc. Nhưng xin được chữ của Huấn Cao là điều vô cùng khó khăn: bản thân ông là quản ngục, nếu có thái độ biệt nhỡn, hay xin chữ kẻ tử tù – Huấn Cao, chắc chắn sẽ gặp tai vạ. Hơn nữa Huấn Cao vốn “khoảnh” không phải ai cũng cho chữ. Trong những ngày cuối cùng của ông Huấn, quản ngục có hành động bất thường, biệt nhỡn với người tử tù. Cũng như Huấn Cao, vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục được thể hiện rõ nhất ở đoạn cho chữ. Ông trân trọng, ngưỡng mộ nên đã bất chấp tất cả để tổ chức một đêm xin chữ chưa từng có. Ba con người, ba nhân cách cao đẹp chụm lại lại chứng kiến những nét chữ dần dần hiện ra…, viên quản ngục khúm núm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, với thái độ sung kính, ngưỡng mộ cái đẹp. Trước những lời giảng giải của Huấn Cao, viên quản ngục chắp tay vái người tù một vái, “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Tác phẩm đã sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. Đồng thời tác phẩm cũng thành công khi Nguyễn Tuân đã gợi lên không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả, góp phần phục chế lại không khí cổ xưa của tác phẩm. Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. Với nghệ thuật xây dựng tình huống đặc sắc, ngôn ngữ tài hoa đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Nguyễn Tuân là một con người rất mực tài hoa, là bậc thầy về truyện ngắn. Sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn trước ông được coi là nhà văn “duy mĩ” say mê cái đẹp và coi cái đẹp là đỉnh cao của nhân cách con người. “Vang bóng một thời” là tập truyện tiêu biểu cho sáng tác thời kì này của Nguyễn Tuân, không tin tưởng ở hiện tại và tương lai ông đi tìm vẻ đẹp quá khứ của một thời vang bóng xa xưa với những phong tục, thú vui tao nhã lành mạnh trong đó có thú chơi chữ của Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Hai con người có nhân cách cao đẹp, thiên lương trong sáng và cảnh cho chữ lạ lùng được hiện lên trong tác phẩm làm nổi bật cho tài năng văn chương và tư tưởng của Nguyễn Tuân.

Như vậy qua tác phẩm “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã cho ta thấy ba thái độ của con người đối với cái đẹp. Trước tiên đó là thái độ hủy diệt. Điều đó được biểu hiện qua mấy tên lính mà nhà văn miêu tả sơ lược ở đoạn đầu với thái độ hách dịch, vô lễ với Huấn cao và bạn tù của ông. Chúng là hạng thiên lôi tàn bạo chỉ đâu đánh đó, ở trong chốn ngục tù lâu ngày bị nhiễm thói đầu trâu mặt ngựa. Ngoài ra qua mệnh lệnh của quan trên tai to mặt lớn ở Hưng Sơn Tuyên đốc bộ đường đại diện cho chính quyền phong kiến bảo thủ, trì trệ cố hủy diệt tài năng của người tài để gìn giữ ngôi báu tàn bạo, độc ác của mình.

Thái độ thứ hai là yêu mến cái đẹp và quý trọng người tài. Thể hiện qua tấm lòng, hành động của viên quản ngục và thầy thơ lại. Họ cảm mến Huấn Cao qua lời đồn, luôn muốn biết những người tài và bất chấp cả nguy hiểm đến tính mạng để có thể hoàn thành sở nguyện cao đẹp là xin chữ ông Huấn. Họ tiếc cho một nhân tài như ông lại bị đao chém pháp trường hủy diệt. Cái đẹp thì ai cũng quý nhưng biết đẹp mà quý cũng đáng trân trọng biết bao bởi nó làm cho con người đẹp lên, phẩm chất cao hơn và thơm ngát hơn cho tấm lòng thiên lương trong sáng, thanh sạch.

Thái độ thứ ba là sự cao thượng và rộng lượng của bậc chính nhân quân tử, nghệ sĩ tài ba của Huấn Cao. Điều đó được biểu hiện qua nhân cách và hành động của ông được tác giả khắc họa. Huấn Cao là con người đặc biệt có một không hai trong trang viết của Nguyễn Tuân để lại cho tác giả sự trân trọng và nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho một con người tài giỏi, có nghĩa khí và nhân cách cao đẹp lại gặp không đúng thời, đúng vận mệnh. Huấn Cao ngày nay cũng rất nhiều nhưng không ít người đang dần bị vùi chôn bởi thế lực quyền uy và sức mạnh của đồng tiền. Theo như thông tin của Bộ giáo dục ngày 17/7/2023 ở Hà Giang sau khi thanh tra rà soát lại công tác chấm thi có 114 thí sinh bị hạ điểm vì điểm thi công bố bị gian lận, nâng lên quá nhiều so với năng lực thực tế của các em. Nạn chảy máu chất xám, mua điểm, mua quan bán chức… đã khiến biết bao người tài có trí tuệ tài năng thực sự bị vùi dập một cách tàn bạo. Đó là nỗi đau lớn của ngành giáo dục của cả đất nước con người Việt Nam. Hiền tài như Huấn Cao nhưng lại bị cướp trắng trợn cơ hội để cống hiến cho đất Việt.

Qua tác phẩm tác giả thể hiện được tư tưởng của mình về nghệ thuật và nhân phẩm con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp giữa cái tài và cái tâm và cái đẹp luôn phải gắn liền với cái thiện không thể tách rời, bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Cái đẹp không chỉ được sáng tạo ra ở nơi thanh tao, sạch sẽ mà ngay ở trong môi trường của cái xấu và cái ác nó cũng luôn tồn tại nhưng không vì thế mà lụi tàn trái lại càng nó càng tỏa sáng rực rỡ và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể cảm hóa được tâm hồn con người làm cho chúng trở nên tốt hơn, cao đẹp hơn ở trên đời.

Nguyễn Tuân với tài năng nghệ thuật tương phản với bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen, sự sắc sảo điêu luyện của ngòi bút đã khắc họa con người và cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ gây ấn tượng sâu sắc. Nguyễn Tuân phải là một con người yêu mến và trân trọng tài năng, cái đẹp vô cùng mới có thể viết được truyện ngắn “Chữ người tử tù” với sự hiện thân của hai con người có nhân cách cao đẹp như Huấn Cao và viên quản ngục hay đến thế.

Nhà thơ lừng danh người Mỹ Ralph Emerson từng có câu nói rất hay rằng: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính.” Có lẽ từ lâu nhà văn Nguyễn Tuân đã sớm thấm nhuần tư tưởng trên mà cả cuộc đời ông là một chặng đường say mê đi tìm cái đẹp thanh cao, cái đẹp của chuẩn mực tạo hoá. Tác phẩm Chữ người tử tù của ông đã khắc hoạ rất thành công chân dung vẻ toàn mỹ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì nó vẫn luôn toả sáng và trường tồn với thời gian.

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) xuất thân trong một gia đình Nho giáo, quê ông ở làng Mọc nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại, cả đời ông say mê đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để từ đó thổi hồn vào trong các tác phẩm của mình những làn gió mới, những vẻ đẹp nhân văn cao đẹp. Các tác phẩm chính của ông gồm có : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960),… Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 tên tạp chí Tao Đàn, sau đó được in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, lỗi lạc với ý chí hiên ngang, bất khuất, cho dù là chí lớn không thành nhưng ông cũng không bao giờ gục ngã, vẫn giữ cho mình tâm hồn thanh cao trước cảnh ngục tù tối tăm, u uất.

Thành công của một tác phẩm truyện ngắn là đến từ tình huống truyện đặc sắc, đó chính là chiếc chìa khóa thúc đẩy cốt truyện dâng lên cao trào như cách mà Nguyễn Minh Châu từng nói đó là: “Tình thế của câu chuyện, là khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”. Chữ người tử tù cũng là một câu chuyện như thế, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào nghịch cảnh trớ trêu, cuộc hội ngộ giữa hai thế lực đối lập. Một bên đại diện cho con người tài hoa khí phách, một bên là quyền lực tăm tối của xã hội phong kiến. Cuộc gặp gỡ diễn ra đầy kịch tính, lôi cuốn người đọc, cuối cùng vẻ đẹp thiên lương tao nhã đã thắng thế trước sự xã hội tàn bạo, xấu xa.

Chữ người tử tù xây dựng thành công tuyến nhân vật chính diện, họ là trung tâm đại diện cho cái đẹp thanh cao trong tâm hồn, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù thực tại xã hội có dở bẩn ra sao cũng không thể nào làm vướng bẩn nhân cách thiên lương của họ. Trước tiên là hình tượng Huấn Cao – một vị anh hùng sa cơ, thất thế ông là người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho chính mình. Ấy thế mà trong con mắt của chế độ phong kiến ông lại bị gọi là kẻ “phản nghịch”, kẻ cầm đầu nguy hiểm cần phải tiêu diệt. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân sáng tạo hình tượng Huấn Cao dựa trên nguyên mẫu Cao Bá Quát – một người tài hoa, nghệ sĩ, tinh thần quả cảm và đặc biệt là có tài viết chữ đạt đến độ tuyệt mỹ. Huấn Cao là cách gọi kính trọng, là một người mang họ Cao giữ chức huấn đạo – chức quan trông coi việc học ở một huyện.

Nguyễn Tuân khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua nhiều bình diện để thấy được cái vẻ đẹp thanh cao đạt đến chân – thiện – mỹ của một người tài hoa bậc nhất. Trước tiên, nhà văn miêu tả Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa, lừng danh khắp chốn. Ông xuất hiện gián tiếp trong câu chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại, là người mà “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, không những thế ông còn có tài “bẻ khoá và vượt ngục”. Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm quả là một người “văn võ song toàn”, hội tụ tất cả những khí chất của một người anh hùng tài ba. Tác giả giới thiệu Huấn Cao với lối miêu tả gián tiếp là hoàn toàn có dụng ý khéo léo, chu toàn ông muốn để cho nhân vật của mình xuất hiện một cách tự nhiên mà không đường đột, từ đó cho người đọc thấy được hình tượng nhân vật phi thường tiếng thơm đã truyền đi khắp nhân gian, khi nhắc đến tên tuổi cả viên quản ngục hay thầy thơ lại đều đã từng nghe qua. Cái tài hoa, nghệ sĩ của ông Huấn cao còn được bộc lộ rõ nét nhất khi viên quản ngục bất chấp hiểm nguy, chỉ với hy vọng có được chữ của ông, chữ ông “đẹp lắm, vuông lắm” chỉ cần có một đôi câu đối của Huấn Cao treo trong nhà coi như là “y đã mãn nguyện” bội phần, dường như trên đời sẽ chẳng có gì có thể làm cho viên quản ngục hạnh phúc hơn thế nữa.

Huấn Cao còn là vị anh hùng với khí phách hiên ngang ngút trời, dù lâm vào cảnh tù đày đối diện với án tử nhưng ông chẳng một chút sợ hãi vẫn giữ cho mình nhân cách thanh cao, không nhún nhường trước cường quyền táo bạo. Trước lời giễu cợt của bọn lính cai ngục, Huấn Cao im lặng “lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng” một hành động dứt khoát như là lời cảnh báo chắc nịch của người tử tù với bọn nha sai hách dịch, cậy quyền. Trong ngục tù tăm tối ông thản nhiên, ung dung “nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”, thật là hiếm có người tù nào sắp chết mà vẫn giữ thái độ điềm nhiên, bình thản được như Huấn Cao. Chẳng sợ cường quyền, khinh bạc chế độ xã hội tàn bạo dù biết trước sẽ phải đối đầu với một trận “lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo” thế nhưng người anh hùng cũng chẳng thể dối lòng “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây” Câu nói thẳng thừng như gáo nước lạnh tạt thẳng vào bộ mặt phong kiến.

Nguyễn Tuân còn miêu tả người anh hùng kiên cường mang tấm lòng thiên lương cao cả. Huấn Cao từ thuở sinh thời không bao giờ ham phù hoa, danh lợi mà bán chữ. Đời ông cũng chỉ viết có “hai bộ tứ bình và một bức trung đường” cho những người bạn tri kỷ. Ông quan niệm cái đẹp thanh cao phải được trao cho đúng người mới phát huy được hết giá trị của nó. Huấn Cao đã bị cảm động trước sự đối đãi chân tình “biệt nhỡn liên tài” của chủ tớ Viên quản ngục. Tấm lòng nhân hậu không muốn phụ “một tấm lòng trong thiên hạ”.

Ngoài nhân vật trung tâm Huấn Cao, Nguyễn Tuân còn xây dựng thêm một tuyến nhân vật viên quản ngục, một người yêu thích cái đẹp, tâm hồn tài hoa nghệ sĩ nhưng lại bị lạc vào chốn nhơ bẩn, dung tục. Nhà văn xây dựng đồng thời hai nhân vật chính diện song song soi chiếu cho nhau tỏa sáng với vẻ đẹp tâm hồn tao nhã. Viên quản ngục dường như chọn nhầm nghề, ông là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Như cách mà tác giả nói “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Thật đáng trân trọng sống giữa một xã hội rối ren, loạn lạc mà vẫn giữ cho tâm hồn mình không vị vùi lấp trong bùn lầy, ông còn còn biết trân trọng cái đẹp, biết nể trọng người tài, là người dũng cảm bất chấp hiểm nguy.

Vào một đêm hoang vắng, tại trại giam tỉnh Sơn đã xảy ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong buồng giam tăm tối, chật hẹp, mùi ẩm mốc bốc lên, xung quanh là đầy nhưng mạng nhện giăng, mùi hôi thối của phân chuột, phân gián. Trong không khí khói tỏa, ngọn lửa đỏ rực của ngọn đuốc đang cháy hừng hực. “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”, vị thế nhân vật dường như đổi dời người nắm quyền thế bỗng dưng khép nép, kính cẩn trước một tử tù. Cái đẹp không lẻ loi đơn độc, nó không tồn tại cùng cái xấu xa mà chiến thắng chúng, nhân đạo hoá những tâm hồn đang vướng bụi trần giúp họ thức tỉnh, tìm lại con người nhân nghĩa vốn có của mình.

Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân là một thiên truyện đã đạt “gần tới sự toàn diện, toàn mỹ”. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài tình của nhà văn, tạo dựng thành công tình huống truyện độc đáo, khắc họa tính cách nhân vật qua thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh sinh động. Qua truyện, tác giả đã khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông mĩ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn tuân phải là hiện thân của cái đẹp.

Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện. Ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (1939) trong tập “Vang bóng một thời” là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.

Ông Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù” là một nho sĩ tài hoa của một thời đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhà thơ, nhà giáo, một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát, một con người hết sức tài hoa và dũng khí phi thường để sáng tạo ra nhân vật Huấn Cao (Cao là họ, Huấn là dạy). Cao Bá Quát trước khi trở thành lãnh tụ nông dân cũng là thầy giáo. Nguyễn Tuân đã dựa vào hai tính cách của nguyên mẫu để xây dựng nhân vật Huấn Cao. Cao Bá Quát, người viết chữ đẹp nổi tiếng và khí phách lừng lẫy. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân vừa thể hiện lý tưởng thẩm mĩ của ông lại vừa thỏa mãn tinh thần nổi loạn của ông đối với xã hội đen tối tàn bạo lúc bấy giờ.

Truyện có hai nhân vật chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, một nửa là viên quản ngục say mê chữ đẹp của ông Huấn, quyết tìm mọi cách để “xin chữ” treo trong nhà. Lão coi chữ của Huấn Cao như báu vật.

Huấn Cao nói: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì con người sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quý cái đẹp của chữ nghĩa “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy”. Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao. Hắn đã bị nghi ngờ, bị đuổi. Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãi Huấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: “ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Về sau hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động: “thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.

Coi khinh cường quyền và tiền bạc, Huấn Cao chỉ trọng những tấm lòng biết quý cái đẹp, cái tài, có sở thích cao quý. Những con người ấy theo Huấn Cao là còn giữ được “thiên lương”. Ông khuyên viên quản ngục bỏ cái nghề nhơ bẩn của mình đi “ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.

Huấn Cao còn đẹp ở khí phách. Ông là một người tử tù gần đến ngày tử hình vẫn giữ được tư thế hiên ngang, đúng là khí phách của một anh hùng Cao Bá Quát. “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Tác giả cố ý miêu tả bằng cách tương phản giữa tính cách cao quí của Huấn Cao với cái dơ dáy, bẩn thỉu của nhà tù, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội thời bấy giờ.

Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái mĩ và cái dũng hòa hợp. Dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiến lụa óng”. Hình ảnh người tử tù trở nên lồng lộng. Viên quản ngục và viên thư lại trở nên nhỏ bé, bị động, khúm núm trước người tử tù.

Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?

Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bần thỉu, hôi hám.

Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thư lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy.

Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó. Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái Đẹp gắn liền với cái Thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái Đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái Dũng. Hiện thân của cái Đẹp là hình tượng Huấn Cao với khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.

Bên cạnh hình tượng Huấn Cao lồng lộng, ta còn thấy một tấm lòng trong thiên hạ. Trong đêm cho chữ, hình ảnh viên quản ngục cũng cảm động. Đó là âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Cái tư thế khúm núm, giọng nói nghẹn ngào, cái cúi đầu xin bái lĩnh và cử chỉ run run bưng chậu mực không phải là sự quỵ lụy hèn hạ mà là thái độ chân thành khiến ta có cảm tình với con người đáng thương này.

Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.

“Chữ người tử tù” không còn là “chữ” nữa, không chỉ là Mỹ mà thôi, mà “những nét chữ tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người”. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa Mỹ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí “duy mĩ” của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ). Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Nối bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Huấn Cao là nhân vật khá điển hình cho bút pháp lãng mạn. Chúng ta đều biết văn học lãng mạn thường mô tả theo những mẫu hình lí tưởng. Có nghĩa là nhà văn thường thả trí tưởng tượng của mình để theo đuổi những vẻ đẹp hoàn hảo nhất. Bởi thế nhân vật viết theo lối lãng mạn có tầm vóc phi thường. Nó là biểu hiện cho những gì mà nhà văn mơ ước, khao khát. Huấn Cao là thế. Từ đầu đến cuối, ông hiện ra như một con người phi thường. Từ tài hoa đến thiên lương, từ thiên lương đến khí phách, nhất nhất đều có tầm vóc phi thường. Có thể nói Huấn Cao là một giấc mơ đầy tính nhân văn của ngòi bút Nguyễn Tuân.

Là nhân vật tài hoa nghệ sĩ, phẩm chất đầu tiên của Huấn Cao là tài hoa. Thiên truyện được mở đầu bằng cuộc đối thoại của hai nhân vật quản ngục và thơ lại. Ở đây tuy Huấn Cao hiện lên gián tiếp nhưng cũng đủ để cho ta thấy ông nổi tiếng với tài văn võ song toàn, uy danh đồn khắp cõi tỉnh Sơn. Cái tài được tô đậm nhất ở nhân vật này là tài viết chữ đẹp. Đó là nghệ thuật thư pháp – một bộ môn nghệ thuật truyền thống và cao siêu của dân tộc. Ở sự gửi gắm, kí thác toàn bộ những tâm nguyện sâu xa của mình. Bởi thế mỗi con chữ là một tác phẩm nghệ thuật sâu xa của mình. Bởi thế mỗi con chữ là một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người viết. Mỗi con chữ là hiện thân của khí phách, của thiên lương và tài hoa. Chữ Huấn Cao thể hiện nhân cách Huấn Cao. Nó quý giá không chỉ vì được viết rất nhanh, rất đẹp, đẹp lắm, vuông lắm mà trước hết vì đó là những con chữ nói lên khát vọng tung hoành của một đời con người. Chính vì thế mà có được chữ của ông Huấn Cao đã trở thành tâm nguyện lớn nhất, thiêng liêng nhất của quản ngục. Để có được chữ Huấn Cao, quản ngục sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả sự hi sinh về quyền lợi và sinh mệnh của mình. Nhưng Huấn Cao không chỉ là một đấng tài hoa, sâu xa hơn, ông còn có một tấm lòng – đó là tấm lòng biết quý trọng thiên lương của con người.

Một nhà văn nước ngoài đã nói về chân lí sâu xa. Hãy đập vào trái tim mình thiên tài là ở đó. Thì ra gốc của tài năng là ở trái tim, gốc của cái tài là cái tâm. Tấm lòng biết trọng thiên lương là gốc rễ của nhân cách Huấn Cao. Trong mắt Huấn Cao, quản ngục chỉ là một kẻ tầm thường không làm nghề thất đức. Bởi lí Huấn Cao đã thể hiện sự khinh bỉ không cần giấu giếm, đến khi nhận ra viên ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật điều hỗn loạn xô bồ thì Huấn Cao rất ân hận. Bằng tất cả sự xúc động, Huấn Cao đã nói: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi… Thiếu chút nữa ta phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Câu nói ấy đã hé mở cho chúng ta thấy phương châm của một nhân cách sống là phải xứng đáng với những tấm lòng.

Cảm hứng lãng mạn bao giờ cũng xui khiến các nghệ sĩ khắc họa những hình tượng sao cho hoàn hảo thậm chí đến mức phi thường. Ông Huấn Cao cũng thế. Nguyễn Tuân đã khiến cho hình tượng này trở thành một con người siêu phàm với việc tô đậm một khí phách siêu việt. Căm ghét xã hội thối nát, ông đã cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, sự nghiệp không thành, ông lĩnh án tử hình. Nhưng tù đày, gông cùm và cái chết cùng không khuất lạc được ông. Ông luôn tìm thấy ở những nơi mà tự do bị tước bỏ. Đối với Huấn Cao, mọi sự trói buộc, tra khảo, giam cầm đều vô nghĩa. Và khi quản ngục hỏi ông muốn gì để giúp, ông đã trả lời bằng sự khinh bạc đến điều… lời nói của ông có thể là nguyên cớ để ông phải rước lấy những trận trả đũa. Nhưng một khi đã nói nghĩa là ông không hề run sợ, không hề quy phục trước cường quyền và bạo lực. Có thể Huấn Cao sừng sững trong suốt cả thiên truyện như một khí phách kiên cường bất khuất, uy vũ bất năng khuất.

Những phẩm chất tuyệt vời đó của Huấn Cao đã chói sáng lên trong cảnh tượng cuối cùng mà Nguyễn Tuân đã gọi là cảnh tượng xưa nay chưa từng có – cảnh cho chữ. Cảnh cho chữ là sự biểu hiện sống động rực rỡ của tài hoa, thiên lương và khí phách của Huấn Cao.

Với một tương quan như vậy, quan hệ giữa họ ban đầu rất căng thẳng. Tâm nguyện lớn nhất của quản ngục là có được chữ của ông Huấn Cao nhưng đây là cơ hội cuối cùng. Còn Huấn Cao tuy có tài viết chữ nhưng lại chỉ cho chữ những ai ông cho là tri kỉ. Vậy muốn có chữ của Huấn Cao thì quản ngục phải được ông thừa nhận là tri kỉ trong vòng mấy ngày tới. Điều đó lại dường như không thể đạt được. Trong mắt Huấn Cao, quản ngục chỉ là kẻ tiểu nhân, giữa họ là một vực sâu ngăn cách. Thực ra quản ngục cũng có những ưu thế để đối xử với những người tù thông thường. Đó là ông ta có thừa quyền lực và tiền bạc. Nhưng Huấn Cao không phải hạng tiểu nhân như thế, quyền lực không ép được ông cho chữ, tiền bạc không mua được chữ ông. May thay ở viên quản ngục lại có một tấm lòng trong trẻo – tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Và tấm lòng này đã khiến cho Huấn Cao cảm động. Sự cảm động này của Huấn Cao là cội nguồn dẫn đến cảnh cho chữ.

Vậy là việc Huấn Cao cho chữ không giống như việc trả nợ một cách tầm thường, không giống việc một kẻ sắp bị tử hình đang đem tài sản cuối cùng cho người sống, cũng không phải là cơ hội cuối cùng mà để Huấn Cao trình diễn tài năng, về bản chất việc cho chữ là sự xúc động của một tấm lòng trước một tấm lòng.

Và cảnh cho chữ được Nguyễn Tuân gọi đó là cảnh xưa nay chưa từng có. Bởi trước hết lẽ ra nó phải diễn ra ở nơi sang trọng, đàng hoàng thì nó lại diễn ra trong căn buồng giam chật hẹp, hôi hám, bẩn thỉu. Và người đem cho cái đẹp lẽ ra phải thuộc thế giới tự do thì ở đây lại là tử tù sắp bị hành hình. Đặc biệt ở đây diễn ra một sự đổi ngôi xưa nay chưa từng có. Kẻ cầm quyền hành trong tay thì bị tước hết quyền uy, khúm núm trước Huấn Cao, kẻ tưởng chừng bị mất hết quyền sống là ông Huấn Cao trở nên đầy quyền uy khi chăm chú tô đậm những nét chữ và cho quản ngục những lời khuyên. Và quản ngục vái lạy Huấn Cao như một bậc thánh nhân: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Cảnh cho chữ lã khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương trước cái xấu, cái ác. Trong căn phòng giam ẩm tháp đó, ánh sáng rực rờ của bó đuốc đã đẩy lùi bóng tối, mùi thơm của chậu mực đã xua đuổi mùi phân chuột, phân gián, màu trắng của tấm lụa bạch đã xóa tan sự u ám của nhà tù. Lúc này cái đẹp đang lên ngôi, cái đẹp đang đăng quang, chiến thắng hoàn toàn cái xấu. Trong những con người ấy lúc này chỉ còn là niềm kính trọng, tôn sùng cái đẹp. Và thiên lương của Huấn Cao đang tỏa sáng, soi đường dẫn dắt quản ngục – một kẻ nhầm đường, lạc lối.

Qua đây tác giả cũng khẳng định rằng cái đẹp có thể tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, chiến thắng mọi cái xấu, cái ác. Và cái đẹp có thể cứu rỗi linh hồn con người, giúp con người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Cái đẹp sẽ không mất đi ngay cả khi nó bị vùi dập. Đó là giá trị nhân văn của tác phẩm.

Với nghệ thuật vẽ mây, nảy trăng và nghệ thuật đối lập, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Đồng thời nhà văn còn sử dụng hệ thống ngôn ngữ cổ: biệt nhỡn liên tài, thiên lương, bái lĩnh, sở nguyện mang lại cho truyện bầu không khí và nhịp điệu của thời phong kiến xa xưa, giúp nhà văn tái tạo câu chuyện của một thời vang bóng.

Bước vào văn đàn Việt Nam, ta không khỏi ngỡ ngàng bởi cái đẹp hiện hữu khắp mọi nơi, man mác khắp các trang văn: “man mác khắp vũ trụ” (Thạch Lam). Đến với những trang viết của Nguyễn Tuân- “một người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật”, ta bắt gặp một cuộc gặp gỡ, một cuộc hội ngộ của cái đẹp trong hoàn cảnh đề lao tăm tối, tàn nhẫn. Đó là cuộc gặp gỡ của những nhân cách đẹp, những con người biết tạo ra và trân trọng cái đẹp trong cuộc đời.

Ai đó đã cho rằng: “suy tưởng về cái đẹp là nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân”. Thật vậy, cái đẹp như một chất xúc tác kì diệu và đến khi bước vào trang viết của Nguyễn Tuân thì được phát lộ, tỏa sáng lạ thường. “Chữ người tử tù” chính là cuộc gặp gỡ của cái đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục, cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường giữa chốn lao tù. Bởi sự say mê và ngưỡng mộ, ngục quan – kẻ nắm giữ uy quyền trong nhà lao đã âm thầm biệt đãi Huấn Cao-người tử tù nổi tiếng bởi tài hoa và khí phách phi thường. Đó cũng là cuộc gặp gỡ đặc biệt, một cuộc gặp gỡ chưa từng có bao giờ của một kẻ tù nhân phạm tội với một người đại diện cho pháp luật và uy quyền. Nhưng ở địa hạt của cái đẹp, họ là những nhân cách đồng dạng là những con người biết sinh thành và nuôi dưỡng cái đẹp trong cuộc đời. Xét đến cùng “Chữ người tử tù” là cuộc hội ngộ của những nhân cách cao đẹp bị cầm tù bởi bạo lực, hoàn cảnh, là hiện thân của cái đẹp trong cuộc sống này!

Người đã thai nghén, sinh thành ra cái đẹp trong “Chữ người tử tù” không ai khác, chính là Huấn Cao – “là người của vùng tỉnh Sơn”, “viết chữ rất nhanh, rất đẹp” và “có chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”. Tiếng thơm của người nghệ sĩ ấy đã được ngợi ca qua những khao khát và sự ngưỡng mộ của quản ngục. Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, coi những con chữ của Huấn Cao là tác phẩm vô giá, Nguyễn Tuân đã gửi gắm lòng yêu quý cái đẹp và sự trân trọng văn hóa cổ truyền dân tộc, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc”. Song ai đó đã cho rằng “Huấn Cao là sự nổi loạn của cái đẹp”. Quả không sai bởi Huấn Cao không chỉ phát lộ cái đẹp của thiên lương mà còn tỏa sáng cái đẹp rạng ngời của người anh hùng đầy khí phách. Trong hoàn cảnh đề lao nhưng khí phách của ông vẫn không bị nguội lạnh, ông đã dám chống lại triều đình phong kiến, ông tỏ thái độ coi thường, bất chấp trò tiểu nhân thị oai của bọn lính canh, thái độ cao ngạo, khinh bạc trước sự biệt đãi của quản ngục. Đó như là lời thách thức với cường quyền bạo lực. Khi ngục quan khép nép hỏi ông Huấn: “ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu cấp.” Ông Huấn đã trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.” Lời nói ấy như một gáo nước lạnh nhưng lại làm quản ngục thêm phần kính nể Huấn Cao. Đó hẳn phải là khí phách của một trang nam nhi chọc trời khuấy nước. Cách hành xử của Huấn Cao cho thấy dù ở trong hoàn cảnh nào ông vẫn hoàn toàn tự do về nhân cách. Sự lễ phép và khúm núm cả viên quản ngục càng tô đậm tầm vóc kì vĩ, vẻ đẹp hiên ngang của ông Huấn. Huấn Cao không vì quyền thế hay tiền bạc mà ép mình cho chữ bao giờ. Cả đời ông cũng chỉ cho chữ ba người bạn thân. Nhưng khi biết được tâm sự và tấm lòng của người quản ngục, Huấn Cao đã đột ngột thay đổi: “nào ta có biết đâu, một người như thầy Quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” Huấn Cao đã nắm bắt và nâng đỡ ánh sáng của thiên lương và việc cho chữ là việc “một tấm lòng ta đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ”, là hành động đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ. Huấn Cao chính là sự hiện diện của cái đẹp toàn diện, “sự tỏa sáng của những tấm lòng” xuyên suốt “Chữ người tử tù”. Lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát nhưng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân Huấn Cao đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp thiêng liêng, tao nhã của nền văn hóa cổ truyền, kết tinh tinh hoa dân tộc. Yêu mến, ngợi ca và tiếc nuối những con người như ông Huấn, Nguyễn Tuân đã gián tiếp bày tỏ tấm lòng của mình với những giá trị ngàn xưa đồng thời bày tỏ quan niệm thẩm mĩ tiến bộ: cái đẹp, cái thiện luôn luôn song hành và làm nên nhân cách con người. Ai đó đã cho rằng: “Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như để chơi ngông với thiên hạ”. Thấp thoáng đâu đó trong bóng dáng của người tử tù ta cũng thấy cái nét “ngông” vừa cổ điển, vừa kế thừa truyền thống tài hoa của thế hệ trước, một cái ngông luôn luôn muốn phản ứng lại hiện thực xã hội đương thời, một cái ngông chỉ xuất hiện trong những trang viết của Nguyễn Tuân.

Đằng sau sự tài hoa của Huấn Cao, nhân vật quản ngục xuất hiện như hiện thân của niềm say mê, trân trọng cái đẹp. Đó như một phép màu kì diệu biến quản ngục thành “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Tâm nguyện cả đời của quản ngục, không gì hơn, đó là có được chữ của ông Huấn để treo ở nhà riêng. Tâm nguyện ấy bỗng chốc biến viên quản ngục đẹp như một người nghệ sĩ thực thụ, biết say mê, biết hướng về cái đẹp đúng như Ralph Waldo Emerson cho rằng: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính”. Quản ngục biệt đãi Huấn Cao, luôn luôn cung kính và lễ phép trước thái độ kiêu ngạo của ông Huấn, thành kính đón nhận những lời khuyên của ông. Chính điều đó đã mở đường cho quản ngục đến với cái đẹp. Tư thế khúm núm, thái độ và hành động bên ngoài có vẻ ủy mị khi lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao đã làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của ngục quan, làm cho nhân vật trở nên đáng quý, đáng trân trọng. Đặc biệt, ông còn cúi đầu thành kính đón nhận lời khuyên của ông Huấn. Ông cúi đầu nhưng không hề trở nên hèn kém mà trái lại, nó còn làm cho ông trở nên cao thượng hơn bao giờ. Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng: “Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái cúi lậy làm con người trở nên đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm con người trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn. Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương”. Và cái cúi đầu của quản ngục cũng thật cao đẹp chẳng khác nào cái cúi đầu của Cao Bá Quát khi xưa: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Cả đời sinh ra chỉ để cúi đầu trước hoa mai). Nếu Huấn Cao là nơi nhà văn gửi gắm những quan niệm thẩm mĩ tiến bộ thì quản ngục là nơi nhà văn gửi những quan niệm nhân sinh sâu sắc: Bản thân mỗi con người luôn khao khát và hướng về cái đẹp. Bởi vậy, phải biết nhìn sâu vào tâm hồn con người để nắm bắt ánh sáng của thiên lương. Và hơn cả, cái đẹp “man mác khắp vũ trụ”, nó tồn tại ngay cả trong cái ác để đẩy lùi bóng tối, hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cảnh tượng đẹp nhất trong “Chữ người tử tù “chính là cảnh cho chữ – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bao giờ, đặc biệt là trong hoàn cảnh đề lao, nơi “người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc”, cái đẹp vẫn ngang nhiên được sinh thành. Ta ngỡ ngàng khi thấy “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Bóng tối của nhà tù thực dân đã bị đẩy lùi bởi ánh sáng của tài hoa, thiên lương, nhường chỗ cho cái đẹp được sinh thành. Cái đẹp đã trở thành tác nhân làm đảo lộn ý thức xã hội, nó được khai sinh trên một mảnh đất chết, từ bàn tay của người tử tù sắp chết nhưng vẫn phát lộ rực rỡ và có sức cảm hóa mãnh liệt. Lời khuyên của quản ngục dành cho người tử tù đã thể hiện một quan niệm sâu sắc về nghệ thuật: Cái đẹp không bao giờ chung sống với cái ác, mãi mãi là như vậy. Đó cũng là niềm tin sắt đá của Nguyễn Tuân về sức mạnh của cái đẹp, cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới này!

Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Đọc văn Nguyễn Tuân bao giờ người ta cũng thấy một hứng thú đặc biệt: sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam”. Thật vậy, cái hứng thú đặc biệt ấy không chỉ toát lên từ tác phẩm mà còn toát lên từ hình thức nghệ thuật độc đáo. Ông sử dụng bút pháp tương phản để dựng lên sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, để tô đậm sự thắng thế của cái đẹp trong cuộc đời. Ai đó đã cho rằng “ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tuôn ra như muốn thi tài với hóa công”. Nhà văn với văn phong “đặc Việt Nam” (Vũ Ngọ) ấy đã khéo léo sử dụng những từ Hán Việt để tạo màu sắc cổ kính, trang nghiêm cho tác phẩm, để “Chữ người tử tù” trở thành một trong những” nén tâm hương nguyện cầu cho cái đẹp cổ truyền Việt Nam” (Văn Tâm). Câu chuyện như một thước phim quay chậm, người đọc như được chứng kiến tận mắt ánh sáng được nhen lên, tỏa sáng và che đi bóng tối. Và các nét chữ hiện hình “như một nét bút trác tuyệt được chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn từ”.

“Chỉ người suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, bởi văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” (Vũ Ngọc Phan). Bởi vậy, khi đến với chữ người tử tù, hãy từ từ đón nhận ánh sáng của cái đẹp để thanh lọc tâm hồn, để thấu hiểu và cảm nhận…” Chữ người tử tù không chỉ “vang bóng một thời” mà còn vang bóng mãi muôn sau.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho hiếu học, Nguyễn Tuân đã dành cả cuộc đời mình để săn tìm cái đẹp hướng đến chân – thiện – mỹ. Không thể phủ định được những đóng góp lớn lao của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời” là truyện ngắn đặc sắc đánh dấu tài năng nghệ thuật của Huấn Cao trước cách mạng tháng Tám và được coi là một tác phẩm gần như đạt đến độ hoàn mĩ.

Ở cuối tác phẩm, cảnh cho chữ là cảnh được tác giả tập trung miêu tả, tô đậm vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao, qua chi tiết đó tác giả muốn khẳng định sự chiến thắng của thiên lương. Có thể nói đây cảnh tượng đắt giá nhất xưa nay chưa từng có.

Chúng ta có thể thấy, từ xưa tới nay chơi chữ là thú vui tao nhã, thanh cao của những người có học thức, các sĩ tử,… Các câu đối, châm ngôn cuộc sống, bài thơ nổi tiếng được những người nghệ sĩ thư pháp uyển chuyển viết lên giấy giúp cho tâm hồn của con người được thư thái. Chơi chữ chính là nói lên cái đẹp, tài năng và trí tuệ của con người. Chúng ta sẽ thường bắt gặp cảnh cho chữ được diễn ra ở những nơi trang trọng, có đủ trăng hoa tuyết nguyệt để khơi nguồn cảm xúc, rồi từ đó có những nét chữ uyển chuyển trong đó có cả cái hồn riêng được ra đời. Nhưng với sự sáng tạo của Nguyễn Tuân thì cảnh cho chữ là một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xã hội xưa cũ và cho đến bây giờ chúng ta vẫn gọi đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Nhưng chính chi tiết lạ lùng ấy đã làm cho giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm được nâng lên, từ đó tạo nên sức lôi cuốn và hấp dẫn cho bạn đọc.

Không gian và thời gian trong cảnh cho chữ được tác giả miêu tả rất sinh động và chân thực. Vào một đêm khuya vắng lặng, khi bóng tối đã bao trùm và thống trị nơi đây. Cùng với tiếng gõ mõ vọng cạnh, nhà tù đã hiện lên một cách chật hẹp, tù túng, ẩm thấp, mệt mỏi và những tiếng thở dài bất lực trước xã hội đương thời. Một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác giờ đây lại bị giam trong nhà tù tăm tối, thế nhưng tại chính nơi hạ đẳng, tăm tối đó lại xảy ra một cảnh tượng làm rung động trái tim của những con người tài hoa chân chính.

Một không gian tăm tối không thể thấy ánh mặt trời dù là ngày hay đêm, trong khung cảnh như vậy có ba người “đang chăm chú trên một tấm bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Ngay lúc này buồng gian ngập tràn “khói tỏa như đám cháy nhà”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”, họ đang chăm chú với niềm hạnh phúc dâng trào để tạo nên một tác phẩm hoàn mỹ. Sự đối lập về vị thế giữa Huấn Cao – người cho chữ và người nhận chữ – viên quản ngục, tác giả đã khắc họa sắc nét, sinh động từng hành động, cử chỉ và thái độ của 2 nhân vật này. Chỉ qua một chi tiết nhỏ này thôi tác giả đã bộc lộ hết những phẩm chất tốt đẹp của con người nơi tăm tối.

Có lẽ vì đứng trước cái đẹp nên những cảnh tượng xung quanh đang diễn ra bỗng nhiên như chậm lại, khiến cho trái tim con người rung động, như có một thứ gì đó bóp nghẹt, không ai nói với nhau câu nào nhưng vẫn đủ để cảm nhận được niềm hạnh phúc, vui sướng đang tuôn trào trong lồng ngực của mỗi con người yêu cái đẹp nơi tù túng này. Ta có thể thấy lạ, là một viên quản ngục “quyền cao chức trọng” nhưng lại cúi đầu trước một người tù, thực chất viên quản ngục đang cúi đầu trước cái vẻ đẹp tài hoa và người tử tù có tấm lòng thiên lương trong sáng. Khi nét chữ cuối cùng đã viết xong Huấn Cao thở dài buồn bã, ông khuyên viên quản ngục nên đổi nghề và đổi chỗ ở để có thể giữ cho thiên lương trong sáng, thức tỉnh và cứu rỗi tâm hồn viên quản ngục đang bị tha hóa, rối ren, rơi vào nơi vấy bẩn của xã hội. Trước những lời khuyên đó, viên quản ngục đã xúc động, cảm kích và kính trọng Huấn Cao, những giọt nước mắt lăn dài trên má ông chính là những giọt nước mắt thể hiện sự tiếc thương cho số phận người anh hùng đầy khí phách Huấn Cao.

Qua cảnh cho chữ đầy xúc động, tác giả Nguyễn Tuân đã ngầm khẳng định vị thế của cái đẹp thiên lương, ở bất cứ đâu, cho dù là nơi tối tăm nhất thì cái đẹp vẫn tồn tại, thậm chí là tồn tại không đơn độc. Nó như một sức mạnh vô hình chỉ đường dẫn lối cho những người tốt có tấm lòng nhân hậu đang bị lạc nơi bóng tối bao trùm và tội ác hoành hành trở về đúng con đường chân chính, tươi đẹp. Người đọc có thể cảm nhận được rằng tác giả là người giàu kiến thức, có sức tưởng tượng cô cùng phong phú và độc đáo. Chính vì vậy mà tác giả có thể vẽ nên một bức tranh với hai mảng màu sáng tối đối lập nhau gay gắt, một bên là màu của khung cảnh tăm tối nơi ngục tù, một bên là ánh sáng chói lóa của nét đẹp hoàn mỹ.

Kết tinh bởi tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo Nguyễn Tuân đã biến cảnh cho chữ thành cảnh tượng chưa nay chưa từng có. Tác phẩm đã thể hiện sự tiếc nuối của chính tác giả và người đọc trước số phận của những con người yêu cái đẹp, luôn hướng đến cái chân – thiện – mỹ. Xen vào đó, tác giả đã khéo léo bày tỏ tấm lòng của mình một cách kín đáo, tiếc thương trước số phận người anh hùng nhân hậu, khí phách và có nhân cách cao thượng.

Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm, ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao. Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút,giải tỏa những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm.

Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã giãi bày tâm sự của mình với thầy thơ lại. Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng viên quản ngục. Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đang diễn ra. Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng , yên tĩnh. Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Thời gian ở đây cũng gợi cho ta tình cảnh của người tử tù. Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù-người cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao. Và trong hoàn cảnh ấy thì “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ở đây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn. Viên quản ngục đáng nhẽ phải hô hào, răn đe kẻ tù tội. Thế nhưng trong cảnh tượng này thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp.

Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: “đổi chỗ ở” để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác( cho chữ trong tù) nhưng không thể chung sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là môn nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn. Người ta thưởng thức chứ không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực. Hãy biết tìm trong mực trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống có văn hóa.

Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản ngục xúc động “ vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện. Và trên con đường đến với cái chết Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường. Trong khung cảnh đen tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường, vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng thời thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân – thiện – mĩ.

Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khiến ông quan tâm chỉ là cái đẹp, là nghệ thuật. Nhưng qua truyện ngắn “ Chữ người tử tù” mà đặc biệt là cảnh cho chữ ta càng thấy rằng nhận xét trên là hời hợt, thiếu chính xác. Đúng là trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, thiên lương con người. Quan điểm này đã bác bỏ định kiến về nghệ thuật trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện còn ca người viên quản ngục và thầy thơ lại là những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng vẫn là những “thanh âm trong trẻo” biết hướng tới cái thiện. Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có “thiên lương” trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn.

“Chữ người tử tù” là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con người. Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dòng chữ cuối cùng của đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau. Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một. Đó cũng là tấm lòng muốn giữ gìn cái đẹp cho đời.

Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng tối chật hẹp…hình ảnh con người “ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh”, hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ. Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét: từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng là thú chơi chữ. Tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả thực, phân tích tâm lí nhân vật.( văn học cổ nói chung không tả thực và phân tích tâm lí nhân vật)

Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đáo bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù cuộc đời có đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng, ngòi bút của ông thiên về phương châm “Vang bóng một thời-trụy lạc-xê dịch”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng tháng Tám, đã khắc họa thành công hình ảnh Huấn Cao, một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng thẳng thắn.

Huấn Cao là một kẻ sĩ xả thân vì đại nghĩa, lên án và tố cáo sự trắng trợn của triều đình, ông bất chấp tất cả để chống lại triều đình mục nát, thối rữa. Huấn Cao trong mắt của bọn lính là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”, nên đề phòng. Đối với thầy thơ thì ông “văn võ đều có tài cả, chà chà” còn đối với người quản ngục thì Huấn Cao là người “chọc trời khuấy nước”, coi thường tiền bạc và bạo lực. Với những cách nhìn ấy, Huấn Cao là một người tài ba trong mắt của mọi người, là một kẻ tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung, toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn.

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao bộc trực, đầy hào khí, từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo. Là một kẻ tù nhưng Huấn Cao dường như chẳng sợ trời, chẳng sợ đất, ông có thể thét lên với bất cứ ai. Không cần hành động nhưng khí phách của ông lại khiến cho mọi người nể phục.

Huấn Cao giữa chốn lao tù này còn được biết đến là kẻ sĩ tài hoa, người đời mến mộ bằng cái tên “cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp..” Những kẻ sĩ có chữ đẹp luôn được sùng bái và ngưỡng mộ như vậy. Chữ của ông như “một báu vật trên đời”, ai có diễm phúc sở hữu chữ của ông chính là sở hữu một vật báu trong thiên hạ. Huấn Cao không biết ông quản ngục luôn có một ước mong được sở hữu chữa Huấn Cao, được treo chữ của ông viết ở trong nhà, chữ ông Huấn Cao đẹp và vuông lắm. Một con người tài đức vẹn toàn, một con người không chỉ tài hoa mà còn có cái tâm rất trong sáng và ngay thẳng. Kỳ thực ông viết chữ đẹp nhưng chưa bao giờ “ép mình viết bao giờ” Đây là cốt cách thực sự đáng quý. Ông chỉ viết cho những người thực sự xứng đáng, những người có thể khiến ông ngưỡng mộ và khâm phục nhất.

Nguyễn Tuân thực sự rất tài, tài đến nối đọc từng câu từng chữ của ông người ta cứ ngỡ như ông đang vẽ nên một bức họa thật sinh động giữa chốn nhân gian về một kẻ sĩ đáng trọng như Huấn Cao.

Huấn Cao còn là một người trân trọng tình bạn, mến mộ những con người có “chí nhớn” trong thiên hạ. Qua lời kể của viên thơ lại, ông đã biết được tấm lòng của viên quản ngục và ngưỡng mộ trước tấm chân tình cũng như sự yêu mến và khát khao có được chữ của ông. Ông xúc động nhận ra được con người có thú vui thanh tao giữa chốn nhơ bẩn này “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chỉ một cụm từ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã khiến cho người đọc không thể nén được cảm xúc. Một con người biết trân trọng cái đẹp, hướng về cái đẹp, đó là một lối sống hướng đến vẻ đẹp “Chân-Thiện-Mỹ”.

Hình ảnh cảnh cho chữ hiện lên ở cuối tác phẩm dường như là cảnh tượng khó quên nhất trong tác phẩm. Một cảnh tượng khiến cho người đọc nhớ mãi. Cảnh cho chữ diễn ra không phải ở một nơi thanh cao mà lại diễn ra giữa chốn ngục tù, là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Hình ảnh ba con người hiện lên trong cảnh tượng ấy thật đẹp, thật lung linh, họ không còn là người tù, viên quản ngục nữa mà là những người yêu cái đẹp, tâm đắc với cái đẹp. Cảnh cho chữ ấy thật thiêng liêng và xúc động, sự gặp gỡ quá muộn màng giữa những con người yêu cái đẹp, yêu cái vẻ đẹp hoàn thiện nhất. Hình ảnh Huấn Cao vướng xiềng xích, bút viết những chữ vuông vắn nhất thực sự là hình ảnh đẹp nhất, đáng ngưỡng mộ và khâm phục nhất. Hình ảnh viên quản ngục “vái lạy” Huấn Cao và Huấn Cao đỡ viên quản ngục dây thực sự là hình ảnh ám ảnh khi gấp trang sách lại. Thời khắc mong manh giữa sự sống và cái chết khiến cho người kẻ sĩ ấy thêm kì vĩ, lấp lánh hơn. Kẻ tử tù không thể có cốt cách như vậy, chỉ có anh hùng mới xứng đáng với cốt cách ấy. Và Huấn Cao là một đấng anh hùng như vậy.

Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Huấn Cao là biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu, của những gì hoàn hảo và kiên trung nhất. Một con người “khó kiếm” trong thiên hạ.

Thật vậy, gấp trang sách lại nhưng hình ảnh Huấn Cao vẫn hiện hiển trong trí óc của người đọc. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại.

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Người ta thấy dưới ngòi bút của ông lời văn hiện lên đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ. Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã được tác giả xuyên suốt trong đoạn trích.

Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Nhân vật chính trong Chữ người tử tù là Huấn Cao, một nhân vật điển hình trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Đó là những người tài hoa, bất đắc chí. Họ không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng, mặc dù chí không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất.

Đoạn trích Chữ người tử tù là một câu chuyện về một viên quản ngục mến mộ tài năng, nhất là tài viết chữ Hán đẹp, nhưng éo le thay cho số phận lại là một người bị án tử hình (chém), trước cái tài, cái đẹp viên quản ngục đã bí mật đối đãi trân trọng bởi tử tù với mong ước xin được chữ quý. Làm mọi cách để xin chữ nhưng do Huấn Cao – tử tù tưởng viên quản ngục là người xấu nên đã không cho, cao trào đoạn trích dâng cao khi tử tù bị mang ra pháp trường thì ông lại được tử tù cho chữ và những lời khuyên đáng trân trọng trong cuộc sống.

Tình huống truyện là tình thế xảy ra trong truyện, tạo ra cho câu chuyện thêm đặc sắc. Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một tình huống truyện tưởng như éo le nhưng chính cái eo le ấy lại mang lại tính kịch tính của câu chuyện giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh để làm hiện lên những nét đẹp của con người tài đức.

Bằng ngòi bút văn học lãng mạn tức là mô phỏng theo những mẫu hình lí tưởng. Có nghĩa là nhà văn thường thả trí tưởng tượng của mình để theo đuổi những vẻ đẹp hoàn hảo nhất. Bởi thế nhân vật viết theo lối lãng mạn có tầm vóc phi thường. Trong đoạn trích này, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình ảnh nhân vật Huấn Cao là nhân vật khá điển hình cho bút pháp lãng mạn. Tác giả để nhân vật chính hiện lên gián tiếp thông qua cuộc đối thoại giữa viên thơ lại và quản ngục. Tuy hiện lên gián tiếp nhưng có thể thấy được vẻ đẹp của Huấn Cao là một vẻ đẹp của người văn võ toàn tài, uy danh đồn khắp cõi tỉnh Sơn. Cái tài của Huấn Cao được tô đậm bằng việc viết chữ đẹp, mà người ta thường có câu “nét chữ nết người”. Nét chữ của ông “đẹp lắm, vuông lắm” khiến nhiều người mơ ước có được. Bởi thế mỗi con chữ là một tác phẩm nghệ thuật sâu xa của mình. Nó là sự kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người viết. Mỗi con chữ là hiện thân của khí phách, của thiên lương và tài hoa. Chữ Huấn Cao thể hiện nhân cách Huấn Cao. Nó quý giá không chỉ vì được viết rất nhanh, rất đẹp, đẹp lắm, vuông lắm mà trước hết vì đó là những con chữ nói lên khát vọng tung hoành của một đời con người. Chính vì thế mà có được chữ của ông Huấn Cao đã trở thành tâm nguyện lớn nhất, thiêng liêng nhất của quản ngục. Để có được chữ Huấn Cao, quản ngục sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả sự hi sinh về quyền lợi và sinh mệnh của mình.

Ngoài tài cao, ông còn là một người có tấm lòng trong sáng, cao quý. Mặc dù có tài, và nhiều người sẵn sàng mua chữ của ông, nhưng ông cũng không bán. Ông chỉ cho chữ, khi người đó thực sự đáng kính, đáng tôn và cũng phải có vẻ đẹp, biết trân trọng cái Thiện, cái Mỹ.

Tính cách của Huấn Cao như vậy, nên khi viên quản ngục có ý định xin chữ, và đối tốt với ông, ông luôn tỏ ra bất cần và không quan tâm. Tưởng như quản ngục là một người làm việc không tốt và là bè lũ tay sai của bọn quan lại tham ô, hối lộ, k xứng đáng làm quan. Thế nhưng, ngược lại quản ngục lại hiện lên trước mắt người đọc là một nhân vật lương thiện, biết phân biệt đẹp tốt, có thú chơi tao nhã: chơi chữ. Sở nguyện cả đời của ông là có được đôi câu đối do chính tay Huấn Cao viết để treo trang trọng trong nhà. Cái sở nguyện này mạnh mẽ vượt qua cả nỗi sợ hãi, bất chấp mọi nguy hiểm đến bản thân, làm đảo lộn trật tự trong tù, biến một phạm nhân có án tử hình thành một thần tượng để mình tôn thờ.

Thế nhưng, khi biết được sự lương thiện và ước mong chính đáng, biết quý trọng cái đẹp Huấn Cao liền cho quản ngục chữ. Cái hay ở đây là, người ta thường thấy cảnh cho chữ diễn ra ở khuê phòng, người cho chữ trong tâm trạng thoải mái. Nhưng ở đây, Huấn Cao lại là người tử tù, ngày mai bị mang ra pháp trường xử chém. Trong khi, không gian lại chật hẹp, toàn mùi phân gián, phân chuột, ngọn đuốc cháy phập phồng trong đêm. Bất chấp điều đấy, một cảnh tượng đẹp được hiện lên đó là cảnh cho chữ của những con người biết hướng về cái đẹp, quý trọng vẻ đẹp chân chính. Vẻ đẹp kết hợp giữa cái Tài với cái Tâm. Có thể nói, cảnh tượng cho chữ ngày xưa nay chưa từng có. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên quản ngục về quê sống, tránh xa những nơi bon chen, cuộc sống lấm lem, không hợp với những người thích chơi chữ như quản ngục. Trong những con người ấy lúc này chỉ còn là niềm kính trọng, tôn sùng cái đẹp. Và thiên lương của Huấn Cao đang tỏa sáng, soi đường dẫn dắt quản ngục – một kẻ nhầm đường, lạc lối.

Cũng qua đây tác giả cũng khẳng định rằng cái đẹp có thể tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, chiến thắng mọi cái xấu, cái ác. Và cái đẹp có thể cứu rỗi linh hồn con người, giúp con người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Cái đẹp sẽ không mất đi ngay cả khi nó bị vùi dập. Đó là giá trị nhân văn của tác phẩm.

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở làng Nhân Mục, tục gọi là làng Mọc, thuộc Hà Nội. Ông là người có bản lỉnh cứng cỏi trong đời sống và trong sáng tác văn học; hiểu biết rộng, quý trọng tài năng, coi trọng nghề nghiệp, có những sáng tạo độc đáo trong lời văn cũng như trong cảm nghĩ. Sự nghiệp văn học của ông gồm hai giai đoạn. Các tác phẩm tiêu biểu trước 1945: Vang bóng một thời (1940), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943). Sau 1945: Tình chiến dịch (1950), Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1960), một số bài phê bình và giới thiệu chân dung văn học. Nguyễn Tuân có những đóng góp đáng kể cho nền văn xuôi hiện đại, nhất là ở thể loại tùy bút, ở cảm thụ sâu sắc và ở văn phong cẩu kì, đa dạng như một ống kính trăm màu.

Chữ người tử tù là câu chuyện về một viên quản ngục mến mộ tài năng, nhất là tài viết chữ Hán đẹp nổi tiếng của một người tù án chém, ông ta đã bí mật đối đãi trân trọng người tù với mong ước xin được chữ quý. Cuối cùng, tưởng đã hết hi vọng xin chữ thì ông lại được người tù vui vẻ cho chữ, kèm.

Theo lời khuyên hãy bỏ nghề coi ngục, về quê sống thanh bần để giữ được tâm hồn trong sạch, xứng với thú chơi chữ đẹp. Thông qua câu chuyện ấy đặc biệt là cảnh cho chữ ban đêm trong ánh đuốc đỏ rực, tác giả muốn nêu bật giá trị cao, quý của Cái Đẹp: đẹp chữ viết, đẹp đức cao, đẹp nhân cách. Đồng thời ca ngợi người biết quý trọng gìn giữ Cái Đẹp ấy như một báu vật ở đời mà ngọc vàng, quyền thế cũng không sao đổi được.

Người đọc ngày nay tìm hiểu văn chương xưa bao giờ cũng phải vượt qua một cửa ải khó khăn. Đó là vốn văn hoá, lịch sử làm nền cho tác phẩm. Nói về phong kiến là nhắc tới vua quan và dân đen, địa chủ và nông dân. Nói về đạo Nho là nhắc tới cương thường, trên trí quân, dưới trạch dân. Nói về đạo Phật là nhắc tới luân hồi, từ bi… thì có thể cũng hiểu được sơ sơ đôi chút, nhưng trước những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn hóa phong kiến cách đây trên một thế kỉ được để cập tới trong truyện ngắn này thì quả thật không dễ hiểu chút nào.

Chữ người tử tù rút từ tập truyện Vang bóng một thời. Như tựa đề, đó là cuốn sách ghi chép về một thời và một lớp người đã tàn trong quá khứ, mà bóng dáng hãy còn in đậm trong trí nhớ, trong sự kính phục, tôn sùng của tác giả.

Nguyễn Tuân có dụng ý rõ ràng khi dựng lại một không khí xưa cũ như thế ở truyện Chữ người tử tù. Cảnh vật, con người, sự việc hiện ra cũng đậm màu sắc ấy, đưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hơn trăm năm.

Mở đầu, nội dòng chữ: phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, muốn hiểu cho thấu ngọn ngành, e đến bạc tóc. Bình thường, người ta viết là tờ trát, lá trát, nhưng tác giả vẫn để nguyên cách gọi của thời đó với nghĩa nghiêm trọng là phiến trát Còn tại sao ông không viết: của quan tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường theo kết cấu Hán văn y như trong phiến trát để cho nó giữ nguyên cái tính chất quan yếu, dậy mùi quyển lực ngay trong từng chữ… Đốc bộ đường là chữ dùng để chỉ chức vụ Tổng đốc. Lại thêm tên gọi tắt của ba tỉnh Sơn (Sơn Tây), Hưng (Hưng Hóa), Tuyên (Tuyên Quang) vì hồi ấy, tỉnh nhỏ đứng đầu chi là chức Tuần vũ, hai hay ba tỉnh nhỏ hợp lại mới có chức Tổng đốc trùm lên trên – ba tỉnh này đặt chung dưới quyền cai trị của một Tổng đốc. Mệnh lệnh từ dinh quan Tổng đốc phát ra cho cấp phủ, cấp huyện là rất uy nghi.

Người cầm bút mượn chữ xưa mà khơi dậy cái không khí, khung cảnh của một thời. Tả cảnh vật thì vọng canh (vọng canh là chiếc chòi canh được dựng khá cao để có thể trông xa (vọng), chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, con song, giấy bản, ty Niết, tàn đồn, chiếc gông, chậu mực, bức châm… Tả người thì thầy bát, ngục tốt, thằng thập, thủ xưởng… Tả việc thi cho chữ, thay bút con, đề xong lạc khoản, lĩnh ý, bái lĩnh… Đằng sau chữ nghĩa ấy là cà một nền văn hóa xưa mà truyện này chi xén ra có một mảnh, đủ đưa người đọc vào không khí của một cửa ngục tiêu biểu cho triều đình thời ấy, đầy quyền lực mà ngu xuẩn, hùa nhau hủy diệt nhân cách và đức tài. May mà trong đó còn nổi lên dè dặt mà sâu thiết một tấm lòng biết quý trọng, tôn kính cái đẹp của đức độ, tài ba. Những điều chứa chất bên trong nội dung của truyện đã chinh phục được người đọc. Đó là điều đáng chú ý trước tiên.

Cốt truyện Chữ người tử tù xoay quanh tài viết chữ đẹp của người tù án chém. Ý nghĩa dĩ nhiên có thể mở rộng ra nhiều, nhưng đó là cái cốt lõi. Có ba hạng người và ba thái độ trước cái đẹp ấy. Thái độ thứ nhất là hủy diệt; thái độ thứ hai là kính trọng, mến phục; thái độ thứ ba là đại lượng, trọng mình, trọng người của một bậc chính nhân quân tử. Đan dệt trong truyện là ba thái độ đối với cái đẹp.

Lẽ thường, ở đời cái gì đẹp cũng quý bởi nó làm cho cuộc sống thêm tươi vui, ý nghĩa. Chữ đẹp cũng thế. Chữ đây là chữ Hán ngày xưa, một loại chữ tượng hình, các nét được cách điệu hóa qua nhiều đời thành một nghệ thuật viết chữ có phép tắc hẳn hoi (thư pháp). Sách xưa của ta và của Trung Quốc đều nhắc đến thiếp Lan Đình của Vương Hi Chi là nhắc đến mẫu chữ đẹp nổi tiếng, đổng thời cũng ghi chép sự xuất hiện của nhiều trường phái viết chữ Hán. Thuở xưa, trong những nhà giàu sang, nhất là nhà có học, thường treo nhiều hoành phi, câu đối, bức châm, bức trướng… bằng lụa bạch, bằng giấy dày in hoa, bằng gỗ sơn son thiếp vàng hoặc khảm xà cừ. Nhất là bức châm, bộ tứ bình lụa bồi thành tranh có chữ viết kiểu đới thảo chép những lời văn, những bài thơ Đường của bạn bè tri kỉ treo trong nhà là điều hãnh diện vinh dự, là bảo vật còn quý hơn vàng ngọc.

Chữ đẹp là một cái đẹp hiếm có trên đời nhưng éo le thay, nó lại là của người tù mang án tử hình, nghĩa là người ấy chết thì nó cũng mất theo. Nguy cơ mất một báu vật trong thiên hạ đã rõ ràng. Châu ngọc còn tìm ra, chứ nét chữ rồng bay phượng múa ấy, nét chữ mà cả một tỉnh đều ca ngợi thì tìm ở đâu ra? Điều đó khiến cho vẻ đẹp của nó bỗng như lấp lánh thêm.

Cái hoa tay viết chữ đẹp ấy còn đi kèm với phẩm cách cao thượng lạ kì. Nhà văn có nhắc tới cái tài bẻ khóa vượt ngục của người tù chắc là để tô đậm tài võ bên cạnh tài văn. Xin đừng vội cho đó là hạ cấp. Bẻ khóa vượt ngục, dám làm giặc chống vua quan tàn bạo, cứu khổ dân lành thì ai dám bảo đó là điều đáng chê? Viên quản ngục lễ phép nói lời kính phục người tù là người có nghĩa khí; một gọi ngài, hai gọi ngài, ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết… nhất định không phải chi vì nghe cái tên Huấn Cao và nhớ tới tiếng đồn chữ đẹp, mà đã từng nghe, từng nghĩ nhiều điều khác nữa về con người ấy: Những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng còn biết có ai nữa… Ở nhân vật Huấn Cao, tâm hồn cũng đẹp, nhân cách cũng đẹp, hành động cũng đẹp, nhưng tất cả đều ẩn kín sau nét chữ đẹp. Những nét đẹp kia là đẹp đạo đức, còn đẹp chữ viết mới là nghệ thuật. Nghệ thuật hay và đẹp, không ai không say mê, ngưỡng mộ. Nguyễn Tuân lấy nó làm cốt truyện là vậy.

Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đề cập đến ba thái độ đối với Cái Đẹp.

Thái độ thứ nhất là hủy diệt.

Một số kẻ được miêu tả trong truyện nhưng đó là hạng thiên lôi chỉ đâu đánh đó, sống lâu ở chốn tù ngục nên nhiễm thói đầu trâu mặt ngựa. Đó là bọn lính tráng, những thằng thập, thằng cửu, lính canh, lính coi tù. Lối sống của chúng là sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc. Chúng là một đống cặn bã, một lũ quay quất Thấy đám tử tù bảo nhau quỳ xuống đất để thúc mạnh chiếc gông vào thềm đá cho rệp rơi bớt ra, một tên trong lũ lính áp giải đùa một câu độc miệng: Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chi đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Nó nói tiếp, giọng hách dịch: Đứng dậy không ông lại phết cho mấy hèo bây giờ. Cũng giọng ấy, hắn nhắc viên quản ngục khi thấy ông này lộ vẻ kiêng nể và có biệt nhỡn đối với Huấn Cao: Tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn. Thói sai nha nó vậy. Chốn ấy tất nhiên đẻ ra giống người ấy. Giá ai có tấm lòng trong sạch thì cũng khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả cái đời lương thiện đi. Lời ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục ở cuối truyện chỉ nhắc lại một sự thật vĩnh hằng ở cửa ngục của giai cấp thống trị thời suy thoái. Nhà thơ Cao Bá Quát có bài thơ nói về cái gông: Mày chỉ biết gông người chứ mày biết gì phải trái, biết gì tốt xấu trên đời, đúng là để ám chỉ bọn đầu trâu mặt ngựa này. Những người tù kia, dù là Huấn Cao hay là quan gì đi nữa, dù chí cao tài cả đến đâu chăng nữa, đối với chúng chi là những tên tù, lại là tử tù, thì chúng chi nói bằng hèo, bằng tay thước, bằng thanh quất, bằng gươm. Chúng chỉ tuân thủ một mệnh lệnh là tiêu diệt.

Một loại người nữa tuy không có mặt trong truyện nhưng lại là những tên tai to mặt lớn, ra lệnh từ xa. Đó là Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, là Hình bộ Thượng thư trong kinh, là ty Niết, hoặc trừu tượng hơn nhưng kinh khủng hơn, là triều đình quốc gia… Vô hình, nhưng chính nó mới là bộ máy hủy diệt. Tài năng, đức hạnh, tiết tháo, khí phách, lo nước, lo dân, văn tài, nghệ thuật… nó không cần. Nó chỉ cần những tên nô tì càng ngu xuẩn càng tốt để giúp nó giữ thật chặt cái ngai vàng bẩn thỉu, mục ruỗng.

Thái độ thứ hai là thái độ quý trọng, kính phục tài năng, nghĩa khí. Đó là thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại.

Cái Đẹp ai cũng quý, nhưng phải biết là đẹp thì mới biết quý. Thầy thơ lại biết Huấn Cao có cả tài văn lẫn võ, nhưng là biết qua lời viên quản ngục và ông này cũng chi nghe người ta đồn. Vậy mà, khi hay tin một con người như vậy sẽ bị chém đầu thì lại thấy tiêng tiếc. Cái tính lành trời sinh, thấy tài giỏi thì mến, khổ cực thì thương ở thầy thơ lại thuần phác này đáng quý biết bao nhiêu! Viên quản ngục thì chữ nghĩa thánh hiền có lẽ không nhiều, nhưng trình độ học vấn thể hiện ở câu cửa miệng: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Quý hơn cả là con mắt biết nhìn Cái Đẹp, coi việc thưởng thức Cái Đẹp như là một thú chơi thanh nhã ở đời. Nhân cách của ông ta là một nhân cách trên mức bình thường. Biết quý trọng Cái Đẹp chữ viết, Cái Đẹp khí phách, biết trân trọng hoài bão của con người có tài viết chữ đẹp, thì lại càng đáng quý! Yêu Cái Đẹp, quý Cái Đẹp, kính phục Cái Đẹp cũng làm cho con người đẹp lên, phẩm chất lớn hơn, cao hơn, thơm ngát.

Chưa kể ông ta lại ở vào cái nơi toàn là cảnh của Diêm Vương, Âm phủ: không vạc dầu thì ngục tối, không cưa xẻ thì gông xiềng, hành hạ, kể cả biến người tù thành ma không đầu… Nơi ấy chi có tàn nhẫn và quay quắt, nơi ấy người ta vui khi thấy máu tù nhân đổ, người ta cười khi thấy tù nhân quằn quại. Nơi đó không có chỗ cho lẽ phải, tình thương, đạo lí, dù là một chút. Ấy vậy mà lại còn sót được hai tâm hồn, một thuần hậu, một cao quý, thì cái thuần hậu cao quý ấy càng đáng kính trọng biết bao! Trong bùn mà sen vẫn ngát thơm.

Tính cách của thầy thơ lại và viên quản ngục bổ sung cho nhau để thể hiện trọn vẹn cái trật tự của bảng giá trị lẽ phải và đạo lí ở truyện này. Cảnh viết chữ trong buồng giam ban đêm dưới ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc và niềm vui giây lát của ông Huấn, sự thỏa nguyện của viên quản ngục cùng với lời bái lĩnh kính cẩn sau lời khuyên của ông Huấn là sự hòa hợp bừng nở viên mãn ba vẻ đẹp của ba con người xứng đáng là Con Người.

Thái độ thứ ba là thái độ cao rộng của bậc chính nhân quân tử.

Đầu tiên, nhân vật Huấn Cao xuất hiện qua tiếng đồn. Mà đã là tiếng đồn thì không phải cái gì cũng chính xác. Phần khuếch đại theo quy luật dị bản của truyền miệng hẳn không tránh được, như tài bẻ khóa vượt ngục chẳng hạn, nhưng tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp, cả tỉnh đều khen chắc là sự thật. Còn phạm tội phản nghịch, làm giặc thì trong giấy tờ quan trên đã ghi rõ. Mà đã dám làm việc ấy thì đương nhiên phải là người có nghĩa khí, tài giỏi, nay bị giết đi thì thấy tiêng tiếc. Việc người ấy làm là việc quốc gia triều đình, những kẻ coi ngục biết gì mà nói. Như vậy là con người Huấn Cao tuy chưa thấy mặt mà uy tín, danh tiếng đã lẫy lừng.

Trong suy nghĩ của hai viên chức nhà ngục cũng có điều tô đậm thêm tính cách Huấn Cao, kể cả lời bình có tính chất cảnh cáo của tên lính áp giải. Ba nhân vật có ba từ chứa đựng ý nghĩa đánh giá khá rõ: người thơ lại thì buồn. (Có tài thế mà đi làm giặc thì buồn lắm). Viên quản ngục thì bảo ông Huấn là khoảnh (tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ). Tên lính áp giải thì xếch mé bảo ông tù này là ngạo ngược: Tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.

Tại sao thầy thơ lại thấy buồn? Ấy là do thầy nhận ra rằng người tử tù kia có tài. Có tài thì phải được sống để đem tài giúp đời, đó là mong ước của người xưa. Có tài có đức, khổ mấy rồi cũng làm nên. Từng đọc tích xưa nên thầy thơ lại nghĩ: Có tài thế mà làm giặc thì đáng buồn lắm vì làm giặc chẳng biết đúng sai, nhưng bị khép vào tội chết. Tài ấy không được vua quan sử dụng, lại đem tiêu diệt đi, thiệt cho đời biết bao nhiêu?! Đáng buồn cho đời bao nhiêu! Đây là một cách đánh giá cái tài mà cũng là Cái Đẹp ở đời.

Còn khoảnh là thế nào? Khoảnh về cái gì? Khoảnh với ai? Chữ ông Huấn Cao đẹp, nhưng ông chỉ viết cho những bạn tri kỉ. ông tiếc công hay ông thiên vị? Không phải! Mà ông nghỉ rằng chữ đẹp chẳng phải ai cũng biết thưởng thức và quý trọng.

Bạn tri ki là bạn hiểu Cái Đẹp, quý Cái Đẹp ấy và những Cái Đẹp khác của con người mình. Viết cho tri kỉ là san sẻ tâm hồn, tài năng và Cái Đẹp của mình cho bạn. Khoảnh như vậy là trọng mình, trọng bạn, coi Cái Đẹp là báu vật trên đời, không dễ gì phung phí. Viết chữ cũng như viết văn, làm thơ. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ thoáng liên hệ mình với ông Đào (nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng Đào Tiềm) đã thấy thẹn phải ngừng bút. Bao bậc tài hoa trước khi chết đã đốt tất cả chữ nghĩa của mình vì cho là không xứng đáng để đời. Đâu phải chỗ nào cũng dễ dàng hạ bút để vẽ vời?! Ta sẽ thấy tự miệng ông Huấn nói ra cũng cùng một ý như trên. Biết nhận ra Cái Đẹp thì tất nhiên cũng biết quý trọng nó. Đào tiên Tây Vương Mẫu năm trăm năm mới ra được một trái, đó là thần thoại nhưng ý nghĩa vằn là đề cao Cái Đẹp.

Còn tên lính áp giải bảo Huấn Cao là ngạo ngược thì chẳng cần bàn. Con mắt ếch ngồi đáy giếng của hắn thì thấy trời chỉ to bằng cái vung. Sự tự trọng của Huấn Cao nó cho là ngạo ngược. Theo nó, đã là tù nhân thì chi biết cúi đầu, chết cũng phải chịu, huống gì giữ phẩm giá làm người. Lũ tay sai ở thời đó chẳng khác những cái gông, chỉ biết gông người chứ biết gì phải trái, đạo lí và danh dự. Nhưng đánh giá Huấn Cao như vậy, tên lính gián tiếp đã coi Huấn Cao là hạng người trên, dám khinh thường bọn hắn ra mặt.

Trước sự biệt đãi của viên quản ngục mà người trực tiếp săn sóc là thầy thơ lại, ban đầu Huấn Cao tiếp nhận rượu thịt thản nhiên, coi như là việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh. Đến khi viên quản ngục đích thân vào buồng giam, lễ độ, cung kính tôn xưng ông là người có nghĩa khí, xin ông cho biết cần gì thêm thì ông đáp một cách trịch thượng: Nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Đẩy người ta ra và chờ sự đáp trả bằng uy lực, nhưng người ta chi một mực lễ phép lui ra với một câu bất ngờ: Xin lĩnh ý, tức là xin tuân lệnh, hỏi làm sao ông Huấn không nghi ngờ? Cái trò dụ dỗ mua chuộc nơi giam cầm là mánh khóe quá bình thường, ông Huấn càng bực vì tưởng viên quản ngục có mưu đồ thâm hiểm gì đây. Suy xét mọi lẽ, ông thấy hóa ra không phải. Mãi đến khi thầy thơ lại hớt hải đem nguyện ước sâu xa của viên quản ngục bày tỏ với ông, cùng cái tin khẩn cấp là sáng hôm sau ông Huấn và các bạn sẽ bị đưa vào tận trong Kinh để chịu tội, thì Huấn Cao mới vỡ lẽ vì sao có những hành động đối xử lạ lùng của thầy trò ông quản và nhận ra viên quản ngục này chính là hạng người biết quý Cái Đẹp. Ông mỉm cười dạy thầy thơ lại chuẩn bị chu đáo để ông có cơ hội đáp lại tấm thịnh tình của viên quản ngục ngay đêm nay. Giọng Huấn Cao trở nên từ tốn: về bảo với chủ ngươi, tối nay… đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Cho chữ chứ không phải viết chữ. Nghe như lời của bề trên, của thần tiên phán bảo. Huấn Cao khẳng định: Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức tranh đường cho ba người bạn thân của ta thôi.

Lần này là lần thứ tư ông Huấn cho chữ. ông tự giữ giá chữ đẹp của mình đến mức ấy, vậy thì cái gì đã khiến ông hạ bút lần này? Chính là do lòng thành, biết quý trọng, biết lưu giữ Cái Đẹp hiếm hơn vàng ngọc của viên quản ngục: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, tà đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Lòng tự trọng của ông Huấn đã gặp lòng trân trọng của viên quản ngục. Không phải phi là sự hiểu biết mà còn là sự thông cảm, cao hơn nữa là sự kính trọng đã nâng ông quản lên vị trí của một bậc tri kì một tấm lòng liên tài hiếm có trong thiên hạ. Lời khuyên sau đó của Huấn Cao thốt ra một cách tự nhiên. Phải xa cuộc sống nơi tù ngục này, tắm gội mình trong cuộc sống trong sạch chốn quê nhà thì mới giữ gìn được cái tính lành trời sinh và mới đeo đuổi được thú chơi chữ đẹp.

Quang cảnh buổi ông Huấn cho chữ vừa lạ vừa đẹp, vừa như một ảo ảnh, một ánh hào quang không phải của thế giới này mà của cõi nào trong thần thoại, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Buồng giam hẹp, bẩn, ẩm ướt, tối mịt, ánh đuốc đỏ rực như một đám cháy nhà. Ba bóng người hoạt động. Một người ngồi dưới đất, hai tay nâng tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Một người khác run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt trên mặt lụa. Đó là viên quản ngục, thầy thơ lại và Huấn Cao. Viết xong, ông Huấn đỡ viên quản đứng dậy, rồi nhìn lại chữ mình viết đẹp tươi, nó nói lên những hoài bão của một đời người, ông đỉnh đạc có lời khuyên cuối cùng cho viên quản ngục: muốn treo chơi trong nhà bức chữ đẹp ấy thì phải thay đổi môi trường sống. Lần này, viên quản ngục lùi ra mà nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Ở cuộc giáp mặt lần trước, sau câu sẵng giọng của Huấn Gao, viên quản lễ phép lui ra và lắp bắp: Xin lĩnh ý! Lần này, câu nói của ông ta ấp úng trong nghẹn ngào cảm động. Trên kia là chưa hiểu nhau, đến đây cả ba người đổng cảm trong một tấm lòng chung: tha thiết yêu Cái Đẹp, Cái Đẹp chữ viết đi liền với Cái Đẹp tâm hồn.

Truyện chấm dứt với lời nghẹn ngào nhiều ý nghĩa ấy. Thái độ Huấn Cao trước sau có khác nhưng vẫn là thái độ của một bậc chính nhân quân tử. Đối với thầy trò viên quản ngục, ông Huấn vẫn giữ một khoảng cách trên dưới nhất định, trước lạnh nhạt sau thân mật, ân cần; vẫn phong thái đĩnh đạc, ung dung, độ lượng, cao rộng đối với cái đẹp dù là nhỏ nhất, dù ở bất kì hoàn cảnh nào.

Viết truyện này, Nguyễn Tuân có ngụ ý gì nữa không? Điều chắc chắn là tác giả muốn nói lên nỗi tiếc nuối đối với một con người tài giỏi, nghĩa khí, một nhân cách lớn lao ở cái thời đất nước suy vong, đồng thời cũng kín đáo lồng vào đó một nỗi đau chung cho đất nước và cho tất cả những gì tốt đẹp, tài ba trong đời mà lũ thống trị thực dân phong kiến đã vùi dập một cách bạo tàn. Đồng thời, tác giả khẳng định: cuộc đời dù đen tối đến đâu, trong nhân dân vẫn có những tấm lòng ngời sáng.

Nguyễn Tuân – một nhà văn luôn đi tìm cái đẹp đã đem đến cho nền văn học Việt Nam một phong cách tài hoa, độc đáo. Trước Cách mạng, các tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt trong tập Vang bóng một thời, thường viết về những nho sĩ cuối đời, những con người tài hoa nhưng bất đắc chí, buông xuôi với đời nhưng vẫn có những mâu thuẫn sâu sắc với xã hội, với thời buổi “Tây Tàu nhố nhăng”. Những tác phẩm trong Vang bóng một thời miêu tả những người chí sĩ tài hoa, ngông nghênh giữa cuộc đời, lấy cái thái độ của mình làm cái đối lập với xã hội. Trong số các tác phẩm ấy, nổi bật lên là tác phẩm Chữ người tử từ cũng nhân vật Huấn Cao – một con người tài hoa, khí phách với cái tâm vô cùng trong sáng thiện lương, dù rơi vào hoàn cảnh chí không thành nhưng cũng không hề mất đi tư thế hiên ngang, ngạo nghễ với đời.

Tác phẩm Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời xuất bản năm 1940, ban đầu được mang tên Dòng chữ cuối cùng. Tác phẩm cũng mang chung một mạch cảm xúc với các tác phẩm khác trong cùng tập truyện khi ca ngợi và khẳng định cái đẹp, đồng thời ca ngợi những con người sống đẹp với lối sống giản dị mà thanh bạch. Và cái đẹp chính là trung tâm của toàn bộ câu chuyện.

Nguyễn Tuân đã xây dựng lên một Chữ người tử tù đặc sắc với không chỉ câu chữ đầy tài năng, mà còn ở một tình huống truyện có một không hai ở đời. Tình huống truyện vốn là hoàn cảnh tạo nên sự kiện đặc biệt được nhà văn tạo ra trong tác phẩm của mình, và chính tại đó, cuộc sống hiện lên đậm sắc nhất, ý đồ của người viết được bộc lộ rõ nét nhất. Dựa vào đó, Nguyễn Tuân đã dựng lên một tình huống truyện khi viên quản ngục có cuộc gặp gỡ với Huấn Cao – một con người tài hoa, đặc biệt là tài viết chữ hiếm có ở trên đời nhưng đồng thời cũng là một tên tử tù đang chờ ngày hành quyết. Và viên quản ngục – người vô cùng hâm mộ nét chữ của Huấn Cao, quyết tâm xin bằng được chữ của người tử tù ấy để cho toại cái “sở nguyện” của mình. Tình huống truyện mà Nguyễn Tuân dựng lên hết sức đặc sắc, hết sức độc đáo, giàu kịch tính mà cũng đầy éo le. Chính điều đó đã tạo nên một Chữ người tử tù – một tác phẩm về cái đẹp độc nhất vô nhị.

Đọc tác phẩm, người ta không khỏi khắc thành ấn tượng về nhân vật chính trong câu chuyện – Huấn Cao – một nhân vật đại diện cho lớp người nho sĩ tài hoa, nhưng lại không gặp thời, bất đắc chí. Huấn Cao – một vị anh hùng bị sa cơ thất thế, ông là nho sĩ nhưng cũng lại là người lãnh đạo nhân dân vùng lên chống lại triều đình để đòi lại công bằng cho mình. Cuộc đấu tranh thất bại, ông bị bắt, bị phán là một kẻ phản nghịch triều đình, phải chịu tội chết, bởi với Nho giáo ngày xưa, trung quân ái quốc là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định nhân phẩm của một con người. Có nhiều ý kiến cho rằng, nhân vật Huấn Cao được lấy cảm hứng từ người anh hùng Cao Bá Quát – một người nho sĩ cũng tài hoa vô cùng, cũng quả cảm, cũng có tài viết chữ tuyệt đỉnh, được mệnh danh “thánh Quát”, cũng là một thủ lĩnh đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa chống lại triều đình.

Huấn Cao vốn một cách gọi vô cùng kính trọng đối với một vị quan trông giữ việc học ở một huyện và đối với viên quản ngục trong tác phẩm, Huấn Cao được hắn vô cùng kính trọng. Với quản ngục, Huấn Cao tựa như là “một ngôi sao Hôm nhấp nháy”, hay ” một ngôi sao chính vị”. Với vị thế của mình, đáng lẽ ra một người như quản ngục, sau khi nhận được tin có một kẻ “phản nghịch” như Huấn Cao vào ngục của mình phải căm tức, phải ghét bỏ lắm, nhưng quản ngục lại khác, ông dường như kiêng nể Huấn Cao, coi trọng Huấn Cao. Người ta thấy một phần trong đó chất chứa cái sự ưu ái mà Nguyễn Tuân dành cho một anh hùng thất thế như Huấn Cao.

Hình tượng nhân vật Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ người anh hùng Cao Bá Quát, có lẽ vì vậy mà Huấn Cao cũng mang trong mình sự tài hoa, không chỉ về nghệ thuật thư pháp đỉnh cao mà còn là một người anh hùng với khí phách kiên cường và một người với cái tâm thiên lương trong sáng. Nguyễn Tuân đã khắc họa Huấn Cao trên nhiều bình diện để thấy được một vẻ đẹp thanh cao, đạt tới chân – thiện – mỹ của cuộc đời.

Đầu tiên, Nguyễn Tuân miêu tả Huấn Cao là một người nghệ sĩ, vô cùng tài hoa trong nghệ thuật viết chữ, vang danh khắp nơi. Nguyễn Tuân không trực tiếp khen ngợi cái tài năng ấy của Huấn Cao mà lại gián tiếp thông qua câu chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại. Trong câu chuyện của hai người coi tù, xuất hiện sáu tên tội phạm mang tội phản nghịch triều đình, trong đó có một kẻ tên Huấn Cao “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?”. Không chỉ vậy, hai thầy trò viên quản ngục còn dặn dò nhau rằng “ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục”, đó là tất cả những gì người ta được nghe gián tiếp khi nhắc nhỏm về Huấn Cao. Huấn Cao hiện lên là một kẻ “văn võ toàn tài”, hội tụ khí chất của một kẻ anh hùng tài ba. Nguyễn Tuân đã thật tinh tế khi khéo léo để nhân vật của mình xuất hiện gián tiếp trong lời kể của những kẻ khác thật tự nhiên, khi mà tiếng thơm của ông đã vang danh và truyền đi khắp thế gian.

Thế nhưng, cái tài hoa của Huấn Cao còn bộc lộ thật rõ ràng hơn trong hành động và suy nghĩ của viên quản ngục – người khao khát có được chữ Huấn Cao hơn hết thảy mọi thứ trên đời.

Ngay khi nhận được “phiến trát” báo tin rằng “chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án chém. Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao”, viên quản ngục đã gần như ngay lập tức muốn biệt đãi đối với Huấn Cao. Quản ngục đã cho “quét dọn lại cái buồng trong cùng. Có việc dùng đến”. Ông muốn những ngày cuối cùng của người tù Huấn Cao được thoải mái nhất, vì vậy ông đã bất chấp nguy hiểm mà đối đãi với Huấn Cao hết sức tử tế. Đối với Huấn Cao như thế, ông không chỉ muốn bày tỏ tấm lòng trân trọng, thành kính của mình đối với tài hoa của Huấn Cao mà còn muốn đạt được cái sở nguyện của mình, đó là có được chữ của ông Huấn. Đối với y, có được chữ viết của Huấn Cao đã trở thành một “sở nguyện” mà chỉ cần đạt được thôi là “y sẽ mãn nguyện”. Cái đẹp quả là có sức ảnh hưởng lớn, nó khiến con người ta phải mê mẩn, phải cố gắng để đạt được, bất chấp những nguy hiểm hiểm nguy đang chờ đợi.

Tài năng của Huấn Cao chẳng hề được Nguyễn Tuân bộc lộ trực tiếp một lời vậy mà, người ta vẫn cứ như thấy những con chữ thư pháp “đẹp lắm, vuông lắm” của người tử từ hiện lên trước mắt. Qua những hành động bất chấp nguy hiểm của quản ngục để đối đãi với Huấn Cao cùng những suy tư của y đã khiến chúng ta thật ấn tượng về tài năng của người tử từ nổi danh của vùng Sơn ấy. Và chỉ cần miêu tả cái khát khao cháy bỏng có được chữ Huấn Cao của viên quản ngục, Nguyễn Tuân đã nâng tầm tài năng của Huấn Cao, biến ông trở thành một tài năng hơn người, trở thành một bậc “thần thơ thánh chữ”. Thái độ của viên quản ngục đối với người từ tù đầy sự ngưỡng mộ, đầy kính trọng, phải chăng đây cũng chính là tình cảm ngưỡng mộ của Nguyễn Tuân đối với cái đẹp? Người ta biết Nguyễn Tuân là người luôn săn tìm cái đẹp, và cái đẹp trong tài năng thư pháp của Huấn Cao đã chạm tới cái đẹp tuyệt đối mà Nguyễn Tuân kiếm tìm chăng? Và đó cũng như một lời trân trọng của Nguyễn Tuân dành cho văn hóa truyền thống của dân tộc đang bị mai một chăng?

Không chỉ là một người nghệ sĩ tài hoa với nghệ thuật thư pháp, tử tù Huấn Cao còn nổi tiếng là một người có khí phách hiên ngang của một vị anh hùng.

Khí phách của Huấn Cao không chỉ thể hiện khi ông còn ở ngoài tự do mà ngay cả khi sa cơ, phải chịu tù tội, ông vẫn giữ nguyên cái khí phách ngang tàng, kiên trung của mình.

Cái khí phách của ông thể hiện gián tiếp qua lời của những nhân vật trong truyện mà đầu tiên là qua lời của tên lính dẫn tù. Khi vừa dẫn Huấn Cao cùng anh em của ông tới trại giam của viên quản ngục, tên lính đã dặn dò viên quản ngục rằng: “Bẩm thầy, tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất bọn”. Một vị anh hùng dù sa cơ nhưng vẫn là một kẻ đặc biệt nguy hiểm, cần được đặc biệt chú ý. Đó chính là cái khí phách ngạo nghễ của Huấn Cao, khí phách của một vị anh hùng luôn tỏa ra chói lòa đến thế.

Và nếu theo dõi tiếp, người ta hẳn để ý đến một chi tiết nhỏ trong câu chuyện, chi tiết dỗ gông. Nguyễn Tuân đã chèn vào cả mạch truyện một chi tiết nhỏ ấy, thế nhưng nó lại là chi tiết nổi bật nhất, phản ánh mạnh mẽ nhất cái khí phách gan góc, ngạo nghễ của người anh hùng Huấn Cao. Quả thực là chỉ có Nguyễn Tuân mới có thể làm được điều này!

Sau khi bước tới cửa trại giam, ở vị thế đó là một kẻ khác, chắc hẳn sẽ không chỉ buồn đau mà có khi còn biến chất, trở thành kẻ tiểu nhân, thế nhưng với Huấn Cao thì không. Những lời nói và hành động của ông dường như vô cùng thoải mái, thản nhiên, nhẹ như không khí, đọc lên, người ta ngỡ như ông đang còn tự do ngoài thế giới rộng lớn kia. Huấn Cao nói “Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi! Phải dỗ gông đi!”, câu nói nhẹ nhàng như lúc bình thường chứ không ai nghĩ đây là lúc ông đang phải đeo gông mà vào ngục. Nghe câu nói ấy, người ta ngờ như thấy Huấn Cao thản nhiên như đang làm một việc bình thường trong cuộc sống.

Và rồi, cái khí phách ngạo nghễ ấy càng thể hiện mạnh mẽ hơn với cái hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Chỉ với một chữ “thuỳnh” thôi, Nguyễn Tuân đã thu hết cái ngạo khí của một vị anh hùng vào câu chữ. Chữ “thuỳnh” ấy nghe nó vang vọng, người đọc như được chính mắt nhìn thấy Huấn Cao “dỗ gông”, chính tai nghe được cái âm thanh “dỗ gông” vọng lên trong đầu của mình. Một cái “thúc mũi gông”, Huấn Cao làm một cách thản nhiên quá, như ông đang làm một việc gì đó bình thường hàng ngày vậy. Nếu như năm người bạn tù của ông phải “nhăn mặt” vì “then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ”, thì riêng Huấn Cao lại chẳng hề tỏ vẻ gì. Đó chính là khí phách của một vị anh hùng làm việc lớn, khiến cho mọi người phải nể vì.

Khí phách của người anh hùng Huấn Cao càng được thể hiện qua hình ảnh của một tên tử tù trong lao ngục. Lao tù xưa nay vốn khiến cho con người ta phải kinh sợ, động lòng, là nơi có thể biến một kẻ anh hùng trở thành một kẻ tiểu nhân vô lại, thế nhưng với Huấn Cao lại khác. Với ông, lao tù chẳng qua cũng chỉ như một nơi ở, bởi chí khí của ông đã tung hoành khắp thế gian này rồi. Ở trong tù nhưng chẳng khác nào ở nhà, Huấn Cao vẫn ung dung, tự tại, với khoản “biệt đãi” của quản ngục, ông “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”. Huấn Cao cũng giống như Phan Bội Châu ở trong nhà lao Quảng Đông:

Cái khí phách ngạo nghễ của những người anh hùng thật khiến những con người bình thường như chúng ta phải khâm phục bội phần.Và cái khí phách ấy của Huấn Cao còn thể hiện ở chỗ, ông “khinh bạc đến điều” cường quyền.

Đó là khi viên quản ngục lui vào “buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn” vừa mong ông giữ kín chuyện vừa ân cần hỏi han “ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”, thế nhưng đáp lại sự ân cần của quản ngục, Huấn Cao chỉ trả lời bằng thái độ ngạo mạn “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây”. Với ông Huấn, tất cả những kẻ thuộc triều đình, là quan lại của triều đình đều là những kẻ ác, những kẻ xấu xa, sống trên đầu trên cổ của nhân dân, vậy nên, ông cũng coi viên quản ngục là một kẻ như thế. Chính vì thế, ông “khinh bạc đến điều” những kẻ hèn hạ này. Đến khi viên quản ngục nghe thấy lời ông, đáp lại bằng một câu “xin lĩnh ý”, người ta mới càng thấy cái tầm vóc của Huấn Cao, nó trở lên kì vĩ hơn, uy nghi hơn. Một viên quản ngục, chúa ngục mà lại “cung kính chắp tay “xin lĩnh ý”” với một tên tử tù, thì tên tử tù ấy phải mang một khí phách khiến người ta phải nể phục đến nhường nào chứ?

Xưa nay, đối với những người anh hùng khí phách ngút trời, cái chết với họ chẳng qua là “lông hồng”, họ đã chẳng còn đặt nặng việc sống chết. Với Huấn Cao cũng vậy, đến trước ngày ra pháp trường, ông vẫn ung dung trong tĩnh tại. Nếu như những kẻ khác, trước cái chết không run sợ cũng phải động lòng hốt hoảng, thế nhưng, với những người anh hùng như Huấn Cao, cái chết chẳng có gì đáng sợ, bởi vậy, ông vẫn đường hoàng, bình tĩnh cho lại những con chữ cuối cùng của cuộc đời mình “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.

Nếu như phía trên, người ta chỉ thấy tài hoa của ông gián tiếp qua lời kể của những nhân vật khác thì ở đây, khí phách của ông lại được bộc lộ trực tiếp qua lời nói và hành động, vừa được gián tiếp thể hiện qua lời kể của viên quản ngục. Nguyễn Tuân đã xây dựng Huấn Cao trong cảm hứng của bút pháp lý tưởng hóa, khắc sâu vào trong lòng chúng ta hình ảnh của một người với khí phách ngạo nghễ.

Không chỉ là tài hoa, là phí khách hơn người, Huấn Cao còn được biết đến trên khía cạnh là một con người có cái tâm thiên lương vô cùng trong sáng.

Thiên lương vốn là từ chỉ bản tính tốt đẹp của con người được thể hiện từ khi sinh ra. Huấn Cao là một người có cái tâm thiên lương trong sáng, điều đó thể hiện qua việc ông cho chữ cũng như quan niệm của ông về cái chữ. Bởi như lời quản ngục nói về Huấn Cao “tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”, bởi với Huấn Cao, cái chữ là thứ quý giá, không thể cho tùy tiện “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Huấn Cao viết chữ đẹp là thế, nhưng cả đời ông chỉ mới viết “hai bộ tứ bính và một bức trung đường cho ba người bạn thân”, ông chỉ trao con chữ của mình cho những người xứng đáng, cho những người chung chí hướng mà thôi. Đó là quan niệm của Huấn Cao về cái chữ, cái đẹp ở đời. Huấn Cao tặng chữ cho quản ngục vì “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”, không muốn phụ đi tấm lòng của một người với “sở thích cao quý” và cái tâm biết kính trọng cái đẹp.

Hành động cho chữ của Huấn Cao cho quản ngục vừa thể hiện một tấm lòng quý trọng con người, đền đáp cho người tri ký, vừa để nâng đỡ thứ ánh sáng thiên lương trong một con người khác của Huấn Cao. Viết chữ, viết câu đối là một hành động sáng tạo về mặt thẩm mỹ, thế nhưng ở đây, nó còn là một sự xúc động về mặt đạo đức nữa.

Thiên lương của Huấn Cao đã thể hiện rõ khi ông nhất tâm cho chữ quản ngục, ông cảm động bởi tấm lòng trân trọng cái đẹp, yêu quý cái đẹp của quản ngục và cũng từ cái đẹp ấy, ông khuyên nhủ quản ngục giữ lấy cái thiên lương của chính mình. Con người ta vốn thiện lương đã đẹp, nhưng khi chia sẻ, giúp đỡ người khác trở nên thiện lương thì cái thiện ấy còn tăng gấp bội phần, Và Huấn Cao đã thực sự làm được việc đó bằng lời khuyên nhủ quản ngục “Tôi bảo thực đấy, thấy Quản nên tìm về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Một người tử tù đã dùng hết những tâm can cuối cùng của cuộc đời mình để giúp người khác hướng thiện, ông đem cái thiên lương trong sáng vô ngần ấy của mình để khơi gợi cái thiên lương trong lòng người khác. Đó mới thực là một người anh hùng ở đời!

Huấn Cao là nhân vật được Nguyễn Tuân xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa người anh hùng yêu nước, đồng thời, qua đó, ông bộc lộ kín đáo tình yêu nước thầm kín của mình, kết tính quan điểm về cái đẹp của nhân vật về nghệ thuật và con người. Nghệ thuật chân chính sẽ có sức hút kì lạ đối với những con người thực sự yêu nó, thực sự trân trọng nó. Cái đẹp sẽ tác động tới tâm thức, tâm hồn của con người, nó là sự hòa hợp của cả cái tài và cái tâm

Thế nhưng, Chữ người tử tù sẽ chẳng thể là một tác phẩm vẹn tròn ý nghĩa nếu không nhắc về nhân vật quản ngục, một chúa ngục sống giữa chốn đề lao “tàn nhẫn”, “lừa lọc”, “một đống cặn bã”, nơi mà con người dễ sa ngã, dễ bộc lộ những thú tính hoang dại, độc ác nhất của mình.

Những tưởng sống trong cái môi trường với một “lũ quay quắt”, quản ngục cũng sẽ như chúng, hòa mình vào cái “bản đàn” xô bồ ấy, nhưng không, quản ngục lại được ví như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Ông là một con người với “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người”, là một con người “thuần khiết giữa một đống cặn bã”. Quản ngục hiện lên hoàn toàn trong một đoạn văn miêu tả bằng bút pháp trữ tình, gợi lên cho chúng ta hình ảnh của một con người với tâm hồn đẹp đẽ, biết trọng cái đẹp cái tài.

Viên quản ngục được Nguyễn Tuân khéo léo dựng lên thông qua hai khía cạnh: một là một con người say mê cái đẹp, và hai là một con người biết hướng thiện, biết sống với cái thiên lương của mình.

Quản ngục là một người say mê, quý trọng cái đẹp, đó là khi ông vừa nhận được “phiến trát” biết tin Huấn Cao sắp được chuyển tới đề lao của mình. Quản ngục đã gần như ngay lập tức thể hiện tấm lòng muốn “biệt đãi” với Huấn Cao – kẻ tử tù phản nghịch cùng với những người bạn khác của ông, bất chấp sự nguy hiểm tới tính mạng nếu như để lộ ra ngoài. Nếu như những tên quản ngục khác muốn bày tỏ cái uy quyền của một chúa ngục nơi chốn lao tù của mình thì viên quản ngục ở đây lại thể hiện cái sự “biệt đãi” kính trọng đối với một tên tù nhân khí phách ngạo nghễ.

Quan điểm sống của quản ngục đó là trân trọng cái đẹp, người tài, cái đẹp chính là tiêu chí đầu tiên đánh giá nhân cách của một con người. Thế nên, khi nhận Huấn Cao vào ngục của mình, quản ngục đã “biệt nhỡn” Huấn Cao hết sức đặc biệt. Yêu cái đẹp, trọng cái tài, chính vì thế, quản ngục luôn đau đáu trong mình cái “sở nguyện” khi có Huấn Cao trong tay, đó là “một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”, “không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”. Cái sở nguyện ấy của quản ngục chẳng phải ai cũng có, đó là sở nguyện cao quý mang phẩm chất của một người nghệ sĩ. Không yêu cái đẹp, trọng cái đẹp thì người ta làm sau thấu hiểu được cái đẹp ở đời mà trân trọng cái tài làm ra cái đẹp được cơ chứ?

Có lẽ vì thế, mỗi hành động của quản ngục đối với ông Huấn là cả một sự cung kính, khiêm nhường đến vô cùng. Huấn Cao xuất hiện trước mặt quản ngục, với sự ngạo nghễ trong hành động “dỗ gông”, nếu như những tù nhân khác, quản ngục chắc hẳn “giở những mánh khóe hành hạ thường lệ ra”, nhưng với Huấn Cao, ông lại “kiêng nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi”. Phải, một con người trọng cái đẹp, cái tài như quản ngục thì làm sao không kính nể con người tài hoa và khí phách như Huấn Cao được cơ chứ?

Đến khi bị Huấn Cao hiểu lầm mà “khinh bạc đến điều”, quản ngục vẫn giữ nguyên thái độ cung kính của mình, đáp lại bằng sự “lễ phép lui ra với một câu: “Xin lĩnh ý”, bởi y thừa hiểu tính cách của những người anh hùng như Huấn Cao, “những người chọc trời quấy nước, đến trên dầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Cái khí phách mà Huấn Cao thể hiện ra càng khiến cho viên quản ngục khâm phục ông hơn bội phần, sự khinh bạc của Huấn Cao với y, càng làm cho y cảm thấy kính nể mà “cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn nữa”.

Quản ngục – một nhân vật mà thân phận khác xa với tâm hồn của mình, Nguyễn Tuân cũng đã thẳng thắn thừa nhận điều đó “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với một lũ quay quắt”. Quản ngục là một con người mê cái đẹp, khát khao có được cái đẹp để mà trân quý và giữ gìn. Và như Nguyễn Tuân đã từng khẳng định: một con người yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp thì không bao giờ là kẻ xấu được.

Chẳng thế mà quản ngục còn là một con người biết hướng thiện, biết dũng cảm mà sống theo tiếng gọi của thiên lương.

Có lẽ khi bước chân vào cái nghề cai ngục khủng khiếp này, quản ngục cũng đã từng day dứt “Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi!”. Bởi ông hiểu rõ cái môi trường đề lao “người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc”, sẽ làm mai một đi tâm hồn “tốt và thẳng thắn”, mai một luôn cả tình yêu với cái đẹp của ông. Đến khi gặp Huấn Cao, ông lại càng băn khoăn hơn giữa lý trí là nhiệm vụ của triều đình và tiếng gọi của thiên lương trong con tim ông. Huấn Cao tới, con người với cái tài, cái đẹp mà ông kính trọng tới, “ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”, ông không biết nên hành xử thế nào, nên lo liệu thế nào? Bởi một bên, ông không hề muốn vi phạm nội quy công vụ của triều đình, một bên ông muốn khoản đãi một kẻ tử tù phản nghịch mà ông yêu kính. Tình thế khiến quản ngục phải đau đầu chọn lựa. Có người sẽ vì công vụ mà quên đi cái tâm của mình, quên đi cái đẹp mà mình vốn yêu vốn quý, thế nhưng, quản ngục thì không. Sau một đêm ngồi suy ngẫm, “những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”, ông đã chọn nghe theo tiếng nói của trái tim, cất bước theo tiếng gọi của cái đẹp, cái thiện lương.

Tiếp nhận Huấn Cao, chứng kiến cái hành động “dỗ gông” ngông cuồng, thế nhưng quản ngục lại chẳng hề băn khoăn, động tâm mà trực tiếp bộc lộ tấm chân tình của mình khiến cho tất cả những tên lính lệ phải ngạc nhiên đến độ “nhắc nhở”.

Đến cuối cùng, khi Huấn Cao đồng ý cho chữ rồi cất lời khuyên can quản ngục “thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến việc chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”, nghe đến đây, quản ngục không khỏi cảm động, cúi đầu, nhìn “bức châm”, “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh””. Cuối cùng, cái thiên lương của một tên chúa ngục cũng đã được khai mở hoàn toàn nhờ cái đẹp.

Quản ngục đã bước qua cái giới hạn của thân phận để mà sống thật với bản thân, với lương tri của mình, bất chấp rằng ông có thể hiểm nguy tới tính mạng. Một con người đầy mâu thuẫn, ông là một kẻ tù nhân của chính mình, là một kẻ lạc lõng giữa cái đề lao mà mình cai quản.

Quản ngục được Nguyễn Tuân dựng lên bằng cảm hứng lãng mạn, bằng cái tâm yêu cái đẹp của mình. Qua nhân vật quản ngục, Nguyễn Tuân muốn khẳng định quan điểm của mình về cái đẹp rằng nó sẽ là nguồn cơn để con người trở về cái chân thiện mỹ của cuộc đời, hay một con người yêu cái đẹp, trọng cái tài sẽ không bao giờ trở thành một kẻ ác được.

Tìm hiểu Chữ người tử tù mà không tìm hiểu cặn kẽ, không phân tích cho sâu cái phân đoạn đắt giá nhất của tác phẩm “cảnh cho chữ” thì sẽ chẳng ai có thể hiểu hết những ý nghĩa sâu xa mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm. Cảnh cho chữ là một cảnh đắt giá nhất trong toàn bộ tác phẩm, là một cảnh “xưa nay chưa từng có”.

Giữa một không gian chật hẹp ở buồng biệt giam, “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” lại là nơi cho người ta thấy cái đẹp, cái tài hoa của một con người. Vào giữa đêm khuya “chỉ còn vẳng lên tiếng mõ vọng canh”, những con chữ được sáng tạo ra vào lúc người ta không ngờ tới nhất, bởi xưa nay, người ta thường cho chữ vào lúc trời còn sáng, lúc mặt trời còn đẹp giữa thế gian. Và người cho chữ cũng vậy, là những người làm công việc sáng tạo này phải là người hay chữ, trong một tâm thế thoải mái, vui tươi nhất, thế nhưng đối lập lại, người cho chữ ở đây lại là một tên tử tù ngày mai sẽ bị dẫn ra pháp trường hành quyết. Có lẽ giờ đây là khoảng thời gian cuối cùng mà người anh hùng có thể để lại di huấn của mình với “những hoài bão ước mơ tung hoành của cả một đời người”.

Có lẽ chưa từng có trong lịch sử văn học Việt Nam, một cảnh cho chữ nào mà vị thế của các nhân vật được đảo ngược đến thế. Những kẻ uy quyền như quản ngục, thầy thơ lại là phải khúm núm, khép nép còn kẻ tử tù có tội lại hiên ngang, bình thản, tĩnh lặng mà bay bổng trong từng nét chữ như thế! Và nếu như chúa ngục là những kẻ phải buông lời khuyên răn dạy dỗ phạm nhân, thì ở đây, phạm nhân lại là người lên tiếng dạy dỗ viên quản ngục. Thế nhưng, không ai có thể không công nhận, cái khí phách, cái tài hoa của tên tử tù kia đã khiến cho những kẻ uy quyền như quản ngục phải cúi đầu. Và cái cúi đầu ấy không khiến cho quản ngục thấp hèn đi mà khiến ông trở lên cao đẹp hơn, bởi lẽ những lời giáo huấn ấy đã đánh thức cái thiện trong ông, cúi đầu trước cái đẹp, cái uy nghi để nhận những lời răn dạy thì không bao giờ thấp hèn cả.

Advertisement

Quản ngục cung kính với Huấn Cao, cái cung kính ấy không làm ông hèn nhát mà nó còn làm sáng rực cái nhân cách đẹp đẽ, thánh thiện, sự sùng bái của quản ngục với cái đẹp, cái tài và khí phách của người anh hùng.

Quản ngục chính là nhân vật được Nguyễn Tuân gửi gắm quan niệm nhân sinh sâu sắc của mình. Đó là ẩn sau mỗi con người dù sống trong xấu xa, độc ác vẫn luôn có một tâm hồn khao khát cái đẹp, khao khát cái thiện lương, chực chờ thứ ánh sáng thiên lương chiếu tới để bừng dậy mạnh mẽ.

Bằng bút pháp lãng mạn, tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã dựng lên những nhân vật trong sự hoàn thiện, hoàn mỹ tới mức lý tưởng hóa. Như Huấn Cao – một con người xuất chúng, không chỉ tài hoa mà còn có khí phách hơn người cùng một trái tim chứa đầy thiên lương. Còn quản ngục – một con người sống giữa muôn vàn cái ác nhưng lại trở thành “một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài, biết phục cái thiện. Ông cũng xây dựng những nhân vật đối lập trong Chữ người tử tù như Huấn Cao với quản ngục (tử tù với chúa ngục), hay sự đối lập trong chính thân phận và nội tâm của quản ngục.

Hơn thế, trong cảnh cho chữ, tác giả cũng xây dựng những hình ảnh đối lập từ không gian, thời gian, cũng như cái đẹp đối lập với cái xấu. Ngôn ngữ trong Chữ người tử tù vô cùng giàu hình ảnh, đa dạng các từ ngữ Hán Việt tạo nên không khí cổ kính cho tác phẩm.

Chữ người tử tù là tác phẩm thành công nhất trong tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Nó đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của một người anh hùng tài hoa, chí khí, đồng thời nó cũng cho ta thấy được quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong cuộc sống.

Chữ người tử tù là một truyện ngắn hay, phản ánh tài hoa của Nguyễn Tuân trong nghề văn trước Cách mạng tháng Tám. Vang bóng một thời gồm 11 truyện ngắn được in trong đó, đã sớm được người đọc nâng niu, đã giành được vị trí khá trang trọng trên văn đàn trước 1945, và lúc mà văn học Quốc ngữ đang trong thời kì phát triển mạnh. Nếu Trần Tế Xương bất hoà sâu sắc với xã hội phong kiến buổi giao thời của lối sống Đông – Tây qua thơ phú thì Nguyễn Tuân cũng biểu hiện mối bất hoà ấy qua những trang truyện ngắn của ông. Nếu Trần Tế Xương phơi bày lối sống chịu đấm ăn xôi, giả dối… của những tên xu thời, xiểm nịnh thì Nguyễn Tuân lại ca ngợi những nhà Nho cuối thời rất tài hoa, đầy bản lĩnh, sống với truyền thống cao đẹp, sống đúng với lương tri dù gặp lúc sa cơ lỡ vận. Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời.

Chữ người tử tù là một truyện có bối cảnh lạ, những tình huống lạ. Và hai nhân vật chính có tính đối lập là Huấn Cao và viên quản ngục lại gặp nhau ở nếp sống trong thiên lương.

– … Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc nát cả đời lương thiện đi.

– … Ngục quan cảm động, vái người tù một vái…: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Kết cấu của truyện rất giản dị nhưng không loãng, ngược lại chặt chẽ trong từng chi tiết, từng tình huống mà những tình huống này gắn bó với nhau trong quan hệ nhân quả. Truyện có ba tình huống chính xoay quanh việc viên quản ngục và tử tù Huấn Cao.

Nhận được trát báo là nhà lao sẽ nhận sáu tên tù án chém nguy hiểm. Nghi ngờ trong đó có người viết chữ đẹp nổi tiếng, nên quan ngục chuẩn bị đón tù.

Những chi tiết ấy gắn liền với nhau thành mạch văn trôi chảy nhờ cách diễn đạt từng câu, từng đoạn văn, nhất là nghệ thuật dùng từ gọn gàng, chuẩn xác, liền ý một cách tự nhiên.

Những từ thuộc về chức danh được sử dụng trong truyện chứng tỏ nhà văn đã nghiên cứu khá kỹ về đề tài này trước khi đặt bút viết. Hầu hết, những chức danh ấy được dùng dưới thời phong kiến nhà Nguyễn. “Phiến trát” là công văn, “đốc bộ đường” chỉ quan tổng đốc cửu (chín) phẩm, và người cao nhất là nhất phầm: “Thẳng, thập” là người đứng đầu một đội quân gồm 10 lính, “ti Nết” là ti Pháp luật..

Đúng như quan niệm của nhà văn, tả người hay tả cảnh đều có những đoạn văn hay, đẹp, phù hợp với hoàn cảnh tâm lí nhân văn:

“… Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương…” – Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đây, giờ chỉ còn là mặt nước cao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ: quan coi ngục hiền lành, trọng nghĩa, trọng tài. Đấy là hình ảnh của người đang gặp trường hợp khó xử.

– “..” Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh lâm tâm những điểm nâu đen…” : Cảnh tù đày, khổ cực nhục hình, mà người tù phải chịu trước khi chết vì tội phản nghịch.

Bây giờ, dù đã trở thành hai nhân vật khác tuyến, đối nghịch nhau nhưng những nhân vật thuộc hai tuyến ấy đều có bản chất nhân ái. Họ nể trọng nhau, nếu có xung đột trong truyện thì đó chỉ là sự hiểu lầm, và sau khi biết rõ thì họ lại cảm thông nhau, sẵn sàng đáp ứng ước muốn của nhau, nhất là Huấn Cao. Bởi vậy, chi tiết tâm lí của người này gắn bó với suy nghĩ hay hành động của người kia khiến truyện càng chặt chẽ hơn trong nghệ thuật diễn đạt.

Qua lời giới thiệu của viên coi ngục thì Huấn Cao ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn cỏ tài bẻ khoá và vượt ngục nữa? Văn võ toàn tài. Và cũng đã ở tù hơn một lần…

Khi đến nhà lao “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.” Con người ấy có sức mạnh, thông minh, quyết đoán hơn người. Đấy là chỉ về vóc dáng.

Về mặt tâm lí, qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, nhân vật này cũng có nhiều điểm đặc biệt. Trước hết là cái tội được ghi trong “phiến trát” : phản nghịch, bị án chém. Là người chống lại chế độ phong kiến. Một người “phản nghịch” nhưng lại nổi danh và được mọi người nể trọng thì chắc là phải có những điểm đặc biệt. Cái khéo của nhà văn là ở việc khơi gợi trí tò mò, tìm hiểu nhân vật ở người đọc.

“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây”.

“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi… ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.

Dè dặt, ý tứ ngay từ đầu, khi biết có Huấn Cao đến, viên quản tù khéo léo trong câu chuyện để dò xem thầy thơ lại giúp việc có thái độ như thế nào. Ngay đêm hôm đó, “Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”, ông ta đã phải suy nghĩ nhiều, tìm hết lẽ thiệt hơn về câu nói của thầy thơ lại để rồi dự đoán: “có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây… Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hắn không phải là kẻ xấu hay vô tình”. Biết vậy nhưng cũng cố dò xét thâm chắc chứ không nôn nóng. Là người biết chữ như ông ta tất ông biết rõ lời khuyên của cố nhân: “Dục tốc bất đạt”.

Khi biết thầy thơ lại đồng tâm ý với mình, viên quản tù mới dám nhờ mang rượu thịt biệt đãi Huấn Cao.

Chữ người tử tù là một truyện ngắn hay, phản ánh tài hoa của Nguyễn Tuân trong nghề văn trước Cách mạng tháng Tám. Tài hoa ấy được biểu hiện qua lối hành văn khúc chiết, mạch lạc, qua kết cấu truyện chặt chẽ, qua những tình huống truyện độc đáo, gân guốc và lạ lùng nhưng vẫn không vượt ngoài khung tạo nên giá trị của nhân vật. Hình tượng Huấn Cao trong truyện có những tính cách độc đáo của một nhà nho luôn sống trung thành với thiên lương, kể cả viên cai ngục. Truyền thống trọng nghĩa khinh tiền tài của cha ông ở hai nhân vật đối lập trong hoàn cảnh sống đã vượt qua chính họ, vượt qua hoàn cảnh sống u uất của mỗi người để hình thành thái độ xin và cho có một không hai trong lịch sử văn học rất tương xứng với tựa của sách Vang bóng một thời.

Chữ người tử tù cũng như Bữa rượu máu là hai truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời (1940), thể hiện rất rõ tinh thần dân tộc của nhà văn Nguyễn Tuân.

Tên công sứ và tên tổng đốc, các vị Thủ hiến đứng đầu tỉnh đã “thưởng thức” một cách hả hê “bữa rượu máu” trên cái án tử hình 12 nghĩa quân Bãi Sậy. Cho nên một trận gió lốc oán hờn đã “đuổi theo các quan đang ra về”, hất tung “cái mũ trắng trên đầu quan công sứ” lăn mấy vòng trên bãi cỏ! Đến Chữ người tử tù thì thái độ nhà văn ca ngợi những chính trị phạm, những con người “khí phách”, những kẻ “chọc trời khuấy nước”… đã quá rõ.

Hình tượng ông Huấn Cao chắc chắn có quan hệ tới Cao Bá Quát, một nhà thơ tài hoa, phóng khoáng (Văn như Siêu, Quát, vô tiền Hán) đã từng làm Hành tẩu ở bộ Lễ rồi bị giáng chức, làm Giáo thụ phủ Quốc Oai (Sơn Tây), tham gia cuộc khởi nghĩa của nông dân Sơn Tây chống lại triều đình (1854) rồi sau đó bị giết, bị triều đình Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc. Huấn Cao là một hình tượng đẹp với bóng dáng lồng lộng, đầy khí phách và tài hoa trong tác phẩm Nguyễn Tuân. Con người được lí tưởng hóa này cũng như những kẻ tài hoa, những giang hồ lãng tử khác trong Vang bóng một thời là hình bóng của Nguyễn Tuân, là ước mơ của Nguyễn Tuân. Bởi vì các nhân vật lí tưởng trong văn học lãng mạn – tuy có thể, bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài cuộc đời – nhưng suy đến cùng đều phản ánh tính cách của nhà văn yêu nước, có tinh thần dân tộc đậm đà, cho nên ông tìm thấy ở Cao Bá Quát – một nhà nho yêu nước, một con người vì nghĩa lớn dám đứng về phía nhân dân chống lại triều đình – một tâm hồn đồng điệu, một hình ảnh đẹp. Nhưng Nguyễn Tuân mê Huấn Cao còn vì một lí do khác, Huấn Cao không chỉ là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, có “cái hoài bão tung hoành” mà còn là một nghệ sĩ tài hoa, chữ viết rất đẹp. Viên quản ngục đã từng mơ ước “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một vật báu trên đời…” Chính nhờ thêm cái chất nghệ sĩ tài hoa đó mà Huấn Cao mới nhập vào đám nhân vật tài hoa, tài tử của Nguyễn Tuân, vào cái tiểu thế giới của Nguyễn Tuân mang dáng dấp phong cách Nguyễn Tuân.

Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ chỉ có một tâm hồn yêu cái Đẹp, đã đem cái Tôi tài hoa, khinh bạc, kênh kiệu của mình chống lại cái xã hội “ối a ba phèng”, cái xã hội ô trọc của những kẻ giàu lên một cách hỗn láo, cái xã hội ăn hiếp người của bọn con buôn, chỉ điểm, mật thám. Lạc lõng giữa cái xã hội sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc ấy là một đám nghệ sĩ tài hoa, tài tử, những kẻ giang hồ phiêu lãng, chỉ đem cái tình cái tài ra đối đãi với nhau. Viên quản coi ngục còn chút thiên lương và Huấn Cao thuộc loại người hiếm hoi này.

“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế, mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm thấy lòng biệt – hãm hiền tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một một tấm lòng trong thiên hạ”.

Huấn Cao là một nhân vật lãng mạn tiến bộ. Các nhân vật lãng mạn ít nhiều đều được phóng đại và lí tưởng hóa. Ở đây tác giả xây dựng một cặp nhân vật có tính cách gần giống nhau (quản ngục và Huấn Cao) và nhân vật quản ngục sẽ làm tôn lên vẻ đẹp cao cả của Huấn Cao. Trước khi Huấn Cao xuất hiện thì người tử tù này đã được thầy trò viên quản ngục khen là “văn võ đều có tài”, là người nổi tiếng tỉnh Sơn về “cái tài viết chữ nhanh và rất đẹp”. Và cái án tử hình của Huấn Cao dường như cũng làm cho trời đất quạnh quẽ, mịt mùng sau tiếng trống thu không của thành phủ, như muốn vĩnh biệt một người anh hùng: “Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiềng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tốt, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Kết thúc truyện ngắn, Huấn Cao nổi lên như một thần tượng. Sau khi cho chữ, người tử tù “khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão, tung hoành của một đời con người… Ngục quan cảm động, vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Trong những truyện Chữ người tử tù và Bữa rượu máu các thủ pháp lãng mạn (lí tưởng hóa, phóng đại, nghệ thuật đối lập…) đôi khi xen kẽ với bút pháp hiện thực (các chi tiết cụ thể, chính xác, giàu chất tạo hình). Bên cạnh tinh thần dân tộc và thái độ phê phán cái xã hội kim tiền ô trọc, lấy thịt đè người, thì con người nghệ thuật; con người tỉa tót cảm giác, màu sắc và thanh âm vẫn còn hiện lên khá rõ qua từng trang viết.

Nguyễn Tuân là người lữ khách suốt đời đi tìm cái đẹp, không chỉ cái đẹp ở mức bình phàm mà là cái đẹp khác biệt, độc đáo mang bản sắc riêng. Nhưng ở đó, nhà văn bằng bút hoa của mình vẫn theo đuổi cái đẹp để khẳng định “cái đẹp cứu rỗi nhân loại”, chứ không phải theo đuổi chủ nghĩa duy mĩ. Chữ người tử tù dẫu đã qua bao nhiêu dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian thì vẫn luôn là kiệt tác của Nguyễn, đồng thời là một trong những tuyên ngôn nghệ thuật rõ nhất cho quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Truyện xoay quay tình huống đầy éo le, nghịch cảnh. Đó là cuộc kỳ ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục, Huấn Cao là người đứng lên dẫn đầu đội quân phiến loạn chống lại triều đình, trong khi quản ngục lại là người của triều đình, là công cụ của triều đình. Huấn Cao là nghệ sĩ tài hoa với nghệ thuật viết chữ đỉnh cao, còn quản ngục lại đam mê nghệ thuật ấy, và ao ước có được cái chữ của ông Huấn trong đời thì quả là báu vật. Chính sự éo le của tình huống truyện, mà tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét, cũng đồng thời đó là hành trình Nguyễn Tuân đi tìm hạt ngọc ẩn giấu nơi tăm tối, bẩn thỉu như ngục tù này.

Nhân vật chính của truyện là Huấn Cao. Trước hết có tài viết chữ, hay chính là nghệ thuật thư pháp “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, nét chữ như thể hiện cái khí thế tung hoành ngang dọc của một đời người”. Bởi thế mà danh tiếng của ông Huấn đã vang khắp vùng tỉnh Sơn này. Nhưng bên cạnh đó, Huấn Cao còn là một người anh hùng khí phách lẫm liệt, hào hùng, một kẻ chọc trời khuấy nước, một đấng hùng thiêng sa cơ. Ông đã dần đầu đội quân phiến loạn chống lại triều đình. Nhưng tất cả tư thế lẫn tâm thế của ông, vẫn khiến người đọc sững sờ và khâm phục khí phách hiên ngang của con hổ dẫn đang bị giam cầm. “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh, đánh thuỳnh”, những câu chữ của Nguyễn Tuân như khắc thêm nét vẽ cho người anh hùng ấy, một vẻ lạnh lùng, khinh bạc, liêu bạc của người biết giá trị và tài năng của mình. Ngay cả khi trong ngục, được quản ngục thiện đãi, ông cũng thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là cái hứng sinh bình.

Còn quản ngục, là một người yêu và say mê cái đẹp, hay nói cách khác là một người yêu say mê nghệ thuật, nên biết được cái tài của Huấn Cao, vô cùng trọng đãi và kính nể ông. Và Nguyễn Tuân đã dùng những từ hoa đẹp nhất để viết về nhân vật này: “Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng tàn nhẫn và lừa lọc, tích cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà mọi nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Cảnh cho chữ chính là chi tiết đắt nhất trong toàn bộ tác phẩm. M.gorki từng nói: “Chi tiết là bụi vàng tác phẩm”. “Chi tiết lớn làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết cảnh cho chữ đã nói lên hết thảy cái tài của Nguyễn Tuân. Nghệ thuật dựng cảnh, tạo không gian cổ kính xưa kia đã tạo nên những mảng màu mang đậm chất điện cảnh. Trên nền bức tranh đó, hiện lên chân dung hai con người tư thế đầy đối lập, và như một cuộc hoán vị đổi ngôi. Huấn Cao là tử tù, tù nhân nhưng “đang dậm tô nét chữ, mặc dù cổ đeo gông, chân vướng xiềng”. Đó chính là hình ảnh người nghệ sĩ lao động miệt mài,hăng say sáng tạo nghệ thuật, hay cũng giống như Nguyễn từng ví nhà văn đứng trước trang giấy như đứng trước “pháp trường trắng”, tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ ấy, phải chăng chính là pháp trường trắng kính cẩn và cô độc hơn đề lao kia của Huấn Cao. Còn viên quản ngục lại “khúm núm, tay run run bưng chậu mực”. Đó là biểu hiện của lòng yêu và say mê cái đẹp, say mê nghệ thuật, nó được đẩy lên đến đỉnh điểm khi là cái cúi đầu của viên quản ngục trước Huấn Cao. Trên đời này, rõ ràng có những cái cúi đầu làm người ta hèn mọn, yếu kém đi, nhưng cái cúi đầu trước cái đẹp, cái thiện lương thì lại nâng con người ta lên, đó chính là thông điệp mà Nguyễn Tuân muốn truyền tải. Huấn Cao ra đi, nhưng tấm lụa nghệ thuật thư pháp còn mãi, như một lời tuyên bố rằng “cái đẹp luôn bất tử”. Cái đẹp ấy đã cảm hóa quản ngục, đồng thời qua đó cho ta thấy nét ngọc trong tâm hồn nhân vật. Nếu thế, chẳng phải như Đôt-tôi-epxki từng nói “Cái đẹp cứu rỗi nhân loại” ư?

Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân, ở đó nhà văn đã gửi gắm biết bao thông điệp ý nghĩa về nghệ thuật, về vai trò và sứ mệnh cũng như sức mạnh vĩ đại của cái đẹp. Chứng minh rằng “cái đẹp thực sự là cứu cánh của thế giới”.

Nguyễn Tuân (19101987) quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nho học khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân nhiều lần theo gia đình chuyển nơi ở nhưng ông làm báo và viết văn chủ yếu ở Hà Nội. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, ông dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

Nguyễn Tuân là một nhà văn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông là người đã góp phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa độc đáo.

Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù.

Nhân vật chính trong Chữ người tử tù là Huấn Cao, một nhân vật điển hình trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Đó là những người tài hoa, bất đắc chí. Họ không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng, mặc dù chí không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất.

Tình huống truyện là tình thế xảy ra trong truyện, tạo cho câu chuyện thêm đặc sắc. Tình huống truyện biểu hiện mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống, qua đó bộc lộ tâm trạng tính cách suy nghĩ… của nhân vật.

Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, đặc sắc, giàu kịch tính cho hai tuyến nhân vật trong tác phẩm của mình. Hai nhân vật đó là Huấn Cao người tử tù phạm tội đại nghịch đang bị giam chờ ngày hành quyết, người tài hoa nổi tiếng viết chữ đẹp… và nhân vật viên quản ngục người quản lí tù nhân, đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời nhưng lại rất yêu cái đẹp, hâm mộ người tài và có tấm lòng lương thiện. Trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập nhau: nhưng họ lại có cùng điểm chung là say mê cái đẹp tao nhã và đều có tâm hồn thanh khiết, lương thiện, biết đãi ngộ nhân tài. Như vậy, trên bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ của nhau.

Hoàn cảnh gặp gỡ của họ thật éo le: đó là nơi tù ngục tối tăm, nhơ bẩn, nơi người này quản lí người kia. Tình huống này dẫn đến xung đột trong nội tâm của viên quán ngục: làm thế nào để vừa làm tròn phận sự của một người canh tù lại vừa giữ trọn tấm lòng đối với một người tài hoa mà mình từng quý trọng và ao ước gặp mặt. Từ đây nảy sinh nhiều kịch tính: người tử tù thành người mà viên quản ngục nhờ vả muốn xin chữ; đồng thời lại là người mở đường hướng thiện cho cuộc sống về sau của viên quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn, tự nhiên vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao và làm sáng tỏ tấm lòng biệt đãi người tài của viên quản ngục.

Huấn Cao là một người tài hoa khác thường, ông có tài viết chữ rất đẹp, chữ đẹp và vuông lắm”, khiến nhiều người mơ ước có được chữ viết của ông treo trong nhà của mình, trong đó có viên quản ngục.

Huấn Cao là một con người hiên ngang, khí phách, là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Một tử tù đợi ngày ra pháp trường vẫn giữ trạng thái ung dung, tự tại và không hề nao núng. Đến cảnh chết chém ông còn chẳng sợ. Sự ngang tàng của ông còn được thể hiện qua thái độ không quỵ lụy trước cường quyền và hơn nữa lại còn miệt thị viên quản ngục.

Ông còn là một người có thiên lương trong sáng và cao đẹp. Ông không phải là một con người sắt đá, ông cũng biết quý trọng người ngay, người tri kỉ. Khi hiểu được tấm chân tình và thái độ từ chỗ khinh miệt, coi thường, dè chừng sang thái độ tôn trọng. Đó là thái độ tôn trọng dối với con người có nhân cách sống tốt đẹp: trong người tài, yêu cái thú vui tao nhã, thanh khiết. Ông sẵn sàng cho chữ cái chữ mà không cường quyền và bạc tiền nào có thể mua được cái chữ mà cả cuộc đời ông chỉ mới viết cho ba người bạn thân. Tuy nhiên, cái đáng quý nhất và là cái thể hiện thiêng lương cao đẹp của ông chính là những lời khuyên chân thành, cuối cùng đối với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn đi… ở đây thiên lương khó giữ cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Cho chữ để cứu người là cái tâm cao đẹp của Huấn Cao. Cái tâm không chỉ là lòng nhân ái mà nó còn có sức mạnh cảm hóa lòng người. Ông đã khiến viên quản ngục cảm phục “Chắp tay vái người tù một vái… nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng Làm cho nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Là một ngục quan chịu trách nhiệm canh giữ tù nhân, giúp ích cho bộ máy cai trị đương thời nhưng viên quản ngục không phải là kẻ không có thiên lương, tàn ác, xảo trá mà ngược lại ông vẫn giữ được nhân cách sống cao quý trong cảnh tù ngục tối tăm, nhiều cám dỗ.

Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người, biết quý trọng nhân tài. Điều này thể hiện rõ qua những chi tiết về những hành động biệt đãi đối với Huấn Cao và những người bạn tù của Huấn Cao.

Ông là một người có sở thích tao nhã, cao quý: đó là thú chơi chữ. Sở nguyện cả đời của ông là có được đôi câu đối do chính tay Huấn Cao viết để treo trang trọng trong nhà. Cái sở nguyện này mạnh mẽ vượt qua cả nỗi sợ hãi, bất chấp mọi nguy hiểm đến bản thân, làm đảo lộn trật tự trong tù, biến một phạm nhân có án tử hình thành một thần tượng để mình tôn thờ.

Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục chứng tỏ dù sống ở nơi tăm tối nhưng ông vẫn giữ được nhân cách cao đẹp một tấm lòng trong thiên hạ, xứng đáng trở thành bạn tri kỉ của Huấn Cao. Nhân cách và tâm hồn của viên quản ngục theo như nhận xét của Huấn Cao là “một âm thanh trong trẻo xen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Cảnh cho chữ trong nhà lao vào đêm khuya tăm tối là một trong những sáng tạo tuyệt vời của tác giả nhằm làm bộc lộ vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao. Đây là một cảnh tượng trước đây chưa từng có. Một cảnh tượng mà khung cảnh và nội dung của nó hoàn toàn trái ngược nhau: cảnh cho chữ vốn thanh tao, tươi sáng, đẹp đẽ lại diễn ra trong chốn tù ngục dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp. Nhưng chính trong cảnh tượng như thế, cái đẹp, cái thiện lại càng chứng minh tính giá trị của nó.

Người nghệ sĩ vượt qua những gông cùm, đau đớn để hiện mình tươi sáng hơn, uy nghi, lồng lộng hơn để viết lên những nét chữ xinh đẹp, những tâm huyết của cả đời mình: trong khi đó, người vốn đại diện cho uy quyền lại trờ nên khúm núm, run run đón nhận từng nét chữ quý giá mà cả đời tâm huyết.

Trật tự kỉ cương của nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, cái lương thiện, thanh cao còn ngục quan vốn đại diện cho công lí lại trở nên nhỏ bé, hèn mọn.

Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải kẻ thống trị làm chủ mà là người tù làm chủ, cái thiện vẫn hiện lên mạnh mẽ chiến thắng được cái ác. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người.

Chữ Kiểu Thư Pháp Đẹp Nhất ❤️ Mẫu Con Dấu Thư Pháp

Chữ Kiểu Thư Pháp Đẹp Nhất ❤️ 1001 Mẫu Con Dấu Thư Pháp ✅ Tham Khảo Những Mẫu Chữ Thư Pháp Tài Lộc, Phúc Lộc Thọ, Trong Word…

Thư pháp là một môn nghệ thuật dùng để thể hiện tâm tư tình cảm của con người, chứa đựng giá trị truyền thống dân tộc mang tính chất giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống.

Một số kiểu font chữ thư pháp trong WordBài thơ thư pháp theo font trong WordHình font chữ thư pháp trong WordFont thư pháp đẹp trong word

Ngoài các kiểu chữ thư pháp đẹp 🌿 Đừng bỏ lỡ bài viết cực hấp dẫn: CHỮ THƯ PHÁP AN KHANG THỊNH VƯỢNG

Chữ Lộc thư pháp đẹp ý nghĩaChữ bình an trong thư pháp đẹpChữ thư pháp Vạn sự tùy duyênChữ Nhân quả thư pháp đẹp

🎵 Tham Khảo Ngay Bài Viết Ấn Tượng: VẼ CHỮ THƯ PHÁP

Và tiếp theo đây là những mẫu chữ thư pháp khắc dưa hấu đẹp.

Vẽ chữ thư pháp trên trái dưaMẫu tranh thư pháp ấn tượng trên trái dưaKiểu chữ thư pháp trên trái dưa độc đáoHình vẽ thư pháp trên trái dừa

⚡ Mời bạn tham khảo bài viết mới nhất và cực kỳ đặc biệt: THƯ PHÁP CHỮ TIỀN ĐẸP

Cùng chiêm ngưỡng bộ mẫu chữ Tài Lộc vô cùng ý nghĩa sau đây.

Tranh nghệ thuật về chữ tài lộcHình ảnh chữ Tài Lộc đẹpTranh đẹp nghệ thuật về chữ Tài LộcHình ảnh tranh Tài Lộc đẹpHình chữ Tài Lộc đẹp ý nghĩaMẫu tranh chữ Tài Lộc nghệ thuậtMẫu chữ Tài Lộc thư pháp sáng tạoKiểu tranh về chữ Tài Lộc ý nghĩa

💟 Cùng khám phá thêm bài viết ý nghĩa: CHỮ ĐỨC THƯ PHÁP

Tổng hợp chữ T nghệ thuật đẹpẢnh chữ T sáng tạo đẹpKiểu chữ T nghệ thuật đẹp nhấtẢnh nghệ thuật chữ T sáng tạoKiểu chữ T đẹp sáng tạoHình ảnh T nghệ thuật sáng tạo

🌿 Đừng bỏ lỡ bài viết cực hấp dẫn: TRANH THƯ PHÁP ĐẸP

SCR.VN chia sẻ thêm cho các bạn những mẫu chữ thư pháp chữ Phúc Lộc Thọ ý nghĩa.

Tranh nghệ thuật 3 chữ Phúc Lộc ThọNhững mẫu chữ Phúc Lộc Thọ nghệ thuật đẹpCác mẫu tranh Phúc Lộc Thọ ý nghĩaKiểu tranh phong thủy Phúc Lộc Thọ đẹpKiểu tranh phong thủy Phúc Lộc Thọ ấn tượngMẫu tranh Phúc Lộc ThọNhững chữ Phúc Lộc Thọ nghệ thuậtMẫu chữ nghệ thuật Phúc Lộc Thọ đẹp độc

💗 CẬP NHẬT NHỮNG THỦ THUẬT MỚI 💗

📌 Cách Hack Follow Instagram 📌

🆔 Chèn Nhạc Vào Tiểu Sử Facebook 🆔

🆘 KHÔI PHỤC TIN NHẮN ZALO 🆘

Hình chữ Tài nghệ thuật nổi bậtHình chữ Tiền đẹp ý nghĩaNhững mẫu con dấu thư pháp nghệ thuậtKiểu con dấu chữ phước nghệ thuật đẹpHình ảnh con dấu nghệ thuật chữ Hận màu đỏ

🎵 Tham Khảo Ngay Bài Viết Ấn Tượng: CHỮ HẬN THƯ PHÁP

😇😇 Ngoài Những Kiểu Chữ Thư Pháp Đẹp Nhất, Tham Khảo Những Thủ Thuật Hot:

👉 Cách Bẻ Khoá Wifi {Thành Công 100% Dùng Wifi Hàng Xóm Miễn Phí Đơn Giản Nhất}

👉 TĂNG VIEW YOUTUBE {Thành công 100%}

👉 Thủ Thuật HACK CAMERA BẰNG ĐIỆN THOẠI

👉 LẤY LẠI NICK FB BỊ HACK Đơn Giản Nhất

👉 KHÔI PHỤC TIN NHẮN ZALO [Mới Nhất]

Thư pháp là một môn nghệ thuật dùng để thể hiện tâm tư tình cảm của con người, chứa đựng giá trị truyền thống dân tộc mang tính chất giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống.

Thư pháp là cách biểu lộ tâm ý của người viết thông qua ngôn ngữ viết, chữ viết được viết bằng cọ viết với các đường nét bay bổng sáng tạo đẹp mang đậm chất nghệ thuật. Đây là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.

Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke…Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.

Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt… Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.

Ở Việt Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Chữ Lộc? Cách Treo, Top Mẫu Tranh Chữ Lộc Cực Đẹp trên website Bgxq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!